FESTIVAL NGHỆ THUẬT DÂN GIAN SURIN THÁI LAN 2010

Nơi giới thiệu những sự kiện, những hình ảnh, những cảm nhận... về các chuyến đi của các thành viên Trung tâm và/hoặc Khoa Văn hóa học đến các địa phương trong nước và quốc tế...

FESTIVAL NGHỆ THUẬT DÂN GIAN SURIN THÁI LAN 2010

Gửi bàigửi bởi poettho » Thứ 7 30/01/10 12:20

[center]FESTIVAL NGHỆ THUẬT DÂN GIAN SURIN THÁI LAN 2010[/center]

Sau một học kỳ giảng dạy và học tập vất vả, thầy trò chúng tôi khăn gói lên đường. Đích đến của chúng tôi là Festival folklore quốc tế Surin Thái Lan 2010…
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Đoàn ĐHKHXH&NV tại festival[/center]
Với số tiền ít ỏi có được, đoàn quyết định đi đường bộ vượt Campuchia rồi qua biên giới vào đất Thái Lan. Tuy có mất chút ít thời gian, song ai ai cũng có thể mục thị sở tại đất nước và con người xứ sở chùa Tháp trước khi hòa mình vào lễ hội.

Ngang dọc trên đất chùa Tháp

Sau khoảng hơn một tiếng đồng hồ làm thủ tục hải quan ở cửa khẩu Mộc Bài (mà sau này tôi được các bác tài liên vận giải thích lý do tại sao chúng tôi phải chờ lâu!!!), chúng tôi đến cửa hải quan Bà Vẹt của nước bạn. Tại đây, tuy không cần visa song mỗi người phải trả 1 đô-la chi phí giấy tờ. Qua cổng hải quan, đến khâu kiểm tra than nhiệt bắt buộc, mọi hành khách đều tiến hành bình thường, song tới đoàn chúng tôi làm thủ tục thì bác nhân viên “thủ thỉ”: 5.000 đồng/người thì khỏi kiểm tra gì tất. Thế là nhanh, gọn, lẹ...

Ra khỏi cửa khẩu, cái đập vào mắt chúng tôi là các casino hoành tráng mang đầy các tên gọi khá kêu, kiểu Las Vegas, Imperial, Empire, Prince, Princess… nhan nhãn một góc trời. Ai mà biết được bao nhiêu phần trăm khách chơi bạc trong đó là người Việt, và mỗi ngày họ đã đốt bao nhiêu tiền trong đó, chỉ biết rằng sự hào nhoáng của chúng làm chúng tôi choáng ngợp, bởi chỉ ra khỏi khu casino ấy, không gian lại thay ngoắt 180 độ: đồng khô cháy nắng, khắp nơi một màu xám xịt...

Mùa này chưa phải mùa cạn lắm, phía bên Mộc Bài là một thảm thực vật xanh tươi xen kẽ bởi những con kênh đào ngang dọc đưa nước từ Vàm Cỏ, Dầu Tiếng về giải hạn cho đất, thì bên này không đâu tìm thấy một dòng kênh. Và vì thế khắp nơi nhuốm màu xám xịt, màu của đất, màu của rạ khô, màu của xác lá, màu của trang phục, và cả màu của da người...

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Cánh đồng màu xám, thi thoảng mới gặp một mảng xanh thế này.[/center]
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Ngôi nhà người Khmer[/center]
Đoàn xe lần lượt băng qua các thị trấn, thị xã Svay Rieng, Neak Leoung, Kongpong Chàm, Kongpong Thom trước khi thẳng tiến Siem Reap. Qua khỏi Neak Luong, chúng tôi đi dọc dòng Mê-kông lầm lũi, lặng lẽ đồng hành. Nước sông vẫn dâng trào mà đồng khô vẫn cháy nắng. Đi giữa cái màu xám xịt ấy, chúng tôi không khỏi mường tượng, rằng tứ giác Long Xuyên trên đất Nam Bộ Việt Nam đã từng như thế này, vậy mà qua quá trình lao động, khai hoang không mệt mỏi của bao lớp cư dân đồng bằng để có được một vựa lúa lớn nhất nhì khu vực. Và để hiểu thêm truyền thống và kinh nghiệm trị thủy của tổ tiên chúng ta mà ngay thưở ban đầu cắp sách đến trường, chúng tôi đã từng được học về quê hương 5 tấn, về cánh đồng chiêm trũng, về câu chuyện “nước dâng lên đến đâu, thần Sơn Tinh bốc từng quả đồi, dời từng quả núi, lấy đất, đá chắn ngang dòng nước” và cả những cánh đồng lúa ma trong Bà Chúa hòn hay Đất rừng phương Nam khi trưởng thành…
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Chiều tàn trên đất nước Chùa Tháp . Dòng Mê-kông[/center]
Chiếc cầu lớn nhất Campuchia – cầu Kongpong Chàm hiện dần ra. Kongpong trong tiếng Khmer (theo lời giải của người hướng dẫn) là Bến Nước. Vùng này có khá nhiều người Chăm sang cư trú nên được gọi là Kongpong Chàm. Thật vậy, trước khi vào thị xã, chúng tôi đã nhìn thấy rất nhiều thánh đường Hồi giáo thấp thoáng đâu đó sau những rặng chuối hoang ven đường. Đi tiếp vài mươi cây số nữa thì đến Kongpong Thom. Thom nghĩa là “lớn”. Kongpong Thom là Bến Đại. Từ Kongpong Thom về phía tây địa hình bắt đầu cao dần. Đó cũng là lúc những mái nhà Khmer càng cao hơn, cao không phải vì nhà nhiều tầng, mà vì hết thảy đều là nhà sàn và mặt sàn rất cao. Nhà càng giàu, sàn càng cao. Càng về phía núi, sàn càng cao. Có khi cao hơn mặt quốc lộ 3-5 mét. Đến đây chúng tôi càng hiểu thêm phong tục, lối sống khá khác biệt của người Khmer so với người Việt, và càng hiểu thêm lối quần cư của người Khmer Nam Bộ trên các giồng đất cao ven biển miệt Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, vùng Bảy Núi v.v..

Mặt trời đổ sụp dưới chiếc thảm xám xịt cũng là lúc chúng tôi vào thành phố Siem Reap. Siem Reap sáng đèn, xen kẽ giữa những khách sạn xa hoa là những khu lao động lấp xấp và phố hường nhộn nhịp. Siem Reap được xem là viên ngọc sang giữa tứ bề màu xám. Hàng triệu du khách đến Angkor Wat mỗi năm, con số lớn hơn hẳn số du khách đến thủ đô Phnom Penh hay bất kì địa danh nào khác ở Campuchia.
Đón chúng tôi tại Siem Reap là một giảng viên trẻ Trường ĐH Angkor. Anh cho biết khu vực Siem Reap có cả thảy 7 trường đại học, đa số đều tập trung vào các mảng du lịch, quản trị, thương mại, quan hệ quốc tế v.v.. Chẳng trách Siem Reap trở thành trung tâm văn hóa, kinh tế và giáo dục lớn, chỉ đứng sau thủ đô. Riêng mảng du lịch thì xứng danh vị trí quán quân.
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Chợ Siem Reap về đêm . Một ngôi chùa ven đường[/center]
Từ Siem Reap sang cửa khẩu biên giới Anglong Veng phải mất 2,5 tiếng đồ hồ. Xe bon bon qua những ngọn đồi savan loang lỗ các vết cháy do cư dân địa phương phá đồi làm rẫy. Song chúng tôi không hiểu được làm sao họ có thể trồng trọt được khi mà trong toàn vùng không hề có một hồ chứa nước. Mọi thứ đều trông đợi vào mùa mưa.. Tiếp giáp với cánh rừng thưa là vùng rừng nguyên sinh. Đây từng là địa bàn của những tên Khmer Đỏ sừng sỏ như Ta Mok. Dân địa phương gọi nôm na là rừng "Ta Mok". Xe vẫn bon bon trên đường, song chúng tôi không khỏi bồi hồi khi tưởng tượng ra khung cảnh bộ đội Việt Nam đã phải chịu đựng hy sinh biết bao nhiêu để đổi lấy sự hồi sinh của dân tộc Campuchia hôm nay. Biết đâu trong cánh rừng già này có nấm xương của người chú ruột của chúng tôi…

[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Giữa cánh rừng già "Ta Mok"[/center]
Đang miên man giữa cánh rừng hoang vắng, chợt một sinh viên trong đoàn kêu đau vì chột dạ. Đây hẳn là kết quả của buổi ăn sáng vội vàng theo kiểu Khmer mà em chưa quen. Không có nhà dân ven đường, làm sao bây giờ nhỉ? Chẳng đặng đừng, đoàn xe đành phải dừng lại giữa rừng già…
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Lưu niệm rừng "Ta Mok". Thoải mái rồi![/center]
Giáp ranh với Thái Lan là dãy núi cao Don Ray (Đòn Gánh). Xe lên núi. Giữa đỉnh núi là con đường liên vận qua cửa khẩu. Chỉ có điều các cuộc tranh chấp xung quanh ngôi đền Preah Vihear trong vùng gần đây đã khiến hai nước đóng cửa cửa khẩu chính. Vậy là chúng tôi phải rẽ vào con đường đá đỏ để qua cửa khẩu phụ. Mất đôi mươi phút làm thủ tục, chúng tôi vào đất Thái. Vừa đúng lúc, xe của trường ĐH Surindra Rajabhat cũng vừa trờ tới. Giống như ở hai bên Mộc Bài, hai bên cửa khẩu Anglong Veng là hai thế giới khác biệt nhau, thế mới hiểu tại sao Thái Lan và Việt Nam là hai nước xuất khẩu gạo nhất, nhì thế giới..
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Thầy và trò Văn hóa học tại lễ hội[/center]
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: FESTIVAL NGHỆ THUẬT DÂN GIAN SURIN THÁI LAN 2010

Gửi bàigửi bởi poettho » Thứ 7 30/01/10 15:49

Những ngày hội ca múa

Đoàn vừa vào nhà tập thể thì lập tức thay trang phục để dự lễ khai mạc ở một giao lộ trong trung tâm thành phố. Sau các nghi thức mang tính “lễ” thì phần “hội” lập tức bắt đầu. Từng đoàn nối đuôi nhau đi diễu hành khu vực trung tâm thành phố. Sắc màu trang phục áo dài Việt Nam luôn là tâm điểm của mọi người. Điều làm chúng tôi ngạc nhiên là cư dân thành phố không ít người đã nói “Xin chào” khi đoàn đi qua.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Diễu hành trên phố[/center]
Sân khấu chính của lễ hội được dựng trong khuôn viên Trường với các trang thiết bị cần thiết. 19 đoàn nghệ thuật của 15 quốc gia với hơn 400 nghệ sĩ, sinh viên tề tựu về đây để trình làng. Ngay đêm diễn đầu tiên, các đoàn đã thay phiên nhau trình diễn các tiết mục đặc sắc nhất của mình. Do số đoàn đông, chương trình mãi đến gần 11 giờ đêm mới chấm dứt.
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Đoàn Việt Nam[/center]
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Đoàn Lithuania . Đoàn Phần Lan[/center]
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Đoàn Trung Quốc . Đoàn Italy[/center]
Mỗi đoàn một thứ tiếng nói, song mọi đoàn đều có chung một thứ ngôn ngữ: đó là nghệ thuật. Từng diệu múa nhịp nhàng, dịu dàng của các đoàn Á Châu cho đến các vũ điệu mạnh mẽ bằng chân của các đoàn Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Lithuania, các vũ điệu hiện đại của đoàn Mỹ đã làm cho lễ hội chìm ngập trong các sắc màu văn hóa tứ phương hội tụ.
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Đoàn Israel . Đoàn Philippines[/center]
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Đoàn Srilanka . Đoàn Mỹ[/center]
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Đoàn Nagaland (Ấn Độ) . Đoàn Campuchia[/center]
Xen kẽ giữa các buổi trình diễn là các hội thảo, hội nghị trưởng đoàn, các buổi giới thiệu phong tục, tập quán, trang phục và trí tuệ dân gian.
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Hội nghị trưởng đoàn . Thăm doanh nghiệp Thái[/center]
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Tham quan làng nuôi voi . Massage voi xin mời![/center]
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Trang phục truyền thống Manipur (Ấn Độ)…………và Philippines[/center]
Đêm thứ 6 của lễ hội là Đại lễ Fashion Show. Các tiết mục được dàn dựng hết sức công phu. Mọi chi tiết đều đã được chuẩn bị công phu. Khách quý từ Bangkok và các địa phương tụ về. Mưa! Tuy không lớn nhưng đủ làm ướt mọi người. Hiệu trưởng vẫn phát lệnh tổ chức. Trong làn mưa rả rich, các diễn viên vẫn say sưa diễn, mặc cho làn nước mưa mỗi lúc một dày thêm, lớp phấn son trên người lần hồi bị bong ra, ướt đẫm. Mọi người an ủi nhau, vùng này số cơn mưa trong năm chỉ đếm trên đầu ngón tay, mưa đêm hôm ấy là biểu hiện của sự tốt lành! Thế là mọi việc được hóa giải. Viên Thủ hiến, Hiệu Trưởng và các trưởng đoàn đều ở lại đến phút cuối, duy chỉ có đoàn Bình Dương bỏ cuộc (việc này hoàn toàn không nên!).
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Fashion show trong… mưa[/center]
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Hai người Israel và ba người Mỹ “hô biến” thành người Thái[/center]
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Chủ nhà Thái Lan[/center]
Đến buổi thứ 7, đoàn chúng tôi đi biểu diễn ở tuyến huyện, huyện Chumpon Buri. Khách đông nghẹt. Sau hai đoàn Lithuania và Phần Lan với các điệu múa mạnh mẽ vốn không quen thuộc lắm với cư dân địa phương, đoàn Trường ĐHKHXH&NV tiếp nối với chiếc áo dài màu tím thướt tha trong Dạ cổ hoài lang, với váy áo người Mông trong bài múa xòe rộn ràng đã làm không khí sân vận động nóng lên hẳn. Nhiều tràng hô “Việt Nam” vang lên rộn rã. Một thành công ngoài mong đợi. Các trưởng đoàn bạn đến bắt tay chia vui. Đó cũng là lúc Trưởng đoàn Manipur (Ấn Độ - một quan chức cấp bang) đặt lời mời chính thức đoàn chúng tôi sang biểu diễn tại Lễ hội văn hóa Manipur vào tháng 11 sắp tới. Chia tay Chumpon Buri, chúng tôi trở lại thành phố. Về đến khách sạn, đồng hồ chỉ 2 giờ sáng, vậy mà niềm vui không tắt trên gương mặt các thành viên.
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Tại huyện Chumpon Buri . Hai con này sao giống mình quá![/center]
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Ước gì chiếc váy em dài, em về em phủ..những hai anh chàng . Giao lưu[/center]
Ngày thứ 8, các đoàn được đưa đi thăm làng dệt, làng nuôi voi và tham dự lễ khai mạc địa hội thể thao toàn vùng Isan ở sân vận động Surin.
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Đại hội thể thao toàn vùng Isan[/center]
Các giai đoạn lịch sử của vùng đất Isan được phục dựng một cách hoành tráng với hơn 2500 diễn viên và hơn 50 chú voi. Khởi đầu là nền văn minh Khmer (có ba nhóm Khmer: Khmer Kadal ở Biển Hồ, Khmer Nam Bộ ở Việt Nam và Khmer Núi ở Isan Thái Lan), tiếp theo là triều đại Ayuthaya của người Siam chinh phục vùng Isan, để từ đó trở đi vùng này phát triển hòa nhịp cùng các vùng miền đất Thái. Cắc sắc tộc chính trong vùng có người Thái, người Lào, người Khmer và người Kui (một sắc dân Mon-Khmer, gần với người Mnong, Stiêng ở Việt Nam).
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Trang phục Lào . Trang phục Phần Lan[/center]
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: FESTIVAL NGHỆ THUẬT DÂN GIAN SURIN THÁI LAN 2010

Gửi bàigửi bởi poettho » Thứ 7 30/01/10 16:12

Đường trở về

Theo lịch trình, đoàn sẽ chia tay lễ hội ngày 24/1 nhưng chúng tôi quyết định ra về từ trưa 23/1 để một số sinh viên có thể dự thi học kỳ 1 vào sang thứ hai 25/1. Với những gì đoàn Trường ĐHKHXH&NV thể hiện, Hiệu Trưởng, Hiệu phó Trường ĐH Surindra Rajabhat đã đặt tiệc buffet riêng tại một khác sạn trong thành phố để chiêu đãi và tiễn đoàn. Chúng tôi vừa về đến Siem Reap cũng là lúc trời tối. Trong lòng ai nấy đều hớn hở. Điều hớn hở hơn nữa là việc quyết định về trước 1 ngày là điều may mắn, vì ngay trang sáng ngày 24/1 đã có nổ sung ở khu vực gần đền Preah Vihear làm hai lính Thái bị thương và cửa khẩu đóng cửa! Hú hồn! Thảo nào trên đường về Phnom Pênh chúng tôi thấy có nhiều đoàn xe chở lính về phía cánh rừng Ta Mok để đến Preah Vihear.
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Bản đồ Campuchia. Đền Preah Vihear[/center]
Khác với lúc đi, lần trở về chúng tôi quyết định đi vòng ngã Phnom Penh. Quốc lộ 6 dẫn vào thủ đo quá nhỏ bé, nhếch nhác và đầy bụi. Qua chiếc cầu Tonle, thủ đô hiện dần ra. Mặc dù với dân số hơn 1 triệu dân, song Phnom Penh nhỏ bé hơn tôi tưởng. Phố sá chật hẹp, xen lẫn với các cửa hiệu là các công trình kiến trúc thời thuộc Pháp.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hoàng cung[/center]
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Phố phường Phnom Penh[/center]
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Đài độc lập[/center]
Chúng tôi băng qua mặt trướng hoàng cung, vượt qua tượng đài hữu nghị Việt Nam – Campuchia để hướng thẳng quốc lộ 1 về hướng Mộc Bài. Khác với quốc lộ 6, quốc lộ 1 đang được xây dựng theo chương trình Đại lộ Xuyên Á bằng vốn vay của ADB, nối thông với TP.HCM và Bangkok. Vượt qua khu vực thủ đô chật hẹp, qua một dải màu xanh hiếm hoi, qua con sông Mê-kông tại bến phà Neak Leong thì màu xám đã trở lại. Nó đi theo chúng tôi cho đến tận cửa khẩu Mộc Bài. Hôm ấy là ngày chủ nhật nên đoàn xe chúng tôi vượt qua rất nhiều đám cưới. Có nhà lấn chiến gần nửa mặt quốc lộ để dựng rạp đãi khách. Điều đáng chú ý là người Campuchia thích mặc quốc phục lúc đi đám cưới. Hai bên cổng chào nhà nào cũng dựng hai cây chuối với hai buồng chuối to đồ sộ, một bên sơn màu đỏ nâu, một bên sơn màu trắng bạc trương trưng cho ước vọng sinh sôi (kiểu như ăn bát chè đậu, ăn quả lựu ở phong tục người Việt vậy).
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Bến phà Neak Leong qua sông Mê-kông . Hai buồng chuối này không sơn màu[/center]
10 ngày cho một chuyến đi không ngắn, song những điều ghi nhận được chỉ là những điểm khởi đầu. Chúng tôi nghĩ đến một ngày nào đó “cư dân” Văn hóa học chúng ta sẽ có những chuyến đi dài hơi hơn để có góc nhìn cận cảnh hơn ở các vùng đất, các nền văn hóa góp thành tiểu vùng sông Mê-kông – quê hương chung của chúng ta.

[right]Ngọc Thơ, Hồng Ngọc, Diễm Linh[/right]
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: FESTIVAL NGHỆ THUẬT DÂN GIAN SURIN THÁI LAN 2010

Gửi bàigửi bởi SUNNY » Chủ nhật 31/01/10 21:54

Vì ở chung building với đoàn Lào nên cứ tầm sáng sớm là các chị em Việt Nam- Lào cùng ríu rít tắm rửa, giặt giũ, trang điểm trên WC tầng 3.

Ấn tượng lớn nhất của mình là mỗi lần nhìn cảnh các bạn nữ Lào...tắm. Các bạn í tắm tập thể và luôn mặc một cái váy ống khi tắm. Tắm đến bộ phận nào thì mở váy chỗ í ra thôi. Các hoạt động kì cọ, xối nước, lau người đều trong chiếc váy í cả. Rất khéo léo, và...kín đáo cực kì :mrgreen: . Các bạn í đôi khi còn không mang quần áo vào phòng tắm cơ. Từ phòng ngủ -> phòng tắm, cứ lon ton cả khu hành lang với cái "váy tắm" quanh người như thế mà không ngại ngùng gì cả.

Tất nhiên là tớ ko thể vác máy hình vào phòng tắm, nên share tạm mọi người hình chiếc "váy tắm" search được trên google. Theo những thông tin tớ biết, phong tục "tắm tiên" này phổ biến ở phía Bắc nước Lào, nơi có người Mông-Dao tập trung sinh sống.

[center]Hình ảnh[/center]

Các bạn nữ Lào rất dịu dàng, nói chuyện rất nhỏ nhẹ và cũng rất thân thiện nữa. Có những lần đi xe bus chung, các bạn í thường hát tặng đoàn mình bài hát rì đó bằng tiếng Lào, nhưng ai cũng có thể nghe rõ những cụm từ "Ha Noi- Vientiane" rất dễ thương. Thú vị nhất là mình quen được 1 người bạn Lào cũng tên là Linh (so great! :X) .

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Việt Nam- Lào trong trang phục truyền thống trong đêm fashion show[/center]

Một điều khiến mình chú ý nữa là các bạn Lào đánh môi rất đỏ. Khi tớ ngỏ ý muốn dùng thử thì hàng chục cây son đỏ-nguyên-chất được xoè ra nhiệt tình. Các trang điểm này cũng phổ biến ở đoàn Campuchia. Tớ có hỏi lí do, các bạn í chỉ nói: "Vì ở Lào đi biểu diễn ai cũng thế, và vì nó đẹp thật mà! ^^"

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Môi đỏ rực rỡ kìa.Người bạn bên bìa trái cũng tên Linh giống tớ đó nha ^^[/center]

Khá tiếc là các bạn đoàn Lào không sử dụng tiếng Anh, họ nói tiếng Pháp là chủ yếu. May là tiếng Lào và tiếng Thái có nhiều nét giống nhau, mà tớ thì nói được tiếng Thái (sơ sơ thôi) nên cũng hiểu nhau kha khá. Ít nhất cũng suốt 10 ngày gặp gỡ trong phòng tắm và ăn cháo thịt, mì tôm mỗi tối ngoài hành lang. ^^

[center]Hình ảnh[/center]
[center]VN- Lào: Chúng ta là anh em ^^ [/center]

[right]Diễm Linh[/right]
Even if the sun refuses to shine :)
Hình đại diện của thành viên
SUNNY
 
Bài viết: 51
Ngày tham gia: Chủ nhật 14/09/08 20:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: FESTIVAL NGHỆ THUẬT DÂN GIAN SURIN THÁI LAN 2010

Gửi bàigửi bởi ragingwave » Thứ 3 02/02/10 16:59

đọc xong mà phát ghen lên được ấy chứ!!!!!! :D
" I'm youth I'm joy I'm a little bird that has broken out of the egg"[center][/center]
RANDOM_AVATAR
ragingwave
 
Bài viết: 114
Ngày tham gia: Thứ 6 03/10/08 10:21
Đến từ: Thon Vi Da, Hue
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: FESTIVAL NGHỆ THUẬT DÂN GIAN SURIN THÁI LAN 2010

Gửi bàigửi bởi DMai » Thứ 2 08/02/10 16:25

Ui, thich qua
Im lặng còn tốt hơn là nói một cách vô ích
RANDOM_AVATAR
DMai
 
Bài viết: 38
Ngày tham gia: Thứ 3 04/03/08 8:58
Đến từ: Tien Giang
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

MYANMAR- Vùng đất vàng...

Gửi bàigửi bởi SUNNY » Thứ 3 09/02/10 1:47

Mình dám cược là trong gần 1000 thành viên tham dự Siff 5, mình là một trong số rất-ít người thân được với đoàn Myanmar- những người bạn hiền queo và khá cô lập.

Cái building nơi mình ở gồm 4 đoàn. Đoàn Lào, Việt Nam (USSH và BDU) thì cứ ríu rít, rần rần từ sáng tới tận khuya, hiếm khi nào thấy sự xuất hiện chung vui của đoàn Myanmar.

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Đoàn Mynamar tại lễ khai mạc[/center]
Thật ra đây là lần thứ 2 mình gặp lại họ và mình nghĩ, mình thật có duyên với Myanmar :mrgreen: Các anh chị í đoàn Myanmar là những nghiên cứu sinh khoa Công nghệ sinh học của trường trường Kamphaeng Phet Rajbhat University tại Thái Lan.
[center]Hình ảnh
Với anh leader đoàn Myanmar. (Người bạn ngoại quốc thân nhất của tớ trong Siff đấy ^^)[/center]

[center]Hình ảnh
Trang phục truyền thống của Myanmar
[/center]
Những đặc điểm mình nhận thấy khi tiếp xúc với các anh chị í là: rất hiền, rất yêu nước và rất sùng đạo :)

Mình được nghe kể nhiều về trận bão Nargis tàn khốc tấn công Myanmar đầu tháng 5 năm ngoái. Rangoon- thủ đô 1 thời của Myanmar- nơi các anh chị í ở cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Vừa về nước tham dự Water Festival (Lễ hội tạt nước mừng năm mới của Myanamar) vào giữa tháng 4 năm ngoái, đầu tháng 5 trở lại Thái Lan để tiếp tục học thì nghe tin bão về, đau thương, mất mát đến xót ruột...

Những câu chuyện khác... Về điện thoại vẫn rất hiếm ở Myanmar, điện tự động cắt sau 12h đêm, những chiếc xe cũ kĩ vẫn chạy ro ro trên đường và được bán với giá rất đắt, loại bột ta-na-ka được đắp lên mặt để chống nắng và làm duyên của những cô gái và em bé người Míên ... khiến mình bị quyến rũ lạ kì. Ước gì một ngày được đến đất nước này quá đi :x
[center]Hình ảnh[/center]

Hơi buồn cười khi mỗi tối mình đều nhận được lời chúc: "Nice dream. Buddha will support you" :p . Bất ngờ hơn khi có 1 file toàn hình ảnh của Myanmar- vùng đất vàng của đền chùa và những tượng Phật khổng lồ được chép vào USB của tớ lúc nào không hay. Share mọi người một vài hình ảnh nè...

[center]Hình ảnh

Hình ảnh
Tượng Phật tại chùa Mahamuni- Madalay- Myamar[/center]

[center]Hình ảnh
Những con rối truyền thống[/center]

[center]Hình ảnh
Những dân tộc trên lãnh thổ Myanmar
[/center]
Và đây là món quà đặc biệt của các anh chị người Miến tặng tớ làm kỉ niệm. 1 bức tranh bằng nhung vẽ hình ảnh 1 người nghệ sĩ múa Myanmar. Rất đẹp :)

[center]Hình ảnh[/center]

[right]Diễm Linh.[/right]

Bonus 1 tấm hình không liên quan đến bài viết nhưng xinh cực :X

[center]Hình ảnh[/center]
[center]Thầy Thơ ăn cá khô trong khi xem xiếc voi đó mà :mrgreen: [/center]
Even if the sun refuses to shine :)
Hình đại diện của thành viên
SUNNY
 
Bài viết: 51
Ngày tham gia: Chủ nhật 14/09/08 20:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

NHỮNG TIẾT MỤC BIỂU DIỄN CỦA ĐOÀN VIỆT NAM TẠI SIFF 5

Gửi bàigửi bởi SUNNY » Thứ 3 09/02/10 17:13

Múa: Hội cồng chiêng Tây Nguyên
Biên đạo: NSƯT Vương Linh- Đặng Hùng

[center]Hình ảnh

Hình ảnh[/center]

Múa: Mâm vàng Cửu Long
Biên đạo: NSƯT Vương Linh- Đặng Hùng

[center]Hình ảnh[/center]

Múa: Dạ cổ hoài lang
Biên đạo: Hạo Nhiên
Hix, tiết mục này tớ ko có hình trên sân khấu Siff 5 vì hôm í ai cũng bận biểu diễn cả. Đưa tạm tấm hình tiết mục này đạt giải 3 trong Liên hoan nghệ sĩ múa TP.HCM nhé!

[center]Hình ảnh[/center]


Múa: Mèo

Biên đạo: Đinh Vân

[center]Hình ảnh[/center]

Múa: Đào Liễu


[center]Hình ảnh
"Đào Liễu có 1 cô nàng..."
Thời còn trẻ, ngây thơ, trong trắng
[/center]

[center]Hình ảnh
Thời kì son sắc của ả đào và những đấu tranh nội tâm[/center]

[center]Hình ảnh
"Ở vậy thời làm sao cho đành..."
Đau xót nhìn lại số phận, một thời đã qua
[/center]

Hát: Nắng có còn xuân, Con cò, Về ăn cơm

Thuyết trình phong tục truyền thống: Đám cưới Việt Nam

[center]Hình ảnh[/center]

Thuyết trình trang phục dân tộc: Áo yếm

[center]Hình ảnh[/center]

Fashion show: Trang phục 3 miền

[center]Hình ảnh

Hình ảnh[/center]

[right]Diễm Linh.[/right]
Even if the sun refuses to shine :)
Hình đại diện của thành viên
SUNNY
 
Bài viết: 51
Ngày tham gia: Chủ nhật 14/09/08 20:02
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: FESTIVAL NGHỆ THUẬT DÂN GIAN SURIN THÁI LAN 2010

Gửi bàigửi bởi ntmt » Thứ 4 10/02/10 23:23

Không biết nói gì nữa cả... NGƯỠNG MỘ lắm luôn !
[Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi.]
Hình đại diện của thành viên
ntmt
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 7 15/09/07 19:33
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: FESTIVAL NGHỆ THUẬT DÂN GIAN SURIN THÁI LAN 2010

Gửi bàigửi bởi TATHUYTHANH » Thứ 7 27/02/10 11:18

yêu kinh khủng luôn ấy! :D
Cho mình khoảng trống trong lòng đề thấy cuộc sống này đầy...
RANDOM_AVATAR
TATHUYTHANH
 
Bài viết: 104
Ngày tham gia: Thứ 4 24/10/07 19:21
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Nhật ký các chuyến đi

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron