Văn hóa trong cách đặt tên của người Việt

Chuyên mục này dành cho những vấn đề có thể cùng lúc liên quan đến trên một hoặc tất cả các nhóm chủ đề khác như: lý luận văn hoá học, văn hoá Việt Nam, văn hoá thế giới, văn hoá học ứng dụng...

Văn hóa trong cách đặt tên của người Việt

Gửi bàigửi bởi Viet Ha » Chủ nhật 30/03/08 8:59

(HVCH: PHẠM THỊ LIÊN

MSHV: 0305030625)

Mỗi dân tộc đều có tiếng nói riêng của mình. Để ghi lại tiếng nói ấy thì chữ viết ra đời. Do nhu cầu của cuộc sống và do cộng đồng dân cư ngày càng được mở rộng nên việc gọi tên cho sự vật, sự việc ngày càng có ý nghĩa quan trọng, nhất là trong việc đặt tên người. Ý nghĩa ban đầu của họ tên chỉ là “biệt hiệu” của một người, giúp cho việc xưng hô dễ dàng hơn, có tác dụng phân biệt người này với người khác.

Họ tên cũng phản ánh văn hóa và tâm lý của con người . Do là biệt hiệu riêng của mỗi người trong xã hội nên nó có quan hệ chặt chẽ với lịch sử, văn hóa, địa điểm, tư tưởng và phong tục tập quán.

Yêu cầu và nguyên tắc đặt tên, trải qua hang ngàn năm văn hóa và sự giao thoa với văn hóa nước ngoài, hiện gần như đã trở thành tính quy định từ ý hay âm của từ đến thói quen hay việc tránh trùng tên đều có đặc trưng riêng, đó cũng có thể coi như những điều cấm kỵ khi đặt tên.

Khi đặt tên chúng ta cũng phải tuân theo một số quy tắc: ngắn gọn, tránh trùng, biệt giới và thẩm mỹ (Trần Ngọc Them). Trong những nguyên tắc này ta thấy nguyên tắc tránh trùng lắp trước đây là một điều cấm kỵ. Theo phong tục cổ truyền trước đây, tên chính của người kinh không được trùng với tên thần thánh, vua chúa, những người thuộc thế hệ trước của gia đình, gia tộc thậm chí với những người thuộc thế hệ trước là bạn bè của gia đình hay những người cùng làng. Để phân biệt con gái và con trai người ta thường dung các tên đệm như “thị” đối với nữ và “văn, hữu, cao…” đối với nam. Cho đến nay những quy tắc này vẫn còn được duy trì nhưng không quá cứng nhắc và hầu hết là ở những vùng nông thôn là còn giữ được nguyên tắc này. Bây giờ người ta có thể đặt tên chính của các con giống nhau chỉ thay đổi tên đệm. Ví dụ: Tố Quyên, Bảo Quyên, Lệ Quyên là tên của ba chị em….

Người Việt Nam quan niệm tên chính là một bộ phận gắn chặt với người mang nó. Tục ngữ có câu “coi mặt, đặt tên”. Cho nên trước khi đặt tên, người ta chọn lựa rất kỹ và căn cứ vào đặc điểm, phái tính của đứa trẻ, hoàn cảnh gia đình, dòng họ, quê hương, xã hội, ước vọng của cha mẹ…….mà chọn, chứ không đặt tên tùy tiện. Ví dụ: Hải Nam là cách ghép quê hương của bố và mẹ (Hải Phòng và Hà Nam), Phú Quý, Giàu, Sang là tên mong muốn con sau này có một cuộc sống giàu có……….hay trong thời kỳ chiến tranh với mong muốn đất nước được hòa bình người ta thường đặt tên là Hòa, Bình, Thủy, Chung, Nam, Bắc, Thống, Nhất………thậm chí người ta còn đặt theo vần, theo năm cho dễ nhớ. Ví dụ: Lê, Liên, Liền, Long là tên của bốn chị em.

Trước đây người Việt Nam còn có suy nghĩ không nên đặt tên đẹp cho con vì nếu đặt tên đẹp thì dễ bị ma bắt hoặc dễ chết yểu, cho nên họ thường đặt tên xấu. Chẳng hạn như: Bướm, Nón, Củi, Đón, Xu………..

Ngày nay khi văn hóa ngày càng được hội nhập nhiều hơn thì nhu cầu thẩm mỹ của con người cũng được nâng cao hơn, cho nên những tư tưởng, phong tục đặt tên trước đây được lưu giữ rất ít (nếu có thì chỉ ở các vùng nông thôn). Hầu hết cách đặt tên bây giờ là phải làm sao đặt cho con mình một cái tên thật hay nghe thật kêu vừa lại thể hiện được mong muốn của họ chẳng hạn như cách đặt tên lấy họ tên cha mẹ ghép với tên cha mẹ ví dụ: mẹ tên Nguyễn Thị Thu Hiền, bố tên Nguyễn Văn Tiến, con tên Nguyễn Tiến An tên con Nguyễn Phạm Gia Thiên ( tên mẹ Phạm Thị Hiền + tên bố Nguyễn Hữu Thía ) hay tên của thần tượng hay người mà họ ngưỡng mộ (cách đặt tên mong muốn sự giàu sang hạnh phúc vẫn còn được dùng)………Ví dụ như Mỹ Tâm, Huy Quân, Hồng Nhung, Chấn Huy……..trước đây để phân biệt con gái và con trai người ta thường dung các tên đệm như “thị” đối với nữ và “văn, hữu, cao…” đối với nam nhưng bây giờ thì hầu như không có những tên đệm như vậy.

Nói tóm lại, tên gọi là có nguyên do của nó, và trong đó không thể không có yếu tố văn hóa. Có điều là yếu tố văn hóa ở đây (nhất là trong cách đặt tên hiện nay) đã được nhìn nhận theo một hướng phát triển mới.
RANDOM_AVATAR
Viet Ha
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 4 24/10/07 17:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa trong cách đặt tên của người Việt

Gửi bàigửi bởi HCNandChocolate » Thứ 3 08/04/08 21:42

Anh, chị và các bạn nghĩ sao về sự xuất hiện của những cái tên gồm cả tiếng Anh và tiếng Việt (Vd : Jimmy Nguyễn ...). Tại sao không sử dụng hẳn tên gọi theo một kiểu mà phải kết hợp cả hai ?
Mong mọi người cho biết thêm về vấn đề này.
Nhìn xa thì cuộc đời là hài kịch. Nhìn gần thì cuộc đời là bi kịch (Charlie Chaplin)
Hình đại diện của thành viên
HCNandChocolate
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 27/02/08 13:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa trong cách đặt tên của người Việt

Gửi bàigửi bởi _[Kjm khanh]_ » Thứ 4 09/04/08 14:10

Co khj caj ten don gjan la` do cha me. thich thoy
ten toi la` phan nguyen kim khanh
dươc ghep tu ho ba va` ho me.
khanh la` cai ten me thich tu` trươc khi toi con chua ra doi` me con` noi me ko lot chu~ thi. vj con gai dau nhat thiet fai lot chu do' nhu ngay` xua moj bjt la` con gai hay con trai.
Com` chien dat ten dươc ghep tu tieng vjet va tjeng anh toi nghj la` j` do nhung ngươi` do' ho. co' hoan canh song yeu cau faj zay.
ho o la ngươi vjet nam song o nươc ngoaj` va` ho cung con nho minh` la` nguoj` vjet nam khj tro ve lam vjec o vjet nam
Everythjng j do for you.4ever
Hình đại diện của thành viên
_[Kjm khanh]_
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Thứ 2 31/03/08 15:45
Đến từ: nÆ¡i tui đến :D
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa trong cách đặt tên của người Việt

Gửi bàigửi bởi god_goblin216 » Chủ nhật 13/04/08 8:07

Nghĩ gì khi hầu hết đa số các tên gọi hiện nay đều mang nghĩa chữ Hán.Ví như:Thu Hà dịch nghĩa là:dòng sông thu,Đức Nhân=con người có bản tính tốt,...Còn những tên thuần Việt ngày có xu hướng giảm,ví như tên :Xoan,Mơ,...Thế văn hoá đặt tên ở Việt Nam dường như cũng có phần tiếp thu và giao lưu với Trung Quốc rồi???
RANDOM_AVATAR
god_goblin216
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 5 03/04/08 14:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa trong cách đặt tên của người Việt

Gửi bàigửi bởi tecahat » Thứ 4 07/05/08 22:18

Các anh chị Cao học ơi! Vậy nhìn về góc độ văn hoá so sánh theo loại hình:
+Sự khác biệt của văn hoá trong cách đặt tên của người Việt khác với phương Tây ở đâu?
+Giống và khác nhau giữa Việt Nam và các đất nước có cùng loại hình (gốc nông nghiệp): Indonesia, Thái Lan...
Ở phần trên (bài chị Liên): đó phải là khái quát chưa?
Các đặt tên của người Việt:
+Nhìn trong thời gian: từ xưa đến nay
+Nhìn trong không gian
+Nhìn từ chủ thể: giới tính, tầng lớp xã hội, nghề nghiệp...
Chu cha, khó quá... Giúp em với nhé!
RANDOM_AVATAR
tecahat
 
Bài viết: 58
Ngày tham gia: Thứ 3 06/05/08 23:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa trong cách đặt tên của người Việt

Gửi bàigửi bởi NGUYENTHITRANGTHANH » Thứ 2 12/05/08 15:45

HCNandChocolate đã viết:Anh, chị và các bạn nghĩ sao về sự xuất hiện của những cái tên gồm cả tiếng Anh và tiếng Việt (Vd : Jimmy Nguyễn ...). Tại sao không sử dụng hẳn tên gọi theo một kiểu mà phải kết hợp cả hai ?

mình nghĩ trong cách đặt tên ấy đã nói lên nguồn gốc Việt kiều của họ , cái tên đó có ý nghĩa riêng đối với gia đình ấy (có khi để khoe,vì nó hay hay chỉ đơn giàn là để họ sử dụng khi giao lưu với người nước ngoài ) :)
Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Hình đại diện của thành viên
NGUYENTHITRANGTHANH
 
Bài viết: 86
Ngày tham gia: Thứ 3 25/03/08 17:26
Đến từ: VÄ©nh Long
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Văn hóa trong cách đặt tên của người Việt

Gửi bàigửi bởi SongBiec » Thứ 7 21/02/09 23:38

Xin kể một vài cái tên có thật để mọi người góp thêm ý kiến
(Tất cả chủ nhân của những cái tên này đều chưa quá 25 tuổi)

1. Trương Vô Kỵ (nam)
2. Nguyễn Nhất Vàng (nam)
3. Lê Đồng Tính (nam)
4. Nguyễn Hà Nguyễn (nam)
5. Dương Thúy Kiều (nữ)
6. Nguyễn Lin Đa (nữ, 100% Việt Nam)
7. Nguyễn Sương Nghi (nữ)
8. Lê Thị Kim Pho (nữ)
9. Nguyễn Thị Vẹn
10. Bách Khoa - Toàn Thư (2 anh em)
LÁ SÂN TRƯỜNG một thời áo trắng
SÓNG NGÀN KHƠI gửi đến muôn nơi
SongBiec
 
Bài viết: 156
Ngày tham gia: Thứ 3 04/03/08 12:14
Đến từ: Gia đình văn hóa K9
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa trong cách đặt tên của người Việt

Gửi bàigửi bởi to_ngoc_anh » Chủ nhật 22/02/09 21:29

Theo mình biết,khi cha mẹ đặt tên cho con,đa số đều có ý nghĩa và thường gắn liền với sựỉa đời của chính đứa con đó.chẳng hạn như tên của mình là Ngọc Ảnh.chữ "ẢNH" bắt nguồn từ chữ "ảo ảnh",vì khi mẹ mình mang thai,cứ nghĩ mình là một thằng con trai.nhưng khi sinh mình ra thì lại là đứa con gái.. còn một ý nghĩa khác nữa đấy,"ngọc ảnh" dịch ra nghĩa người hoa có nghĩa là một người tốt,người cao quí(ông nội mình nói vậy đó). :D
Nhưng ở quê của mình ,nhiều gia đình có quan niệm là đặt tên con thật xấu cho "dễ nuôi",có những tên rất ấn tượng như Trần Văn Đực,Nguyễn Văn Tèo,hay Đặng Thị Mít...
Nói chung,những cái tên đẹp hay xấu đều mang theo những ước muốn,ý nguyện của chính cha mẹ chúng ta dành trọn vào đó.
RANDOM_AVATAR
to_ngoc_anh
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 3 08/04/08 17:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa trong cách đặt tên của người Việt

Gửi bàigửi bởi Ngoc » Thứ 2 23/02/09 15:49

Trích:
Anh A là một giảng viên đại học về ngôn ngữ học nên rất tự tin trong việc tìm cho con một cái tên. Ngay khi vợ mang bầu, anh đã bắt đầu công cuộc tìm kiếm cái tên cho con. Với mong muốn con có một cái tên mà ai nghe thấy cũng phải “ngước nhìn” nên anh lôi từ điển Hán Việt ra tra nghĩa của các từ. Không tìm được cái tên nào ưng ý, anh tiếp tục vào mạng rồi liệt kê những nhân vật lịch sử của đất nước và thế giới. Cuối cùng càng tìm anh càng thấy rối, không biết chọn tên nào là hợp tình hợp lý nhất. Anh mang nỗi lòng ra thổ lộ với các đồng nghiệp và lấy ý kiến trưng cầu về những cái tên nhưng mỗi người một ý nên rút cuộc tới ngày sinh của vợ mà anh vẫn chưa chọn được cái tên nào. Lúc y tá gọi anh lên hỏi tên bé để viết giấy khai sinh, anh thật thà chưa biết đặt tên gì, chị y tá tủm tỉm cười rồi bảo: Sao phải cầu kỳ thế. Anh mong muốn con anh sau này như thế nào thì đặt tên là thế như muốn nó giỏi giang thì đặt tên là Tài, muốn nó đức độ thì tên là Đức... Nghe thấy vậy anh như tỉnh cả người và quyết định đặt tên con là Hiếu vì anh mong con sẽ hiếu thảo với bố mẹ và gia đình, là một người sống có tình cảm.

Trên thực tế, đặt tên cho con liên quan tới rất nhiều vấn đề như văn tự học, âm vần học, dân tộc học, sử học, văn hoá tông pháp và nhiều tri thức khoa học hiện đại, chính vì thế nó đã phát triển thành một môn mệnh danh học.

(nguồn: http://www.webtretho.com/home/news/view ... at-hay.htm)

Vấn đề của anh A là vấn đề của nhiều bậc cha mẹ trẻ hiện nay và cách giải quyết vấn đề cuối cùng cũng chính là cách ông bà, cha mẹ chúng ta vẫn làm từ ngàn xưa. Chỉ có điều (theo suy nghĩ chủ quan của tôi) ngày xưa các cụ vốn nho học uyên thâm nên đặt tên con rất hay, rất sâu sắc mà "rất ít đụng hàng" bằng chứng là có rất nhiều tên danh nhân như : Lý Thường Kiệt, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Nhật Duật, Trần Khánh Dư... Tiếc là hiện nay chúng ta tự hào văn minh phát triển gấp ngàn lần xưa nhưng văn hóa đặt tên lại không bằng. Những tên được cho là đẹp như: Đức, Hạnh, Mạnh, Thành, Dũng ... quá nhiều người chọn thành ra trùng nhiều, những tên lạ thì lai căng phim tàu (kiểu như Trương Vô Kỵ, Võ Mỵ Nương ..)vùng nông thôn thì tuy đã giảm nhiều nhưng cũng không hiếm Đực, Tèo, Mít, Khoai...
Đem vốn kiến thức lý luận về văn hóa học để lý giải "sự phát triển lùi" trong văn hóa đặt tên của người Việt như thế nào? Mong được các bạn chia xẻ ý kiến nhé!
RANDOM_AVATAR
Ngoc
 
Bài viết: 11
Ngày tham gia: Thứ 6 12/12/08 9:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến5 khách

cron