Tháng 5 về Duyệt Thành mở hội Long Mẫu..

Nơi giới thiệu những sự kiện, những hình ảnh, những cảm nhận... về các chuyến đi của các thành viên Trung tâm và/hoặc Khoa Văn hóa học đến các địa phương trong nước và quốc tế...

Tháng 5 về Duyệt Thành mở hội Long Mẫu..

Gửi bàigửi bởi poettho » Thứ 7 08/03/08 10:14

[center]Tháng 5 về Duyệt Thành mở hội Long Mẫu..[/center]
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Miếu Long Mẫu ở Duyệt Thành những ngày xuân Mậu Tý 2008[/center]
Chúng tôi đặt chân đến trấn Duyệt Thành huyện Đức Khánh, Quảng Đông Trung Quốc trong một chuyến nghiên cứu điền dã ngắn ngày ngay sau những ngày xuân Mậu Tý vừa vội lướt qua. Vùng đất nối liền thượng lưu và hạ lưu sông Tây Giang trước sông sau núi này mang trong mình nhiều câu chuyện lịch sử rất có ý nghĩa từ thời tổ tiên Bách Việt gầy dựng cơ nghiệp. Một trong những chứng tích sống động nhất cho trang hùng ca lịch sử ấy chính là tín ngưỡng thờ Long Mẫu của người Việt cổ vẫn còn tồn tại đến hôm nay…
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hình ảnh Long Mẫu[/center]
Tương truyền, Long Mẫu họ Ôn, cha tên Ôn Thiên Thụy, là người Âu Việt sống ở vùng thượng nguồn Tây Giang (nay là Đằng Huyện, Quảng Tây), làm nghề đan lát thuyền thúng để bán. Trong chuyến buôn đến Trình Khê (Duyệt Thành xưa), ông yêu và lấy bà Lương thị làm vợ, sinh ra Long Mẫu vào khoảng cuối thời kì văn minh Đông Sơn.

Năm ấy thượng nguồn Tây Giang gặp lũ lụt lớn do các ngọn núi tuyết bắt đầu tan băng. Gia đình Long Mẫu gặp nạn, bố mẹ bỏ Long Mẫu trên chiếc thuyền thúng rồi thả trôi theo dòng sông.

Đến Trình Khê, lão đánh cá Lương Tam Công nhặt mang về nuôi, đặt tên là Ôn Long Cơ. Long Cơ lớn nhanh, xinh đẹp, sắc sảo, thông minh. Một hôm. Long Cơ mang về một quả trứng to, lạ. Chẳng lâu sau, trứng nở ra 5 con rồng con lần lượt mang 5 màu sắc trong Ngũ hành. Các con rồng con bái Long Cơ làm mẹ, từ đó Long Cơ được gọi là Long Mẫu.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Tượng Lương Tam Công trong tổ miếu[/center]
Với bản tính thông minh, sắc sảo, cùng với sự phò trợ của 5 con rồng con, Long Mẫu thống nhất cư dân trong vùng, xây dựng cơ nghiệp hùng mạnh.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Các "long tử" trong tổ miếu[/center]
Thời ấy, Tần Thủy Hoàng Nam chinh, bắt đầu vượt dãy Ngũ Lĩnh để chiếm đất Lĩnh Nam. Long Mẫu chỉ huy dân chúng, sai Ngũ Long tử dẫn 5 cách quân chặn chứng 5 mũi tấn công của Tần Thủy Hoàng. Mãi về sau, khi Long Mẫu mất, quân Tần mới bắt đầu len lỏi được vào Lĩnh Nam. Thực sự đến thời Hán, một phần Lĩnh Nam mới hoàn toàn bị Hán triều đô hộ.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Bên mộ Long Mẫu[/center]
Truyền thuyết Long Mẫu được dân gian đời sau hư cấu khá nhiều, song nó trùng khớp với các sự kiện lịch sử có ghi trong Hán Thư, Nam Việt Chí v.v.. Ta có thể mường tượng rằng, Long Mẫu chính là vị nữ anh hùng Việt tộc, là thủ lĩnh của nhiều nhóm người Âu Việt chủ yếu sống ở thượng nguồn Tây Giang, dần dà kéo xuống sống ở ngã ba sông Duyệt Thành. Việc Long Mẫu nuôi 5 con con rồng con thể hiện sự kiện Long Mẫu thống nhất 5 bộ phận Việt tộc lớn thời bấy giờ, xây dựng nên lực lượng Việt quân hùng mạnh, đối đầu với sự xâm lăng của quân Tần.

Theo khảo cứu của chúng tôi, có thể Long Mẫu có quan hệ huyết thống với nhóm người Choang lam (trang phục xanh lam), hiện vẫn còn cư trú trong các buôn làng cổ kính vùng Đằng Huyện (Quảng Tây ngày nay).
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Đoạn sông Châu Giang qua địa phận Duyệt Thành[/center]
Ngã ba sông Duyệt Thành – Tây Giang có vị trí hiểm trở, nước xoáy mạnh, thuyền bè qua lại rất nguy hiểm, song là con đường giao thông duy nhất thời bấy giờ giữa Lĩnh Bắc và Lĩnh Nam. Long Mẫu ngự trị chính tại vùng đất xung yếu nảy, vừa để mở mang sự nghiệp Việt tộc, vừa để chống xâm lăng. Tinh thần yêu nước thương dân Việt ấy của Long Mẫu là không thể phai mờ, dù rằng vùng đất nơi bà gây dựng cơ đồ đã không còn thuộc về con cháu bà. Các triều đại phong kiến phương Bắc về sau rất có “ác cảm” với các dạng tín ngưỡng phương Nam, gọi đó là các “dâm tự”, song vẫn đều đặn sắc phong cho Long Mẫu với tham vọng chiếm trọn Lĩnh Nam và mượn danh Long Mẫu để thống trị phương Nam. Cụ thể:
STT Năm Triều đại Danh hiệu
1/ 194 trCN Hán Cao Tổ: Trình Khê phu nhân
2/ 904 Đường Thiên Hựu: Vĩnh An phu nhân
3/ 905 Đường Thiên Hựu: Vĩnh Ninh phu nhân
4/ 1077 Tống Khanh Ninh: Linh Tế Sùng Phúc Thánh phi
5/ 1078 Tống Nguyên Phong: Vĩnh Tế phu nhân
6/ 1375 Minh Hồng Vũ: Trình Khê L.Mẫu Sùng Phúc Thánh phi
7/ 1376 Minh Hồng Vũ: Hộ quốc Thông thiên Huệ Tế Hiển Đức Long Mẫu nương nương
8/ 1853 Thanh Hàm Phong: Chiêu Hiển
9/ Thanh Đồng Trị: Phổ Hựu
10 1882 Thanh Quang Tự: Quảng Âm
Ngày nay, người dân gọi bà với danh hiệu đầy đủ là Hộ quốc Thông thiên Huệ Tế Hiển Đức Chiêu Hiển Phổ Hựu Quảng Âm Long Mẫu nương nương Thủy phủ nguyên quân (护国通天惠济显德昭显溥佑广荫龙母娘娘水府元君). Trong thần phả Đạo giáo địa phương, Long Mẫu được Tam thiên Thượng đế sắc phong làm thần.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Tổ miếu ngày thường cũng đã có nhiều thiện nam tín nữ đến bái viếng[/center]
Lễ hội Đản sinh của Long Mẫu thường bắt đầu từ ngày 1 tháng 5 đến 8 tháng 5 âm lịch, chính lễ rơi vào ngày 8 tháng 5. Những ngày ấy, trấn Duyệt Thành như muốn vỡ tung trước dòng người hành hương từ ngũ phương lũ lượt kéo về. Mồng 1 tháng 5: đoàn tín nữ người gốc quê cũ của Long Mẫu (Đằng Huyện, Quảng Tây) về Duyệt Thành tiến hành nghi lễ tẩy rửa, thay y phục cho Long Mẫu. Từ mồng 2 đến mồng 7: các hoạt động lễ hội tiến hành rôm rả khắp Duyệt Thành như nghi thức phóng sinh, diễn Việt kịch, đua thuyền rồng, ném cầu, bắn pháo hoa v.v.. Các nghi thức chính đại lễ Đản sinh diễn ra lúc 0 giờ ngày 8 tháng 5. Người dân về mở hội Long Mẫu gọi bà với một cái tên trìu mến “A Mo”, hoặc “A Bà”, đi viếng Long Mẫu thì gọi “than A Mo” [thám A Ma], trong đó từ “than” đọc theo ngôn ngữ địa phương rất gần với từ “thăm” (trong thăm viếng) của tiếng Việt hiện nay.
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Long Mẫu ban "phúc thủy"[/center]
Một chuyến đi chỉ vỏn vẹn vài ngày nhưng để lại trong tôi nhiều cảm xúc đến khó tả. Đến “than A Mo”, tôi bất chợt thổn thức với những trang sử oai phong một thời của tổ tiên Bách Việt, đến để hiểu về nỗi niềm canh cánh của người xưa, đến để tìm về quá khứ hào hùng của Việt tộc. Vâng, đến "thăm A Mo" để tìm những minh chứng sống động nhất của truyền thống thờ tổ tiên, truyền thống chữ hiếu, truyền thống chống ngoại xâm, truyền thống sùng bái rồng nguyên thủy của tổ tiên Bách Việt, đến để cùng tìm những câu trả lời xác đáng cho muôn đời sau..
[center]Hình ảnh[/center]
[center]Hồ tiên nữ ở khu Thất Tinh - tương truyền là nơi Ngũ Long tử trữ nước giúp dân[/center]
Suỵt, tôi chợt nhớ về một nhận định vô cùng nực cười của tác giả Diệp Xuân Sinh (giáo sư ĐH Sun Yat-sen) khi nói về công đức của Long Mẫu đối với người đời sau. Tác giả này viết “… các thời đại Tống, Minh, các cánh quân chinh thảo An Nam khi đi qua đây (Duyệt Thành) đều được Long Mẫu phù hộ nên thuận buồm xuôi gió…”. Thật nực cười cho miệng lưỡi của một vị giáo sư theo trường phái “chủ nghĩa dân tộc vị kỷ” ấu trĩ có thừa bằng cấp nhưng lại thiếu suy nghĩ logic. Long Mẫu là người Việt tộc, bình sinh đã lãnh đạo nhân dân Việt tộc chống lại sự xâm lăng của phương Bắc, há có chuyện “cõng rắn cắn gà nhà” như vậy hay sao? Ngay cả một đứa trẻ cũng hiểu được đạo lý này.
[right]Tháng 2 năm 2008
poettho
Nghiên cứu sinh VHH khoá 1[/right]
RANDOM_AVATAR
poettho
 
Bài viết: 106
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 20:23
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 4 lần

Re: Tháng 5 về Duyệt Thành mở hội Long Mẫu..

Gửi bàigửi bởi HienDam » Thứ 7 08/03/08 17:33

Bài của anh PoetTho hay quá.

Đúng là phong cách nghiên cứu điền dã của dân văn hoá học.

Chúc anh Tho sẽ có được những công trình có giá trị từ những chuyến đi này.
RANDOM_AVATAR
HienDam
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 23/05/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần


Quay về Nhật ký các chuyến đi

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron