VĂN HÓA TRÀ VIỆT THỜI HỘI NHẬP

Chuyên mục này dành cho những vấn đề có thể cùng lúc liên quan đến trên một hoặc tất cả các nhóm chủ đề khác như: lý luận văn hoá học, văn hoá Việt Nam, văn hoá thế giới, văn hoá học ứng dụng...

VĂN HÓA TRÀ VIỆT THỜI HỘI NHẬP

Gửi bàigửi bởi Lại Ngọc Hùng » Thứ 7 19/01/13 22:27

VĂN HÓA TRÀ VIỆT THỜI HỘI NHẬP

Việt Nam được coi là cái nôi của cây chè. Phong tục uống trà và sự phát triển của cây chè Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển dân tộc. Người Việt xưa dù sống trên núi cao, dưới đồng bằng châu thổ hay bên bờ biển, dù là người sang, kẻ hèn tất thảy đều giữ tập tục uống trà. Mời uống trà là biểu hiện đầu tiên đã trở thành quy luật của lòng hiếu khách, tôn trọng khách trong mọi gia đình người Việt.
1.-Văn hoá trà Việt, một thành tố của văn hóa ẩm thực, một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần của cây chè do con người Việt Nam sáng tạo và tích luỹ, trong quá trình sản xuất tác động đến môi trường tự nhiên và quá trình tiêu dùng giao tiếp trong môi trường xã hội. Văn hoá trà Việt là một vận động xã hội, tồn tại và phát triển trong một tọa độ ba chiều: thời gian, không gian và chủ thể con người, trong hệ sinh thái - nhân văn ở trạng thái luôn luôn vận động. Văn hoá trà Việt được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của dân tộc không phải là kết quả vận động chỉ riêng của yếu tố nội sinh mà còn chịu ảnh hưởng của yếu tố khu vực Trung Hoa và Âu Mỹ.

2.- Trà Việt gồm ba lớp, tương ứng với nền văn hoá chè bản địa (chè tươi - chè mạn), rồi phát triển trong sự tiếp biến rất đậm nét với nền văn hoá trà khu vực Trung Hoa (trà tàu - trà ô long) và sau đó với nền văn hoá trà phương Tây (trà đen, trà mảnh, trà đá, trà túi). Các lớp Văn hoá trà Việt Nam đan xen lẫn nhau, là sự đan xen của các lớp văn hóa trà cổ kim Đông Tây, theo dân tộc, tâm lý, tín ngưỡng, tôn giáo nhiều màu sắc của xã hội Việt Nam.

3.- Cây chè Việt Nam được trồng tập trung ở vùng châu thổ các con sông, vùng đồi chuyển tiếp, vùng núi cao. Mỗi vùng địa lý - khí hậu có điều kiện tự nhiên sinh thái và tập quán trồng trọt, chế biến chè khác nhau. Mỗi vùng có tập quán sản xuất và thị hiếu tiêu dùng khác nhau. Ngay trong một dân tộc, thị hiếu uống trà cũng biến đổi theo tầng lớp dân cư, như lớp tuổi già - trẻ, lớp lao động cơ bắp và lao động trí óc, lớp có thu nhập bình dân, trung lưu và thượng lưu, lớp cư dân thành thị và nông thôn.

4.- Không gian thưởng thức: Từ một góc thưởng trà Việt giản dị, có thể thấy yếu tố phong thủy trong không gian Việt thiên về sự thiết thực, tiết giảm và thân thiện. Giao hòa Thiên – Địa – Nhân, đó là đích đến của nghệ thuật bài trí nhà cửa hợp trời đất, hợp lòng người. Nó làm nên nét đẹp văn hóa, xem trọng các mối quan hệ giao hòa với tự nhiên và con người.

5.- Uống trà của người Việt, dù rất bình dân nhưng là hướng nội để tĩnh tại với lòng mình, là hướng ngoại để kết giao bằng hữu mà không phân biệt sang hèn (cũng là cái khác biệt so với trà Trung Hoa – luôn nhấn vào sự cầu kỳ, kỹ thuật cao siêu và thường giành cho giới vương giả). Người Việt xem việc thưởng thức trà là thú tao nhã như cầm, kỳ, thi, họa để di dưỡng tinh thần, xem việc uống trà như một phong tục tập quán, tạo ra một khoảnh khắc thư giãn để tâm tĩnh lặng trong nhịp sống xô bồ. Đồng thời, người Việt có tập quán uống – mời trà như một nghi thức giao tiếp. Bởi trong cuộc sống của chúng ta, Trà là một thứ không thể thiếu, khi khách tới nhà chơi ta phải có chén trà để mời, đó cũng là sự tôn kính và là phép lịch sự tối thiểu trong văn hóa giao tiếp của người Việt.

6.- Từ ngày xưa, sử sách đã ghi lại, hình thức uống trà khởi nguồn từ các chùa chiền, tức gắn liền đạo Phật của người Việt, nó được gọi là Thiền trà. Bên cạnh đó trong các tục lệ cúng ông cha tổ tiên cũng thường xuyên cúng nước Trà, bởi mọi người quan niệm Trà là thứ nước thanh tao, thể hiện được sự tôn kính và ngày nay ở một số vùng vẫn có quan niệm cúng nước Trà trong mỗi dịp giỗ, tết hay lễ hội( Trà trong đời sống văn hóa tâm linh và lễ nghi) và không biết từ khi nào Trà đã trở thành nhu cầu tất yếu trong cuộc sống trong mỗi gia đình người Việt. Trong cuộc sống thường nhật, Trà trở nên rất cần thiết và quan trọng, người Việt dùng Trà làm thức uống thông thường sau mỗi bữa ăn, buổi sáng sớm.., đằng sau tách trà nóng là biết bao câu chuyện được thổ lộ, từ những việc hệ trọng đến bình dân nhất.

7.- Người Việt thưởng Trà luôn có bạn, vào buổi sớm mai hay lúc đêm thanh canh vắng, một mình đối bóng suy nghiệm thế thái nhân tình( bạn đối ẩm vô hình, đó là cỏ cây, tiếng chim hót hay cành sen mới nở…). hoặc cùng với bạn (đối ẩm hữu hình) để tâm giao, tri âm, tri kỷ bàn chuyện văn chương kim cổ, suy thịnh việc đời. Nhìn bộ đồ trà ký kiểu là đoán biết được giai tầng xã hội, tâm ý, trình độ của chủ nhân. Chọn bộ đồ trà làm tặng phẩm, là gửi gắm tình cảm lời cầu chúc tốt lành thích hợp đến người nhận. Biết bao biểu tượng, điển tích, lịch sử, thi họa dùng làm đề tài trang trí cho đồ trà trải qua các thời đại…

8-.Trà Việt cũng đang trên đường diễn biến theo xu hướng phát triển chung của xã hội, kinh tế thế giới ngày nay. Sau thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, các quán trà thế hệ trẻ bắt đầu bán các loại trà túi. Văn hoá trà đạo truyền thống đang có nhu cầu cao, nhưng giới trẻ hiện nay rất thích uống trà lon pha sẵn. Lớp cao tuổi tìm “cái truyền thống, cái sức khoẻ”, lớp trẻ tuổi lại thích “cái mới, cái gọn nhẹ”. Lớp cao tuổi điềm đạm lịch lãm, uống chè như một thú tao nhã, thưởng thức chè một cách thanh lịch, vừa nhấm nháp hương vị, vừa ngâm thơ, suy ngẫm trao đổi thế sự thời cuộc, mà không uống ừng ực kiểu “ngưu ẩm”. Trong thời đại thị trường, với nhịp sống hối hả, sôi động, lớp trẻ tuổi hiếu động lại “uống nhanh, uống liền”, vì không có thời gian nhàn rỗi ngồi uống trà ngâm nga thưởng thức. Đây là sự đối mặt tất yếu không thể tránh được của văn hoá trà truyền thống với công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo cơ chế thị trường ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Vấn đề đặt ra là bảo tồn cái có giá trị truyền thống như giống chè, kỹ thuật trồng trọt, chế biến và phong tục tập quán uống trà và phát triển theo con đường tiếp thu và tích hợp những tinh hoa của thế giới.

Văn hóa trà Việt với cả một hệ thống những kinh nghiệm tinh tế, những quy ước ứng xử bất thành văn từ ngàn đời xưa như thế khác chi một thứ đạo? Sở dĩ nó không trở thành một trà đạo như Chado của Nhật Bản chẳng qua vì nó phổ biến rộng quá, trở thành thói quen toàn dân từ rất sớm, cộng thêm tính linh hoạt của văn hóa Việt Nam không chịu gò bó mình trong một khuôn khổ nhất định nào. Trà đạo Nhật Bản có hẳn giáo chủ, giáo lý và thánh đường. Việt Nam có tập quán uống trà không kém bề dày lịch sử nhưng cho đến nay vẫn chưa có một nhận thức đầy đủ và thống nhất về nguồn gốc phát triển, nội dung và ý nghĩa của trà đạo. Người Việt chỉ có thể đánh nhau, cãi vã hay nói tục trên bàn nhậu, chứ bên chén trà người ta không thể nói và nghĩ được chuyện gì ác, đó phải chăng là cái đạo trong trà Việt.
Trong thời đại công nghiệp hiện nay, tục uống trà tạo ra một sự thư giãn giữa cuộc sống hối hả chạy theo tốc độ, một sự suy ngẫm giữa công việc được lập trình một cách máy móc, một cách cân bằng rất phương Đông cho nền văn minh nghệ thuật phương Tây ( GS Trần Ngọc Thêm-sách Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam – 2001).
RANDOM_AVATAR
Lại Ngọc Hùng
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 15:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

VĂN HOÁ TRÀ VIỆT THỜI HỘI NHẬP.

Gửi bàigửi bởi Lại Ngọc Hùng » Thứ 3 22/01/13 9:21

BÀI TẬP THỰC HÀNH 1
ĐỀ TÀI: VĂN HOÁ TRÀ VIỆT THỜI HỘI NHẬP.
1.- Xác định từ khóa:
- Văn hóa trà Việt.
- Thời hội nhập.

2.- Các cặp đối lập mâu thuẩn:
- Trà ( chè ) là hệ thống hữu cơ những giá trị: vật chất và tinh thần.
- Thị hiếu uống trà biến đổi theo tầng lớp dân cư:
+ Lớp tuổi già - Tuổi trẻ.
+ Lớp lao động cơ bắp - Lao động trí óc.
+ Lớp cư dân thành thị và nông thôn.
- Thưởng thức trà gồm : Hướng nội ( tĩnh tâm ) - Hướng ngoại ( động) để giao tiếp.
- Đời sống văn hóa tâm linh( thiêng liêng) - Cuộc sống sinh hoạt đời thường.

3.- Phân tích phương pháp Dịch lý:
3.1: Tính Tương hiện:
- Mỗi vùng miền có cách thưởng trà riêng.Người miền nam thích uống trà có ướp hoa sen, hoa nhài để hưởng trọn nồng đượm của hương hoa kết hợp với cái thanh mát của trà và đặc biệt thích dùng trà đá. Trong khi đó, người miền Bắc lại thích dùng trà nguyên chất và uống nóng. Còn cách thưởng trà của người miền Trung lại là sự giao thoa, kết hợp của hai miền Nam Bắc.

- Trà là một loại nước giải khát đáp ứng nhu cầu cơ bản của đời sống của con người; là một cây, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, bảo vệ môi trường xoá đói giảm nghèo; Hơn nữa, Trà còn chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt như là một phong tục, tập quán, tín ngưỡng.( trà đức, trà đạo, trà thiền).

3.2: Tính Tương hoá:
- Trà Việt do con người Việt Nam sáng tạo và tích luỹ trong quá trình sản xuất, bị tác động của môi trường tự nhiên và quá trình tiêu dùng giao tiếp trong môi trường xã hội tạo thành nét đặc trưng của trà Việt, một thành tố của văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.
- Người Việt xem việc thưởng thức trà việc uống trà như một phong tục, tạo ra một khoảnh khắc thư giãn để tâm tĩnh lặng. Đồng thời lại có tập quán uống trà như một nghi thức giao tiếp, nét đặc trưng trong Văn hóa giao tiếp của người Việt.

3.3 Tính Hướng hoà:
- Trà Việt gồm ba lớp, tương ứng với nền văn hoá chè bản địa (chè tươi - chè mạn), rồi phát triển trong sự tiếp biến rất đậm nét với nền văn hoá trà khu vực Trung Hoa (trà tàu - trà ô long) và sau đó với nền văn hoá trà phương Tây (trà đen, trà mảnh, trà đá, trà túi). Các lớp Văn hoá trà Việt Nam đan xen lẫn nhau, là sự đan xen của các lớp văn hóa trà cổ kim Đông Tây, theo dân tộc, tâm lý, tín ngưỡng, tôn giáo nhiều màu sắc của xã hội Việt Nam.

- Văn hoá trà Việt là một vận động xã hội, tồn tại và phát triển trong một tọa độ ba chiều: thời gian, không gian và chủ thể con người, trong hệ sinh thái - nhân văn ở trạng thái luôn vận động. Từ một góc thưởng trà Việt giản dị, có thể thấy yếu tố phong thủy trong không gian Việt thiên về sự thiết thực, tiết giảm và thân thiện. Giao hòa Thiên - Địa- Nhân, xem trọng các mối quan hệ giao hòa với tự nhiên và con người.

- Người Việt Nam với lối tư duy tổng hợp trong tinh thần văn hóa truyền thống với đầy đủ mọi đặc tính trọng tình, trọng đức, trọng văn, và đời sống cộng đồng cao độ. Cho nên trong nghệ thuật uống trà, thưởng thức trà, người Việt Nam uyển chuyển nhanh nhạy, bao quát: không quá cầu kỳ, nhưng cũng không quá đơn giản: không quá nghi lễ, nhưng cũng không quá bình dân. Đó là một sự thông thái, kết hợp uyển chuyển để đi đến hoàn hảo, đến trung dung trong nghệ thuật thưởng thức trà.

BÀI TẬP THỰC HÀNH 2:

4.- Phân tích cấu trúc:
Hình ảnh

Đề cương Đề tài: Văn hóa Trà Việt thời Hội nhập.
BÀI TẬP THỰC HÀNH 3
Chương 1:Dẫn nhập
1.1- Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.2.1 Mục đích khoa học.
1.2.2 Mục đích xã hội.
1.3. Phương pháp thực hiện.
1.3.1 Phương pháp nghiên cứu.
1.3.2 Phương pháp tiếp cận.
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu.
1.4. Bố cục Đề tài.

Chương 2:Cơ sở Lý luận và thực tiễn.
2.1 Các thuật ngữ
2.2 Các Khái niệm.
2.3 Định nghĩa văn hoá Trà Việt.
2.4. Yếu tố tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến việc hình thành Trà Việt.
2.4.1 Yếu tố lịch sử.
2.4.2 Yếu tố xã hội.
2.4.3 Yếu tố tự nhiên.
2.5. Cội nguồn Trà Việt.
2.5.1 Cội nguồn trà Việt nhìn từ góc độ địa lý.
2.5.2 Cội nguồn trà Việt qua truyền thuyết và tư liệu lịch sử.
2.5.3 Cội nguồn trà Việt qua vùng miền.
2.5.4 Cội nguồn trà Việt qua những tập tục uống trà và di chỉ khảo cổ.
+ Tiểu kết chương 2.

Chương 3:Bản sắc Văn hoá Trà Việt.
3.1 Nghệ thuật Trà Đạo Nhật Bản.
3.2 Thưởng Trà của người Trung Quốc.
3.3.Văn hoá Trà Việt.
3.3.1 Các loại hình phổ biến Trà Việt.
+ Trà (chè) Tươi.
+ Trà (chè) Mạn.
+ Trà xanh.
+ Trà Ô Long.
+ Trà Đen.
3.3.2. Trà Cụ Việt.
3.3.1 Trà Cụ Việt truyền thống.
3.3.2 Trà Cụ Việt thời hội nhập.
3.3.3 Nghệ thuật thưởng Trà của người Việt.
- Nghệ thuật thưởng Trà dân gian.
+ Trà Nụ.
+ Trà ( chè) Tươi.
+ Trà đá.
- Nghệ thuật thưởng Trà Cung đình.
+ Trà Tàu.
+ Trà Cung đình.
+ Tiểu kết chương 3.


Chương 4:Trà Việt từ truyền thống đến hiện đại.
4.1.Trà Việt nhìn từ góc nhìn văn hóa.
4.1.1 Trà Việt trong văn hóa nhận thức.
4.1.2 Trà Việt trong cuộc sống sinh hoạt và giao tiếp ứng xử của người Việt
4.1.3 Trà Việt trong đời sống văn hóa tâm linh, nghi lễ.
4.1.4 Lễ hội Văn hóa thời hội nhập.

4.2. Nghề chế biến, kinh doanh Trà Việt.
4.2.1 Nghề chế biến Trà Việt truyền thống.
4.2.2 Nghề chế biến Trà thời hiện đại.
+ Tiểu kết Chương 4.
+ Kết luận.
+ Tài liệu tham khảo.
+ Phụ lục.
Hình ảnh

BÀI TẬP THỰC HÀNH 4: Tài liệu tham khảo

1.- Luận án, luận văn:
- Đặng Quốc Toản/năm 1974/Ngành trồng trà ở tỉnh Lâm Đồng- Luận văn Thạc sỹ/ Trường Đại học Văn Khoa.

2.- Sách:
- Nguyễn Bá Hoàng/ năm 1986/ Trà đạo/ NXB Thuận Hóa.

- GS.TsTrần Ngọc Thêm / năm 2006/ Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam/ NXB Tổng hợp.TP.HCM.

- Trịnh Quang Dũng/ năm 2012/ Văn minh Trà Việt/ NXB Phụ nữ Hà Nội .

3.- Báo, tạp chí:
- Đỗ Trọng Huề/năm 1964/ Trà lược sử và ý nghĩa/ Bách khoa. .

- Nguyễn Văn Y/ năm 1988/Trà đạo/ Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật.

- Thu phương/số Xuân - 1998 / Chén trà ngày Xuân/ Việt Nam Đông Nam á ngày nay.

- Mạnh Thị Thanh Nga/ năm 2001/Nguồn gốc của tục uống trà và sự du nhập vào Nhật Bản/ Văn hóa dân gian.

- Năm 2011/ Nghệ thuật uống Trà – nét văn hóa đẹp của người Thái Nguyên.


4. Điện tử:
- Nguyễn Tấn Phong- Tổng Thư ký Hiệp hội Chè Việt Nam/ Bản sắc Văn hóa Trà Việt Nam http://www.dungche.com/homeasp.asp?modu ... 7&newsID...

- Nguyễn Tấn Phong/ Văn hoá trà Việt Nam/ Tổng Thư ký Hiệp hội Chè Việt Nam/ http://www.sanvatbavi.com.vn/EN/detail. ... cate_id=15.

- Tiên trà đất Hà Thành /Phóng sự /suckhoedoisong.vn/.../tien-tra-dat-ha-thanh.htm-2011.

- Nghệ thuật thưởng thức trà các Nước - Nghệ thuật uống trà/http://www.nhahangnhat.com/.../230-nghe-thuat-thuong-thuc-tra-cac-nuoc.

- Trần Ngọc Thêm/ Chè và văn hoá trà/ http://www.vanhoahoc.vn › ... › VHƯD: Văn Hóa Học -Những vấn đề chung.

- Đỗ Ngọc Quỹ/ Khái luận văn hóa Trà Việt/hoangtra.net/tra.nsf/0/Khai-luan-van-hoa-tra-Viet-15.htm.

Hình ảnh

Hình ảnh

BÀI TẬP THỰC HÀNH 5: Lập bảng biểu một số nội dung Đề tài.

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Lại Ngọc Hùng
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 15:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HOÁ TRÀ VIỆT THỜI HỘI NHẬP- PP HỌC TẬP VÀ NC VHH

Gửi bàigửi bởi Dakorg » Thứ 4 23/01/13 8:06

Chào anh Hùng!
Tôi nhận thấy phần 4. Phân tích cấu trúc của anh chưa phân lớp theo cấp độ rõ lắm. Nó dễ bị rối khi xem. Thử xem có cách nào đơn giản hơn mà vẫn đạt được tính chính xác và khoa học không?
Có vài lời góp ý cho anh.
RANDOM_AVATAR
Dakorg
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/02/09 14:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: VĂN HOÁ TRÀ VIỆT THỜI HỘI NHẬP- PP HỌC TẬP VÀ NC VHH

Gửi bàigửi bởi Lại Ngọc Hùng » Thứ 4 30/01/13 9:11

Cám ơn bạn, Mình suy nghĩ mãi mà vẫn chưa tìm ra giải pháp do chưa hiểu rõ ý. Xin bạn nói rõ hơn, cám ơn.
RANDOM_AVATAR
Lại Ngọc Hùng
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 15:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Văn hóa Trà Việt thời hội nhập ( Đề cương )

Gửi bàigửi bởi Lại Ngọc Hùng » Thứ 7 02/03/13 12:26

Bài Thực hành 3
Đề cương chi tiết Đề tài: Văn hóa Trà Việt thời Hội nhập.

Chương 1: Dẫn nhập
1.1- Lý do chọn đề tài.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
1.2.1 Mục đích khoa học.
1.2.2 Mục đích xã hội.
1.3. Phương pháp thực hiện.
1.3.1 Phương pháp nghiên cứu.
1.3.2 Phương pháp tiếp cận.
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu.
1.4. Bố cục Đề tài.

Chương 2:Cơ sở Lý luận và thực tiễn
2.1 Các thuật ngữ
2.2 Các Khái niệm.
2.3 Định nghĩa văn hoá Trà Việt.
2.4. Yếu tố tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến việc hình thành Trà Việt.
2.4.1 Yếu tố lịch sử.
2.4.2 Yếu tố xã hội.
2.4.3 Yếu tố tự nhiên.
2.5. Cội nguồn Trà Việt.
2.5.1 Cội nguồn trà Việt nhìn từ góc độ địa lý.
2.5.2 Cội nguồn trà Việt qua truyền thuyết và tư liệu lịch sử.
2.5.3 Cội nguồn trà Việt qua vùng miền.
2.5.4 Cội nguồn trà Việt qua những tập tục uống trà và di chỉ khảo cổ.
+ Tiểu kết chương 2.


Chương 3:Bản sắc Văn hoá Trà Việt.
3.1 Nghệ thuật Trà Đạo Nhật Bản.
3.2 Thưởng Trà của người Trung Quốc.
3.3.Văn hoá Trà Việt.
3.3.1 Các loại hình phổ biến Trà Việt.
+ Trà (chè) Tươi.
+ Trà (chè) Mạn.
+ Trà xanh.
+ Trà Ô Long.
+ Trà Đen.
3.3.2. Trà Cụ Việt.
3.3.1 Trà Cụ Việt truyền thống.
3.3.2 Trà Cụ Việt thời hội nhập.
3.3.3 Nghệ thuật thưởng Trà của người Việt.
- Nghệ thuật thưởng Trà dân gian.
+ Trà Nụ.
+ Trà ( chè) Tươi.
+ Trà đá.
- Nghệ thuật thưởng Trà Cung đình.
+ Trà Tàu.
+ Trà Cung đình.
+ Tiểu kết chương 3.

Chương 4:Trà Việt từ truyền thống đến hiện đại.
4.1.Trà Việt nhìn từ góc nhìn văn hóa.
4.1.1 Trà Việt trong văn hóa nhận thức.
4.1.2 Trà Việt trong cuộc sống sinh hoạt và giao tiếp ứng xử của người Việt
4.1.3 Trà Việt trong đời sống văn hóa tâm linh, nghi lễ.
4.1.4 Lễ hội Văn hóa thời hội nhập.
4.2. Nghề chế biến, kinh doanh Trà Việt.
4.2.1 Nghề chế biến Trà Việt truyền thống.
4.2.2 Nghề chế biến Trà thời hiện đại.
+ Tiểu kết Chương 4.

+ Kết luận.
+ Tài liệu tham khảo.

+ Phụ lục.

[Bài tập thực hành 4:
Sử dụng chức năng Document map:[/b]
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Lại Ngọc Hùng
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 15:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Văn hóa Trà Việt thời hội nhập( Tài liệu tham khảo)

Gửi bàigửi bởi Lại Ngọc Hùng » Thứ 7 02/03/13 19:12

Bài tập thực hành 4: Sưu tầm tài liệu:
+ Danh mục tài liệu tham khảo:

1.-[b] Luận án, luận văn:[/b ]
- Đặng Quốc Toản /năm 1974.Ngành trồng trà ở tỉnh Lâm Đồng/ Luận văn Thạc sỹ- Trường Đại học Văn Khoa.

[b]2.- Sách:

- Nguyễn Bá Hoàng/ Trà đạo/ NXB Thuận Hóa.

- GS.TsTrần Ngọc Thêm/năm 2006/.Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam/ NXB Tổng hợp.TP.HCM.

- Trịnh Quang Dũng/ năm 2012/Văn minh Trà Việt/ NXB Phụ nữ Hà Nội.

3.- Báo, tạp chí:
- Đỗ Trọng Huề/ năm 1964/Trà lược sử và ý nghĩa/ / Bách khoa.

- Nguyễn Văn Y/ năm 1988/Trà đạo, những mối liên quan/ - Nghiên cứu Văn hóa nghệ thuật.

- Thu phương/số Xuân - 1998/ Chén trà ngày Xuân/ Việt Nam Đông Nam á ngày nay.

- Mạnh Thị Thanh Nga/năm 2001/Nguồn gốc của tục uống trà và sự du nhập vào Nhật Bản/ Văn hóa dân gian .

- Năm 2011/Nghệ thuật uống Trà – nét văn hóa đẹp của người Thái Nguyên.

4. Điện tử:

- Nguyễn Tấn Phong/ Bản sắc Văn hóa Trà Việt Nam// Tổng Thư ký Hiệp hội Chè Việt Nam/ http://www.dungche.com/homeasp.asp?modu ... 7&newsID...

- Nguyễn Tấn Phong/Văn hoá trà Việt Nam// Tổng Thư ký Hiệp hội Chè Việt Nam/ http://www.sanvatbavi.com.vn/EN/detail. ... cate_id=15.

- Khái luận Văn hoá Trà Việt/Hoangtra.net/tra.nsf/0/Khai-luan-Van-hoa-Tra-Viet-15htm.

- GsTs. KH Trần Ngọc Thêm/ Chè và Văn hoá trà/ -www.vanhoahoc.vn › ... › VHƯD: Những vấn đề chungChia sẻ11-04-2009 .

- Tiên trà đất Hà Thành /Phóng sự /suckhoedoisong.vn/.../tien-tra-dat-ha-thanh.htm-2011.

- Nghệ thuật thưởng thức trà các Nước - Nghệ thuật uống trà/http://www.nhahangnhat.com/.../230-nghe-thuat-thuong-thuc-tra-cac-nuoc.

+ Các loại tài liệu tra cứu:
Hình ảnh.

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Lại Ngọc Hùng
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 15:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Văn hóa Trà Việt thời hội nhập( Bảng biểu)

Gửi bàigửi bởi Lại Ngọc Hùng » Chủ nhật 03/03/13 10:43

Bài tập thực hành 5: lập bảng biểu các nội dung trong đề tài Văn hóa Trà Việt thời hội nhập.
Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
Lại Ngọc Hùng
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 5 17/01/13 15:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron