Mày có sợ tao không?

Chuyên mục này dành cho những vấn đề có thể cùng lúc liên quan đến trên một hoặc tất cả các nhóm chủ đề khác như: lý luận văn hoá học, văn hoá Việt Nam, văn hoá thế giới, văn hoá học ứng dụng...

Mày có sợ tao không?

Gửi bàigửi bởi ngungudainguyensoai » Thứ 4 23/07/08 21:25

[justify]Lang thang tren mạng, tôi gặp bài này, đọc qua thấy kinh hoàng quá. Nguồn tin tôi chưa thể kiểm chứng, post len đây để mọi người comment.
Nguồn: Blog Pham Tuong Van
http://blog.360.yahoo.com/blog-XJmzOmEz ... -?cq=1&p=3

Mày có sợ tao không? (kỳ 1)

Con cái chúng ta ở trong một làn sóng tị nạn mới, tị nạn giáo dục.” (nhà thơ Huy Tưởng)

Câu chuyện thứ nhất: “Thương cho rọi cho vọt”

Năm 2004, Cá Hồi gần 4 tuổi, được chuyển từ một trường đông đúc sang một ngôi trường mẫu giáo song ngữ có ½ giáo viên nước ngoài, ít học sinh, mẹ tin rằng con sẽ được chăm sóc tốt. Con đang khoái tiếng Anh, ở nhà con đã tự học bằng CD và rành rẽ khoảng 400 từ tiếng Anh. Đây là lần chuyển trường thứ ba. Sáng sớm con được đón tận cổng với một quả bóng màu đỏ: “Well come Salmon!” Con đáp lại và lúc lắc cái mông thật tròn hớn hở theo cô vào lớp.

Buổi chiều mẹ đón con, cô giáo hồn nhiên khoe: “Sáng nay cô hỏi: Các con có thương cô không?” Tất cả lớp đồng thanh “Dạ có”, riêng Cá Hồi nói: “Hông!”. Cô lại hỏi: “Các con có sợ cô không? “Cả lớp nói có”, riêng Cá Hồi vẫn lắc đầu: “Hông!” Cô bảo con chìa tay ra. Đét một cái vào tay, nó vẫn cười lắc đầu: “Hông!”. Đét mạnh hơn thì hơn run run nhưng vẫn lắc đầu. Cô lấy cái thước, vụt vào tay. Cái thứ nhất, cái thứ hai mạnh hơn, rổi cái thứ 3 mạnh hơn nữa. “Bây giờ đã sợ cô chưa?”.Con mếu máo: “Dạ rôôôô`i”. Mẹ hỏi cô: “Lúc đó cả lớp đang làm gì?” Cả lớp đang giờ ra chơi.” “Cá Hồi có đang đánh nhau hay quậy phá gì không?” “Không, bé ngoan và giỏi lắm chị ạ, bé biết nhiều hơn các bạn, mai em tính chuyển cháu qua lớp Pre”. Mẹ bị sốc đến nỗi không tức giận được nữa, định nói với cô nhưng phải kiềm chế, sợ cô mất hứng. Vả lại cô đang khoe với mẹ như một chiến tích, và còn có ý định ưu tiên “đặc cách cho bé” nên làm cho cô hiểu ra vấn đề một việc hoàn toàn vô vọng.

Mẹ quyết định tế nhị trao đổi với cô hiệu trưởng, và giám đốc điều hành - một người có bằng cử nhân về giáo dục tại Úc, với hy vọng họ sẽ đủ ý thức trách nhiệm và chuyên môn để uốn nắn các giáo viên hành xử đúng đắn mà không làm phương hại đến bọn trẻ. Họ xin lỗi, mong mẹ thông cảm, với lý do cô giáo từ trường công chuyển qua, còn giữ nếp cũ, cũng có thể do giáo dục gia đình, lúc nhỏ cô cũng bị... bố đánh, nhà trường sẽ uốn nắn tức thì.

Mẹ ra về với niềm hy vọng, hy vọng họ sẽ định hướng giáo viên, rồi giáo viên sẽ từng ngày từng ngày, giúp con sống nhân ái, biết phân biệt đúng - sai, yêu - ghét, uốn nắn con biết ghê sợ cái xấu chứ không phải khiếp sợ trước các ác.

Và mẹ phải trả giá đắt cho sự nhân nhượng của mình.

Nhưng hậu quả thì nửa năm sau mẹ mới biết:

Bởi ngay lúc đó, Ban Giám hiệu đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp với tất cả giáo viên trong trường, và cô giáo M bị khiển trách nặng nề không phải vì hành vi phản giáo dục nói trên mà vì “ngu ngốc vạch áo cho người xem lưng”. Phụ huynh không nên biết, vì họ không hiểu gì về giáo dục, mà tụi nhóc quen được cưng chiều này không răn đe là không xong, lớn lên sẽ làm loạn xã hội. Đánh nhưng phải đánh kín đáo để phụ huynh không thấy, đánh triệt để đến mức các bé không dám méc ba mẹ.

Cô giáo “sửa sai” bằng cách áp dụng rất triệt để phương châm này, không quên bonus thêm một chút trù dập “vì con mà cô bị phạt.”

Nghĩa là bình (tiền) mới mà rượu (chất lượng) vẫn cũ.

Kỷ luật của lớp thật đáng mơ ước: “Các con cho cô biết: cô Tấm có tốt bụng không? “Dạ tốt”. "Mẹ con Cám có ác độc không?" “Dạ ác!”. Ông Bụt có hiền từ không? “Dạ hiền”

“Minh Như?” “Thưa cô cho con uống nước!” “Ra ngoài rót nước uống!” “Dạ, con cám ơn cô!” “Bạn Tuấn Kiệt sao giơ tay?” “Thưa cô cho con đi ị” “Vào toa lét mau! Lần sau về nhà mà ị nghe chưa?” . “Cá Hồi!” “Dạ!” “Đọc bài thơ Chẳng đâu bằng chính nhà em* cho cô nghe coi!” Không thuộc bài, ra góc lớp, đứng im đó! Bạn nào thuộc giơ tay!” “Yến Nhi” “Giỏi lắm. Cả lớp cho bạn Yến Nhi một tràng vỗ tay!” “Cá Hồi! Ra đây. Mở tập cho cô coi!” “Cả lớp coi xem có được không? Chữ có giống con giun không?” “Dạ giống!” “Bê lêu bê lêu bê lêu!”. “Tuấn Kiệt! Rục cái tập này ra cửa sổ cho cô!”

Băng ghi âm của mẹ còn dài, nhưng mẹ phải tắt giữa chừng, vì đau lòng quá. Mỗi ngày học của con, mẹ phải trả hơn 100 ngàn. Để mấy tháng sau mẹ không nhận ra con mình nữa. Đêm con choàng dậy mấy lần, la hét như bị bóp cổ. Ngày con ngơ ngác, sợ sệt, gọi tên mấy lượt, con không thưa, cô gí sát mặt vào hỏi, con cũng không đáp. Cô tưởng con lỳ lợm, la thật to, con vẫn không đáp ứng, cô đánh, thì thấy quần con ướt sũng tự bao giờ, nước tiểu ướt loang mặt thảm!!! Cả lớp lại được hả hê vì một trận “bê lêu” tưng bừng…
Cô giáo sợ quá phải thông báo cho mẹ, nhưng đổ lỗi cho... bệnh viện: "chắc là ở nhà chị cho dùng nhiều kháng sinh".
Bác sĩ tâm lý nói con bị trầm cảm. Bức tranh con vẽ theo bài test của bác sĩ cho thấy con bị tổn thương rất nặng. Nhưng suốt quá trình đó, con không hề tâm sự với mẹ, dù ngày nào mẹ cũng hỏi, cả con lẫn cô. Thậm chí con cũng không dám đòi nghỉ học, đi học trễ một chút cũng bất an.

Đối diện sự thật, đau đớn quá, mẹ ôm con vào lòng hỏi: “Con có muốn chuyển trường khác không?” Con khóc. Con không muốn xa bạn Minh Lớn và Kim Anh, Minh chơi hay và bênh vực con, Kim Anh có đôi mắt nhung, dịu dàng lấy gối cho con ngủ.
Và con sợ phải lựa chọn.
Con ngơ ngác hỏi: “Trường nào cũng đánh hả mẹ?”

Mẹ cũng khóc. Mẹ không biết chuyển con đi đâu nữa cả.

Trường cũ quá đông, con bị bắt nạt, cô chẳng biết ất giáp gì, nhốt cả hai đứa vào… tủ, lại tiếp tục đánh nhau. Nhà trường mua thực phẩm rẻ ngoài chợ, mua gạo có 4 ngàn đồng /ký, còn lấy cơm nguội và đồ ăn cũ ra hấp lại cho các con ăn, con thỉnh thoảng lại bị tiêu chảy. Trường tiết kiệm, ngụy trang giấu 3 bếp than tổ ong trong nhà bếp suốt mấy năm trời, con và 5 bạn nữa bị suyễn mãn tính. Tất cả những điều này họ đều giấu dưới một vẽ mĩ miều, với những chứng nhận đỏ chói của từng đoàn thanh tra giáo dục, đến khi con bà bếp đến dọn vệ sinh cho công ty mẹ, hồn nhiên kể, mẹ mới hay.

Trường công, chương trình tẻ nhạt, cô giáo nào cũng có sẵn một cái thước rất dài. (Lớn lên một chút, không sợ roi thì sẽ có nhiều “đồ chơi” hơn như liếm ghế, hít đất, ký đầu, khám thân thể..) Kiểu giáo giục răn đe này sẽ đẻ ra 4 loại người (mức độ tăng nặng tùy theo hoàn cảnh): 1.láu cá - vụ lợi - ma cô, 2. táo tợn - hung hăng - côn đồ, 3. yếu đuối - bạc nhược - đớn hèn - vô cảm , loại thứ 4 là sự kết hợp quái đản của 3 loại trên.

Trường quốc tế dạy dỗ đàng hoàng nhưng nguy cơ biến con thành một cậu Tây con, nếu sau này lỡ mẹ đau ốm, kinh tế trồi trụt, con sẽ còn ngơ ngác bơ vơ và dễ tổn thương hơn. Con sẽ lưu vong ngay trên xứ mình, như cái cây không bám nổi một cọng rễ trên mặt đất.

Quả thực, mẹ không biết chuyển con đi đâu nữa cả. Mẹ quyết định tạm thời cho con “thất học”.

Gần hai năm trời, hai mẹ con chiến đấu với căn bệnh trầm cảm, mà căn nguyên của nó là nỗi khiếp sợ và sự hổ nhục mà cô giáo kiên nhẫn một cách lạ thường ngày ngày truyền đạt cho con.

Chiến đấu một cách hối hả để con kịp lành lặn trước khi bước vào tiểu học. Chiến đấu một cách đơn độc. Bởi cứ 10 người biết chuyện thì 9 người bảo mẹ thật dở hơi, vẽ chuyện, người thứ 10 im lặng, tế nhị chuyển sang chuyện khác.

Nhưng mẹ con mình chắc chắn không phải là 2 kẻ bất hạnh nhất trên đất nước này.


Tôi không dám post tiếp...
Xin vui lòng đọc tiếp kỳ 2,3 tại:
http://blog.360.yahoo.com/blog-XJmzOmEz ... ?cq=1&p=46[/justify]
Tôi trang trọng thề rằng: Tôi vô tích sự !
(Trích: Harry Porter)
RANDOM_AVATAR
ngungudainguyensoai
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 03/10/07 21:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Mày có sợ tao không?

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 5 24/07/08 20:11

Nhiều chuyện cụ thể quá nhỉ? Bàn tay còn có ngón dài, ngón ngắn. Chợ cũng có hàng thau hàng vàng. Nếu cứ đọc nhiều chuyện thế này thì người lớn còn trầm cảm chứ nói gì đến trẻ con.

Trường công, chương trình tẻ nhạt, cô giáo nào cũng có sẵn một cái thước rất dài. (Lớn lên một chút, không sợ roi thì sẽ có nhiều “đồ chơi” hơn như liếm ghế, hít đất, ký đầu, khám thân thể..) Kiểu giáo giục răn đe này sẽ đẻ ra 4 loại người (mức độ tăng nặng tùy theo hoàn cảnh): 1.láu cá - vụ lợi - ma cô, 2. táo tợn - hung hăng - côn đồ, 3. yếu đuối - bạc nhược - đớn hèn - vô cảm , loại thứ 4 là sự kết hợp quái đản của 3 loại trên.
Tương lai gần, nước ta sẽ toàn những người thuộc 4 loại này. Dự báo khiếp quá.

Cô phụ huynh này không viết xem các bạn học cùng Cá Hồi có trầm cảm hay tâm thần gì không nhỉ? Hay chỉ Cá Hồi không hoà nhập được mà thành ra như vậy? Cô giáo cũng cá biệt quá thể. Không biết các cô giáo mầm non như thế có nhiều không? Đọc ý kiến một chiều cũng khó mà khách quan được.
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Mày có sợ tao không?

Gửi bàigửi bởi bluesky » Thứ 5 16/04/09 8:52

Sao mới nghe qua mà thấy khiếp thế nhỉ! :cry:
Nếu đặt trường hợp tôi là đứa trẻ đó chắc sau này lớn lên khi nhớ về tuổi thơ của mình thì đó là một trong những cơn ác mộng hãi hùng nhất đời mà tôi phải trãi qua!!!không biết trước đó đứa trẻ có bị trầm cảm hay không nhưng thái độ cùng cách đối xử của giáo viên đã gây nên một ấn tượng không tốt đẹp về người lớn trong tư tưởng của trẻ thơ!thử nghĩ mà xem điều gì sẽ xảy ra nếu như ngay cả niềm tin vào đồng loại cũng bị đánh mất!
RANDOM_AVATAR
bluesky
 
Bài viết: 36
Ngày tham gia: Thứ 5 26/02/09 14:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Mày có sợ tao không?

Gửi bàigửi bởi trinhhiep » Thứ 7 23/10/10 22:01

"Trường công, chương trình tẻ nhạt, cô giáo nào cũng có sẵn một cái thước rất dài. (Lớn lên một chút, không sợ roi thì sẽ có nhiều “đồ chơi” hơn như liếm ghế, hít đất, ký đầu, khám thân thể..)"
Theo tôi thì cô phụ huynh ấy vơ đũa cả nắm. Tôi cũng nghĩ như bạn meohen, ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu. Bằng chứng là cháu gái tôi những ngày đầu vào lớp mầm non đã học ở một trường công ở quận 5 TPHCM, và anh chị tôi cũng như tôi đều vô cùng cám ơn các cô giáo, cô bảo mẫu ở đó. Nơi đó, các cháu được dành cho tình yêu thương chứ không phải là cây thước rất dài đâu. Bé đã có được một nền tảng tốt, về sau anh chị tôi về tỉnh công tác, bé đi học ở quê nhà, bây giờ, sau 2 năm mà bé vẫn nhớ tên các cô và nhắc các cô hoài (hiện giờ bé đang học lớp lá), và các cô giáo hiện tại đều khen bé ngoan, học giỏi, nhất là bé rất tình cảm!
Ta hãy sống với những ngày đáng sống
Không giận mừng, không oán ghét, sầu thương...
Hình đại diện của thành viên
trinhhiep
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 3 21/09/10 14:09
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Mày có sợ tao không?

Gửi bàigửi bởi vuhai2505 » Chủ nhật 24/10/10 0:40

Em thì từ khi bắt đầu học mẫu giáo cho đến hết cấp 2 , thì gần như là làm bạn với cây roi mây . Nghĩ lại những trận đòn nhừ tử , em vẫn còn thấy sợ . Nhưng nghĩ lại chút nữa, em phải cảm ơn những trận đòn ấy . Nhờ có những trận đòn ấy , em mới nhìn nhận ra được lỗi sai của mình và không dám tái phạm . Em không ủng hộ việc đánh đòn trẻ em nhưng cũng không bác bỏ nó. Phạt đúng tội , thưởng đúng lúc sẽ giúp trẻ hiểu được giá trị của việc trẻ làm hơn là chỉ dùng lời nói. Còn về bài viết , em nghĩ tác giả đã cường điệu quá mức . Trường công hay trường tư , trường quốc tế hiện nay đều có chất lượng khá tốt. Việc "Lớn lên một chút, không sợ roi thì sẽ có nhiều “đồ chơi” hơn như liếm ghế, hít đất, ký đầu, khám thân thể..)" chỉ là 1 số hiện tượng đặc biệt diễn ra rải rác ở 1 số trường . Không thể vì 1 số cá nhân mà đánh đồng cho tất cả các giáo viên đều không tốt .
RANDOM_AVATAR
vuhai2505
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 4 22/09/10 23:51
Đến từ: Truong THPT Ly Thuong Kiet
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến8 khách