GIÁO DỤC ĐẠI HỌC-TRÁCH NHIỆM ĐỊNH HÌNH CON NGƯỜI

Chuyên mục này dành cho những vấn đề có thể cùng lúc liên quan đến trên một hoặc tất cả các nhóm chủ đề khác như: lý luận văn hoá học, văn hoá Việt Nam, văn hoá thế giới, văn hoá học ứng dụng...

GIÁO DỤC ĐẠI HỌC-TRÁCH NHIỆM ĐỊNH HÌNH CON NGƯỜI

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 5 29/11/07 0:30

Trách nhiệm định hình con người

Nhưng nỗi lo lắng về giáo dục bậc cao không chỉ có chuyện kinh phí. Vấn đề sâu hơn là sự thiếu hiểu biết và nhất trí về vai trò và chức năng của trường đại học. Trường đại học thực chất phải có trách nhiệm. Giáo dục bậc cao phải suy xét để định nghĩa chúng ta có trách nhiệm về cái gì. Chúng ta được yêu cầu báo cáo tỉ lệ tốt nghiệp, thống kê số sinh viên đầu vào, điểm số của các bài kiểm tra mẫu để đánh giá "giá trị gia tăng" của những năm tháng ngồi ghế giảng đường, chi phí cho các công trình nghiên cứu, số ấn phẩm do các khoa phát hành.
Nhưng những biện pháp đó không thể tự chúng bộc lộ thành quả gì, đừng nói đến việc thể hiện khát vọng của các trường đại học. Đa số những số liệu tính toán này rất cần được biết, và chúng giúp chúng ta thấy những phần cụ thể trong quá trình hoạt động của chúng ta. Nhưng mục đích của chúng ta tham vọng hơn như thế nhiều, tính chịu trách nhiệm của chúng ta vì thế càng khó giải thích hơn.
Cho tôi mạn phép đưa ra một định nghĩa. Bản chất của một trường đại học là trách nhiệm độc nhất vô nhị của nó với quá khứ và tương lai, chứ không chỉ đơn giản với hiện tại. Một trường đại học hoạt động không vì những kết quả của quí sắp tới, cũng không vì việc sinh viên tốt nghiệp sẽ trở thành người nào. Nó hoạt động vì những kiến thức sẽ định hình một đời người, những kiến thức truyền tải di sản của nhiều thiên niên kỷ, những kiến thức quyết định tương lai.
Một trường đại học vừa nhìn về phía trước, vừa nhìn lại quá khứ theo những cách bắt buộc phải mâu thuẫn với mối bận tâm hoặc đòi hỏi nhất thời của công chúng. Trường đại học cam kết với sự vô thời hạn, và những sự đầu tư này sẽ tạo ra mùa gặt mà chúng ta không thể dự đoán và thông thường không thể đo lường được. Trường đại học là kẻ tôi tớ của truyền thống đương đại...
Chúng ta không hài lòng với việc đánh giá những nỗ lực này bằng cách định nghĩa chúng như là phương tiện, là sự hữu ích mang tính đo lường để đáp ứng những nhu cầu cụ thể nhất thời. Thay vào đó, chúng ta theo đuổi những nỗ lực này một phần vì chính những nỗ lực ấy, vì chúng định nghĩa cái gì biến chúng ta thành người trong hàng thế kỷ qua, chứ không phải vì chúng giúp đẩy mạnh tính cạnh tranh toàn cầu của chúng ta.
Nuôi dưỡng tư duy chấp nhận đổi thay
Chúng ta theo đuổi những nỗ lực ấy vì chúng cho chúng ta, với tư cách là những cá nhân và xã hội, một tầm nhìn sâu rộng mà chúng ta không thể tìm thấy trong thì hiện tại. Chúng ta theo đuổi chúng còn vì lẽ đơn giản như chúng ta cần thức ăn và chỗ trú ẩn để tồn tại, cần công việc và giáo dục để cải thiện cuộc sống, từ đó chúng ta có thể tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống. Chúng ta cố gắng tìm hiểu mình là ai, từ đâu đến, đang đi đâu và tại sao.
Với nhiều người, bốn năm đại học là khoảng thời gian nghỉ giữa giờ duy nhất để khám phá những câu hỏi căn bản ấy. Nhưng việc tìm tòi ý nghĩa là một hành trình không có hồi kết, nó luôn luôn diễn giải, luôn luôn gián đoạn và xác định lại hiện trạng, luôn tìm kiếm, không bao giờ hài lòng với cái tìm được. Một câu trả lời chỉ đơn giản làm nảy sinh câu hỏi kế tiếp. Điều này trong thực tế là thật đối với tất cả mọi kiến thức, với khoa học tự nhiên lẫn khoa học xã hội và khoa học nhân văn, và vì vậy nó là thật với bản chất cốt lõi của trường đại học.
Về tính chất, trường đại học nuôi dưỡng văn hóa của sự vận động không ngừng và thậm chí sự bất kham. Điều này nằm ở trọng tâm của trách nhiệm trường đại học với tương lai. Giáo dục, nghiên cứu, giảng dạy, tất cả đều vì sự thay đổi - nó chuyển hóa các cá nhân trong quá trình học, chuyển hóa thế giới khi những thắc mắc của chúng ta làm thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về thế giới, chuyển hóa xã hội khi chúng ta thấy kiến thức của mình biến thành các chính sách...
Nhưng sự thay đổi thường không dễ chịu, vì nó luôn luôn hàm chứa cả thất bại lẫn thành công, sự chệch hướng lẫn những phát minh đúng đắn. Nói như Machiavelli (*), sự thay đổi không có một thể thống nhất. Dẫu vậy, khi đối mặt với tương lai, các trường đại học phải chấp nhận sự thay đổi tuy không dễ chịu nhưng là yếu tố cơ bản cho bất kỳ sự tiến bộ nào trong hiểu biết.
Drew G. Faust Bà Drew G. Faust là hiệu trưởng thứ 28 của đại học Harvard, nhậm chức từ ngày 1-7-2007. Bà là một nhà sử học lỗi lạc và một lãnh đạo nổi bật trong ngành học thuật. Trước khi về Harvard, Drew Faust đã làm việc 25 năm tại Trường đại học Pennsylvania. Bà được chỉ định làm giáo sư trợ giảng khoa văn minh Hoa Kỳ vào năm 1976, trở thành đồng giáo sư năm 1980, và chính thức thành giáo sư năm 1984. Bà đã hai lần được tặng thưởng thành tích dạy học xuất sắc tại Pennsylvania vào các năm 1982 và 1996. (Theo http://www.harvard.edu)
THANH TRÚC trích dịch
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Quay về NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách