[justify]20-12-2008, nhân ngày Lễ hội truyền thống khoa VHH, liên quân hai lớp CHVH K7 + K8 đã cho ra mắt gian trại “TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC”.
Xem video giới thiệu trại "Tín ngưỡng phồn thực" trong "Video: Ngày hội truyền thống Văn hóa học 2008"
http://www.vanhoahoc.edu.vn//content/view/1069/61/
Đây là gian trại có thể gây “sốc” cho nhiều người và thu hút được số người xem đáng kể. Nói là gây “sốc” là bởi vì ngay từ khi có ý tưởng, bàn bạc trong lớp đã có những ý kiến phản biện qua lại vì sự độc đáo và táo bạo của đề tài.[/justify]
[center]

Về mặt lý thuyết:
[center]TÍN NGƯỠNG PHỒN THỰC[/center]
Bản chất: sùng bái sự sinh sôi nảy nở của hoa màu và con người
Hình thức biểu hiện: Thờ sinh thực khí và thờ hành vi giao phối
[justify]Tuy thờ sự sinh sôi nảy nở của cả hoa màu và con người, nhưng đối với văn hoá thì con người mới là quan trọng. Mà “triển lãm” sinh thực khí và hành vi giao phối của con người thì là cả một vấn đề ... tế nhị.
Tuy có bàn qua bàn lại, nhưng rồi hai lớp vẫn quyết định chọn đề tài “Phồn thực” vì thực sự chúng tôi đã tìm được cách “giải tục” cho vấn đề gây sốc này bằng cách đặt triển lãm trong một không gian kín đáo: Phòng tân hôn.
Việc sinh sôi nảy nở là một việc tự nhiên. Con người đã văn hóa hóa nó bằng hàng lọat các định chế, quy định. Trong đó quan trọng nhất là việc hôn lễ, thành lập gia đình làm tổ chức cơ sở hạt nhân của xã hội. Hôn lễ cũng là nghi lễ chứa nhiều nghi thức phồn thực nhất trong các nghi lễ vòng đời. Hơn nữa, cưới hỏi là việc vui, màu sắc trang trí tươi sáng sẽ phù hợp với không khí lễ hội.[/justify]
[center]

[justify]Tín ngưỡng phồn thực là một hiện tượng văn hóa dân gian mang tính tổng hợp và phổ biến ở mức độ cao. Tuy nhiên là một trại trong lễ hội VHH, hướng tới việc học đi đôi với hành, lý luận đi đôi với thực tiễn, truyền thống kết hợp với hiện đại, và quan trọng nhất là tính chất lễ đi kèm với tính chất hội vừa nghiêm túc vừa vui vẻ, hai lớp CH K7 + K8 đã tổ chức gian trại như sau:[/justify]
[center]GIAN TRẠI NGÀY 20-12-2008[/center]
[center]

[justify]Tòan cảnh chung là hình ảnh của một phòng cưới với cổng viền hồng đào hình vòm gợi tưởng hình chóp của các ngọn tháp tròn tượng trưng cho sinh thực khí nam, tuy nhiên chóp này không hòan tòan tròn mà có hình nửa hạt thóc với ý nghĩa sung túc của mùa màng, hoa màu; và hình hạt thóc để đứng cũng gợi ý về hình sinh thực khí nữ. Cửa buồng cô dâu trước khi chấm trại được đóng kín và chỉ được mở thành hình hạt thóc từ khi Ban giám khảo tới chấm trại.[/justify]
[center]

[justify]Chuyện phồn thực là chuyện trong phòng the kín đáo. Gian trại được che xung quanh bằng các tấm chiếu, với ý nghĩa là “chuyện giường chiếu”. Riêng phía trước cũng được chắn kín một cách ước lệ bằng bàn lễ tân gồm: đĩa trầu cau (chuyện cưới xin), đĩa chuối dùng để đãi quý khách nữ, đĩa vú sữa dùng để đãi quý khách nam, đĩa rau câu hình linga để đãi khách đại trà.[/justify]
[center]

[center]

[center]

Khách từ bên ngòai có thể thấy tòan cảnh bên trong qua các kẽ rèm bằng dây tơ hồng, chuối và lá trầu.
[center]

Phía trên, hai bên cổng, cửa và trần lều trại được trang trí bằng các chùm lá trầu + ớt, lá trầu + chuối được nối với nhau bằng dây tơ hồng màu vàng. Trầu ớt là biểu tượng truyền thống của tín ngưỡng phồn thực:
ỚT: hình dáng tượng trưng sinh thực khí nam, màu sắc đỏ (dương), vị cay nóng
LÁ TRầU: hình dáng tượng trưng sinh thực khí nữ, màu sắc xanh (âm), dùng ấp cho các bé gái khi mới sinh
LÁ TRầU + CHUốI: biểu tượng hiện đại hơn, bớt nghiêm túc và mang dáng dấp đùa vui.
DÂY TƠ HỒNG: Gợi nhớ chuyện ông Tơ bà Nguyệt xe duyên trai gái.
[center]

Ngòai sân trại, chúng tôi tổ chức ba trò chơi vừa dân gian vừa hiện đại mang tính cộng đồng:
1. Hai hình linga (tượng trưng cho sinh thực khí nam) và yoni (tượng trưng cho sinh thực khí nữ) dựng hai bên trại để các khách tham quan có thể thò đầu vào chụp hình lưu niệm.
[center]

2. Giã gạo bằng chày tròn vào cối vuông (vuông tròn = âm dương; giã gạo gợi tả hành vi giao phối – tục “giã cối đón dâu” của người Kinh).
[center]

3. Ném còn (trò chơi phồn thực trong các lễ hội của các dân tộc miền núi phía Bắc Việt Nam).
[center]

Bên trong trại là sách vở tài liệu tiêu biểu về cơ sở lý luận của tín ngưỡng phồn thực, và một số hình ảnh, hiện vật về văn hoá phồn thực ở Việt Nam cũng như của một số dân tộc khác trên thế giới.
[center]

[center]

[center]

[center]

[center]

[justify]Ngòai ra, một máy projector liên tục trình chiếu các hình ảnh, video liên quan tới tín ngưỡng phồn thực trong thời gian diễn ra lễ hội với đầy đủ các thông tin lý luận cũng như các hình ảnh minh họa của Việt Nam và thế giới. Từ các cột đá, hốc cây, rãnh, khe đá cho tới bộ ảnh đền Khajuharo ở Ấn Độ, lễ hội tùng dí ở Việt Nam, lễ hội rước sinh thực khí ở Nhật Bản, Hàn Quốc... Xen vào đó là một số các hình ảnh, các đọan video vui về văn hóa phồn thực đang được lưu truyền trên các website.[/justify]
[center]

[justify]Tất cả những điều kể trên vẫn chưa nói lên hết được những suy nghĩ và dấu ấn của chủ nhân gian trại. Từ tín ngưỡng đến cuộc đời, hai lớp chúng tôi tiếp thu tích cực tinh thần văn hoá phồn thực của khoa VHH, luôn cầu thị hòng mong tới sự phồn thực cả về trí tuệ lẫn đời thường. Về đời thường, trong thời gian học tại trường học viên hai lớp đã tham dự 9 đám cưới của các bạn trong lớp, chào đón 3 “học viên” tí hon (2 trai + 1 gái) đi học từ trong bầu cùng mẹ và hai bé gái không đến lớp vì các ông bố VHH không mang bầu (nên chỉ là “học viên tương lai”). Con số 5 (ngũ hành) rất đẹp và rất phù hợp với tỉ lệ 2 dương 3 âm của văn hóa VN. Những hình ảnh về các bà mẹ - học viên và các em bé – sản phẩm của họ - cũng được treo trang trọng trên tấm chiếu.[/justify]
[center]

[justify]Thành quả phồn thực đặc biệt nhất của hai lớp là đôi bạn Võ Văn Thành và Lê Thanh Tâm cùng là học viên lớp CH K7 đã gặp và tìm hiểu nhau trong thời gian 2 năm học tại khoa, và tổ chức lễ thành hôn cách đây nửa tháng. Hình cưới và thiệp mời của hai bạn được treo ngay cửa trại theo phong cách của một đám cưới Việt nam hiện đại.[/justify]
[center]

[justify]Học viên hai lớp hầu hết là các bạn trẻ, phần đông còn chưa lập gia đình. Tổ chức trại “Phồn thực”, chúng tôi mong ước các bạn chưa có người yêu sẽ sớm tìm được ý trung nhân, các bạn đang yêu sớm làm đám cưới. Hy vọng 20 năm nữa, khoa VHH sẽ tiếp nhận các em bé thân yêu của các gia đình này để đào tạo thành các nhà VHH thấm đẫm chất khoa học từ trong trứng.[/justify]
Chúc các thành viên CHVH K7 + K8 luôn sung túc và hạnh phúc!