Văn hóa đọc

Chuyên mục này dành cho những vấn đề có thể cùng lúc liên quan đến trên một hoặc tất cả các nhóm chủ đề khác như: lý luận văn hoá học, văn hoá Việt Nam, văn hoá thế giới, văn hoá học ứng dụng...

Văn hóa đọc

Gửi bàigửi bởi chuonchuonkim » Thứ 4 20/08/08 13:43

Văn hóa đọc, một vài cảm nhận

Văn hóa có nội hàm rộng lớn mênh mông - một khái niệm phức hợp, thế nhưng nó được thể hiện hàng ngày, rất gần gũi với mọi người chúng ta như văn hóa dân tộc, văn hoá lễ hội, văn hoá đô thị, văn hóa lối sống, văn hoá giáo dục... đã được mọi người thừa nhận. Thuật ngữ "Văn hoá đọc" là khái niệm mới được dư luận xây dựng lên, chưa có định nghĩa cũng như khái niệm nào nói văn hoá đọc là gì và nó như thế nào? Mặc dù vậy, theo thời gian cũng như sự phát triển của xã hội, thuật ngữ văn hoá đọc ngày càng được nói nhiều hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng và trở thành đề tài khoa học để nghiên cứu.

Trải qua hàng ngàn năm, việc đọc sách đã góp phần xây dựng con người văn minh, xã hội văn minh, truyền thống của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Để kỷ niệm về việc này, thế giới đã lấy ngày 23/4 là ngày thế giới đọc sách. Thế mới biết trong bộn bề công việc của cuộc sống, người ta vẫn dành cho văn hóa đọc một vị trí xứng đáng cho dù còn khiêm tốn. Ngày nay, văn hoá đọc đang được xã hội tôn vinh.

Tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, việc đọc sách của xã hội ta hiện nay đang có nhiều biến động.

Lười đọc sách

Tình trạng lười đọc sách ở tất cả các thành phần, lứa tuổi ngày một tăng trong khi xã hội đang rất cần tri thức. Hiện tượng này xảy ra đồng nghĩa với việc văn hoá nghe, nhìn đang có ảnh hưởng rất mạnh đến văn hoá đọc và công nghệ "mì ăn liền": đọc nhanh, đọc ngắn, đọc sách mỏng trở thành phổ biến.

Nhiều số cán bộ công chức thích dành thời gian qua mạng tìm kiếm thông tin vừa nóng, đa dạng lại cập nhật. Số lượng đọc cũng không đều, có người đọc nhiều, có người đọc ít. Theo điều tra xã hội học thì có đến 32,27% công chức chỉ dành có 30 phút một ngày cho việc đọc sách, còn tầng lớp cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ có trên 10% đọc sách 2 giờ một ngày, con số quả là rất ít.

Các đối tượng là sinh viên thì ngại đọc sách dày, sách kinh điển, sách lý luận. Có những cuốn như Tố Tâm, giá 2000 đồng/cuốn, Lão Tử 6000 đồng/cuốn... những cuốn sách có giá trị được "đại hạ giá" vẫn không được các bạn trẻ ngó ngàng. Cũng theo điều tra xã hội thì có đến 18,18% sinh viên chỉ đọc có 15 phút một ngày, trong khi chỉ có trên 33% là đọc 3 tiếng một ngày. Lý giải điều này, người ta cho rằng văn hoá nghe, nhìn đang lấn át khi chỉ cần nghe đài, xem tivi, nhấp chuột là các bạn có thể có mọi thông tin từ trong nước đến thế giới với muôn hình vạn nẻo những sự kiện, vấn đề đang diễn ra xung quanh.

Đối với các em học sinh, thiếu niên nhi đồng thì pháp luật việc đọc là một món ăn tinh thần rất bổ ích, nhất là sách tham khảo nâng cao kiến thức, truyện cổ tích, truyện tranh.... Nhưng giữa rừng sách hiện nay để chọn được cuốn sách hay và lý thú là điều không dễ dàng, thế mới biết số lượng sách nhiều, đa dạng, đẹp chưa hẳn đã hay nếu không bàn về chất lượng, tình trạng này cũng gây ra việc lười đọc ở đối tượng này.

Hậu quả của việc lười đọc sách

Như ta đã biết, sách là những tác phẩm cực kỳ quý do trí tuệ cao cả của con người tạo nên được cô đọng, đúc rút qua thời gian và sự phát triển của nhân loại. Việc lười đọc sách, đọc không đều trong xã hội ta hiện nay để lại 2 điều lớn nhất:

Một là, sự thiếu hụt tri thức đối với tầng lớp sinh viên. Việc dành thời gian quá ít ỏi cho việc đọc đã khiến họ không có chiều sâu tri thức, lười vận động, thiếu tìm tòi, và đây là một nguy cơ xấu đối với sự phát triển của một xã hội.

Hai là, sự lười đọc của một số cán bộ công chức họ đã làm họ hổng nhiều kiến thức. Với lối “tầm chương trích cú” chỉ đến thư viện hay lùng tìm sách cần thiết khi phải viết một ban báo cáo, một bài phát biểu, làm đề tài… đã khiến họ mất dần sự sáng tạo, không có tinh thần đổi mới, khả năng lý luận kém và không sâu. Một số công trình khoa học nếu làm theo kiểu đó sẽ thiếu thực tế và không áp dụng được vào thực tiễn, gây tốn kém, lãng phí cho Nhà nước và ngân sách quốc gia.

Đổ lỗi cho văn hoá đọc đang bị văn hoá nghe, nhìn lấn lướt, tôi cho rằng không đúng như vậy. Với sự phát triển của thời đại văn minh công nghệ cao, văn liệt hoá đọc phải chia sẻ với văn hoá nghe nhìn và với Intemet. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng phát triển theo. Ngày xưa ông cha ta học hành đều qua sách vờ, thì ngày nạy chúng ta học ở rất nhiều phương tiện. Việc đọc để học muôn thuở không bao giờ mất đi, trái lại nó phải là một nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân con người và toàn xã hội. Không có nhà bác học thiên tài, không có nhà chính trị lỗi lạc nào chỉ dựa vào tài năng của mình để thành đạt mà không qua việc đọc sách.

Giải pháp nào cho vàn hóa đọc

Vậy phải có giải pháp gì để để văn hoá đọc ngày càng được tôn vinh. Đó là một câu hỏi lớn và cần thực hiện ngay đối với người viết sách, đặc biệt là người làm sách và phát hành đề sách hay, bổ ích đến được tay bạn đọc.

Trước hết, cần phải hình thành thói quen đọc sách cho mỗi người, có phương pháp đọc sách và dần hình thành lòng ham mê đọc sách ở mọi tầng lớp nhân dân, điều này tự bản thân mỗi người phải tự rèn luyện.

Thứ hai, cần phải nâng cao chất lượng sách, bằng các phương tiện truyền thông, Đảng và Chính phủ nên đầu tư mạnh hơn cho hoạt động thư viện của quốc gia để định hướng cho công chúng đọc sách, phổ biến sách và văn hoá đọc trong nước.

Thứ ba, nâng cao vai trò của ngành xuất bản, đây là yếu tố quan trọng nhất để độc giả tìm lại với văn hoá để đọc, bởi lâu nay, vai trò của ngành xuất bản và phát hành đối với thị trường sách vẫn còn vô cảm khi bị chi phối của nền kinh tế thị trường. Nhiều tác phẩm hay thực sự, có sức cuốn hút' và mang hơi thở thời đại hầu như ít có, ngoại trừ năm vừa qua cỏ một vài cuốn như: Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Mãi mãi tuổi hai mươi, phát hành tới mấy trăm nghìn bản sách tạo nên bước đột phá mới trong làng văn học Việt Nam khoảng 10 năm trở lại đây. Một số cuốn khác của làng văn học trẻ cũng tạo nên sự ồn ào trong dư luận song lại lắng xuống vì chưa đạt đến giá trị đích thực và sức cuốn hút đối với độc giả. Điều này xảy ra làm mất cảm hứng và thói quen đọc sách ở mỗi người và bắt buộc họ phải tìm đến những loại hình giải trí khác.

Việc hạ giá thành sản phẩm cũng đòi hỏi ngành xuất bản phải chung tay gánh vác, khi đối tượng mua sách đa số các bạn trẻ, nhưng giá sách quá cao làm họ phải đắn đo giữa một bên là sự mưu sinh, và tiền đầu tư cho sách. Gần đây việc quảng bá sách và các buổi tọa đàm tôn vinh văn hoá đọc đã được tổ chức thường xuyên ở các báo, đài, chương trình truyền hình chào buổi sáng của VTV1 có hẳn một chuyên mục Mỗi ngày một cuốn sách, nhằm giới thiệu những cuốn sách hay, có giá trị đến với độc giả. Tháng 01, năm 2006 vừa qua, Vụ Xuất bản, Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương tổ chức một buổi tọa đàm về Văn hoá đọc phục vụ cho đề tài Văn hoá đọc của Ban, đã đón nhận nhiều ý kiến khác nhau về tình hình văn hoá đọc của người Việt Nam hiện nay và các khó khăn của ngành xuất bản khi phái cạnh tranh khắc liệt với cơ chế thị trường dẫn đến giá sách quá cao so với thu nhập của người dân. Sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động thư viện cần đẩy mạnh hơn, nhất là ở vùng sâu vùng xa, không có đủ phương tiện cũng như sách để phục vụ bạn đọc, nhằm khắc phục tình trạng lười đọc hiện nay, đặc biệt là sự thờ ơ, lạnh lùng với văn hoá đọc ờ giới trẻ, đồng thời tìm ra giải pháp để đưa vân hoá đọc lên một tầm cao mới, hình thành một xã hội học tập. Tin chắc rằng, văn hoá đọc sẽ có một tương lai tốt đẹp hơn.

Mỹ Linh
Tạp chí Sách & đời sống

Nguồn: http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa ... _cam_nhan/
Chuồn chuồn kim bé nhỏ, lặng lẽ bay trong chiều vàng...
Hình đại diện của thành viên
chuonchuonkim
 
Bài viết: 110
Ngày tham gia: Thứ 6 20/06/08 14:05
Đến từ: Bờ ao nhà mình
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đọc sách hiệu quả

Gửi bàigửi bởi chuonchuonkim » Thứ 4 20/08/08 13:46

Cách đọc một cuốn sách khó

Thưa tiến sĩ Adler,

Nói thật với ông, tôi nhận thấy những cuốn sách gọi là vĩ đại rất khó đọc. Tôi sẵn lòng tin lời ông rằng chúng vĩ đại. Nhưng làm sao tôi có thể đánh giá cao sự vĩ đại của chúng nếu như đối với tôi chúng quá khó đọc? Ông có thể cho tôi vài gợi ý hữu ích về cách đọc một cuốn sách khó không?

I.C.

I.C. thân mến,

Nguyên tắc đọc quan trọng nhất là nguyên tắc mà tôi cứ nói đi nói lại với nhóm nghiên cứu về những tác phẩm lớn của tôi: Trong khi đọc một cuốn sách khó lần đầu tiên, cứ đọc nó một mạch không dừng lại. Hãy chú ý đến những gì anh có thể hiểu, và đừng dừng lại vì những gì anh chưa nắm bắt được ngay lập tức. Cứ làm như vậy. Đọc một mạch cuốn sách không nản lòng vì những đoạn, những chú thích, những luận điểm, những tham khảo mà anh không nắm bắt được. Nếu anh dừng lại ở bất kỳ những chướng ngại này, nếu anh cứ trì hoãn, anh sẽ thất bại. Trong hầu hết các trường hợp, anh sẽ không thể giải đáp được sự việc bằng việc bám lấy nó. Anh có cơ hội hiểu nó nhiều hơn qua lần đọc thứ hai, nhưng điều đó đòi hỏi anh phải đọc cuốn sách một mạch trong lần đầu.

Đây là phương pháp thực tiễn nhất mà tôi biết để bẻ gãy vỏ bọc của một cuốn sách, để có được cảm tưởng khái quát về nó, và chấp nhận cấu trúc của nó một cách nhanh chóng và dễ dàng như có thể. Anh càng lần lữa trong việc tìm hiểu nghĩa tổng thể của một cuốn sách, anh càng lâu hiểu nó. Đơn giản là anh phải hiểu biết tổng thể trước khi anh có thể xem xét những phần trong phối cảnh thực của chúng – hoặc trong bất kỳ phối cảnh nào.

Giá trị của Shakespeare bị phá hỏng vì bao thế hệ học sinh trung học bị buộc phải nghiên cứu kỹ Julius Caesar, Hamlet, hoặc Macbeth từng cảnh một, tra cứu tất cả những từ quá mới mẻ đối với họ, và học tất cả những chú thích quá chuyên môn. Kết quả là họ không hề thực sự đọc vở kịch. Thay vào đó họ bị kéo lê qua nó, từng chút một, qua nhiều tuần lễ. Đến khi họ tới phần cuối vở kịch, chắc chắn họ đã quên mất phần đầu. Lẽ ra người ta nên khích lệ họ đọc vở kịch một mạch. Chỉ có như thế họ mới hiểu chút ít về nó và khiến họ có thể hiểu nó nhiều hơn.

Những gì anh hiểu khi đọc một mạch cuốn sách từ đầu đến cuối – thậm chí nếu chỉ năm mươi phần trăm hay ít hơn – sau đó sẽ giúp anh có thêm nỗ lực trở lại những nơi anh đã qua trong lần đọc ban đầu. Thực ra anh sẽ đi giống như bất kỳ người lữ hành nào trên những đoạn chưa biết. Đã từng đi qua địa thế đó một lần, anh sẽ có thể khám phá nó lại từ những lợi thế mà trước đó có thể anh chưa biết. Anh sẽ ít có khả năng nhầm những con đường phụ với con đường chính. Anh sẽ không bị những bóng mát lúc giữa trưa đánh lừa, bởi anh sẽ nhớ lại chúng ra sao lúc mặt trời lặn. Và bản đồ trong tâm trí mà anh đã lập ra sẽ chỉ tốt hơn những thung lũng và núi đồi là tất cả bộ phận của một phong cảnh như thế nào.

Không hề có phép thần thông nào về việc đọc nhanh lần đầu. Nó không thể đạt được kết quả tốt và chắc chắn không thể được coi như một cách thay thế cho việc đọc cẩn thận đáng dành cho một cuốn sách hay. Nhưng việc đọc nhanh lần đầu làm cho việc nghiên cứu cẩn thận dễ dàng hơn nhiều.

Thực tiễn này giúp anh giữ được sự nhạy bén trong khi lao vào một cuốn sách. Đã bao lần anh mơ mộng theo cách của anh qua hết trang này đến trang khác để khi tỉnh dậy trong đầu anh không có một ý tưởng nào về nơi anh đã qua? Điều đó có thể xảy ra nếu như anh để mình tự trôi một cách thụ động suốt cuốn sách. Chưa ai từng hiểu được gì nhiều theo cách ấy. Anh phải có một cách nắm bắt mạch chung.

Người đọc tốt luôn tích cực trong mọi nỗ lực để hiểu. Bất kỳ cuốn sách nào cũng là một vấn đề, một điều bí ẩn. Thái độ của người đọc phải là thái độ của một thám tử tìm kiếm những manh mối đi vào những ý tưởng cơ bản và nhạy bén với tất cả những gì làm cho chúng rõ ràng hơn. Nguyên tắc về việc đọc nhanh lần đầu giúp duy trì thái độ này. Nếu bạn theo cách đó, bạn sẽ ngạc nhiên khi thấy mình tiết kiệm được bao nhiêu là thời gian, bạn sẽ hiểu thấu đáo hơn biết bao nhiêu, và nó sẽ dễ dàng hơn biết bao nhiêu.

Nguồn: http://chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa ... _sach_kho/
Chuồn chuồn kim bé nhỏ, lặng lẽ bay trong chiều vàng...
Hình đại diện của thành viên
chuonchuonkim
 
Bài viết: 110
Ngày tham gia: Thứ 6 20/06/08 14:05
Đến từ: Bờ ao nhà mình
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Đọc sách hiệu quả

Gửi bàigửi bởi chuonchuonkim » Thứ 4 20/08/08 13:48

Đọc sách thời bận rộn

Nhà báo Công Khanh có thói quen đọc sách mọi nơi mọi lúc. Với anh, đọc sách khi đang ngồi xe đò, khi đang chờ tàu ở sân ga, thậm chí đọc khi ngồi sau người bạn trên xe máy trong một hành trình dài... cũng là điều bình thường. Và với anh, đọc sách thời bận rộn chính là giành lấy từng mảnh thời gian rảnh hiếm hoi.

Trong một cuộc nói chuyện với trại sáng tác văn học Phật giáo TP.HCM, nhà nghiên cứu Huỳnh Ngọc Trảng chia sẻ cách đọc sách hiệu quả là đọc theo từng chủ đề. Đây là cách tận dụng thời gian và sắp xếp các loại kiến thức trở nên “ngăn nắp” hơn trong hành trình đọc sách của một người.

Tuy nhiên, thế giới thông tin ngày nay đang nhấn chìm người đọc trong sự thụ động, khi việc đọc là không thể thiếu đối với doanh nhân, nhà báo hay bất cứ ai đang sống và làm việc trong môi trường giao tiếp hiện đại.

Do vậy, xu hướng tích lũy kiến thức bằng nhiều cách đọc là tất yếu. Nhà văn hiện đại người Anh Geraldine Collinge cho rằng đọc truyện trước công chúng sẽ là một cách chia sẻ hiệu quả nhờ vào số đông, trong khi Nguồnnhiều người cho rằng tự mình nghiền ngẫm các loại sách thuộc đề tài mình quan tâm sẽ hiệu quả hơn.

Thời gian dành cho sách là yếu tố quyết định khi lịch làm việc ngày càng dày đặc. Nhiều người đã xếp việc đọc sách vào loại “kỷ luật bản thân”, như cây bút trẻ Thiên Ngân tự dành cho mình mỗi ngày ba tiếng đồng hồ để đọc và trao đổi thông tin trên mạng. Hoặc như nhà văn kiêm nhà báo Nguyễn Danh Lam dành thời gian nửa đêm về sáng mỗi ngày để đọc và viết.

Đọc sách để tích lũy kiến thức cho công việc phải kể đến nhà báo Công Khanh. Tủ sách nhà anh được “cơi nới” liên tục theo quá trình hệ thống kiến thức của anh. Từ lĩnh vực dinh dưỡng, kiến trúc, khoa học hiện đại, nghiệp vụ báo chí… anh nghiên cứu sâu rộng nhờ tranh thủ tối đa thời gian.

Đọc sách hiệu quả còn phụ thuộc khả năng biết chọn lựa các sách tin cậy. Điều này càng cần thiết hơn khi thế giới sách ngày một đa dạng, trùng lặp và chất lượng các ấn phẩm đang chênh lệch nhau rất lớn.

Dịch giả Phạm Viêm Phương có lần than phiền rằng ngay trong các tác phẩm của Kafka được dịch ở Việt Nam chất lượng cũng khác nhau. Và nếu không cẩn thận xem xét chất lượng bản dịch, có khi niềm yêu thích một tác giả quen thuộc lại khiến ta mất tiền mua một quyển sách tồi.

Với thế giới kỹ thuật số, khái niệm “đọc sách” không chỉ là đọc từ trang giấy. Một lượng lớn bạn đọc hiện đại đang hướng đến cách cập nhật kiến thức từ mạng Internet và sách điện tử. Anh bạn làm cán bộ viện văn hóa thông tin cho biết hiện nay số sách điện tử bao gồm từ điển, sách nghiên cứu, tra cứu, sách nghiệp vụ… của anh đã có hơn 4 Gb trong máy tính.

Tương tự thế, Phạm Lanh - chuyên gia về marketing - cho biết nơi cung cấp kiến thức hiệu quả cho công việc của anh là Internet. “Mạng Internet là quyển sách khổng lồ hiện nay, ta có thể tìm đọc rất nhiều điều từ đó” - Lanh nhấn mạnh.

Ông Lý Trường Chiến - trưởng đại diện tạp chí Trí Tri - cũng lý giải cho chọn lựa của mình: “Tôi đọc sách bất cứ lúc nào và ở đâu. Trong thời gian biểu mỗi ngày tôi đọc sách vào lúc chiều tối. Với tôi, đọc sách không chỉ là tiếp thu kiến thức của người đi trước, tôi còn có thể từ đó tạo khả năng tự phản biện mình và phản biện tác giả.

Khi đọc sách, người ta có khả năng tư duy tốt hơn khi nghe nhìn. Vì đọc sách có thể dừng lại và suy nghĩ, nghe nhìn phim ảnh thì không thể bởi nội dung cứ trôi qua trôi qua. Tôi để ý và lấy làm thú vị khi biết trong những lần nói chuyện, Bill Gates luôn nói đến việc đọc sách, đề cập đến việc đọc sách như một cách bổ sung kiến thức”.

Nếu hiểu đọc sách theo nghĩa tích lũy kiến thức một cách trực tiếp thì thầy giáo Nguyễn Đức Thạch ở Phan Rang có cách “lấy” kiến thức từ việc theo dõi các chương trình game show có tính chất trí tuệ trên truyền hình. Nhiều học trò của thầy bắt đầu từ tinh thần học tập đó mà có thói quen tích lũy kiến thức từ mọi tình huống trong cuộc sống.

Một số địa chỉ website đọc sách online:
http://www.nxbtre.com.vn/;
http://www.fahasasg.com.vn/;
www.chungta.com;
http://www.vnthuquan.net/;
http://www.docsach.net/;
www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/; www.nhanvan.com/docsach.htm; www.thanglongdl.com/vbb/archive/index.php/f-34.htm
(đây là câu lạc bộ đọc sách của cựu học sinh Trường chuyên Thăng Long)


Lam Điền
Tuổi Trẻ Online

Nguồn : http://chungta.com/Desktop.aspx/PT-KyNa ... i_ban_ron/
Chuồn chuồn kim bé nhỏ, lặng lẽ bay trong chiều vàng...
Hình đại diện của thành viên
chuonchuonkim
 
Bài viết: 110
Ngày tham gia: Thứ 6 20/06/08 14:05
Đến từ: Bờ ao nhà mình
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa đọc

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Thứ 4 20/08/08 14:00

Dạy cách đọc

Nhiều nhà văn hoá thường hay lo lắng những chuyện tày đình, ít khi nghĩ đến những tiểu tiết. Chẳng hạn, các vị thích bàn chuyện đọc sách với nội dung cao siêu tới đâu, cách thức nhấm nháp nghệ thuật biểu đạt sách vở, nhưng ít khi chú ý đến chuyện dạy cho học sinh và sinh viên biết cách đọc.

Trước hết, có chuyện về sinh lý của con mắt khi ta đọc. Con mắt ta hoạt động như thế nào khi chúng ta đọc sách? Không ít người cho rằng con ngươi mắt ta cứ lừ lừ mà hến từng tiếng rồi đọc cho đến hết. Thực ra thì không phải vậy. Người ta đã quay phim cách đọc của người đọc giỏi thì thấy rằng con ngươi mắt nhảy từng bước theo dạng chữ, mỗi lần nhảy thì nó tóm gọn một cụm 3 tiếng hoặc 4 đến 5 tiếng. Còn điều này nữa cũng lạ, ấy là bước nhảy của con ngươi từ dòng trên xuống đầu dòng dưới sẽ không rơi vào tiếng đứng ở đầu dòng, mà vị trí rơi của con ngươi mắt ta sẽ vào tiếng thứ hai hoặc thứ ba.

Sinh lý của con mắt khi ta đọc là những bước nhảy như vậy thế nhưng các giáo viên dạy lớp 1 lại cứ bắt con trẻ lấy ngón tay trỏ đi di vào từng chữ để đọc. Có cô giáo đi thi dạy giỏi lại còn "sáng tạo” cung cấp cho mỗi em một cái que thật đẹp để các em dùng que chỉ chỏ vào từng tiếng mà đọc. Các nhà tổ chức thi dạy đọc tiếng Việt cũng không khi nào uốn nắn cách dạy theo lối "bắn tốc độ” ở đường cao tốc như vậy. Sự chăm chút của giáo viên với cái que chỉ chỏ từng chữ khi đọc đã làm cho chiếc xe đọc của các em bị “bó phanh”.

Người ta còn đó được cả phần năng lượng tiêu thụ cho mỗi bước nhảy của con ngươi mắt khi ta đọc. Năng lượng tiêu phí cho mỗi bước nhảy đó tương đương với năng lượng cho một bước leo núi. Một ngày đọc sách 8 giờ, không tính đến năng lượng tiêu tốn cho chuyện suy nghĩ về nội dung, chỉ tính riêng chuyện những bước nhảy sinh lý của con ngươi mắt cũng tiêu phí năng lượng tương đương với 40 dặm leo dốc. Thảo nào, đọc sách cũng mệt!

Tuy biết rõ sinh lý của mắt khi đọc, nhưng không phải ai ai cũng đọc giỏi ngay. Vì thế, người ta chia ra ba trình đọ. Loại kém nhất để cho con ngươi dịch chuyển chậm và đọc từng tiếng. Loại cao hơn thì đọc từng cụm tiếng . Và loại "siêu” hơn nữa thì còn biết đọc lướt nghĩa là đọc những từ khoá nằm cả theo chiều đọc lẫn chiều ngang của trang báo hoặc trang sách. Học sinh lớp 1 theo chương trình cải cách không được phép đánh vần hoặc đọc theo kiểu ê a, càng không bao giờ cho chỉ ngón tay mà đọc, nên sau khi học hết học kỳ I nhiều em đạt tốc độ đọc mỗi phút 60 tiếng. Tốc độ đó còn tăng hơn nhiều nếu vừa đọc đúng cách và vừa đọc với hứng thú về nội dung. Tài liệu của John Francis Mckey cho biết, trong thời gian dùng cà phê và ăn điểm tâm buổi sáng, Tổng thống Kennedy đọc được 25 nghìn chữ.

Nhưng làm thế nào để đọc nhanh cỡ ông Kennedy? Đọc báo chí, thì học cách chú ý đến những tít lớn, sau đó đến những phần in đậm, sau đó mới lướt vào nội dung bên trong mỗi bài nếu ta quyết định đọc nốt. Tiếc rằng nhà trường phổ thông của ta hiện vẫn còn coi việc đọc báo như một công việc tuỳ thích, chưa có hướng dẫn cách đọc như vừa nêu.

Còn với sách, dĩ nhiên là sách nghiên cứu, thì cần huấn luyện cách đọc theo 4 bước như sau cho học sinh trung học và sinh viên.

Bước 1 : Đọc nhanh mục lục, đọc lướt tên các chương để biết cấu tạo cuốn sách. Người ta khuyên nên giới hạn công việc này trong vòng 5 phút. Nếu quyết định đọc tiếp, thì sang bước 2.

Bước 2: Đọc các câu mở đầu và những câu kết luận mỗi chương. Bên trong mỗi chương thì đọc nhanh những câu đầu và câu kết của các đoạn. Thời gian cho mỗi chương là 3 - 4 phút. Đánh dấu bằng bút màu những chỗ cần chú ý. Nếu thấy cần tiếp tục thì sang bước 3.

Bước 3: Tiếp tục đọc cả cuốn sách hoặc chọn những chương có giá trị cho công việc tìm kiếm thông tin của mình để đọc kỹ hơn.

Bước 4: Tóm thông tin là những ý tưởng ở cả cuốn sách hoặc ở những chương sách đã được đánh dấu. Tự mình tranh cãi về nội dung của những điều đã lựa chọn cho riêng mình. Suy nghĩ và tìm tài liệu liên quan.

Học cách đọc theo 4 bước như thế liên quan đến động cơ và hứng thú đọc. Động cơ và hứng thú không phải là cái có sẵn mà là cái được hình thành dần. Nói như Nhà toán học Nga Markushevich, ta đọc, ta đọc mãi, và đọc cho tới khi ta tìm ra cuốn sách ngỡ đâu như tác giả viết riêng cho ta đọc.

Muốn đạt được trình độ đọc sách như thế, cần dạy cách đọc như là sự đi tìm điều mình không chờ đợi trong cuốn sách đang đọc. Cái bất ngờ không chờ đợi đó chính là thông tin, nhưng không phải là thứ thông tin chung chung, mà là thông tin gây hứng thú. Tất nhiên, thông tin phải nhằm giải quyết một công việc, và một lần nữa ta lại thấy thái độ học hờ hững, học cho qua ngày, học mà không biết học xong mình sẽ làm gì, thì làm sao có nổi động cơ và hứng thú đọc sách?

Phạm Toàn
Theo Tạp chí Người đọc sách

Nguồn: http://chungta.com/Desktop.aspx/PT-KyNa ... _cach_doc/
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Văn hóa đọc

Gửi bàigửi bởi sactigon » Thứ 6 20/02/09 21:17

Vấn đề tạo cho mỗi người có thói quen đọc sách không phải dễ với cách giảng dạy theo lối mòn xưa cũ của các giáo viên từ cấp dưới. Ngay bản thân của nhiều người cũng không tự tập cho mình cách đọc đạt hiệu quả. Nhưng cũng có nhiều người từng tự ý thức thử tập luyện cho mình thói quen đọc sách đạt hiệu quả nhưng kết quả đạt được là sự chán nản, ngại đọc sách đặc biệt là các quyển sách dày. Đọc là để lấy tri thức cho bản thân chứ không fải đọc qua loa. Có người đọc rất nhanh nhưng khi hỏi lại đã góp nhặt được kiến thức gì về quyển sách đã đọc thì họ chẳng nhớ gì. Cách đọc như đã nói trên chỉ phần nào giúp ta đọc nhanh theo kiểu đối phó chứ chưa tích lũy được kiến thức cung cấp trong mỗi quyển sách. Còn đọc và gạch ý chính thì rất tiện cho vấn đề nắm sơ lược nhanh vấn đề nhưng liệu nó có mang tính đối phó khi cần kiến thức phần nào đó không thôi. Còn sau khi hoàn thành bài viết hay bài báo cáo thì không còn đọng lại chút gì trong trí nhớ. Vì vậy, tôi thiết nghĩ nên có một cách đọc sách vừa nhanh vừa hiệu quả về lượng kiến thức tích lũy được thì thói quen đọc sách sẽ không có gì khó khăn tạo lập được
Điều quan trọng ko phải vị trí ta đang đứng, mà ở hướng ta đang đi.
Hình đại diện của thành viên
sactigon
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 4 18/02/09 11:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến7 khách

cron