LẦN ĐẦU TIÊN

Đây là nơi để các học viên của Trung tâm cùng các HVCH, NCS, SV của Khoa thổ lộ, trao đổi những suy nghĩ, tâm tư của mình về ngành và nghề văn hoá học: từ những bỡ ngỡ ban đầu, thực tế trải nghiệm, ích lợi và cả những hạn chế của nó...

LẦN ĐẦU TIÊN

Gửi bàigửi bởi ngoclan » Thứ 6 11/04/08 8:38

Lần đầu tiên sau mười hai năm miệt mài cùng với sách vở ,lần đầu tiên đặt bút quyết định tương lai của mình và lần đầu tiên khăn gói lên "thành phố"!một người sống ở nông thôn như tôi mặc dù nghe hai chữ "thành phố"khá quen thuộc nhưng lần đầu tiên tôi nhìn thấy nó ,cuộc sống tất bật ,mới sáng ra đường toàn là xe và xe ,lần đầu tiên không dám băng qua đường một mình mà phải nhờ người cho tôi vịnh vai,lần đầu tiên tôi hồi hộp chờ kết quả thi và lần đầu tiên tôi bước vào giảng đường đại học ,ngày xưa tôi không có ý định mình sẽ học ở trường KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN vì với tôi ,tôi thích NGÂN HÀNG,ngành mà tôi và cả nhà tôi ai cũng kì vọng ở tôi ,lần đầu tiên tôi vừa vui vừa man mác buồn ,tôi buồn vì tôi không thực hiện được ước mơ của mình ,thế đó !còn khối C tôi đăng kí thi phụ thêm ,và văn hóa học là ngành mà tôi chọn ,ngày đó tôi còn mơ hồ lắm ,bây giờ tôi chẳng hối hận vì lí do vì sao tôi không cố gắng để vào đại học ngân hàng ,vì với tôi ,tôi đã cố gắng hết sức mình ,và bây giờ tôi cũng không hối hận vì tôi học ngành "văn hóa học "vì tôi đã bước vào một thế giới rất gần tôi mà tôi chưa từng biết về nó ,học văn hóa để hiểu mình hơn ,hiểu những gì xung quanh và hiểu về "văn hóa"
em hồn nhiên rồi em sẽ bình yên
Hình đại diện của thành viên
ngoclan
 
Bài viết: 72
Ngày tham gia: Thứ 5 13/03/08 15:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: LẦN ĐẦU TIÊN

Gửi bàigửi bởi ntmt » Thứ 6 11/04/08 15:57

Mình thấy , học Văn hóa còn để hiểu thêm về những cái mà mình tưởng là đã biết rõ nhưng thật ra là chưa biết , học để có một cái nhìn khách quan hơn với mọi thứ ...
[Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi.]
Hình đại diện của thành viên
ntmt
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 7 15/09/07 19:33
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: LẦN ĐẦU TIÊN

Gửi bàigửi bởi hoacan » Thứ 7 12/04/08 13:31

Phải học rồi mới biết ngành Văn hóa của mình rất phức tạp. Không những cần phải hiểu rõ ngành mình đang học mà phải biết cách nhìn nhận mọi vật dưới góc độ văn hóa. Học Văn hóa mình nhận ra được nhiều thứ tưởng như tầm thường, thậm chí còn xấu xa trước mắt mọi người, nhưng trong bản thân nó cũng có những nét đặc biệt trên góc độ văn hóa. Biết khoan dung văn hóa, biết nhìn nhận mọi việc một cách khách quan dưới góc độ văn hoá là những bài học mình đã nhận ra khi tiếp xúc với ngành "Văn hóa học".
không có gì là mãi mãi!
Hình đại diện của thành viên
hoacan
 
Bài viết: 51
Ngày tham gia: Thứ 3 06/11/07 7:44
Đến từ: Đồng Nai
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: LẦN ĐẦU TIÊN

Gửi bàigửi bởi ngoclan » Thứ 4 23/04/08 17:37

uh,đúng rồi ,càng học văn hóa mình càng thấy nó phức tạp ,chắc là học văn hóa là " :D học học nữa và học mãi"
em hồn nhiên rồi em sẽ bình yên
Hình đại diện của thành viên
ngoclan
 
Bài viết: 72
Ngày tham gia: Thứ 5 13/03/08 15:53
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: LẦN ĐẦU TIÊN

Gửi bàigửi bởi trankiemhoang » Thứ 3 06/05/08 20:00

Cũng là lần đầu tiên, nhưng lần đầu tiên tôi không tự hỏi: Mình đã hiểu gì về Văn hoá học? Văn hoá không phải lơ lửng trên không tới trời, chân không chạm đất mà là của CON NGƯỜI (tất nhiên!). Lần đầu tiên tôi tự hỏi: Mình phải làm gì, làm thế nào để áp dụng những gì đã được học tập trong mấy năm nay vào trong thực tiến công tác hằng ngày. Viết sách ư? Chưa biết gì cả. Nghiên cứu ư? Mới tập tễnh bò chỉ mơ ước đứng cho vững trên đôi chân là may mắn lắm rồi chứ nào dám nghĩ đến chạy. Đi tìm quy luật tái hiện của một hiện tượng hay một tổ hợp hiện tượng nào đó rồi tác động, cải tạo theo chiều hướng tích cực (to tát quá!).
Có bạn nào lần đầu tiên đặt cho chính mình những câu hỏi trong truyện cổ tích chưa?
Chúng ta thử tìm lời giải đáp một vài câu hỏi trong truyện Tấm Cám nhé:
+Tại sao cô gái lương thiện tên là Tấm mà không là Cám?
+Tại sao Tấm nuôi cá bống mà không phải là con tôm?
+Tại sao Tấm nuôi cá trong giếng chứ không phải là nơi nào khác?
+Tại sao mỗi lần Tấm khóc là có Bụt hiện ra và Bụt đã hiện ra bao nhiêu lần? Số lẻ hay số chẳn? Tại sao như thế?
+Tại sao Tấm đi dự tiệc trên xe tứ mã chứ không phải song mã, tam mã...?
+Tại sao Tấm làm rơi giày chứ không phải là khăn?
+Tại sao Tấm hoá thành quả thị chứ không phải là cam, là quýt, là cau...
+Tại sao người cứu Tấm về sống chung là bà già ăn mày mà không là ông già ăn mày hay một người nào khác?
+Tại sao Tấm chết hoá thành chim Vàng Anh mà không là sáo, cưỡng, hoạ mi...
+Tại sao cô Tấm dịu hiền mà nỡ hại cô em (dù không cùng cha mẹ, nhưng đã sống chung một nhà) 1 cách (tôi nói) man rợ thế?
Vô vàn câu tại sao trong một câu chuyện cổ tích. Có bạn nào lần đầu tiên giải đáp những câu hỏi này từ triết lý âm dương, ngũ hành (hoặc bằng một triết lý nào khác) chưa ?
Nếu chưa, các bạn thử nhé, lần đầu tiên đấy!
RANDOM_AVATAR
trankiemhoang
 
Bài viết: 58
Ngày tham gia: Thứ 5 07/06/07 18:38
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: LẦN ĐẦU TIÊN

Gửi bàigửi bởi giomat » Thứ 4 07/05/08 23:00

em chưa nghĩ đến điều đó. em cũng rất thích chuyện Tấm Cám nên từ nhỏ em cứ cho là cách thể hiện của truyện như thế mới đúng kiểu Việt Nam.
học Văn Hoá để chúng ta có đủ kiến thức trả lời nhưng câu hỏi đó. vậy sư huynh giải thích được cho tụi em không? :) :o
Hình ảnh
Hình đại diện của thành viên
giomat
 
Bài viết: 60
Ngày tham gia: Thứ 4 26/09/07 16:41
Đến từ: VÄ©nh Long
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: LẦN ĐẦU TIÊN

Gửi bàigửi bởi trankiemhoang » Thứ 5 08/05/08 22:19

giomat viết: "em cũng rất thích chuyện Tấm Cám nên từ nhỏ em cứ cho là cách thể hiện của truyện như thế mới đúng kiểu Việt Nam..."

Bạn có thể tìm hiểu thêm Thông diễn học của GS.TS Trần Văn Đoàn từ trang: http://www.dunglac.net.
Ý nghĩa ở đây của mình muốn nhắn các bạn hãy cố gắng tìm đến ngọn nguồn của sự vật, hiện tượng. Sau khi đọc và hiểu TDH, bạn thử diễn giải một câu vè như bạn nói: "...đúng kiểu Việt Nam..." bằng triết lý âm dương, tam tài và ngũ hành. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các bài viết đại loại như thế một số câu chuyện cổ tích, vè... trong tạp chí Văn hoá dân gian từ những năm 1982 đến nay.
Mình có thể dẫn một trong những bài viết qua câu chuyện Chú Cuội.
Trong chuyện Chú Cuội, vấn đề được đặt ra ở đây là giải thích:
"... +Bốn con hổ
+Cầm Rìu (đập chết cả bốn)
+Phía bờ suối ở bên trái
+Cây Đa
+Cây hồi sinh
+Đái bên Tây, đừng đái bên Đông
+Cuôi ngồi gốc Đa ở mãi cung trăng
Những câu và cụm từ nầy cần đặt câu hỏi đối ngược : tại sao là hổ mà không là chồn hay sói ? tại sao đập chết bốn con hổ bằng rìu ? có nghỉa gì khi chỉ định hổ đi về phía bờ suối bên trái ? tại sao là cây đa mà không là cây gì khác ? tại sao gọi là cây hồi sinh ? có ý gì mà phân biệt bên Tây, bên Đông ? tại sao lại đặt hình tượng Cuội ngồi gốc Cây Đa ở mãi Cung Trăng ?! Cả 7 điểm ẩn dụ nầy được diễn giải như sau :
Bốn hổ con : Theo cổ sử Tàu, vào khoảng năm 2697 trước công nguyên [TCN] bộ tộc Hữu Hùng, tộc trưởng là Hiên-Viên đánh chiếm miền trung lưu sông Hoàng Hà [vùng Sơn Tây, Hà Nam thuộc Trung Quốc ngày nay]. Diệt được Xuy-Vưu tộc Cửu-Lê, thắng được Viêm Đế, Du-Võng [họ Thần-Nông, Viêm tộc], Hiên-Viên tức hiệu Hoàng Đế [Hoa tộc] ... Cổ sử Tàu có kể, lúc bấy giờ bộ tộc Hiên-Viên dùng biểu tượng là Hổ, và có sự trợ giúp của 4 bộ tộc liên minh : Hổ, Báo, Hùm, Bi . Trong chuyện Cuội Cung Trăng hài ra hổ mẹ có đến bốn hổ con, là ý chỉ định bộ lạc Hữu Hùng và 4 bộ lạc nêu trên .
Cuội cầm rìu đập chết cả bốn hổ con : Chữ Nho cổ viết, từ Việt có tượng hình rìu lưỡi cong nằm phía dưới bộ Mễ. Về sau chữ hán việt viết lại thành bộ Tẫu [vượt] . Ý nghỉa của điểm 2 nầy, chiếc rìu là biểu tượng tộc Việt, tộc Việt đã đập chết bốn con hổ, nhờ có hổ mẹ mớm lá đa 4 hổ con sống lại. Ngụ ý là bộ tộc chiếm cư biết cách tiếp nhận văn hóa nông nghiệp của bộ tộc Bách Việt cho cuộc sống, nên các bộ lạc liên minh nầy mới được sống tốt. Nói cách khác, bộ tộc Bách Việt đã dùng văn hóa của mình mà đồng hóa ngược lại các bộ tộc chiếm cư.
Phía bờ suối bên trái : Suối có nước, tượng là "đất nước", ở bên trái của chủ thể nước là "tả nhậm" [bên trái] có nghỉa là "trọng Văn" và tôn "Thị tộc" [mẫu hệ]. Phong tục văn hóa Việt cổ trọng Văn và tôn Thị tộc, tục lệ nầy được lưu truyền, như dùng chữ Văn cho nam, dùng chữ Thị cho nữ để làm chữ lót cho tên họ dân Việt lưu truyền mãi đến nay đã thành định chế. Thành ngữ có câu "Tả Quân Sư, Hữu Thừa Tướng", tả phái là Văn, hữu phái là Võ cũng từ qui chế nầy mà ra.
Cây Đa : Đặc trưng Cây Đa văn chương đã viết như sau, Chim ăn trái, rơi hột ở cháng ba cây, hột nẩy mầm tăng trưởng, rễ thòng xuống đến hàng trăm [Bách rễ] . Phần rễ lộ thiên làm thân, phần rễ ăn vào lòng đất làm thành rễ con, rễ cái. Cây Đa sống tươi tốt ở vùng khí hậu ấm và nóng. Nên so với Trung Nguyên nước Tàu là vùng phía Đông và phía Nam . Hiện tượng trời sinh cây Đa, rễ gốc lẩn rễ nhánh từ lưng chừng chạm đất. Đất dưỡng khi rễ Đa tiếp xúc. Phần bách rễ lộ thiên thì dùng làm thân. Tổng hợp những ẩn tính tốt đẹp nầy, tổ tiên chúng ta dùng Cây Đa làm biểu tượng cho "Tộc Bách Việt" .
Cây hồi sinh : Nguyên văn, "Cuội chỉ nhai một ít lá Đa mớm cho là y như sống lại. " Đại ý nói : Con cháu Việt lạc gốc, lệnh nguồn, không chổ dựa cho tâm linh, sống thiếu định hướng, do đó mà "bệnh cùng tâm loạn" phải dùng lá đa mà chữa trị . Lá đa là kết tinh nguồn lực căn cội, mà căn cội của Cây Đa là tượng trưng cho Bách Việt, tất nhiên với tinh hoa nầy sẽ giải được mù mờ, sẽ khơi rõ gốc rễ cội nguồn mình, được vậy thì cuộc sống con người mình nhận cội thấy nguồn, đương nhiên được hưng khởi và phấn chấn lên mà tái sinh trở lại .
"Có đái thì đái bên Tây, đừng đái bên Đông, cây dông lên trời" : Trước thời Tần Hán [TCN] danh gọi lãnh địa nước tàu của thời nầy là Trung Bang hay Trung Nguyên, còn 4 phía giáp ranh, người Tàu gọi là Tứ Hung như sau : Tây là Tây Nhung, Bắc là Bắc Dịch, Đông là Đông Di, và Nam là Nam Man. Di và Man là Tộc Bách Việt dời cư sau ngày bị lấn chiếm. Tổ tiên tiền nhân ta mượn lời Cuội dặn vợ, "Có làm ô uế thì làm bên Tây, chớ làm ô uế bên Đông vì đó là Quê Cha Đất Tổ của mình" .
Cuội ngồi gốc Đa ở mãi cung trăng : Hình tượng thật thảm thương "Cuội ôm gốc Đa mà sống, vì rễ không sâu để bám được đất, Đa không lá thì lấy đâu mà làm thuốc hồi sinh" . Cứ mỗi ngày vọng (ngày rằm trăng tròn), ngày 15 âm lịch mỗi tháng, Cuội trông về Quê Mẹ tưởng nguồn nhớ cội, Cuội mơ có ngày về lại trần gian !!!..."
nguồn: http://209.85.175.104/5nam.ttvnol.com/Phutho/
Chúc bạn thành công!
RANDOM_AVATAR
trankiemhoang
 
Bài viết: 58
Ngày tham gia: Thứ 5 07/06/07 18:38
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: LẦN ĐẦU TIÊN

Gửi bàigửi bởi trankiemhoang » Thứ 6 09/05/08 14:58

Nguồn của bài trên không vào được, xin đính chính lại:
http://72.14.235.104/search?q=cache:zAW ... cd=1&gl=vn
Đây cũng chỉ là bài để tham khảo thôi các bạn nhé.
Thành thật xin lỗi.
RANDOM_AVATAR
trankiemhoang
 
Bài viết: 58
Ngày tham gia: Thứ 5 07/06/07 18:38
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: LẦN ĐẦU TIÊN

Gửi bàigửi bởi skoalls » Thứ 2 16/06/08 3:52

cho được chia sẻ với nhé !...ban đầu tớ cũng chẳng có í định thi Nhân Văn đâu - tớ thích sư phạm cơ ! thế rồi xô đẩy thế nào lại rớt vào đây đấy chứ !
nhưng chẳng hiểu sao càng học càng gắn bó,càng thích càng muốn phải theo nó đến tận cùng...cũng không phải là kiểu " thử sức " đơn thuần ! mà cứ kiểu gì í ! Ban đầu dù mới chỉ là đại cương thôi , chưa thực sự được tiếp cận đến " văn hóa " nhưng bản thân mỗi đứa chắc cũng ý thức ít nhiều về cái mình học ! Cầm mấy quyển sách ở thư viện về văn hóa học trên tay , đọc cái " list người mượn " thấy nhiều đầu : 0741... mà vui ghê í !... tự dưng càng muốn đọc thật nhiều...muốn biết thật lắm !.... yêu sao! vui sao !
Nhưng mà ! bản thân thì còn " lười " lắm !...phải cố gắng lên thôi , các bạn ơi ! trước hết là cố nhảy qua kì thi này nhé ! tiếp đó sẽ thực sự bắt đầu cho mình một " đời sinh viên - biết cống hiến "
Yêu lắm Hà Nội ơi !
RANDOM_AVATAR
skoalls
 
Bài viết: 174
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/07 18:21
Đến từ: Hà Ná»™i
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: LẦN ĐẦU TIÊN

Gửi bàigửi bởi thai_quyen0910 » Thứ 2 11/05/09 14:50

Đúng như vậy! Lần đầu tiên, tôi cũng vậy! Từ quê lên một vùng đất mới, cuộc sống mới! Tôi phải làm quen với 2 từ "sinh viên", " Đại học", nhưng có thể tin nổi không khi một con nhóc lần đầu tiên lên đến làng đại học, muốn vào kí túc xá nhưng chẳng biết nó tròn, méo ra sao? Và vậy là phải tay xách, tay mang hàng lý cùng sự sợ hãy lê từng bước từ bến xe buýt xuống Kí túc xá, con đường lúc ấy sao dài quá? Lần đầu tiên vào quán cơm sinh viên, ăn cơm phải mua phiếu, chỗ nào lấy cơm, nước chấm.. Tôi bỗng ngu ngơ so với một con nhóc lanh chanh, huyên náo ở nhà. Lần đầu tiên, lên trường Đại học KHXH và NV bị lạc đường. Còn nhiều lắm những cái lần đầu tiên dỡ khóc dỡ cười, nhưng tất cả cũng trôi qua, hơn 6 tháng với việc học ở giảng đường, học cách sống mới. Giờ nhìn lại, tôi tự hào " mình đã lớn"!
RANDOM_AVATAR
thai_quyen0910
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/02/09 19:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Tâm sự văn hoá học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron