Một số vấn đề về tiêu đề ca khúc nhạc trẻ Việt Nam hiện nay

Chuyên mục này dành cho những vấn đề có thể cùng lúc liên quan đến trên một hoặc tất cả các nhóm chủ đề khác như: lý luận văn hoá học, văn hoá Việt Nam, văn hoá thế giới, văn hoá học ứng dụng...

Một số vấn đề về tiêu đề ca khúc nhạc trẻ Việt Nam hiện nay

Gửi bàigửi bởi Viet Ha » Thứ 4 28/11/07 21:04

"Bài viết này tôi viết cách đây hai năm. Một năm sau đó tôi gởi cho báo Tuổi Trẻ với tên Lê Thị Thu Trang để tham gia diễn đàn Ca khúc gây sốc. Báo Tuổi Trẻ đã được biên tập lại theo hướng đặt tiêu đề và đặt đề mục cho từng nội dung của bài. Hiện tại, vấn đề ca từ của một số ca khúc nhạc trẻ hiện nay không còn là vấn đề "hot" và nó có phần bị bão hoà nhưng tôi xin phép được trích nguyên văn bài viết đã đăng trên báo để các bạn cùng đọc và cho ý kiến"

Dài dòng

Kết cấu của một tiêu đề bài hát thường dài dòng như Em không buồn nhưng em sẽ khóc vì anh, Anh tin mình đã trao nhau một kỷ niệm, Anh không lo được gì cho em, Sao em ép anh phải yêu em, Bên nhau dù không còn cảm giác...

Phần lớn các tiêu đề ca khúc mang tính bình dân, đời thường, nó giống lời đối thoại hơn là tồn tại với tư cách tiêu đề của một ca khúc: Tại em mà tôi như thế, Chừng nào em về, Anh phải làm sao, Đừng để người ta buồn, Mặc kệ người ta nói...

Vay mượn

Tựa đề bài hát xuất hiện một số từ vay mượn như sorry trong Sorry anh yêu em hay Anh sorry, Katty trong Katty katty, OK trong OK em về đi. Việc một số từ nước ngoài ngày càng được sử dụng rộng rãi và tồn tại song song cùng với tiếng Việt đã làm cho bức tranh ngôn ngữ ngày càng trở nên sinh động. Thế nhưng có những trường hợp buộc phải dùng vì không có từ tương ứng hay tính tiện dụng của nó, còn với trường hợp tiêu đề bài hát, chúng ta có nhất thiết phải làm vậy?

Không rõ nghĩa

Một tiêu đề khác của một ca khúc cũng đáng quan tâm: Dằm trong tim. Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, dằm là danh từ, là mảnh rất nhỏ và nhọn, tách từ gỗ, tre, nứa đâm vào da thịt hoặc chỗ, bề mặt để ngồi, nằm hay đặt vật gì. Dằm không có từ loại là động từ. Chỉ trong cách nói hằng ngày của người Việt người ta vẫn dùng nó với tư cách là một động từ, có nghĩa làm cho vật gì nát ra như dằm bơ...

Vậy nếu dằm trong tiêu đề bài hát sử dụng với tư cách là danh từ thì ý chỉ vết dăm nhỏ ở trong tim? Hình ảnh ẩn dụ nhằm làm nổi bật lên nỗi đau của một người như bị vết dằm đâm xé? Hay với tư cách động từ được sử dụng trong lối nói bình dân? Và chệch đi một chút về ý nghĩa là đè nén nỗi niềm xuống, cố gắng xua tan nó đi. Thế có phải ý của tác giả là dằn; dằn chứ không phải dằm? Cũng theo từ điển Hoàng Phê, dằn là động từ với nghĩa nén tình cảm, cảm xúc xuống và giữ không để cho bộc lộ ra; ví dụ: dằn lòng không nói gì.

Tính bạo lực

Dùng các động từ mạnh: ép, xé tan, tưởng, mặc kệ, về đi, cố quên... mang tính bạo lực và tồn tại thái độ tức giận. Gian dối, dại khờ hướng con người tới lối nghĩ cạn, tiêu cực, thể hiện một đời sống tinh thần không lành mạnh, lý trí không tỉnh táo; những từ cạm bẫy, tham lam cũng mang nặng tính chất chật vật, bon chen của cuộc sống, cái nhỏ nhoi và những cái xấu của cuộc đời.

Chính ngôn từ được sử dụng như vậy đã làm cho mảng tiêu cực của cuộc sống có đất để sống, nhưng tai hại hơn đất mà nó ký sinh là môi trường âm nhạc. Vô hình trung điều đó đã gieo vào lòng người nhiều bi quan, trăn trở, hoài nghi; mặc kệ toát lên vẻ bất cần, cố quên toát lên vẻ ủy mị.

Mâu thuẫn

Nghĩa trong một số tựa đề bài hát có kết cấu là câu rất mâu thuẫn, như Em không buồn nhưng em sẽ khóc vì anh. Mâu thuẫn thể hiện ở chỗ không buồn nhưng sẽ khóc, vậy đó là nước mắt cá sấu? Không buồn thì làm sao có thể khóc? Hay việc khóc là do con người hoàn toàn có thể điều khiển theo ý muốn? Buồn và khóc là hai yếu tố tách biệt, không liên hệ đến nhau? Vậy hóa ra tình cảm của con người là do con người muốn thế nào sẽ có hình thù thế ấy chứ không phải xuất phát từ trái tim?

Hay một tiêu đề khác như: Không đau vì quá đau, không có một ý nghĩa nào trọn vẹn được nêu ra ở đây cả. Đau đến mức hết cảm giác?

Không tình yêu đẹp

Nhiều câu tỏ ra hồ nghi chính bản thân như Phải chăng tôi đã yêu hai người. Chỉ cần nói đến việc yêu hai người là đã gây nhiều phản cảm. Một tình yêu không chung thủy, một tình yêu thực dụng, không trong sáng, dễ thương vốn có?

Một số tiêu đề lại mang vẻ ủy mị như Cớ sao người hỡi, hỡi mang tính kêu than một cách thảm thiết. Rồi tình ra đi người chẳng muốn - chủ thể không làm chủ được tình hình, hoàn cảnh, sự chia ly, sự mất mát là hiển nhiên dù chủ thể không muốn. Người nghe nhận thấy sự mất mát nhưng lại không gợi chút xót xa, cay đắng. Tại em mà tôi như thế, dù thế nào đi nữa chỉ có thể là tựa đề bài hát cho những ca từ ủy mị, chán nản.

Sự đổ thừa lẫn nhau, sự phụ thuộc, không làm chủ được bản thân là điều thường thấy trong các tựa đề bài hát. Các tiêu đề ca khúc còn na ná nhau về nghĩa, chỉ loay hoay với đề tài tình yêu với đủ sắc thái: thương, hờn, giận, yêu đơn phương, yêu nhiều, yêu trong đau khổ, tình yêu không còn, sự chia ly, sự mất mát, sự hoài nghi, sự lo lắng, sự trách móc. Hầu như không có tiêu đề bài hát nào nói đến một tình yêu đẹp, một tình yêu mang màu sắc chung thủy, hạnh phúc...

Âm nhạc là gì khi không hướng con người đến cái đẹp và những điều tinh túy của cuộc sống. Tiêu đề bài hát chưa phải là cái có những nốt nhạc trầm bổng làm thăng hoa, nhưng đó là bộ mặt của một ca khúc, ít hay nhiều nó cũng phản ánh khiếu thẩm mỹ, tinh thần sáng tác của nhạc sĩ và mang lại cho người nghe xúc cảm lẫn yêu thương hay quí mến.

Tiếc thay một số tiêu đề bài hát nhạc trẻ quá thực dụng, bình dân và một số còn gây sốc. Việc định hướng ngôn ngữ cho việc sáng tác âm nhạc vì thế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
RANDOM_AVATAR
Viet Ha
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 4 24/10/07 17:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Một số vấn đề về tiêu đề ca khúc nhạc trẻ Việt Nam hiện nay

Gửi bàigửi bởi clover » Thứ 5 29/11/07 17:18

Quả thật, ngày nay vấn đề tiêu đề và ca từ của các ca khúc nhạc trẻ rất được quan tâm. Dường như tính thẫm mỹ của nó đã giảm đi rất nhiều.Nhiều ca khúc với những tiêu đề và ca từ gây sốc cho người nghe. Mình thì không biết thế nào là âm nhạc thực sự, nhưng với tư cách là người nghe, mình cũng cảm thấy khó chịu và ngượng ngùng khi phải nghe những ca từ quá thực dụng, bình dân như thế.
Hình đại diện của thành viên
clover
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 5 08/11/07 21:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Một số vấn đề về tiêu đề ca khúc nhạc trẻ Việt Nam hiện nay

Gửi bàigửi bởi thu ha » Thứ 7 08/03/08 15:54

Không chỉ riêng bạn, riêng tôi mà rất nhiều người khác đều lắc đầu ngán ngẩm về tựa các bài hát nhạc trẻ ngày nay. Nhưng tại sao giới trẻ lại thích nghe? Mấy đứa em tôi bảo: "Nhiều bài cũng kỳ kỳ, nhưng nội dung đâu đến nỗi. Như bài "Dằm trong tim" ấy, lời cũng dễ thường mà". Nghĩ lại, đôi khi chúng ta không thích, nhưng thỉnh thoảng trong các buổi đi Karaoke với bạn bè, tôi nghĩ không ít lần chúng ta cũng nghêu ngao những bài hát mà chúng ta từng cho là nhảm nhí đó!

Tôi nghĩ rằng: "Có cung thì ắt có cầu". Loại nhạc này chỉ giống như "mì ăn liền" và người ta thưởng thức nó cũng giống như "mì ăn liền", không ai xem nó là đặc sản và nó nhanh chóng bị lãng quên.
RANDOM_AVATAR
thu ha
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 2 29/10/07 10:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Một số vấn đề về tiêu đề ca khúc nhạc trẻ Việt Nam hiện nay

Gửi bàigửi bởi gio » Thứ 3 08/04/08 20:08

đúng là những bài hát này có tiêu đề nghe nhiều khi không biết có phải tên bài hát không nữa.nhièu lời lẽ và ca từ nghe chẳng có chút ý nghĩa gì cả.Nhưng lại vẵn được một bộ phận thích thú va chấp nhận nó.chỉ có một số ít bài là tạm nghe được,còn lại thật là khó nghe.
RANDOM_AVATAR
gio
 
Bài viết: 7
Ngày tham gia: Thứ 3 01/04/08 11:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến8 khách

cron