Bằng hữu viễn phương lai, Tử bất diệc lạc hồ?

Nơi giới thiệu những sự kiện, những hình ảnh, những cảm nhận... về các chuyến đi của các thành viên Trung tâm và/hoặc Khoa Văn hóa học đến các địa phương trong nước và quốc tế...

Bằng hữu viễn phương lai, Tử bất diệc lạc hồ?

Gửi bàigửi bởi poettho » Thứ 4 02/11/11 8:13

[center]BẰNG HỮU VIỄN PHƯƠNG LAI, TỬ BẤT DIỆC LẠC HỒ?[/center]

Sơn Đông chi lữ

Sơn Đông, bán đảo nằm ở phía đông dãy núi Thái Hàng, nơi có dòng Hoàng Hà đổ ra biển Hoàng Hải, nơi có ngọn Thái Sơn sớm đi vào ca dao dân gian, nơi sản sinh ra một trong những bậc thầy triết học của thế giới cổ đại, từ lâu đã là nơi lữ khách thập phương tìm về. Lúc sinh thời, Khổng Tử từng nói “Bằng hữu viễn phương lai bất diệc lạc hồ?” (朋友远方来不亦乐乎? Bạn từ phương xa đến chẳng phải vui lắm sao?).
Hình ảnh Hình ảnh
[center]Vị trí Sơn Đông -------- Thủ phủ Tế Nam về đêm[/center]Sơn Đông là một trong các tỉnh đồng bằng Hoàng Hà, bắc giáp Thiên Tân và Hà Bắc, nam giáp Giang Tô, An Huy, tây giáp Sơn Tây, đông là biển Hoàng Hải. Thủ phủ là thành phố Tế Nam (5 triệu dân), các thành phố quan trọng có Thanh Đảo, Tế Ninh, Nhật Chiếu, Yên Đài, Đức Châu, Thái An, Bồng Lai, Khúc Phụ v.v.. Trong bảng xếp hạng kinh tế Trung Quốc, tỉnh Sơn Đông đứng hàng thứ sáu (không tính Hồng Kông, Macau), sau Quảng Đông (1), Giang Tô (2), Chiết Giang (3), Thượng Hải (4) và Bắc Kinh (5).
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Bằng hữu viễn phương lai, Tử bất diệc lạc hồ?

Gửi bàigửi bởi poettho » Thứ 4 02/11/11 8:21

Tề phong Lỗ vận
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Vị trí văn hóa Đại Vấn Khẩu[/center]
Sơn Đông xưa là một trong những chiếc nôi của văn minh Trung Hoa. Thời tiền sử, vùng đất này tồn tại nhiều dòng văn hóa sơ khai, trong đó nổi tiếng nhất là văn hóa Đại Vấn Khẩu (ngoại vi Tế Nam) có quan hệ mật thiết với văn hóa Thanh Liên Cương ở cửa sông Dương Tử và văn hóa Đại Buộn Khanh ở bắc Đài Loan. Từ chiếc nôi Đại Vấn Khẩu, văn hóa bản địa (người Hoa Hạ-Hán gọi là “Đông Di”) hình thành và phát triển. Trong khi người Hoa Hạ vẫn còn định cư ở Hoa Sơn (Trung Nguyên) thì cư dân vùng này đã có một trình độ văn minh phát triển, trong đó thành tựu chữ viết sau được người Hoa Hạ tiếp nhận (thời Thương) là một sản phẩm tiêu biểu.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Chữ viết "Đông Di"[/center]
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center][center]Gốm màu Đại Vấn Khẩu có niên đại cách nay 4500 đến 5000 năm[/center]
Theo truyền thuyết, người Hoa Hạ dưới sự lãnh đạo của Hoàng Đế đã tiến về phía đông (hạ lưu sông Hoàng Hà), trận Trác Lộc giữa cư dân bản địa và người Hoa Hạ nổ ra. Hiện tại phía tây bắc Bắc Kinh vẫn còn địa danh Trác Lộc và miếu thờ Si Vưu – thủ lĩnh của các nhóm cư dân hạ lưu Hoàng Hà. Người Đại Vấn Khẩu thủ bại, từ đó trở đi văn hóa “Đông Di” nói chung, văn hóa Đại Vấn Khẩu nói riêng ở vùng Sơn Đông hòa vào dòng chảy chung của văn hóa Trung Hoa.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Trận Trác Lộc
Trên nền tảng Đại Vấn Khẩu, các nước Tề, Lỗ hình thành và phát triển, khi hùng mạnh đã cùng “tranh bá Trung nguyên”. Bao nhiêu binh đao khói lửa nổ ra, từ trong xã hội biến loại thời Xuân Thu – Chiến Quốc xuất hiện một Khổng Khâu tài năng với ước vọng dùng lễ nghi, đạo đức nhân văn giáo hóa dân chúng, lập ra một học phái tên gọi Nho học. Con đường đi từ biến loạn đến thống nhất toàn vùng Trung Nguyên trong lịch sử Trung Hoa đầy trắc trở, cũng giống như chính Khổng Tử và đám học trò của mình đã mất 18 năm chu du liệt quốc!
Hình ảnh[/center]
[center]Khổng Tử chu du liệt quốc[/center]
Ngày nay, văn hóa Trung Hoa phân thành nhiều vùng dựa theo các tiêu chí khác nhau. Căn cứ theo lịch sử văn hóa, vùng Sơn Đông xếp vào Vùng văn hóa Tề Lỗ, bên cạnh là Vùng văn hóa Ngô Việt ở cửa sông Dương Tử, văn hóa Lĩnh Nam vùng Lưỡng Quảng, văn hóa Ba Thục vùng bồn địa Tứ Xuyên, văn hóa Trung Nguyên vùng trung lưu Hoàng Hà v.v..
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Bằng hữu viễn phương lai, Tử bất diệc lạc hồ?

Gửi bàigửi bởi poettho » Thứ 4 02/11/11 8:33

Táng gia cẩu
Trong danh mục Mười cuốn sách lớn của Trung Quốc năm 2007 do Hội Bình luận sách Trung Quốc (China Book Review Academy) công bố đầu năm nay, xếp đầu bảng là cuốn sách Chó không nhà: Tôi đọc “Luận Ngữ” (丧家狗:我读论语). Đây là kết quả bình chọn của 42 cơ quan truyền thông, trong đó có nhiều tờ báo lớn như báo Thanh niên Trung Quốc, Nhật báo Quang Minh, Phương Nam cuối tuần, báo Tân Kinh… Đây là cuốn được nhiều bạn đọc quan tâm và có ảnh hưởng lớn với họ, có giá trị trọng đại về tư tưởng, văn hóa. Một số cuộc bình chọn sách khác cũng xếp Chó không nhà ở đầu bảng, với sự nhất trí cao của các học giả tham dự bình sách.
Hình ảnh Hình ảnh
[center]Tác phẩm Táng gia cẩu và tác giả Lý Linh[/center]
Chó không nhà: Tôi đọc Luận Ngữ do NXB Nhân dân Sơn Tây (Trung Quốc) xuất bản tháng 5.2007, tác giả là Lý Linh (sinh 1948), giáo sư ĐH Bắc Kinh, nổi tiếng uyên thâm trong lĩnh vực khảo cổ, giải thích từ ngữ cổ, văn bản cổ. Hai tác phẩm khác của ông xuất bản năm 2005 và 2006 đều được chọn là sách hay của năm. Chó không nhà lập tức gây ra một “trận động đất” trên văn đàn Trung Quốc. Tất cả chỉ vì tác giả dám bảo Khổng Tử – bậc chí thánh tiên sư bao đời nay người Trung Quốc thờ phụng – thực ra chỉ là một người bình thường, một “chó không nhà”.
Chó không nhà: Tôi đọc Luận Ngữ xuất bản đúng vào lúc hàng trăm triệu người Trung Quốc từ người lớn tới trẻ con đang lên Cơn sốt Quốc học, đỉnh cao mới của phong trào phục hưng văn hóa truyền thống Trung Hoa kéo dài nhiều năm nay. Quốc học dùng để phân biệt với Tây học; hầu hết người Trung Quốc đều cho rằng nội dung chính của Quốc học là Nho học. Trong cơn sốt ấy, người ta đua nhau đọc Luận Ngữ – “Vạn thế Kinh điển” của Nho giáo, tương đương Kinh Thánh ở phương Tây. Năm 2004 Khoa Trung văn ĐH Bắc Kinh nơi Lý Linh công tác cũng mở khóa học Luận Ngữ, chia 3 lớp; do nhận nhiệm vụ dạy một lớp; Lý đã đọc lại Luận Ngữ, viết giáo trình, nay in thành sách trên.
Có nhiều điều đáng nói về Cơn sốt Quốc học. Lịch sử cho thấy, khi dân trí chưa cao, nhiều phong trào quần chúng ở giai đoạn cuối thường nảy sinh những nhận thức nông nổi, ấu trĩ, nhất là khi mọi người đã “sốt”. Nhưng chẳng mấy bậc thức giả nào dám giội nước lạnh lên những cái đầu nóng ấy, bởi lẽ có sức mạnh nào đáng sợ hơn sức mạnh của quần chúng? Phong trào phục hưng văn hóa Trung Quốc khi lên Cơn sốt Quốc học cũng có tình trạng như vậy. Cơn sốt này tăng nhiệt mạnh khi xảy ra Hiện tượng Vu Đan. Qua Vu Đan, người Trung Quốc thấy Khổng Tử từng nói nhiều câu rất hữu dụng cho họ; Luận Ngữ trở thành món chicken soup (canh dưỡng sinh) khoái khẩu ai cũng thích; Khổng Tử trở thành vị thầy thuốc tâm lý chữa bệnh cho người Trung Quốc đang bơ vơ về lý tưởng và bế tắc trước các tệ nạn của kinh tế thị trường và lối sống công nghiệp (Theo Nguyễn Hải Hoành trên dongtac.net].
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Bằng hữu viễn phương lai, Tử bất diệc lạc hồ?

Gửi bàigửi bởi poettho » Thứ 4 02/11/11 8:48

Đại hội Nho giáo thế giới
Trong những năm gần đây, phong trào nghiên cứu lý luận Khổng Mạnh (Nho giáo nói chung) ở Trung Quốc và một số nơi trên thế giới rất mạnh mẽ, mục tiêu chính là phát động phương châm “cổ vi kim dụng”, “đông thể tây dụng”, nghiên cứu và lựa chọn một mô thức tư tưởng xã hội phù hợp cho khu vực Á Đông, tiêu biểu là tại Trung Quốc.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Lễ khai mạc Đại hội[/center]
Trong bối cảnh ấy, Hiệp hội Nho giáo Thế giới và Viện Nghiên cứu Khổng Tử ở Khúc Phụ (Sơn Đông) đã tổ chức Đại hội Nho giáo thế giới, bắt đầu từ năm 2008. Năm 2011, Đại hội Nho giáo Thế giới lần 4 được tổ chức từ ngày 25 đến 27 tháng 9 năm 2011 tại chính quê hương Khổng Tử: Khúc Phụ. Hoạt động trọng tâm của đại hội là hội thảo khoa học quốc tế về tư tưởng Khổng Tử.
Hội nghị đã thu hút 102 tham luận của các tác giả từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó nhiều nhất là Trung Quốc (72), tiếp đến là Hàn Quốc(5), Đài Loan (9), Hồng Kông (2), Nhật Bản (3), Mỹ (2), Australia (2), Brazil (2), các nước Đức, Việt Nam, Singapore, Indonesia, Kazarkstan mỗi quốc gia 1 đại diện. Trong hội nghị này, ThS-NCS. Nguyễn Ngọc Thơ, Phó Trưởng Khoa Văn hóa học, Trường ĐHKHXH&NV Tp. Hồ Chí Minh đã tham gia hội nghị này với bài viết “Đặc trưng Nho giáo Việt Nam”.
[center]Hình ảnh Hình ảnh[/center]
[center]Cùng đại biểu Trung Quốc và Kazakhstan tại đại hội[/center]
Các nhóm chủ đề chính:
1/Khuynh hướng giá trị của Nho học và phát triển xã hội (23 bài viết)
2/Đổi mới Nho học và kiến thiết văn hóa đương đại (12 bài viết)
3/Tư tưởng Nho giáo và giá trị toàn cầu (27 bài viết)
4/Lễ nghĩa đạo đức và giáo hóa nhân văn (40 bài)
Trong khuôn khổ đại hội, Hiệp hội Nho giáo Thế giới đã trao giải thưởng Văn hóa Khổng Tử cho hai bậc tiền bối, gồm (1) Thang Nhất Giới, GS. Đại học Bắc Kinh; và (2) Thang Ân Giai (Chủ tịch Hội Nho Thương Hồng Kông).
[center]Hình ảnh[/center]
Buổi lễ trao giải thưởng Văn hóa Khổng Tử bị phá hỏng bởi cánh… paparazzi! Ước gì Khổng Tử mà nhìn thấy cảnh này!
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Trước mặt đại biểu (quốc tế, cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp thành phố) là… một rừng mông![/center]
Cũng trong dịp này tôi bất ngờ gặp lại anh bạn Trung Quốc cùng là nghiên cứu sinh hồi còn học ở Đại học Harvard (2007-2009):
[center]Hình ảnh
Cùng anh Lưu Thao – CB nghiên cứu Viện NC Nghệ thuật Bắc Kinh[/center]
Và đương nhiên tôi gặp lại GS. Khổng Tường Lâm – người bạn cũ, cháu 75 đời của Khổng Tử:
[center]Hình ảnh[/center]
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Bằng hữu viễn phương lai, Tử bất diệc lạc hồ?

Gửi bàigửi bởi poettho » Thứ 4 02/11/11 8:52

Festival văn hóa Khổng Tử - Khúc Phụ 2011
Đồng thời với hoạt động của Đại hội Nho giáo Thế giới lần 4-2011 là Festival Văn hóa Khổng Tử 2011 do Bộ Văn hóa Trung Quốc và UBND thành phố Khúc Phụ tổ chức với chủ đề “Đại tai Khổng Tử 大哉孔子”. Một không gian văn hóa thấm đượm tư tưởng đại đồng tràn ngập cả nhà hát Khúc Phụ. Một bữa tiệc tinh thần đặc sắc với thông điệp xã hội rõ ràng được chuyển tải hết sức nhẹ nhàng và hiệu quả. Tâm điểm của buổi biểu diễn là bài hát “Khổng Tử thuyết”. “Khổng Tử nói, Thiên hạ đại đồng dĩ hòa vi quý. Khổng Tử nói, thiên nhân hợp nhất là cảnh giới tốt đẹp”. “Thế giới lớn, thôn trang nhỏ. Anh đừng tranh, cô đừng đoạt”, “Thế giới coi trọng dĩ hòa vi quý, giấc mộng đại đồng ngàn năm sẽ thành hiện thực” (có thể nghe tại http://www.youtube.com/watch?v=k9UFZ8L5QbM).
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh đêm Khai mạc Festival Văn hóa Khổng Tử - Khúc Phụ 2011[/center]
Trong Lễ khai mạc Festival văn hóa Khổng Tử, Tổ chức Văn hóa hóa dục Liên hiệp quốc UNESCO đã trao giải thưởng Khổng Tử cho ba nhân vật có nhiều đóng góp trong sự nghiệp giáo dục cộng đồng tại các địa phương của mình gồm một người Mỹ, một người Pakistan và một người Congo:
[center]Hình ảnh[/center]
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Bằng hữu viễn phương lai, Tử bất diệc lạc hồ?

Gửi bàigửi bởi poettho » Thứ 4 02/11/11 9:05

Đại lễ sinh nhật Khổng Tử lần thứ 2562
Sau Lễ khai mạc Festival văn hóa Khổng Tử là Đại lễ sinh nhật Khổng Tử lần 2562 diễn ra ở Đại Thành Điện ở quần thể Khổng Miếu Phúc Phụ từ 9:00 đến 11:00 ngày 27 tháng 9 năm 2011. Trong những năm gần đây, đại lễ sinh nhật Khổng Tử đã trở thành một sinh hoạt thường niên có quy mô toàn dân tộc. Đại biểu đến dự gồm có đại diện UNESCO, đại biểu Singapore, Hàn Quốc, Mỹ, Pakistan, Congo, Malaysia v.v. và các cơ quan cấp trung ương Trung Quốc, cấp tỉnh Sơn Đông và cấp thành phố Khúc Phụ cùng đông đảo đại biểu, khách quý đến dự.
[center]Hình ảnh
Lãnh đạo tiến vào lễ đài[/center]
[center]Hình ảnh
Nghi lễ chính thức[/center]
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Đội quân lễ[/center]
[center]Hình ảnh
Trước Đại Thành Điện[/center]
[center]Hình ảnh
Cùng đội nhạc lễ[/center]
Sau các nghi lễ chính thức là phần tế tự của đại gia tộc họ Khổng. Theo ghi chép của gia phả, con cháu Khổng Tử sinh sống và làm việc tại Khúc Phụ (Sơn Đông) đang ở đời thứ 75, 76, 77. Một bộ phận hậu duệ họ Khổng đang sinh sống ở Đài Loan, một số khác định cư tại Mỹ. Gương mặt con cháu Khổng Tử tại đại lễ đều toát lên một vẻ chung là hạnh phúc, thịnh vượng. Họ nghiêm túc đợi chờ tới lượt mình tế bái cụ tổ tiên.
[center]Hình ảnh
Con cháu Khổng Tử[/center]
Đại lễ kết thúc lúc 11 giờ, chúng tôi được mời đi thăm Khổng Phủ nằm liền kề Khổng Miếu. Khổng Phủ là một quần thể kiến trúc khổng lồ, được bố trí, sắp xếp rất nghiêm túc, sâu sắc thể hiện tinh thần Nho giáo. Ngày nay, đến với Khúc Phụ là đến với quê hương Tam Khổng, bao gồm Khổng Miếu, Khổng Phủ và Khổng Lâm (rừng Khổng Tử).
[center]Hình ảnh
Khổng Phủ[/center]
[center]Hình ảnh
Khổng Lâm[/center]
Chào từ biệt Khúc Phụ, chào từ biệt Khổng Tử, trong lòng tôi bỗng bồi hồi nhớ bài hát “Khổng Tử thuyết”. “Khổng Tử nói, Thiên hạ đại đồng dĩ hòa vi quý”. “Thế giới lớn, thôn trang nhỏ. Anh đừng tranh, cô đừng đoạt”, “Thế giới coi trọng dĩ hòa vi quý, giấc mộng đại đồng ngàn năm sẽ thành hiện thực”. Giá mà hậu duệ Khổng Tử làm theo lời tổ tiên mình. Giá mà…
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Bằng hữu viễn phương lai, Tử bất diệc lạc hồ?

Gửi bàigửi bởi LuuTuanAnh » Thứ 6 20/09/13 0:40

Thầy Thơ có viết: "Khổng Tử nói, Thiên hạ đại đồng dĩ hòa vi quý”. “Thế giới lớn, thôn trang nhỏ. Anh đừng tranh, cô đừng đoạt”, “Thế giới coi trọng dĩ hòa vi quý, giấc mộng đại đồng ngàn năm sẽ thành hiện thực”. Giá mà hậu duệ Khổng Tử làm theo lời tổ tiên mình. Giá mà…". Em xin bổ sung một ý nhỏ vào "..." rằng: Giá mà Khổng Tử còn sống, vì bên cạnh việc cần những lớp hậu duệ sau này làm theo lời tổ tiên mình thì còn cần có người khởi xướng, một leader có cái tâm như thế, vậy thì có lẽ sẽ phát triển "hảo hảo" hơn ạ, hì hì.
Em cám ơn loạt bài viết của Thầy, em đọc thấy thích lắm, dù là em có đọc hơi trễ nhưng may mắn là em vẫn chưa bị lạc hậu :) .
Em chúc Thầy ngủ ngon và sáng mai thức dậy sẽ có ngày làm việc hiệu quả ạ.
Hạnh phúc khi tôi được ngắm nhìn ...

Lưu Tuấn Anh
刘俊英
りゅうとしひで (劉俊英)
RANDOM_AVATAR
LuuTuanAnh
 
Bài viết: 154
Ngày tham gia: Thứ 6 04/01/08 17:55
Cảm ơn: 26 lần
Được cám ơn: 11 lần


Quay về Nhật ký các chuyến đi

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron