Phật giáo Nam tông trong văn hóa Khmer Tây Nam bộ

Chuyên mục này dành cho những vấn đề có thể cùng lúc liên quan đến trên một hoặc tất cả các nhóm chủ đề khác như: lý luận văn hoá học, văn hoá Việt Nam, văn hoá thế giới, văn hoá học ứng dụng...

Phật giáo Nam tông trong văn hóa Khmer Tây Nam bộ

Gửi bàigửi bởi hungcuong » Thứ 3 22/01/13 12:07

Môn học: Phương pháp nghiên cứu văn hóa học
GS.VS.TSKH Trần Ngọc Thêm
Học viênNCS: Nguyễn Hùng Cường

BÀI TẬP THỰC HÀNH
Bài 1
1. Chọn cho mình một đề tài, phân tích tên đề tài.
2. Xác định (các) cặp phạm trù đối lập (các mâu thuẫn) trong đối tượng.
3. Vận dụng phương pháp dịch lý để nghiên cứu (từng) cặp đối lập đó (kiểm tra tính tương hiện, kiểm tra tính tương hóa, kiểm tra tính hướng hòa,...)
BÀI LÀM
1. Đề tài : Phật giáo Nam tông trong văn hóa Khmer Tây Nam bộ
- Tên đề tài có chủ thể: Phật giáo Nam tông trong văn hóa Khmer
- Không gian: Tây Nam bộ
- Thời gian: Từ đầu thập niên 1920 đến nay
- Đối tượng: Văn hóa
- Cấp độ O : (lĩnh vực nghiên cứu) tôn giáo (Phật giáo Nam tông)
- Cấp độ 1: (chủ thể) Phật giáo Nam tông Khmer
- Cấp độ 2 : (không gian) Tây Nam bộ
- Cấp độ 3 : (thời gian) Trước 1920- Từ 1920 đến nay- Dự đoán thời gian sắp tới
2. Xác định ( các) cặp phạm trù đối lập(các mâu thuẫn) trong đối tượng
* Các cặp đối lập:
- Nam tông/ Bắc tông
- Ăn chay/ Ăn mặn
- Độc thần/Đa thần( Nam tông chỉ thờ duy nhất Phật Thích Ca, Bắc tông thờ nhiều Phật và các vị La Hán)
- Siêu nhiên/ hiện thực
- Phật giáo/các tín ngưỡng dân gian
3. Vận dụng phương pháp dịch lý để nghiên cứu(từng) cặp đối lập đó(kiểm tra tính tương hiện, tính tương hóa, tính hướng hòa)
* Cặp đối lập: Nam tông/ Bắc tông , Độc thần/ đa thần , Ăn chay/ ăn mặn
- Tính tương hiện:
Thực tế cho thấy mặc dù có sự đa dạng và khác nhau trong cách thờ Phật, nhưng cả hai nhánh Bắc tông và Nam tông đều thờ Phật Thích Ca, không công kích nhau về phật sự. Ngay cả những người không phải là Phật tử vẫn ăn chay, niệm Phật tại nhà.
-Tính tương hóa:
Cả hai tông phái: Bắc tông dùng chay, Nam tông dùng mặn theo phương thức “Tam tịnh nhục” (không nghe, không thấy, không trực tiếp sát sinh), nhưng cả hai đều không bài bác nhau. Mặt khác, những người không theo đạo Phật vẫn ăn chay trong các ngày rằm và ba mươi âm lịch, hạn chế sát sinh, lắm lúc cũng đi chùa cúng dường, dâng hương lễ Phật , giúp cho tâm hồn của họ tìm lại khoảng thời gian thanh tịnh.
Cả hai phái Nam tông và Bắc tông cùng tồn tại song song với nhau, ngày càng được bản địa hóa, gắn kết với các tín ngưỡng dân gian địa phương, phù hợp với tâm thức giữa lương và giáo.
- Tính hướng hòa
+ Xu hướng khất thực của Phật giáo Nam tông ngày càng ít đi, nhiều chùa ở Trà Vinh, Sóc Trăng… đã tổ chức lao động sản xuất để cải thiện đời sống chư tăng.
+ Nhiều chùa còn tuyên truyền chính sách pháp luật, hướng dẫn khuyến nông cho các phật tử ( kể cả những người không theo đạo), chuyển giao các tiến bộ khoa học vào sản xuất, tuyên truyền vệ sinh, phòng bệnh… khiến cho Phật giáo Nam tông ngày càng tỏ rõ xu hướng nhập thế.
* Cặp phạm trù: Phật giáo/ tín ngưỡng dân gian
- Tính hướng hòa:
+ Ở đây có thể thấy một số chùa phái Bắc tông và chùa Phật giáo Nam tông của người Khmer Tây Nam bộ, trong cách thờ phụng vẫn bài trí theo kiểu “tiền Phật, hậu thần”, gắn bó với tín ngưỡng dân gian bản địa. Sau chánh điện ở một số chùa Khmer Nam tông vẫn có thờ Niek Tà. Điều này ảnh hưởng Bà la môn giáo cũng như hài hòa với tín ngưỡng dân gian.
*Cặp phạm trù : siêu nhiên/ hiện thực
-Tính tương hóa
Như một truyền thống của dân tộc, người Khmer Tây Nam bộ tìm đến với Phật giáo Nam tông như chỗ dựa tinh thần, nuôi dưỡng lòng từ bi và làm việc thiện để tích phước cho kiếp sau. Nhờ được sự giáo dục của giáo lý phật pháp, ra ngoài đời họ có tấm lòng rộng mở, tương thân, tương ái, hòa nhập với cộng đồng phum, sroc và các dân tộc cùng cộng cư.
-Tính hướng hòa
+ Rõ ràng yếu tố siêu nhiên nổi trội trong Phật giáo Nam tông, nhưng bên cạnh phổ biến phật pháp, Phật giáo Nam tông còn dạy mọi người ăn ở hiền lành.
+ Người Khmer Tây Nam bộ quan niệm đi tu là để rèn luyện đạo đức, phẩm chất, phấn đấu trở thành người hữu ích cho gia đình và xã hội, chứ không phải đi tu để thành tiên, thành phật.
Con trai đến tuổi trưởng thành đi tu để báo hiếu cho cha mẹ đó là một trong những minh chứng xác thực nhất, thể hiện tính chất nhập thế của đạo Phật.
+ Tính chất siêu nhiên và thực tại như đan hòa vào nhau thể hiện qua các lễ tục vòng đời, lễ tục sinh hoạt, lễ tục tôn giáo đều có liên quan gắn kết giữa Phật giáo Nam tông và tín ngưỡng dân gian trong cuộc sống đời thường (Người dân và phật tử đến chùa cầu cúng, các chư tăng xuống đến nhà dân để sinh hoạt).
so do phan tich de tai.doc
So do phan tich kem voi bai viet Phat giao Nam Tong trong van hoa Khmer Tay Nam bo
(26.5 KiB) Đã tải về 1468 lần
RANDOM_AVATAR
hungcuong
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 2 21/01/13 10:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Phật giáo Nam tông trong văn hóa Khmer Tây Nam bộ

Gửi bàigửi bởi duongminh163 » Thứ 5 31/01/13 21:30

Nhiều chùa còn tuyên truyền chính sách pháp luật, hướng dẫn khuyến nông cho các phật tử ( kể cả những người không theo đạo), chuyển giao các tiến bộ khoa học vào sản xuất, tuyên truyền vệ sinh, phòng bệnh… khiến cho Phật giáo Nam tông ngày càng tỏ rõ xu hướng nhập thế.


không chỉ phật giáo nam tông mà phật giáo bắc tống, nhiều chùa cũng có nhiều hoạt động Phật sự khác nhau thể hiện tinh thần nhập thế của đạo phật
Hình đại diện của thành viên
duongminh163
 
Bài viết: 81
Ngày tham gia: Thứ 3 29/01/13 9:15
Đến từ: TP. HCM
Cảm ơn: 51 lần
Được cám ơn: 24 lần

Re: Phật giáo Nam tông trong văn hóa Khmer Tây Nam bộ

Gửi bàigửi bởi dungvo » Thứ 3 05/02/13 10:47

Anh làm rất cụ thể. Theo em cơ bản là ổn nhưng phần kiểm tra theo phương pháp dịch lý chỉ cần xác định cặp phạm trù đối lập chính để phân tích. Anh kiểm tra tất cả các cặp khiến bản thân anh cũng sẽ rối hơn (bằng chứng là một số cặp anh không kiểm tra hết theo phương pháp dịch lý).
Một ý kiến nho nhỏ, anh xem sao nhé.
RANDOM_AVATAR
dungvo
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 2 21/01/13 9:25
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phật giáo Nam tông trong văn hóa Khmer Tây Nam bộ

Gửi bàigửi bởi hungcuong » Thứ 6 22/02/13 10:20

xin cảm ơn ý kiến của chị Dung
RANDOM_AVATAR
hungcuong
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 2 21/01/13 10:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần


Quay về NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron