Kính chúc các Thầy Cô sức khoẻ, hạnh phúc

Đây là nơi để các học viên của Trung tâm cùng các HVCH, NCS, SV của Khoa thổ lộ, trao đổi những suy nghĩ, tâm tư của mình về ngành và nghề văn hoá học: từ những bỡ ngỡ ban đầu, thực tế trải nghiệm, ích lợi và cả những hạn chế của nó...

Kính chúc các Thầy Cô sức khoẻ, hạnh phúc

Gửi bàigửi bởi TuyetNgan » Thứ 6 16/11/07 22:55

Sắp tới ngày 20-11, ngày lễ hiến chương các nhà giáo, chúng em kính chúc các Thầy Cô mạnh khoẻ, hạnh phúc và thành công!
RANDOM_AVATAR
TuyetNgan
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/04/07 22:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Kính chúc các Thầy Cô sức khoẻ, hạnh phúc

Gửi bàigửi bởi ntmt » Thứ 7 17/11/07 19:51

Ở cơ sở Tân Phú - Thủ Đức , lớp sv VHH đã trang trí một bảng tin dành để chào mừng Ngày 20-11 , cũng khá đẹp ( đây chỉ là nhận xét chủ quan của một trong những người đã trang trí nó thôi :) ). Tiếc là thầy cô mình ít xuống đó , em định chụp hình để post lên nhưng máy ảnh có vấn đề rồi , tiếc thật !
Ngày 20-11 sắp đến , em chúc thầy cô của bộ môn VHH luôn mạnh khoẻ , vui vẻ và trẻ trung ( cả về tuổi tác lẫn tinh thần ấy ạ ! ) .
[Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi.]
Hình đại diện của thành viên
ntmt
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 7 15/09/07 19:33
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Kính chúc các Thầy Cô sức khoẻ, hạnh phúc

Gửi bàigửi bởi ngocthem » Thứ 2 19/11/07 16:34

Tôi có nhận được một bài viết khá cảm động của một trò cũ, nay đang ở xa. Tôi đã xin phép bạn ấy post lên đ6ay để chúng ta cùng đoc.

Kính gửi Thầy nhân ngày 20-11, Thầy đọc chơi nhé Thầy !

Ngày 20-11, chắc hẳn đây không phải là duy nhất một ngày để kẻ đi qua dòng sông trí thức tri ân những người đưa đò, những thầy cô dẫn dắt bao thế hệ vững vàng đi vào cuộc sống. Thầy cô ơi, trong một ngày những đứa học trò cả nước đang nghiêng mình nói tiếng tạ ơn. Xin hãy cho con được một lần nữa gửi đến thầy cô lòng kính yêu và lời cảm ơn chân thành nhất.

Con sinh ra một vùng quê nghèo heo hút, những chữ đầu tiên siêu vẹo được nắn đút lên từ bàn tay của mẹ hiền. "Mẹ, cầm tay, cầm tay con đi" , những con chữ viết ra khi mẹ nắm chặt tay con sao mà đẹp và hiên ngang đến vậy. Mãi đến bây giờ, hình như không có mẹ, con vẫn chưa viết được những chữ đẹp như xưa. Rồi con học mẫu giáo, cô giáo Mẫu thật hiền dạy con hát "Chiếc khăn tay". Con vẫn nhớ ở lớp con nhỏ nhất và thường không kẻ được hàng tập viết. Con không vào lớp một, vì con đã có một ông Thầy cây cao bóng cả ở nhà. Con học theo những quyển sách chưa cải cách cha chỉ dạy dưới ngọn đèn dầu chụp lên cái chụp giấy từng đêm, và ngang nhiên, con vững bước vào học lớp hai cô giáo Tuyết. Trường ở sát nhà, con học cô Lẻ, rồi Thầy Khắng, Thầy Hưng, ra chơi trống đánh "thùng" con đã tót về ghì lấy mẹ. Rồi trường ở xa, con vắt vẻo trên cái xe đạp cà tàng khi với cha khi với anh Hai, chào cờ cỏ may ghim đầy cái quần đen ống rộng. Con không nhớ rõ những quyển sách thầy Khương đã cho con mượn đọc. Chỉ biết rằng con ngấu nghiến tất cả những sách ở nhà, và tha thẩn mượn về thêm. Đi thi trường Huyện, con xanh mặt bước qua cây cầu Ván cao nghều. Học trò nhà quê là thế. Cái áo dài thêng thang Cô Thu Phượng may cứ để mặc hết năm này rồi hết năm sau. Những chữ anh văn có âm đọc buồn cười làm con cứ khục khặc trong lớp của Thầy Sương để thầy bực mình kêu con ra nghiêm nét mặt. Rồi Thầy Thái, thầy Trường, Thầy Sang, cô Mai, cô Thu, Thầy Đài, cô Đẳng… Ở cái trường quê sâu hun hút, thầy trò nghèo càng thiếu thốn bao nhiêu. Ngày đó, trường quê con không có phòng thí nghiệm, không có Lab nghe nhìn. Con vẫn từng ngày theo đó lớn lên. Trường quê có những học trò học ngụp lặn theo mùa nước lũ. Giáo viên chủ nhiệm chống xuồng đi động viên hì hục những cuối tuần. Trường quê không có hàng rào để lớp chín sắp xa trường bọn học sinh vèo qua cửa sổ rũ nhau leo núi đi hái trộm đào. Nhưng trường quê là cái bàn đạp vững vàng đưa bao lớp học trò đến với một xã hội rộng thênh thang.

Vào lớp mười vẫn với với cái áo dài rộng quịch, con luống cuống không biết treo cái nón lá ở đâu. Những buổi học đầu, ngồi thụp xuống cho bớt cao để được cô Hân xếp vào ngồi bàn nhất. Những Cos những Sin với thầy Tuyền con chợt nhận ra có những điều mình chưa bao giờ được học. Nỗi lo học trò vùng sâu không ít lần tràn ướt bờ mi. Trọ học xa nhà, cơm nước xong co giò trên xe đạp vù vù lướt qua dòng người xe tấp nập. Ngày đó con nhát lắm, bởi thấy ở ngôi trường tỉnh cao to này thầy cô cũng thật uy nghiêm. Nhưng trong con sẽ mãi không quên được những ngày tròn xeo mắt lắng nghe những bài giảng của Cô Thầy. Cô Năm, cô Tuyết Lệ, cô Thu An, cô Bạch Phượng, thầy Châu, thầy Hòan, thầy Tuấn, thầy Đoan, cô Phước…Môn Tóan, môn Anh, rồi Lý, Hóa, Địa, Sinh, Văn… Qua từng con chữ, từng buổi giảng bài thầy cô đã bồi đắp cho bao đôi vai có ước mơ và nhiều hòai bão với đời. Kẻ làm bác sĩ, người ước thành nhà ngoại giao…, nhưng với con, ráng đỗ Tốt nghịêp xong con vẫn chưa tin nhà mình có đủ tiền cho mình vào Đại Học. Cha mẹ chạy vạy mượn tiền cho con cọc cạch xuống Cần Thơ luyện thi cấp tốc cho- an- tâm -với- bạn- với- bè. Mỗi đứa một nơi, người Cần Thơ kẻ Sài Gòn nhờ những bài giảng thầy cô trao từng ngày khàn cả giọng. Vẫn ở mái trường xưa, chắc không ít lần Thầy cô tự nhủ "Học trò lớn lên, mấy ai có nhiều dịp nhớ Cô Thầy".

Con như bao bạn bè, lên Sài Gòn bơ vơ chèn chân vào Đại học. Mang theo hi vọng của mẹ cha và những gửi gắm của Thầy cô. Giảng đường thênh thang, sinh viên dọc ngang người Nam kẻ Bắc. Có những buổi giảng có lắm kẻ gục đầu ở hàng ghế phía sau. Có những người cặm cụi, có những kẻ ham chơi. Trên bục giảng vẫn là những Thầy Cô miệt mài quên bao khó nhọc. Từng bài tiểu luận, từng cuốn luận văn, dù sinh viên đã lớn, nhưng cũng reo hò khi được cho nghỉ tiết, cũng trả giá và xin lì xì bài học mỗi cuối học kì. Thầy cô ở giảng đường không gần gũi với sinh viên được nhiều, nhưng vẫn nguyên đó những tấm lòng cao cả, vẫn nguyên đó những nhiệt tình để xây nên một lớp người, một thế hệ mai sau, và chắc chắn một điều rằng trong sâu thằm, Thầy Cô vẫn mong nghe thấy những cô cậu sinh viên ra đời thành đạt, rạng danh.

Chúng con không biết mình sẽ thành công bao nhiêu trên những bước cuộc đời. Chỉ chắc chắn một điều rằng chính những Thầy cô đã cho chúng con sự tự tin để đi trên đôi chân mình từng bước một. Có người làm bác sĩ, có những công an và những doanh nhân, cũng có bao học trò đang tiếp bước thầy cô cầm lấy những mái chèo tri thức. Có người giờ đã đi xa hơn nữa vòng trái đất, có kẻ quay về lại ngay cùng bục giảng với Thầy Cô. Dòng sông tri thức còn mãi cuồn cuộn trôi và ở đâu đó trên những bước đời của chúng con, Thầy cô luôn là những người tỏa sáng. Dù thành dù bại, chúng con cũng đã nên người, đã lớn lên từ những tin yêu dạy bảo của Thầy cô. Xin hãy nhận nơi những đứa học trò, những lời tri ân sâu lắng. Xin hãy tự hào vì chính Thầy Cô luôn mang đến cho thế gian này những kiến thức vinh quang.

Mừng ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11-2007

Viết từ Vancouver,

N.T.H.S.
# 505 Medallion Court
521 Foster Avenue - Coquitlam BC
V3 J2 L5 - CANADA
Hình đại diện của thành viên
ngocthem
Quản trị viên
 
Bài viết: 243
Ngày tham gia: Thứ 7 20/10/07 6:55
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: Kính chúc các Thầy Cô sức khoẻ, hạnh phúc

Gửi bàigửi bởi TranHieu » Thứ 3 20/11/07 8:16

KÍNH CHÚC THẦY CÔ NGÀY 20-11

Hình ảnh
RANDOM_AVATAR
TranHieu
 
Bài viết: 74
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 22:06
Đến từ: Cty Viet Thai Son
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Kính chúc các Thầy Cô sức khoẻ, hạnh phúc

Gửi bàigửi bởi TATHUYTHANH » Thứ 3 20/11/07 10:39

Đọc những dòng chữ nhỏ ghi trên trang giấy trắng, xiêu vẹo, đứt nét, chẳng nắn nót, chẳng tỉ mỉ, văn chương cũng chẳng có gì là cầu kì, nhưng hình như trong mắt thầy bỗng đỏ hoe, như muốn khóc...
Cũng đã lâu rồi thầy mới nhận được tin nó, cái tính của nó vẫn như ngày nào, cẩu thả,chẳng bao giờ chịu đi theo một khuôn phép nào cả. Thời gian dù có khắc nghiệt thế nào với nó thì nó vẫn là nó, ương bướng, ngang ngạnh, chẳng chịu nghe ai bao giờ. Nhưng duy chỉ có một người mà nó kính nể, thầy Nam. Thầy dạy nó năm 12, cái tuổi ương bướng, khó chịu.
Nó học ở một lớp nổi tiếng quậy phá nhất trường, và nó là một đứa cá biệt, học hành chẳng đâu vào đâu, nhà tuy nghèo nhưng lại thích ăn chơi, thầy cô dạy nó hầu hết đều sợ nó, chẳng ai dám phạt nó hay nói nặng nó, họ sợ phiền hà...
Ban đầu thầy cũng thấy ngán cái lớp này vì chúng quậy quá, lúc mới nhận quyết định thầy đã chẳng vui vẻ gì, nhưng nghĩ lại thôi thì cả đời đi dạy ai chẳng phải đôi lần, vậy là thầy nhận lớp.
Làm quen với lớp thấy chúng học khá lắm, nhưng thầy không hiểu tại sao chúng lại nghịch đến vậy, nổi tiếng cả trường. Thầy đi đến nhà từng đứa, hỏi han, thăm nom. Ban đầu chúng cứ tìm cách trốn thầy, vì nghĩ thầy lại đến và mách bố mẹ chúng điều gì đây! Riết rồi cái lệ thầy đến nhà học sinh chơi thành quen dần đối với cả lớp. Nhưng duy chỉ có nó là thầy không thể gặp mặt được, đến nhà cũng chỉ nói chuyện được với cha mẹ nó, chẳng khi nào thấy nó ở nhà cả. Chẳng còn cách nào khác, thầy đến tìm nó ở những nơi mà nó thường đến, quán bida, cafe... nhiều lúc nó bắt thầy ngồi chờ nó cả tiếng đồng hồ, vì nó bận đánh nốt mấy cơ nữa,"không đánh thắng thì ê mặt lắm", nó nói vậy. Chờ nó xong, hai thầy trò dẫn nhau đi ăn, thầy cũng chẳng hề đả động đến việc học hành gì với nó cả, lâu lâu lại hỏi nó cách đánh bida thế nào, tính điểm ra làm sao. Ban đầu thầy hỏi gì thì nó nói đấy, nhiều khi còn nổ hơn một chút nữa, ta đây con nhà nghề mà! Nhưng dần dần nó thấy ngượng khi thầy cứ hỏi nó nhiều quá, nó vẫn thấy thầy ngồi chờ nó hàng giờ liền ở quán cafe, nhưng thầy vẫn lên lớp đều đặn khi mà nó cứ nghỉ học suốt, lâu lâu gặp thầy ở lớp, thầy hỏi hôm qua sao nghỉ, đi đánh nữa phải không, có thắng không vậy? nó ngượng lắm, chỉ cúi mặt mà thôi, chẳng nói được gì cả....
Từ đấy nó lên lớp đều hơn, không còn cúp học nữa, và cũng từ đấy nó bắt đầu nhìn thầy như anh nó, thân thiện hơn, chẳng còn khoảng cách nữa, thầy vẫn đến nhà nó kèm bài cho nó và thỉnh thoảng vẫn rủ nó đi đánh bida, đi uống nước. Hầu hết cả lớp đều trở lại cái khuôn phép mà từ lâu thầy đã cố gắng đưa chúng vào đấy.
Quay đi quay lại đã thấy hết năm học, toàn khối 12 chuẩn bị làm hồ sơ dự thi, và lớp nó cũng làm, nhưng hầu hết đều dự tuyển vào trung cấp, chẳng đứa nào đủ kiến thức để dự tuyển vào đại học, nó cũng làm hồ sơ theo sự chỉ bảo của thầy, thi vào một lớp trung cấp học nghề.
Nó chuẩn bị đi học, trước khi lên đường một ngày, thầy đến tìm nó, nó cứ tưởng thầy đến dặn dò điều gì, nhưng thầy dẫn nó ra rẫy nhà nó, nhà nó tuy nghèo nhưng cả đời nó có bao giờ ra đến rẫy đâu, toàn bố mẹ nó làm hết. Thầy nhìn nó đứng chết trân ở đấy, vỗ vai nó và bảo "cậu ấm, làm đi chứ, tôi còn ra rẫy nhà anh còn nhiều hơn anh đấy nhỉ?". Nó đâu biết rằng ngày nó học 12, thầy vẫn thường ra đây làm giúp bố mẹ nó, nhưng thầy không cho bố mẹ nó nói lại với nó. Nó cầm cái cuốc mà lóng nga lóng ngóng, chẳng biết làm thế nào, đến trưa thì nhà nó xong việc. Mẹ nó nói làm nhanh để còn liên hoan cho nó đi học, hôm nay chiều nghỉ, hai thầy trò dẫn nhau đi chơi rồi chiều về ăn liên hoan.
Thầy dẫn nó đến quán bida, thầy nói phần thưởng mà thầy dành cho nó là một chầu đánh bida thiệt đã, nó vui lắm. Cầm vào cái cơ, tay nó nhức buốt vì hồi sáng làm nhiều nên tay nó bị rộp lên, nó xoè hai bàn tay, nhìn sang cái cơ, chợt nó hiểu ra tất cả, trong một lúc nó không nói lên được điều gì, nó chợt òa khóc, chưa bao giờ nó khóc như vậy cả, ngay cả lúc nó đánh nhau, chảy máu nhiều đến thế nào nó cũng không khóc, thầy hỏi nó tay đau hay sao mà khóc? nó chẳng nói gì chỉ ngước lên nhìn thầy, khẽ nói "em với thầy về nhà em làm cơm thầy nhé!"
Bữa cơm chẳng có gì nhiều, vì nhà nó đã dồn hết tiền cho nó đi học rồi, chẳng còn mấy đồng trong nhà nữa, nhưng nó vẫn thấy vui, bữa cơm trước khi nó lên đường đi học có bố mẹ nó và cả người anh trai của nó nữa chứ!
Hôm nay, 20/11, nó ngồi viết thư cho thầy nó, nó chẳng biết viết gì nhiều, cuối thư nó chỉ biết nói :"em xin lỗi thầy, em mang ơn thầy nhiều lắm", dòng chữ như nhoèn đi, chẳng biết vì tay nó hay ra mồ hôi, hay vì nó khóc...
Thầy nhận thư nó, đọc xong thầy ngồi lại bàn giáo viên một chút, sau đó thầy lại gấp tờ giấy lại, bỏ vào cặp, nhẹ nhàng bước về phía cái lớp đang nhốn nháo ở cuối hành lang. Chiều nay thầy lại sang nhà nó giúp bố mẹ nó lợp lại cái mái nhà, ngày mai thầy lại ra quán bida chờ một đứa nữa......
Cho mình khoảng trống trong lòng đề thấy cuộc sống này đầy...
RANDOM_AVATAR
TATHUYTHANH
 
Bài viết: 104
Ngày tham gia: Thứ 4 24/10/07 19:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Kính chúc các Thầy Cô sức khoẻ, hạnh phúc

Gửi bàigửi bởi Khoa VHH » Thứ 7 24/11/07 15:59

Trong dịp 20-11-2007, sinh viên lớp VHH-k1 đã làm một trang báo tường trwên bảng tin Bộ môn Văn hoá học với những bài viết thể hiện tình cảm của mình với thầy cô. Những tấm hình này hy vọng chuyển đến thầy cô không có cơ hội xem trực tiếp hình dung được phần nào tình cảm của các em.

[center]Hình ảnh

Toàn cảnh tờ báo

Hình ảnh Hình ảnh

Cận cảnh một số bài[/center]
Hình đại diện của thành viên
Khoa VHH
Quản trị viên
 
Bài viết: 161
Ngày tham gia: Thứ 3 24/04/07 0:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần


Quay về Tâm sự văn hoá học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến22 khách