Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Đ.L. Nguyên Vũ lấy tư tưởng của GS. T.N. Thêm làm của chùa!

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 4 29/07/15 11:59
gửi bởi MyLinh
Tổng giám đốc tập đoàn Cà phê Trung Nguyên
Đặng Lê Nguyên Vũ
lấy tư tưởng của GS. Trần Ngọc Thêm làm của chùa!


Tổng giám đốc tập đoàn Cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ từng có một bài nói chuyện tại ĐHQG Hà Nội vào ngày 19 tháng 11 năm 2005, bài nói này được phổ biến trên nhiều trang mạng. Trong đó, Chủ tịch Cà phê Trung Nguyên đã lấy nguyên vẹn những ý tưởng của GS. Trần Ngọc Thêm để trình bày và tự coi như mình đã “tổng hợp” từ nhiều nguồn.

Phần chính trong bài nói chuyện của Đặng Lê Nguyên Vũ:

“Một khi đã xác định vấn đề cốt yếu nằm ở nếu tố văn hóa, tôi và các bạn thêm một chút thời gian để cùng tìm hiểu sâu hơn về văn hóa Việt, cùng xác định những gì cần giữ lại và phát triển, những gì cần phải kiên quyết loại bỏ, những gì cần phải thay đổi, những gì cần phải bổ sung từ tinh hoa văn hóa của thế giới, của các dân tộc khác. Các vấn đề trình bày ở phần tới đây không phải là của riêng một mình tôi, mà dựa trên những nghiên cứu về văn hóa Việt của những học giả nổi tiếng về văn hóa Việt Nam ở trong và ngoài nước; dựa trên những nghiên cứu về các nền văn hóa có nhiều nét tương đồng với Việt Nam như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Khi nhắc đến tính cách của văn hóa Việt Nam, người ta thường nêu lên 5 tính cách chính, đó là: Tính tổng hợp, Tính động đồng, Tính linh hoạt, Tính ưa hài hòa, và Tính thiên về Âm tính. Mỗi đặc trưng có những đặc tính tốt được gọi là hệ quả và kèm theo đó là các đặc tính xấu, gọi là hậu quả.

- Tính tổng hợp:
• Hệ quả: Khả năng tổng hợp cao, có thể kết hợp nhiều yếu tố.
• Hậu quả: óc phân tích kém

- Tính cộng đồng
• Hệ quả
+ Tính đoàn kết
+ Tính dân chủ
• Hậu quả
+ Coi nhẹ cá nhân
+ Dựa dẫm
+ Cào bằng
+ Bè phái, địa phương chủ nghĩa

- Tính linh hoạt
• Hệ quả: Dễ thích nghi, sáng tạo, giỏi bắt chước
• Hậu quả: Tùy tiện, thiếu tính hệ thống pháp luật

- Tính ưa hài hòa
• Hệ quả: vui vẻ, ung dung, dễ hài lòng với hiện tại
• Hậu quả: Thiếu ham muốn làm giàu, tính nước đôi, thiếu rạch ròi, không quyết đoán; Đại khái, xuề xoà.

- Tính thiên về Âm tính
• Hệ quả: ưa ổn định, hiền hòa, bao dung, trọng nữ
• Hậu quả: chậm chạm, dĩ hòa vi quý, nhẹ lý và thiếu trách nhiệm trong công việc cụ thể.

Những hệ quả là những đặc tính cần phải phát huy, những hậu quả thì cần phải sửa chữa, một số thứ cần phải xóa bỏ. Có đặc tính cần phải sửa nhiều như đặc tính thiên về âm tính. Với yêu cầu hiện tại thì chúng ta cần phải thiên về dương tính, thiên về sự phát triển. Đó là đặc tính cần phải thay đổi. Còn các đặc tính khác chúng ta sẽ có những cải sửa hợp lý để vừa tận dụng được sức mạnh vốn có vừa phát huy được sức mạnh mới.

Các bạn hãy cho ý kiến về một nền văn hóa Việt mới được mô tả với năm đặc tính như sau: đây là năm đặc tính được kế thừa và phát huy các đặc tính cũ kết hợp với những học hỏi từ yếu tố thời đại:

• Tính tổng hợp trên nền tảng một định hướng phân tích rõ ràng, học hỏi phải dựa trên một nền tảng lý luận vững chắc thì mới hiệu quả.

• Tính cộng đồng Việt Nam: nếu tính cộng đồng trước đây chỉ nằm ở phạm vi làng xã, họ tộc, dân tộc thì nay cần phải mở rộng với tư tưởng tất cả người Việt là một – không phân chia xuất thân, tôn giáo, dân tộc, địa bàn cư trú cũng như trong ngoài nước. Cả dân tộc Việt có chung một nguồn gốc con Rồng cháu Tiên, là đồng bào của nhau.

• Tính linh hoạt trong khuôn khổ và nguyên tắc: xây dựng và áp dụng thêm những khuôn khổ và nguyên tắc để tập trung và phát huy được tối đa sức mạnh của tính linh hoạt vốn có, để hạn chế những hậu quả do mặt trái của tính linh hoạt thái quá mang lại.

• Tính ưa hài hòa trong trạng thái động : hài hòa làtốt nhưng cần phải thích nghi được mọi sự vật hiện tượng luôn biến đổi, vì vậy phải tìm đến sự hài hòa trong trạng thái động, tức là luôn phải thay đổi để tìm đến và lưu giữ sự hài hòa.

• Tính thiên về Dương tính: thiên về khám khá, phát triển, chinh phục.”


Những nội dung này có thể tìm thấy hoặc nghe thấy từ GS. Trần Ngọc Thêm:

- Trong các bài viết công bố từ các năm 1999, 2001...

- Trong các bài giảng cho các lớp cao học và nghiên cứu sinh ở Trường ĐH KHXH & NV Tp. HCM và nhiều trường khác ở Hà Nội và trong cả nước,

- Trong các bài giảng, bài nói chuyện cho các lớp doanh nhân người Việt Nam và người nước ngoài,

- Các nội dung trên đã được tổng hợp và in lại trong cuốn "Trần Ngọc Thêm: Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng" (Tp. HCM: Nxb Văn hóa - Văn nghệ, 2013, 675 tr.; Tái bản có bổ sung và sửa chữa năm 2014), tr. 184-206.

Đây là những tư tưởng của riêng GS. Trần Ngọc Thêm đề xuất, phát triển và truyền bá trong gần 20 năm qua.

Bài nói này của Đặng Lê Nguyên Vũ được nhân bản và nhiều người khác tiếp tục coi đây là tài sản tinh thần vô chủ hoặc tư tưởng của cá nhân Đặng Lê Nguyên Vũ. Xin xem, chẳng hạn, một số trang sau:

http://danglenguyenvu.danhnhan.net/2012 ... en-vu.html

http://chaobacsy.vnweblogs.com/print/8364/298365

http://www.fli.com.vn/blogs/bai-thuyet- ... vu-26.html

http://tumblr.cuongdc.co/post/566773483 ... %E1%BA%A3n

Re: Đ.L. Nguyên Vũ lấy tư tưởng của GS. T.N. Thêm làm của ch

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 4 18/05/16 17:14
gửi bởi Quyên Su
Chất xám của Việt Nam mình lấy cắp thật dễ!