MỘT THOÁNG NƯỚC MỸ

Nơi giới thiệu những sự kiện, những hình ảnh, những cảm nhận... về các chuyến đi của các thành viên Trung tâm và/hoặc Khoa Văn hóa học đến các địa phương trong nước và quốc tế...

MỘT THOÁNG NƯỚC MỸ

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Chủ nhật 27/01/08 21:03

[center]MỘT THOÁNG NƯỚC MỸ[/center]
[center]Minh Chi[/center]

[justify]Tháng 8 năm 2001, tôi đến Mỹ, qua lời mời của một tổ chức từ thiện Việt kiều tại Los Angeles. Nhờ sự ưu ái của các bạn Việt kiều, trong hơn hai tuần, tôi đã có cơ hội đi thăm một số khu giải trí đặc sắc nhất của nước Mỹ và thưởng thức tinh hoa của văn hóa nghệ thuật đại chúng ở Mỹ, như kinh đô điện ảnh Hollyvood, hai khu Disneyland ở California và ở Florida, thành phố casino Las Vegas ở bang Nevada v.v...
Đúng là cưỡi ngựa xem hoa, hay nói đúng hơn là cưỡi máy bay xem hoa, thế nhưng những cảm nhận của tôi đối với những cái gọi là tinh hoa của văn hóa nghệ thuật đại chúng Mỹ vẫn sâu sắc khó quên.
Cảm nhận sâu sắc khó quên đi đôi với một câu hỏi cứ bám theo tôi đằng đẵng cho đến tận bây giờ: Là tại sao người Mỹ lại bỏ tiền ra xây dựng những thành phố giải trí khổng lồ như vậy, và tại sao lại có nhiều người như vậy đến thăm với chi phí vé vào cửa không ít: 49 USD/người khi vào thăm khu Disneyland ở Los Angeles.
Phải chăng hàng triệu triệu người Mỹ đang cần có cái gì đó để quên đi - dù chỉ là trong một ngày - vâng, quên đi một cuộc sống hiện tại khó chịu đựng?
Câu trả lời trên tôi tìm được khi đến thăm khu Disneyland ở Los Angeles và nhìn lên khẩu hiệu treo cao trên cổng chính: Một cuộc hành trình đi vào quá khứ, vào ngày mai và tương lai.
Một câu trả lời khác, tôi tìm thấy trong một bài viết của nhà phân tâm học nổi tiếng người Đức Eric Fromm:
“Nguy cơ trong thời quá khứ là con người bị biến làm nô lệ. Nguy cơ trong tương lai là con người bị biến thành con người máy (robot). Những con người máy thì không nổi loạn. Nhưng do bản chất của con người, cho nên người máy không thể sống lành mạnh. Chúng biến thành những con quỷ, chúng sẽ hủy diệt thế giới của chúng và cả bản thân chúng nữa, bởi vì chúng không thể chịu đựng lâu hơn nữa sự buồn chán của một cuộc sống vô nghĩa”.
(Eric Fromm - The present human condition - Varieties of modern social theory” - trang 76 - Điều kiện con người hiện tại - Các chủ thuyết về xã hội học hiện đại).
Phải chăng con người hiện đại ở Mỹ không chịu đựng nổi một cuộc sống hiện tại xô bồ, vô nghĩa cho nên họ đổ xô nhau đi tìm giải trí? Tuy rằng những trò giải trí như các Movie studio ở Hollywood và các khu Disneyland hay cả Las Vegas đi nữa cũng không làm cho họ thư giãn được bao nhiêu. Tôi không nói Las Vegas là một trường hợp khá đặc biệt, nhưng các khu Disneyland ở Los Angeles hay Florida có thể xem như là các khu Đầm Sen hay Suối Tiên ở thành phố Hồ Chí Minh phóng đại lên khoảng 1 vạn lần. Người ta dọa tôi là đi xem một tuần mới đủ vui, nhưng ở cả hai khu Disneyland ở Los Angeles và Florida, tôi chỉ xem hơn nửa buổi đã chán rồi!
Xem các màn biểu diễn như “Người trên hành tinh khác xuống, hay là “Xác chết ướp sống trở lại” v.v... tôi chỉ thấy đây chỉ là những trò chơi tạo cảm giác mạnh, thế thôi, dựa vào một sự kết hợp thiện xảo của âm thanh và ánh sáng.
Tôi đang lúng túng tìm cách đánh giá với thái độ khách quan chân giá trị của nền văn hóa nghệ thuật đại chúng ở xứ Hoa Kỳ như thế nào, thì may thay, trên chuyến bay từ Los Angeles đến Arizona (sân bay Phenix), tôi làm quen với một cô người Mỹ tự giới thiệu là sinh viên khoa nghệ thuật. Tôi hỏi cô về nền nghệ thuật đại chúng ở Mỹ và cô đưa tôi xem hai bài trong số tập san nghệ thuật “The Watson quarterly”. Trong bài, ký tên tác giả là Paul Cantor, có nhận định như sau:
“Chắc chắn rằng, chúng ta sẽ không sai lầm nhiều nếu cho rằng, phần lớn nền văn hóa đại chúng của Mỹ, nếu xét kỹ, chỉ là những trò giải trí ít hay nhiều không có chút nội dung tư tưởng nào hết”.
Lời phê bình trên đối với những cơ sở giải trí nổi tiếng toàn cầu như Hollywood và Disneyland có quá nặng hay không, tôi thấy chúng ta cũng nên cân nhắc, khoan vội kết luận. Nhưng tôi xin lưu ý quý vị độc giả Việt Nam về một nhận xét hết sức độc đáo của cha Willam Mc Namara về xã hội Mỹ và con người Mỹ hiện đại. Cha Mc Namara là tu sĩ thuộc dòng tu khổ hạnh Carmelite, rất được kính trọng trên thế giới. Khi được hỏi động cơ gì đã khiến ông tham gia dòng tu Carmelite, thì ông trả lời là vì ông chán ghét một cuộc sống bị ngự trị bởi 3 M, là cuộc sống đích thực của xã hội Mỹ hiện nay. Và ông giải thích 3 M như sau:
- M thứ nhất là mediocrity, là một cuộc sống quá ư tầm thường.
- M thứ hai là dacity, là cuộc sống quá ư giả dối và dối trá.
- M thứ ba là manipulation, là cuộc sống bị thao túng, giật dây bởi một mạng lưới dày đặc quảng cáo, TV, điện ảnh, phát thanh hoạt động suốt ngày đêm. Vì không muốn sống trong một xã hội bị ngự trị bởi 3 M, cho nên cha Mc Namara đã vào dòng tu khổ hạnh!
Rồi, tôi cũng tự hỏi, có phải bản thân mình, mới chân ướt chân ráo đến Mỹ, cũng đang bị chi phối bởi 3 M hay không? Bởi vì, trước khi đáp máy bay đi thành phố đánh bạc Les Vegas, tôi được nghe: Đến Mỹ mà chưa đến Las Vegas, tức là chưa đến Mỹ!
Hay là ở ngay trang bìa tờ báo U.S.News, số tháng 6 năm 2001, chạy hàng tít lớn: “Sin city no more” (Không còn là thành phố của tội ác nữa).
“Why Las Vegas is the face of Americaõs future?” (Vì sao Las Vegas là bộ mặt tương lai của nước Mỹ?).
Đọc một dòng tít lớn trên bìa của một trong những tờ tuần báo lớn nhất nước Mỹ, ai lại không tò mò đi một chuyến đến Las Vegas xem sao! Một thành phố của đánh bạc, mãi dâm công khai, các băng cướp ban ngày... sao lại mau chóng hướng thiện đến thế, và hướng thiện đến mức trở thành bộ mặt của tương lai nước Mỹ. Trong một bài báo dài, đăng ở trang 51, số báo “U.S.News and World report” nói trên, chuyên giới thiệu Las Vegas đang mỗi ngày thay da đổi thịt, tác giả dẫn chứng một con số ngoạn mục: “36 triệu khách du lịch đã đến Las Vegas năm 2001”.
Chúng tôi đã đi thăm Las Vegas, vào một buổi chiều bằng máy bay để xem một “show” biểu diễn của hàng mấy trăm vũ nữ một lúc, dưới sự điều khiển của một vũ công người da đen có giọng hát thật tuyệt vời.
Bác sĩ Oánh, người hướng dẫn chúng tôi cho biết: “24 năm nay, ngày nào cũng có hai “show” biểu diễn như thế, không thay đổi, một “show” lúc 7 giờ tối, và một “show” lúc 9 giờ tối, khán giả lúc nào cũng ngồi chật cả hội trường! Tôi tự hỏi khán giả sẽ gặt hái được điều gì khi xem những “show” biểu diễn như thế?

GIÁC NGỘ XUÂN QUÝ MÙI 2003
THÀNH HỘI PHẬT GIÁO TP. HỒ CHÍ MINH
Tổng Biên Tập HT. Thích Trí Quảng, Phó Tổng Biên Tập TT. Thích Giác Toàn, CS Tống Hồ Cầm, Thư Ký Toà Soạn TT. Thích Thiện Bảo - Toà Soạn 85 Nguyễn Ðình Chiểu Q3, TP HCM[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Nhật ký các chuyến đi

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron