HỘI TRẠI 2008: thăm Trại Tín ngưỡng phồn thực

Chuyên mục này dành cho các thông báo, thông tin, thảo luận, phóng sự ảnh... về Ngày hội truyền thống văn hoá học hàng năm

HỘI TRẠI 2008: thăm Trại Tín ngưỡng phồn thực

Gửi bàigửi bởi TuyetNgan » Chủ nhật 28/12/08 14:32

HỘI TRẠI 2008

[justify]20-12-2008, nhân ngày Lễ hội truyền thống khoa VHH, liên quân hai lớp CHVH K7 + K8 đã cho ra mắt gian trại “TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC”.

Xem video giới thiệu trại "Tín ngưỡng phồn thực" trong "Video: Ngày hội truyền thống Văn hóa học 2008"
http://www.vanhoahoc.edu.vn//content/view/1069/61/

Đây là gian trại có thể gây “sốc” cho nhiều người và thu hút được số người xem đáng kể. Nói là gây “sốc” là bởi vì ngay từ khi có ý tưởng, bàn bạc trong lớp đã có những ý kiến phản biện qua lại vì sự độc đáo và táo bạo của đề tài.[/justify]
[center]Hình ảnh[/center]
Về mặt lý thuyết:
[center]TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC[/center]
Bản chất: sùng bái sự sinh sôi nảy nở của hoa màu và con người
Hình thức biểu hiện: Thờ sinh thực khí và thờ hành vi giao phối


[justify]Tuy thờ sự sinh sôi nảy nở của cả hoa màu và con người, nhưng đối với văn hoá thì con người mới là quan trọng. Mà “triển lãm” sinh thực khí và hành vi giao phối của con người thì là cả một vấn đề ... tế nhị.

Tuy có bàn qua bàn lại, nhưng rồi hai lớp vẫn quyết định chọn đề tài “Phồn thực” vì thực sự chúng tôi đã tìm được cách “giải tục” cho vấn đề gây sốc này bằng cách đặt triển lãm trong một không gian kín đáo: Phòng tân hôn.

Việc sinh sôi nảy nở là một việc tự nhiên. Con người đã văn hóa hóa nó bằng hàng lọat các định chế, quy định. Trong đó quan trọng nhất là việc hôn lễ, thành lập gia đình làm tổ chức cơ sở hạt nhân của xã hội. Hôn lễ cũng là nghi lễ chứa nhiều nghi thức phồn thực nhất trong các nghi lễ vòng đời. Hơn nữa, cưới hỏi là việc vui, màu sắc trang trí tươi sáng sẽ phù hợp với không khí lễ hội.[/justify]
[center]Hình ảnh[/center]


[justify]Tín ngưỡng phồn thực là một hiện tượng văn hóa dân gian mang tính tổng hợp và phổ biến ở mức độ cao. Tuy nhiên là một trại trong lễ hội VHH, hướng tới việc học đi đôi với hành, lý luận đi đôi với thực tiễn, truyền thống kết hợp với hiện đại, và quan trọng nhất là tính chất lễ đi kèm với tính chất hội vừa nghiêm túc vừa vui vẻ, hai lớp CH K7 + K8 đã tổ chức gian trại như sau:[/justify]

[center]GIAN TRẠI NGÀY 20-12-2008[/center]
[center]Hình ảnh[/center]

[justify]Tòan cảnh chung là hình ảnh của một phòng cưới với cổng viền hồng đào hình vòm gợi tưởng hình chóp của các ngọn tháp tròn tượng trưng cho sinh thực khí nam, tuy nhiên chóp này không hòan tòan tròn mà có hình nửa hạt thóc với ý nghĩa sung túc của mùa màng, hoa màu; và hình hạt thóc để đứng cũng gợi ý về hình sinh thực khí nữ. Cửa buồng cô dâu trước khi chấm trại được đóng kín và chỉ được mở thành hình hạt thóc từ khi Ban giám khảo tới chấm trại.[/justify]
[center]Hình ảnh[/center]

[justify]Chuyện phồn thực là chuyện trong phòng the kín đáo. Gian trại được che xung quanh bằng các tấm chiếu, với ý nghĩa là “chuyện giường chiếu”. Riêng phía trước cũng được chắn kín một cách ước lệ bằng bàn lễ tân gồm: đĩa trầu cau (chuyện cưới xin), đĩa chuối dùng để đãi quý khách nữ, đĩa vú sữa dùng để đãi quý khách nam, đĩa rau câu hình linga để đãi khách đại trà.[/justify]
[center]Hình ảnh[/center]

[center]Hình ảnh[/center]

[center]Hình ảnh[/center]

Khách từ bên ngòai có thể thấy tòan cảnh bên trong qua các kẽ rèm bằng dây tơ hồng, chuối và lá trầu.
[center]Hình ảnh[/center]

Phía trên, hai bên cổng, cửa và trần lều trại được trang trí bằng các chùm lá trầu + ớt, lá trầu + chuối được nối với nhau bằng dây tơ hồng màu vàng. Trầu ớt là biểu tượng truyền thống của tín ngưỡng phồn thực:
ỚT: hình dáng tượng trưng sinh thực khí nam, màu sắc đỏ (dương), vị cay nóng
LÁ TRầU: hình dáng tượng trưng sinh thực khí nữ, màu sắc xanh (âm), dùng ấp cho các bé gái khi mới sinh
LÁ TRầU + CHUốI: biểu tượng hiện đại hơn, bớt nghiêm túc và mang dáng dấp đùa vui.
DÂY TƠ HỒNG: Gợi nhớ chuyện ông Tơ bà Nguyệt xe duyên trai gái.
[center]Hình ảnh[/center]

Ngòai sân trại, chúng tôi tổ chức ba trò chơi vừa dân gian vừa hiện đại mang tính cộng đồng:
1. Hai hình linga (tượng trưng cho sinh thực khí nam) và yoni (tượng trưng cho sinh thực khí nữ) dựng hai bên trại để các khách tham quan có thể thò đầu vào chụp hình lưu niệm.
[center]Hình ảnh[/center]
2. Giã gạo bằng chày tròn vào cối vuông (vuông tròn = âm dương; giã gạo gợi tả hành vi giao phối – tục “giã cối đón dâu” của người Kinh).
[center]Hình ảnh[/center]
3. Ném còn (trò chơi phồn thực trong các lễ hội của các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam).
[center]Hình ảnh[/center]

Bên trong trại là sách vở tài liệu tiêu biểu về cơ sở lý luận của tín ngưỡng phồn thực, và một số hình ảnh, hiện vật về văn hoá phồn thực ở Việt Nam cũng như của một số dân tộc khác trên thế giới.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh[/center]

[justify]Ngòai ra, một máy projector liên tục trình chiếu các hình ảnh, video liên quan tới tín ngưỡng phồn thực trong thời gian diễn ra lễ hội với đầy đủ các thông tin lý luận cũng như các hình ảnh minh họa của Việt Nam và thế giới. Từ các cột đá, hốc cây, rãnh, khe đá cho tới bộ ảnh đền Khajuharo ở Ấn Độ, lễ hội tùng dí ở Việt Nam, lễ hội rước sinh thực khí ở Nhật Bản, Hàn Quốc... Xen vào đó là một số các hình ảnh, các đọan video vui về văn hóa phồn thực đang được lưu truyền trên các website.[/justify]
[center]Hình ảnh[/center]

[justify]Tất cả những điều kể trên vẫn chưa nói lên hết được những suy nghĩ và dấu ấn của chủ nhân gian trại. Từ tín ngưỡng đến cuộc đời, hai lớp chúng tôi tiếp thu tích cực tinh thần văn hoá phồn thực của khoa VHH, luôn cầu thị hòng mong tới sự phồn thực cả về trí tuệ lẫn đời thường. Về đời thường, trong thời gian học tại trường học viên hai lớp đã tham dự 9 đám cưới của các bạn trong lớp, chào đón 3 “học viên” tí hon (2 trai + 1 gái) đi học từ trong bầu cùng mẹ và hai bé gái không đến lớp vì các ông bố VHH không mang bầu (nên chỉ là “học viên tương lai”). Con số 5 (ngũ hành) rất đẹp và rất phù hợp với tỉ lệ 2 dương 3 âm của văn hóa VN. Những hình ảnh về các bà mẹ - học viên và các em bé – sản phẩm của họ - cũng được treo trang trọng trên tấm chiếu.[/justify]
[center]Hình ảnh[/center]

[justify]Thành quả phồn thực đặc biệt nhất của hai lớp là đôi bạn Võ Văn Thành và Lê Thanh Tâm cùng là học viên lớp CH K7 đã gặp và tìm hiểu nhau trong thời gian 2 năm học tại khoa, và tổ chức lễ thành hôn cách đây nửa tháng. Hình cưới và thiệp mời của hai bạn được treo ngay cửa trại theo phong cách của một đám cưới Việt nam hiện đại.[/justify]
[center]Hình ảnh[/center]

[justify]Học viên hai lớp hầu hết là các bạn trẻ, phần đông còn chưa lập gia đình. Tổ chức trại “Phồn thực”, chúng tôi mong ước các bạn chưa có người yêu sẽ sớm tìm được ý trung nhân, các bạn đang yêu sớm làm đám cưới. Hy vọng 20 năm nữa, khoa VHH sẽ tiếp nhận các em bé thân yêu của các gia đình này để đào tạo thành các nhà VHH thấm đẫm chất khoa học từ trong trứng.[/justify]

Chúc các thành viên CHVH K7 + K8 luôn sung túc và hạnh phúc!
RANDOM_AVATAR
TuyetNgan
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/04/07 22:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HỘI TRẠI 2008

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Chủ nhật 28/12/08 23:21

Ngay từ đầu, ý tưởng thiết kế một gian trại với chủ đề "Tín ngưỡng phồn thực" đã có bạn kịch liệt phản đối vì sợ nó quá táo bạo...Nhưng rồi bọn mình vẫn quyết định vượt qua sự e dè ấy vì tin rằng ý tưởng này mới lạ, độc đáo và chắc chắn gây được sự chú ý của mọi người...
Ơn trời, mọi thứ đều ổn thỏa. Các bạn hăng hái ủng hộ nhiệt tình (bật mí: có cả nhà sư của lớp mình tham gia tích cực trang trí trại đấy!). Gian trại trưng bày hoàn tất. Nhìn các bạn thi nhau áp má, ôm ấp những sinh thực khí bằng chất liệu đá, gỗ, sứ...để chụp hình, chúng mình không nhịn được cười. Quả là thành công ngoài sức tưởng tượng.
Xin cảm ơn sự đóng góp tích cực của các thành viên lớp K7 và K8. Kết quả thật đáng vui mừng! Điều đó cũng góp phần nho nhỏ vào thành công của lễ hội VHH năm nay.
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HỘI TRẠI 2008

Gửi bàigửi bởi Cothi » Thứ 2 29/12/08 21:22

[justify]Chúc mừng thành công "trên cả tuyệt vời" của thành viên hai lớp CHVH K.7+K.8 với Gian trại đạt Giải Nhất mang chủ đề "Tín ngưỡng phồn thực". Các anh chị thật là xứng đáng khi đứng ở vị trí này. Gian trại độc đáo về ý tưởng sáng tạo; sinh động, phong phú về hình thức biểu đạt; chặt chẽ, thuyết phục về cơ sở lý luận VHH. Đến với Gian trại, người xem được sống trong một không gian thấm đẫm chất "phồn thực", vừa huyền hoặc, vừa chất phác, hoang sơ. Hình ảnh cau và dừa trĩu nặng, cặp chân quấn quít nồng nàn, những đứa trẻ như tiên đồng ngọc nữ được sinh ra như là sự nối dài đời sống và tình yêu bất tận... Không chỉ như vậy, người thăm quan còn có thể thưởng thức văn hóa ẩm thực kiểu "phồn thực", rất đậm triết lý âm - dương và tinh thần dân chủ làng xã ngàn đời (chuối cho quý khách nữ, vú sữa riêng dành khách mời nam, rau câu "linga" hào phóng mời hết thảy "quần chúng nhân dân" có mặt! Túm lại, ai nấy đều có dịp được "chiêm ngưỡng" và tham gia nghiên cứu văn hóa "phồn thực" một cách "lộ liễu", dzui dzẻ và đầy ý nghĩa!). Những tiếng cười vang lên sảng khoái. Đằng sau tiếng cười là kiến thức văn hóa đang lắng đọng để tạo thêm một lớp phù sa. Cám ơn người "thiết kế" và tổ chức thực hiện thành công Gian trại "độc nhất vô nhị" trong Lễ hội vừa qua. Chúng em thua các bác "tâm phục, khẩu phục" rùi. :P Nhân đây, xin "hiến tặng" đôi dòng cảm xúc "phồn thực", để sau này các bác có triển lãm VH "phồn thực" to lớn, sống động hơn (dưới dạng Hôn lễ và Động phòng) thì bổ sung cho thêm phần bay bổng, lãng mạn:
"...Êm đềm nhung, êm đềm lụa
Êm đềm mạn thuyền
Êm đềm sóng vỗ
Anh và em
Êm đềm trao..."

"Trao" gì thì các bác tự "điền" vào... Nhưng xin đừng tùy tiện. Bởi, chỉ khi trao nhau những yêu thương trân trọng, tinh tế và chân thành thì "phồn thực" mới vượt thoát khỏi bản năng "tự nhiên" để trở thành văn hóa, trở thành mỹ cảm thiêng liêng và thanh khiết trong đời sống hiện thực của con người![/justify]
RANDOM_AVATAR
Cothi
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 4 17/12/08 21:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HỘI TRẠI 2008

Gửi bàigửi bởi ragingwave » Thứ 4 07/01/09 21:44

Lúc em đứng nghe thuyết trình, có 1 ông anh, không quen biết, bảo : sinh viên không nên xem cái này. Em phản bác: tại sao lại không?.
Nghe và biết chuyện này thì có gì không nên đâu chứ. Em nghe thấy hay, và theo dõi gần như từ đầu đến cuối phần thuyết trình của cô Ngân. Cười không chịu nổi luôn. Đúng là người lớn, bạo quá! Em cảm thấy mình đã trang bị thêm 1 kiến thức mới, nó sẽ giúp ích cho em. Tại sao lại lảng tránh? :lol:
" I'm youth I'm joy I'm a little bird that has broken out of the egg"[center][/center]
RANDOM_AVATAR
ragingwave
 
Bài viết: 114
Ngày tham gia: Thứ 6 03/10/08 10:21
Đến từ: Thon Vi Da, Hue
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HỘI TRẠI 2008

Gửi bàigửi bởi caotheanh » Thứ 4 07/01/09 22:41

Bạn ragingwave ơi, mình có ý này nhé.
1. Bạn không có gì mà phải né tránh cả. Chúng ta ai cũng có tri thức và nhất là dân văn hóa học nữa thì chúng ta tiếp cận dưới góc độ giá trị văn hóa thui.
2. Anh bạn gì đó khuyên bạn cũng vậy, ai sẽ là người không nên? Đó là những trẻ em chưa đủ nhận thức đầy đủ về giới tính và giá trị văn hóa thì mới không nên.
3. CHúng ta và anh chàng đó nên nhìn thẳng vào vấn đề và quan trọng đối với dân văn hóa là phải "Giải Thiêng" (Theo GS Trần Ngọc Thêm).
RANDOM_AVATAR
caotheanh
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 4 03/12/08 19:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HỘI TRẠI 2008

Gửi bàigửi bởi TuyetNgan » Thứ 5 08/01/09 13:29

ragingwave đã viết:Em nghe thấy hay, và theo dõi gần như từ đầu đến cuối phần thuyết trình của cô Ngân. Cười không chịu nổi luôn. Đúng là người lớn, bạo quá! Em cảm thấy mình đã trang bị thêm 1 kiến thức mới, nó sẽ giúp ích cho em.
Cám ơn lời nhận xét động viên của em.

Đề tài này, người lớn thuyết trình thì cũng là lẽ thường tình. Bình thường thôi. Nếu hôm đó một bạn sinh viên đứng ra thuyết trình và trả lời câu hỏi của Ban giám khảo, thì sẽ được điểm cao hơn nhiều.

Mà hôm ấy, mình chỉ giải trình quá trình bàn bạc, thiết kế trại của hai lớp và một chút nội dung các hiện vật trưng bày. Có lẽ các bạn có đầu óc liên tưởng VHH quá phong phú nên có cảm giác "bạo quá" thì phải???
RANDOM_AVATAR
TuyetNgan
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/04/07 22:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HỘI TRẠI 2008

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 5 08/01/09 13:41

Ấn tượng mạnh về trại "Tín ngưỡng phồn thực" có lẽ là do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Nguyên nhân chưa được "giải thiêng" trong nghiên cứu VHH có lẽ là quan trọng nhất.
Những hình ảnh và hiện vật thuộc nhóm VH Phương Tây, "tín ngưỡng phồn thực trong đời sống hiện đại" mang tính tả thực hơi mạnh.
...

Nếu được làm lại, chúng ta nên tách nhóm VH Phương Tây, "tín ngưỡng phồn thực trong đời sống hiện đại" riêng ra, thì ý tưởng của trại sẽ rõ ràng hơn và mang tính khoa học cao hơn.
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: HỘI TRẠI 2008

Gửi bàigửi bởi binbinbas » Thứ 4 25/02/09 18:47

Em thấy chủ đề này rất hay và chẳng có gì phải ngại ngùng hay sợ sệt cả.Đây là một vấn đề rất bình thường trong cuộc sống của mỗi con người,ta nên nhìn thẳng vào nó.Nếu cứ cho đó là tế nhị,tránh nói đến thì làm sao có thể nghiên cứu,học tập,rồi sau này khi có gia đình và con cái thì sao???Thà vẽ đường đúng cho hươu chạy còn hơn là để cho hươu tự mò mẫm,đi lung tung thì còn tệ hại hơn nhiều.
" " Fear no bitch,trust no dick" "
Hình đại diện của thành viên
binbinbas
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:47
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: HỘI TRẠI 2008

Gửi bàigửi bởi thai_quyen0910 » Thứ 6 14/05/10 19:07

Tính ngưỡng phồn thực là một chủ đề rất hay!
Phim,điênh ảnh, hội họa còn có những sản phẩm có dòng chữ " cấm trẻ dưới 18 tuổi" đó xem như là một giới hạn, Và chúng ta thì đã hơn 18 tuổi :P nên việc thảo luận, tìm hiểu về chủ đề này là một điều rất chi là bình thường. và cũng để đừng chết vì thiếu hiểu biết" :lol:
RANDOM_AVATAR
thai_quyen0910
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/02/09 19:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Ngày hội truyền thống văn hoá học

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron