Tim hieu ngon ngu blog

Chuyên mục này dành cho những vấn đề có thể cùng lúc liên quan đến trên một hoặc tất cả các nhóm chủ đề khác như: lý luận văn hoá học, văn hoá Việt Nam, văn hoá thế giới, văn hoá học ứng dụng...

Tim hieu ngon ngu blog

Gửi bàigửi bởi Viet Ha » Thứ 5 15/11/07 18:27

Những biến đổi ngôn ngữ
1. Hiện tượng viết tắt
Viết tắt tên riêng, đại từ nhân xưng, tên địa danh. Ví dụ: H (Hương), t (tôi), SG (Sài Gòn), ,….. Tên riêng, đại từ nhân xưng, tên địa danh được viết tắt ít khi không được viết hoa.
Viết tắt các từ ghép. Ví dụ: cv (công việc), hđ (hoạt động) ,…..
Từ ghép được viết tắt chữ đầu tiên và ghép liền với yếu tố còn lại. Ví dụ: hnay (hôm nay), bthường (bình thường) ,…..
Từ được bỏ bớt phần nguyên âm. Ví dụ: sng chơi (sang chơi), đc (được) ,…..
Từ được viết tắt bằng chữ cái đầu. Ví dụ: k (không) (không còn cách viết khác ko) ,….
Viết tắt bằng các vay mượn từ nước ngoài. Ví dụ: h (giờ) ,….
Viết tắt bằng các ký hiệu: & (và), >< (mâu thuẫn), # (khác),….
2. Hiện tượng vay mượn các từ nước ngoài
Các từ được vay mượn phổ biến và chủ yếu nhất vẫn là tiếng Anh, ngôn ngữ chung của cả thế giới ấy đang ngày càng có sức lan tỏa rộng lớn khi hàng loạt những phương tiện truyền thông sử sụng Anh ngữ.
Sử dụng nguyên dạng các từ tiếng Anh. Ví dụ: ok, bye, reply, party, entry,….
Sử dụng các từ tiếng Anh theo lối phiên chuyển (phiên âm ra tiếng Việt). Ví dụ: xì tin – xì tai (style), xì - tret (stress) ,….
Sử sụng tiếng anh theo dạng viết tắt: ví dụ: bro (brother), sis (sister) ,….
Sử dụng tiếng Anh vừa phiên chuyển, vừa tạo sự biến dạng kết hợp với viết tắt. Ví dụ: bdaii (birthday), 4ever (for ever) ,…..
Các từ tiếng Anh này được chêm vào khi người viết tạo lập một ngữ lưu bằng tiếng Việt. Ví dụ: Thanks pà kon đã comment cho ai đó…, happy bdaii to bro Chae iu wy' cua T.
3. Hiện tượng sử dụng các biểu tượng và các từ tượng thanh
a. Vì là phương tiện giao tiếp gián tiếp, thiếu đi những yếu tố kèm lời và những yếu tố phi ngôn ngữ nên việc sử dụng các biểu tượng và các từ tượng thanh biểu thị thái độ của người giao tiếp là cần thiết.
Các biểu tượng đơn giản dễ dàng tạo lập, biểu hiện được thái độ buồn vui của con người như: :-), :-( . Ngoài ra trên mạng internet, các biểu tượng ấy còn được mặc định sẵn, với mọi trạng thái: vui, buồn, giận, chờ, biểu thị sự yêu thương, khóc, nháy mắt, chào tạm biệt: , , , , ,….
b. Các từ tượng thanh chỉ hai trạng thái: vui và buồn được tạo ra nhằm thể hiện cho người cùng nói chuyện biết một phần tâm trạng của mình. Thể hiện tâm trạng vui có các từ: hahaha, hihihi, kakaka, khàkhàkhà, hohoho (hoohhoho), hehehe. Thể hiện tâm trạng buồn có từ: huhuhu. Dễ nhận thấy rằng các từ này được viết liền với nhau, tối thiểu là có hai âm tiết ghép lại.
4. Hiện tượng biến đổi ngữ âm
Đây là phần biến đổi mạnh mẽ nhất, tạo nhiều biến dạng ngôn ngữ nhất.

a. Hiện tượng biến đổi phụ âm đầu
Một số phụ âm đầu biến thể theo phương ngữ Nam bộ như v thành z, d; qu thành w, hoặc biến thể theo một số vùng ở Bắc bộ như l thành n; và n thành l.
Một số phụ âm đầu sử dụng những phụ âm tương ứng với nó về vị trí cấu âm, nên khi biến đổi về mặt chữ viết thì vẫn giữ nét tương đồng về mặt âm thanh như: b thành p (cùng là âm môi), c thành k (biến thể của âm bị k - là một âm gốc lưỡi). Hoặc dựa trên sự giống nhau về mặt âm thanh của những chữ cái vay mượn của tiếng Anh như giữa gi (tiếng Việt) với j (tiếng Anh), giữa ph (tiếng Việt) và f tiếng Anh) để tạo nên những biến thể.
Một số biến dạng khác: bỏ bớt một yếu tố như ngh thành ng, gh thành g, nh thành n; biến chữ đ thành chữ d.
b. Hiện tượng biến đổi nguyên âm
Một số nguyên âm biến đổi theo phương ngữ Nam bộ như: iê thành i, uô thành u.
Nguyên âm i có xu hướng biến đổi thành j; từ đây một số nguyên âm có xu hướng biến đổi thành nguyên âm dòng trước i cũng biến đổi thành j như ê, iê.
Một số âm tiết theo thói quen chữ viết dùng i nhưng lại bị biến đổi thành y như minh thành mynh.
Các nguyên âm khác biến đổi không theo một quy tắc nào, các blogger tạo lập dựa trên sự tương đồng một phần nào giữa nguyên dạng và biến thể, như nguyên âm ă thì được viết thành a(, các dấu * được tạo lập trên máy vi tính bằng cách bấm tổ hợp phím shift và phím số 8; chữ o được thay thế bởi số 0; ô, ơ, o thành u.

c. Hiện tượng biến đổi phụ âm cuối
Bán nguyên âm i có hai cách thể hiện trên chữ viết là y, và i; khi kết hợp với nguyên âm ngắn thì i sẽ được viết là y, và khi kết hợp với nguyên âm dài thì sẽ được viết là i nhưng ngôn ngữ trong phương tiện truyền thông lại tạo nên những biến thể bằng cách làm ngược lại.
Một số phụ âm cuối được biến đổi theo phương ngữ Nam bộ như t thành c, phụ âm cuối ch được biến đổi theo phương ngữ của trung bộ thành k.
Một số biến đổi không theo quy tắc như t thành k, ch thành x; i có xu hướng biến đổi thành j.
d. Hiện tượng biến đổi thanh điệu
STT Thanh điệu Biến thể Ví dụ
1. Dấu hỏi ? cản - ka?n, kan?
2. Dấu huyền <, ` mà – ma`, ma<
3. Dấu nặng . gặm – ga*m., ga(m.
4. dấu ngã ~ đã – da~
5. Dấu sắc >, ' nó – no>, no'
Nhận xét về sự biến đổi phụ âm:
Đặc trưng cách ghi thanh điệu: Ghi thanh điệu ngay sau nguyên âm hoặc ở cuối âm tiết, không ghi trên nguyên âm như trong ngôn ngữ chuẩn.
Các thanh điệu biến dạng được sử dụng dựa trên sự tương đồng với các thanh điệu chuẩn.
Thực ra các thanh điệu biến dạng như trên được sử dụng chủ yếu trong ngôn ngữ blog. Khi đó bàn phím máy vi tính cho phép tạo lập các biến thể như vậy. Chẳng hạn khi đánh dấu hỏi thì bấm shift với phím có ghi hình dấu ?,…
e. Một số biến đổi khác
Ngoài những biến đổi trên đây còn có một vài biến đổi khác như: biến đổi toàn bộ phần vần như ây, ay thành i (hoặc j). Ví dụ: vậy – zậy – zị, này – nj`, bây – bi –bj, thêm nguyên âm như: trai – troai, con – koan. Một từ được viết khá đặc biệt và cũng khá phổ biến là từ không được viết thành hok.
Một từ trong câu có thể được viết hoa chữ cái đầu hoặc phần vần. Ví dụ: nhAm' mAt' lAj. dE^? wE^n dj tA^t' cA? wA' khU+' bu0^n` cU+' hjE^n? hjE^n. h0k fAj ngAy` mAj kjA gA(p. nhAu trE^n l0^j' cU~ lA(ng? lAng. cu0+j` nu0^t' nC' mA(t' va0` tjM".
Xuất hiện một số hiện tượng thêm chữ h vào sau một âm tiết của từ biểu thị cảm thán. Theo tác giả Ngô Phi Hùng – Đại học Vinh- Đây có thể là do ảnh hưởng của tiếng Anh, vì trong tiếng Anh có các từ “oh, ah…” là những từ biểu thị cảm xúc. Ví dụ: ừ thành ừh, à thành ồh. Việc lý giải trên đây không phải là không đúng nhưng có những người không biết tiếng Anh vẫn sử dụng một cách nhuần nhuyễn như là sự bắt chước lẫn nhau để khỏa lấp đi việc sử dụng tiếng Việt mà không có thanh điệu và dấu.
Một số biến đổi phụ âm đầu, phụ âm cuối, và nguyên âm theo khuynh hướng sao cho giống với phương ngữ ở các vùng Nam bộ, Trung bộ, hay Bắc bộ chỉ là sự bắt chước không có ý thức, mục đích và chủ ý. Qua tiếp xúc với phim ảnh, báo chí, truyền hình người ta học cách nói ấy để làm phong phú thêm khả năng sử dụng ngôn ngữ và thể hiện phong cách của mỗi cá nhân.
Trong phóng sự “Ngôn ngữ và tình yêu” tác giả Phương Linh đăng trên tạp chí An Ninh thế giới ngày 26-5-2007 đã đề cập đến ngôn ngữ blog của riêng thế hệ 9x với một nhận định Ngôn ngữ blog: khó hiểu và lủng củng. Tất cả những hiện tượng ngôn ngữ đã phân tích ở trên từ hiện tượng viết tắt, hiện tượng vay mượn từ nước ngoài, hiện tượng biến đổi về mặt ngữ âm, hiện tượng sử dụng các biểu tượng ngôn ngữ blog không thiếu một cái nào. Chúng tạo ra một thứ ngôn ngữ hỗn độn, vô bổ và làm chệch hướng tiếng Việt.
Ngôn ngữ blog là ngôn ngữ biến dạng, được thay đổi từng chi tiết của chữ cái tiếng Việt, ví dụ như: chu> d4~ x3m bl0g cu4 nh0? N4`i chu4, e0` p3> n4y` hoj* bj d4ng> y3u. (chú đã xem blog của nhỏ này chưa, èo bé này hơi bị đáng yêu).
Hay các ví dụ khác:
4nh o? da^y giu*a~ d0<ng –do*j< la.c l0ng~…ng0n>g ch0*< aj –da~ ba0 la^n< fu. ba.c…Ha^n ngu*o*i< Kja Nhu*ng Sa0 L0n<g H0k the^?... A^n Tjn<h Naj< Th0^y Hen. Nhau Kiep> Kha>c…M0^ng Hem Tha<nh th0^y –Danh< Que^n –Dj (Anh ở đây giữa dòng đời lạc lõng, ngóng chờ ai đã bao lần phụ bạc, hận người kia nhưng sao lòng không thể, ân tình này thôi hẹn nhau kiếp khác, mộng không thành thôi đành quên đi).
Boy moj' thj xong...........oaj? ghe^..............av la` mo^n te^. nhut'...........hox. hanh` ma` kju? do'.............co' nc' ra bo*`.............
.........te^. haj. ghe^..............ta^k ka? moj. thu' trong ngay` nay dju` te^. haj. he^k ah'..............(hey da hey da hey) da~ quye^t' djnh. mo? long` mjnh` truoc' oy`..........ma` sao hok chju. hju?...............t/c cung~ ca^n` su. co^ng = ma`........
.......cam? jac' ban? tha^n mjn`h hok dc tjn tuong?..............mjnh` cha? lam` dc j cho ng` #........... zj. ma` kon` doj` hoj? o? ng` #.........faj? cha(ng chjnh' boy moj' la` ng` k co^ng =......... (Boy mới thi xong, oải ghe và là môn tệ nhất. Học hành mà kêu đó có nước ra bờ. Tệ hại ghê, tất cả mọi thứ trong ngày nay đều tệ hại hết á – hey da hey da hey – đã quyết định mở lòng mình trước rồi mà sao không chịu hiểu. Tình cảm cũng cần có sự công bằng mà. Cảm giác bản thân mình không được tin tưởng, mình chẳng làm gì cho người khác vậy mà còn đòi hỏi ở người khác, phải chăng chính boy mới là người không công bằng?).
Ngoài ra, câu, hành văn, ý tứ mà các blogger thể hiện khá lủng củng, vụng về và tối nghĩa, diễn đạt ý không trọn. Ví dụ: Ai đó chính la` ai đó nhưg ko phải la` ai đó mà chính lại là ai đó mà ai cũng bit đó là ai......... hay ......định bụng vol.1 chỉ gồm 15 bài thôi......nhưng mà chợt nhớ ra là.....16t thì fải có 16 bài mới trọn bộ chứ hì........khà khà. Các blogger biến ngôn ngữ viết thành ngôn ngữ nói.

Như vậy, những biến đổi về mặt ngữ âm của blog khá phong phú, một số hiện tượng dựa trên sự tương đồng về vị trí cấu âm hay về mặt âm thanh, và đặc biệt cách viết j thay i, w thanh qu, k thay không là khá phổ biến; một số bắt chước phương ngữ. Hiện tượng viết tắt sử dụng nhiều ở tin nhắn qua điện thoại di động nhằm tiết kiệm ký tự; còn ở blog, chat, email việc viết tắt là trào lưu, thể hiện phong cách blog của một bộ phận lứa tuổi thế hệ 8x, 9x. Việc sử dụng phổ biến các từ tiếng Anh ngày càng nhiều và phức tạp hơn.
Bạn có viết blog?
Khi viết blog, bạn có tạo ra những biến đổi ngôn ngữ như trên?
Và theo bạn lý do của việc biến đổi ngôn ngữ đó là gì?
RANDOM_AVATAR
Viet Ha
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 4 24/10/07 17:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tim hieu ngon ngu blog

Gửi bàigửi bởi binhan » Thứ 5 15/11/07 20:23

Bạn Viet Ha đang nghiên cứu về văn hoá blog phải không? Cám ơn vì bạn đã có những nhận xét xác đáng về biến đổi hình thức tiếng Việt trên internet nói chung và trong blog nói riêng.

Viet Ha đã viết:Viết tắt tên riêng, đại từ nhân xưng, tên địa danh. Ví dụ: H (Hương), t (tôi), SG (Sài Gòn),
Đây là cách viết tắt để tiết kiệm thời gian, dung lượng.

Viet Ha đã viết:Hiện tượng vay mượn các từ nước ngoài
Thể hiện một chút, thời đại toàn cầu hoá mà.

Viet Ha đã viết:Vì là phương tiện giao tiếp gián tiếp, thiếu đi những yếu tố kèm lời và những yếu tố phi ngôn ngữ nên việc sử dụng các biểu tượng và các từ tượng thanh biểu thị thái độ của người giao tiếp là cần thiết.
Lợi thế của thời @

Viet Ha đã viết:Các từ tượng thanh chỉ hai trạng thái
Làm rõ hơn ý tác giả khi ngôn ngữ hạn chế không chuyển tải hết được. Tránh hiểu lầm.

Viet Ha đã viết:d. Hiện tượng biến đổi thanh điệu
STT Thanh điệu Biến thể Ví dụ
1. Dấu hỏi ? cản - ka?n, kan?
2. Dấu huyền <, ` mà – ma`, ma<
3. Dấu nặng . gặm – ga*m., ga(m.
4. dấu ngã ~ đã – da~
5. Dấu sắc >, ' nó – no>, no'
Đây là cách nhại lại thời chưa có font chữ tiếng Việt trên máy tính. Thời đó để tránh hiểu lầm, người ta sáng tác ra các kiểu đánh dấu khác nhau.

Viet Ha đã viết:Hiện tượng biến đổi ngữ âm
Hầu hết các trường hợp liệt kê đều là nhái theo các ngôn ngữ địa phương không chuẩn. Trường hợp này thực sự làm hỏng tiếng Việt.

Những kiểu viết đó đang ảnh hưởng rất lớn tới các em học sinh. Một số em thậm chí còn không viết bình thường được. Tôi cho cách viết trên blog (và các diễn đàn) làm sai lệch tiếng Việt là không tốt, không nên tập làm theo. Chúng ta là những người yêu thích văn hoá, học văn hoá, hãy ứng xử một cách có văn hoá với tiếng Việt của chúng ta.

Còn về nội dung? Các bạn thấy có nhiều thay đổi không? Tại sao?
RANDOM_AVATAR
binhan
 
Bài viết: 45
Ngày tham gia: Thứ 7 26/05/07 19:58
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tim hieu ngon ngu blog

Gửi bàigửi bởi nguyentuyethanh » Thứ 6 16/11/07 13:02

Có thể nói ngày nay , ngôn ngữ của tuổi teen thật khó để hiểu nếu như chúng ta không thường xuyên cập nhât. Bạn có thể thấy điều này trên một số trang blog của các em hay những tờ báo dành cho tuổi teen như Hoa Học Trò, Mực Tím, VTM... Sự hình thành loại ngôn ngữ này trước hết là do nhu cầu muốn truyền đạt thông tin một cách ngắn gọn, thứ hai nữa là ở độ tuổi các em luôn muốn tạo ra một sự khác thường về ngôn ngữ (hay nói cách khác là do bản chất của độ tuổi này là thích tìm tòi, sáng tạo cái mới).
Trước thực trạng này thì có nhiều người cảm thấy rất là khó chịu nhất là các bậc phụ huynh vì không hiểu các em viết gì và lo sợ cho vốn tiếng Việt của các em sẽ bị mai một bởi ngôn từ trên mạng mà các em thường xuyên tiếp xúc.
Thỉnh thoảng tôi cũng nhận được những tin nhắn được viết theo kiểu ngôn ngữ trên mạng này thì tôi thấy rằng nó cũng hay đấy chứ, nhưng tôi luôn nhớ rằng chỉ dùng thứ ngôn ngữ này một cách có giới hạn thôi không thể tuỳ tiện được cụ thể là cho những ai có thể hiểu được loại ngôn ngữ này (dĩ nhiên là người đó vẫn thường xuyên gởi cho tôi những tin nhắn kiểu này) và tuyệt nhiên tôi không dùng nó đối với người lớn tuổi hay trong những thông tin quan trọng.
Hình đại diện của thành viên
nguyentuyethanh
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 10/10/07 22:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tim hieu ngon ngu blog

Gửi bàigửi bởi Vuongthidao » Thứ 7 17/11/07 19:45

Bạn nguyentuyethanh nói rất đúng: ngôn ngữ của tuổi teen không ngừng biến đổi nếu không cập nhật sẽ không hiểu họ dùng từ ấy có nghĩa là gì. Cũng đúng thôi vì ngôn ngữ luôn thay đổi , sẽ có những từ ngữ mới ra đời. Và đến một lúc nào đó từ được sử dụng thường xuyên và phổ biến sẽ được cập nhật trong từ điển. Tuy nhiên , mình cũng đồng ý với ý kiến của binhan Tiếng việt mình có dấu hẳn hoi, có âm nào ra âm nấy đã rõ ràng như thế , mình e rằng nếu bạn cứ sử dụng từ ngữ trên blog như thế thì lâu ngày liệu bạn có thành một thói quen rồi tiếng Việt của bạn có bị hỏng không. Các ví dụ của bạn VietHa nếu không có lời giải thích ở trong ngoặc thì thú thật mình chẳng hiểu gì cả. Mình nhớ có một lần anh bạn mình đưa cho mình xem một tin nhắn của cô người yêu" em o truong.Anh vao em cho". Thật ra thì anh bạn của mình hiểu cô người yêu muốn nói gì nhưng theo bạn thì cô ấy nói gì vậy? Đó là mới bỏ dấu đi thôi. Còn ngôn ngữ như bạn VietHa đề cập thì lại còn mất cả âm nữa.Liệu có ổn không các bạn?
RANDOM_AVATAR
Vuongthidao
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 07/11/07 20:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tim hieu ngon ngu blog

Gửi bàigửi bởi clover » Thứ 3 27/11/07 0:43

Theo mình nghĩ thì không ổn rồi. Một cái gì đó mà lặp đi lặp nhiều lần thì sẽ trở thành thói quen và nó có thể đi vào tiềm thức của chúng ta. Bản thân mình cũng cảm thấy khó chịu khi phải đọc những chữ viết theo kiểu biến thanh điệu, biến ngữ âm....Dường như nó làm mất đi cảm xúc của người đọc.
Có lần mình ghé vào một quán làm móc khoá bằng gỗ ở Tiền Giang. Sau một hồi chọn lựa, mình tìm được một cái rất dễ thương và có ý định mua về tặng cho cậu bạn chung lớp. Mình đã kêu chú bán hàng khắc tên thường gọi của cậu bạn ấy là "Bé Bự". Nhưng chú lại khắc thành "Pé Pự", làm mình thấy hơi khó chiu. Khi được hỏi thì chú bảo" khắc như vậy cho nó lạ, bây giờ tụi trẻ thích viết sai như thế...".
Nhưng có ai nghĩ rằng nếu ai cũng thích viết sai như thế thì tiếng Việt của chúng ta sẽ như thế nào. Rồi những thế hệ tiếp theo có thể sẽ không biết đâu là tiếng Việt đúng, đâu là tiếng Việt đã bị biến đổi. Khi đó thì còn đâu là "sự trong sáng của tiếng Việt" nữa phải không các bạn?
Hình đại diện của thành viên
clover
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 5 08/11/07 21:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tim hieu ngon ngu blog

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 3 27/11/07 23:51

Tôi có đọc một số trang blog và thấy nhiều bạn trẻ lại thích viết sai lạc với tiếng Việt như vậy. Không biết họ nghĩ gì khi làm điều đó. Riêng tôi, với cảm nghĩ của một người Việt Nam, tôi nghĩ rằng những bạn trẻ thích những chuyện là lạ như vậy là không có lòng tự trọng dân tộc. Tại sao mình lại góp phần tạo ra những cái sai một cách có chủ định như vậy chứ? Dù lập luận rằng tiếng Việt cũng là một sinh ngữ, nó đang phát triển, nhưng nó không thể được phát triển một cách bừa bãi, không có định hướng như vậy được. Mong rằng các bạn trẻ chúng ta có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt mến yêu.
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tim hieu ngon ngu blog

Gửi bàigửi bởi kduy000 » Thứ 4 27/02/08 13:26

nếu chúng ta đang thật sự lo ngại với vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt, giữ gìn những gì là tinh túy của tiếng việt thì việc xuất hiện của ngôn ngữ mạng đang là một vấn đề lớn. tuy nó chưa ảnh hưởng cách sâu sắc đến hệ thống chữ viết và hầu như nó chưa làm xáo trộn nhiều trong ngôn ngữ nhưng đó cũng là điều đáng báo động. Tuy nhiên nếu sự xuất hiện của cái mới dần thay đổi cái cũ thì liệu tiếng việt có bị thay đổi trong tương lai không xa không? đó là vấn đề chúng ta cần quan tâm nhiều đến.
những ảnh hưởng và tác động này đang hình thành và phát triển nhiều trên các phương tiện thông tin, mà phương tiện này thì sức ảnh hưởng lại rất lớn. Liệu rằng các thế hệ con cháu sẽ sử dụng hệ thống chữ viết mới chăng?
RANDOM_AVATAR
kduy000
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 4 10/10/07 17:35
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tim hieu ngon ngu blog

Gửi bàigửi bởi THANHTAM » Thứ 3 04/03/08 17:30

Bạn tôi là một cô giáo dạy văn. Mới đây thôi, bạn đưa tôi xem một tập bài kiểm tra tập làm văn của học sinh lớp 7. Tôi đọc và cảm thấy lo ngại vô cùng. Các em học sinh đưa ngôn ngữ blog vào bài làm hết sức "tự nhiên". Và dường như, điều này đã trở thành thói quen, các em hầu như không ý thức được như thế là lỗi sai. Trong bài viết các em dày đặc những lỗi như thế này: "muốn" viết thành "mún"; "buồn" - bùn; "rồi" - "rùi"; "chuyện"-"chiện"; "biết" - "bít";"lắm" - "lém"... Rất nhiều và rất nhiều.
Săp tới, lại có thêm nhiều "bài văn bất hủ"...
Làm sao bây giờ nhỉ?
RANDOM_AVATAR
THANHTAM
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 3 24/04/07 14:04
Đến từ: Tp.HCM- Viet Nam
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tim hieu ngon ngu blog

Gửi bàigửi bởi Le Phuong Thao » Thứ 4 05/03/08 9:22

Nhìn hiện tượng biến đổi ngôn ngữ như thế này bỗng nhiên lại nhớ đến hồi đọc cuốn "Cành vàng" của J. G Frazer và "Địa đàng ở phương Đông" của S. Oppenheimer - việc ngôn ngữ thay đổi theo môi trường, hoàn cảnh, thời gian không phải là mới, thậm chí nếu k muốn nói là rất cũ rồi - Chẳng hạn như người nguyên thuỷ do có tục kiêng gọi tên người chết nên khi một người chết đi thì cái tên người đó sẽ k bao giờ được nhắc lại nữa, những người sống có cùng tên cũng phải đổi, những vật nào có trùng âm thì sẽ được đặt tên mới 8O --> dẫn đến việc mất hẳn một lượng lớn từ dùng cũ và các lớp từ mới ra đời...
Việc các bạn teen bây giờ quen thuộc với ngôn ngữ blog hơn ngôn ngữ bình thường có thể do họ là những người còn trẻ, muốn khẳng định và thể hiện sự sáng tạo của mình (mặc dù nó hơi bị biến dạng kỳ cục). Tuy nhiên cũng k thể trách họ hoàn toàn được, bởi những người lớn (trong đó có mình nè 8) --> nói người ta hổng bằng nói mình trước :mrgreen: rồi các thần tượng, thậm chí cả các thầy cô dạy đại học nhé) đôi khi cũng dùng loại ngôn ngữ này khi viết blog ... thế thì muốn thay đổi điều này cũng khó lắm đây!!!
Mèo Ú
Hình đại diện của thành viên
Le Phuong Thao
 
Bài viết: 150
Ngày tham gia: Thứ 7 17/11/07 23:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tim hieu ngon ngu blog

Gửi bàigửi bởi trucphuong » Thứ 5 06/03/08 13:30

Tôi cũng rất bức xúc về vấn đề ngôn ngữ blog này. Nhân đây cũng xin góp một câu chuyện. Chỉ là một câu chuyện nhỏ thôi nhưng nó làm tôi suy nghĩ nhiều.
Chuyện là một chị đồng nghiệp cũ của tôi kể rằng con gái chị bảo chị là đồ nhà quê. Và chị kể lúc chị đang ngồi trước máy vi tính "chát" với bạn thì đứa con gái của chị đi ngang nhìn thấy và nói: "Mẹ nhà quê quá!". Chị đồng nghiệp của tôi giật mình hỏi: "Sao con nói mẹ như thế?" "Vì mẹ cứ viết rõ từng chữ ra. Bạn bè con không đứa nào viết như thế cả, chúng nó bảo thế là nhà quê, là "lúa"".
Sau lần đó, lúc "chát" với chị, tôi để ý thấy chị cũng bắt đầu viết những dòng chữ mà có lẽ theo con gái chị là không phải nhà quê: "Thui, trưa mai c e mình đi ăn kum văn fòng đi. Lâu roài ko gặp. E bít wán Ngon trên đg NKKN ko?..."
Tôi giật mình hỏi: "Sao hôm nay chị viết gì kì vậy, sai chính tả tùm lum kìa!". Chị "chát" sang: "Haha, fong kách xì - tin đó kưn. C bắt chc đứa kon gái tuổi teen of c đấy".
Lúc này, chị cười, còn tôi, giật mình, ngỡ ngàng.
Tôi giật mình một phần vì câu nói của đứa con gái đang ở lứa tuổi teen của chị bạn tôi. Tuy nhiên, tôi không cho rằng đứa bé không lễ phép với mẹ mà vì suy nghĩ của nó còn ngây thơ, trong sáng quá. Con bé chỉ biết khoe với mẹ những điều nó học được từ bạn bè mà nó cho là hay và mới mẻ, và muốn giúp mẹ bớt "nhà quê".
Điều khiến tôi giật mình nhất là chị bạn tôi đã "tiếp thu" nhận định của cô con gái và bắt đầu thay đổi để không phải mang tiếng "nhà quê". (Xin lưu ý, chị bạn tôi là người gốc Sài Gòn chính hiệu, và là một người sành điệu nữa!).
Lúc đó, tôi đã trả lời chị: "Trời đất, chị bao nhiêu tuổi rồi mà còn muốn bắt chước con gái tuổi teen? Điều đó không hợp với chị đâu!" Chị cười: "Cho vui ấy mà".
Thử hỏi, nếu bậc phụ huynh nào cũng "dễ dãi" với con cái như vậy, thì tiếng Việt của chúng ta có còn được trong sáng không? Hay sẽ là một thứ tiếng Việt không ra Việt, Anh không ra Anh?
Một câu chuyện nhỏ góp vào một vấn đề lớn!
RANDOM_AVATAR
trucphuong
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 2 29/10/07 14:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến7 khách

cron