Bạn đang xem trang 1 / 2 trang

VÌ SAO NHỈ???

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 5 03/11/11 0:56
gửi bởi nguoidanbadep205
K12 đã được thầy giải thích vì sao có "bản sắc văn hóa", "bản sắc văn hóa dân tộc", "bản sắc dân tộc".. rồi. Nhưng đọc Nghị quyết ...mình hay gặp "Tiếp tục xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", mình thấy thắc mắc về cụm từ "đậm đà bản sắc dân tộc". Tại sao phải đưa thêm hai chữ "đậm đà" vào? Bản sắc đâu phải cafe... :D, nếu bỏ đi thì có ảnh hưởng gì không? Mình thấy chẳng cần thiết.

Re: VÌ SAO NHỈ???

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 07/11/11 10:01
gửi bởi quocvan
nhiều khi người ta nói mà không hiểu mình nói gì.

Re: VÌ SAO NHỈ???

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 07/11/11 23:42
gửi bởi lienxo
Bởi những người đưa ra câu này không học Văn Hóa Học.

Re: VÌ SAO NHỈ???

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 4 09/11/11 8:38
gửi bởi quocvan
trả lời phỏng vấn của Vietnamnet gần đây, GS. Ngô Bảo Châu nói chúng ta đang bị những giá trị thuộc về sức mạnh chi phối
giá trị đạo đức và thẩm mỹ của nhân dân. Khi có sức mạnh thì họ muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết.

Re: VÌ SAO NHỈ???

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 4 09/11/11 12:46
gửi bởi trinhhiep
quocvan đã viết:trả lời phỏng vấn của Vietnamnet gần đây, GS. Ngô Bảo Châu nói chúng ta đang bị những giá trị thuộc về sức mạnh chi phối
giá trị đạo đức và thẩm mỹ của nhân dân. Khi có sức mạnh thì họ muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết.

Theo tui thì quocvan trả lời lạc đề rùi!
Hãy tìm hiểu thêm về ngôn ngữ và văn hóa ngôn ngữ của VN trước khi đánh giá một điều gì đó thuộc về ngôn ngữ!
Đặc biệt, khi gắn với văn hóa, chính trị, cần thiết phải hiểu mục đích mà người ta đang muốn hướng đến!

Re: VÌ SAO NHỈ???

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 5 10/11/11 20:43
gửi bởi nguoidanbadep205
Chắc là phải có mục đích gì đó người ta mới đưa vào nhưng mình vẫn chưa hiểu mục đích đó là gì...Theo mình từ "đậm đà" cũng không phải 1 từ có liên quan gì đến chính trị...Bạn nào có thể giải thích thì xin giúp mình với nhé...Có người hỏi mình "sao lại là đậm đà bản sắc dân tộc", mình chỉ có thể giải BSDT thôi, còn tại sao có "đậm đà" thì mình chịu. :oops:

Re: VÌ SAO NHỈ???

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 4 16/11/11 6:13
gửi bởi Linh Giang
Tớ thì thấy vấn đề không nằm ở chỗ từ "đậm đà" mà lại ở từ "tiên tiến". Cũng như những danh hiệu, một khi đã có "tiên tiến" thì phải ngầm sánh với trung bình, giỏi hay xuất sắc. Trong khi đó, bản chất của văn hóa là khác biệt chứ không cao thấp. Còn tính từ "đậm đà" ở đây tớ thấy không có vấn đề gì.
Như bạn đã so bản sác với cà phê. Đúng là bản sắc không giống cà phê nhưng những giá trị tạo nên bản sắc cũng giống như Bột cà phê, đường, nước, bột bắp,.. tạo nên một ly cà phê vậy. Nó có phải là một ly cà phê hay một ly nước đường hoặc một lý bột bắp tùy theo sự "đậm" của mỗi thành phần.
Cũng như người ta thường nói "dân tộc ta có lòng yêu nước" không phải họ phủ định những dân tộc khác không có lòng yêu nước mà thực ra cái thành phần "yêu nước" của dân tộc ta nó nổi trội hơn so với thành phần khác, nó "đậm đà" hơn so với các thành phần khác. Còn các quốc gia khác cũng yêu nước nhưng giá trị đó có thể đứng ngang hoặc thấp hơn các giá trị khác.
Cho nên, dụng ý của người viết câu đó chính là xây dựng một nền văn hóa có sắc thái riêng, không đại chúng, nổi rõ được những giá trị cốt lõi của người Việt, nổi bật và đáng tự hào.

Re: VÌ SAO NHỈ???

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 6 18/11/11 21:16
gửi bởi nguoidanbadep205
Linh Giang đã viết:Tớ thì thấy vấn đề không nằm ở chỗ từ "đậm đà" mà lại ở từ "tiên tiến". Cũng như những danh hiệu, một khi đã có "tiên tiến" thì phải ngầm sánh với trung bình, giỏi hay xuất sắc. Trong khi đó, bản chất của văn hóa là khác biệt chứ không cao thấp. Còn tính từ "đậm đà" ở đây tớ thấy không có vấn đề gì.
Như bạn đã so bản sác với cà phê. Đúng là bản sắc không giống cà phê nhưng những giá trị tạo nên bản sắc cũng giống như Bột cà phê, đường, nước, bột bắp,.. tạo nên một ly cà phê vậy. Nó có phải là một ly cà phê hay một ly nước đường hoặc một lý bột bắp tùy theo sự "đậm" của mỗi thành phần.
Cũng như người ta thường nói "dân tộc ta có lòng yêu nước" không phải họ phủ định những dân tộc khác không có lòng yêu nước mà thực ra cái thành phần "yêu nước" của dân tộc ta nó nổi trội hơn so với thành phần khác, nó "đậm đà" hơn so với các thành phần khác. Còn các quốc gia khác cũng yêu nước nhưng giá trị đó có thể đứng ngang hoặc thấp hơn các giá trị khác.
Cho nên, dụng ý của người viết câu đó chính là xây dựng một nền văn hóa có sắc thái riêng, không đại chúng, nổi rõ được những giá trị cốt lõi của người Việt, nổi bật và đáng tự hào.


có thể "tiên tiến" có nghĩa tựa tựa "văn minh" nhưng người ta không thể để "xây dựng một nền văn hóa VĂN MINH - ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC". Để như vậy sẽ mâu thuẫn quá...có đúng không hỉ?

Re: VÌ SAO NHỈ???

Gửi bàiĐã gửi: Chủ nhật 20/11/11 10:21
gửi bởi quocvan
Câu hỏi này thực chất chỉ là việc sử dụng từ ngữ nên người comment muốn chuyển sự chú ý của mọi người sang vấn đề khác cấp thiết hơn song vẫn không có hiệu quả.
Nghị quyết TW 5 khóa VIII về văn hóa của đảng Cộng Sản Việt Nam có một số nội dung như xác định văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội, nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng... trong đó có nội dung "Tiếp tục xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" và bạn băn khoăn về từ đậm đà và bỏ đi thì có ảnh hưởng gì?
Xét về ngữ pháp nếu bỏ từ đậm đà đi thì câu Tiếp tục xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, bản sắc dân tộc là vô nghĩa, người Việt Nam không ai nói hay viết câu này cả (không biết bạn có viết câu như trên không?).
Còn sự băn khoăn sao lại dùng từ đậm đà mà không dùng từ khác (không biết có phải là ý của bạn?) thì đây chỉ là cách dùng từ của người viết. Mà việc sử dụng từ đậm đà chắc chắn không được thảo luận rộng rãi (ở comment trước tôi mới nói họ muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết), theo tôi thì có thể dùng từ đậm hay mang đậm thay cho đậm đà. Họ dùng từ đậm đà ở đây nghe cho “hay” hơn tôi đoán như vậy.
Còn cách hiểu về tiên tiến trong nghị quyết đã chỉ ra rất rõ. Hiện giờ tôi không có bản nghị quyết trong tay nhưng tôi nhớ nội dung của tiên tiến được nêu ra bao gồm những yếu tố: khoa học, hợp lý và tiến bộ. Còn nội dung của bản sắc văn hóa thì rất nhiều.
Khái niệm và nội dung của khái niệm (trong một tài liệu xác định, không bàn đến nội dung đúng sai của nó) đã được xác định rõ thì không nên thay bằng khái niệm khác rồi suy diễn. Làm như vậy là đang chứng minh cho nền giáo dục yếu kém mà xã hội đang lo ngại.

Re: VÌ SAO NHỈ???

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 2 28/11/11 21:56
gửi bởi nguoidanbadep205
quocvan đã viết:Câu hỏi này thực chất chỉ là việc sử dụng từ ngữ nên người comment muốn chuyển sự chú ý của mọi người sang vấn đề khác cấp thiết hơn song vẫn không có hiệu quả.
Nghị quyết TW 5 khóa VIII về văn hóa của đảng Cộng Sản Việt Nam có một số nội dung như xác định văn hóa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội, nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng... trong đó có nội dung "Tiếp tục xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" và bạn băn khoăn về từ đậm đà và bỏ đi thì có ảnh hưởng gì?
Xét về ngữ pháp nếu bỏ từ đậm đà đi thì câu Tiếp tục xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, bản sắc dân tộc là vô nghĩa, người Việt Nam không ai nói hay viết câu này cả (không biết bạn có viết câu như trên không?).
Còn sự băn khoăn sao lại dùng từ đậm đà mà không dùng từ khác (không biết có phải là ý của bạn?) thì đây chỉ là cách dùng từ của người viết. Mà việc sử dụng từ đậm đà chắc chắn không được thảo luận rộng rãi (ở comment trước tôi mới nói họ muốn nói gì thì nói, muốn viết gì thì viết), theo tôi thì có thể dùng từ đậm hay mang đậm thay cho đậm đà. Họ dùng từ đậm đà ở đây nghe cho “hay” hơn tôi đoán như vậy.
Còn cách hiểu về tiên tiến trong nghị quyết đã chỉ ra rất rõ. Hiện giờ tôi không có bản nghị quyết trong tay nhưng tôi nhớ nội dung của tiên tiến được nêu ra bao gồm những yếu tố: khoa học, hợp lý và tiến bộ. Còn nội dung của bản sắc văn hóa thì rất nhiều.
Khái niệm và nội dung của khái niệm (trong một tài liệu xác định, không bàn đến nội dung đúng sai của nó) đã được xác định rõ thì không nên thay bằng khái niệm khác rồi suy diễn. Làm như vậy là đang chứng minh cho nền giáo dục yếu kém mà xã hội đang lo ngại.


nguoidanbadep205 biết quocvan là ai rồi, hôm trong hội thảo khoa học trẻ í, chắc phải gặp để pái sư