TINH YEU LA MOT NGHE THUAT

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tình yêu, tình dục, quan hệ nam nữ...

TINH YEU LA MOT NGHE THUAT

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 5 24/05/07 14:15

Co bao gio ban tu hoi tinh yeu la gi ko? Chac chan la co roi, va ban da tim ra cau tra loi cho no:Tinh yeu la gi chua? Va toi cung chac chan la ban cung ko the nao tra loi duoc cau hoi do dau, vi chinh Freud-nha phan tam hoc loi lac nhat trong lich su truoc luc qua doi cung da tung thu nhan rằng :" CHo đến giờ này, tôi cũng chưa đủ dũng cảm để đưa ra những tuyên bố rõ ràng về yếu tính của tình yêu, và tôi nghĩ rằng hiểu biết của chúng ta không đủ để làm việc đó......Chúng ta thực sự hiểu biết rất ít về tình yêu".
Chính vì thế mà tình yêu vẫn luôn lung linh và huyền ảo, nó giống như 1 cậu bé tinh nghịch thích chơi trò trốn tìm mãi không thôi. Khi ta cứ tưởng đâu rằng đã nắm bắt được nó, khi ta cứ tưởng rằng hiểu được nó, ấy là lúc nó lại biến thiên thành muôn hình vạn trạng. Mà cho đến khi có thể bạn hiểu được nó rồi, cũng có lẽ là lúc tình yêu biến mất khỏi tầm tay của bạn. Tình yêu là thế đấy.
Nhưng không phải vì thế mà tình yêu không được tìm hiểu, không được định nghĩa, nó được vô số các nhà văn, nhà thơ, các triết gia, các nhà tâm lý học, xã hội học vân vân và vân cố tìm hiểu và định nghĩa nó. Chính vì lẽ đó, trong quá trình tìm đến với 1 số tác phẩm viết về tình yêu, tôi lượm nhặt được quanh nó những điều mà đối với tôi là thú vị và bổ ích. Nay xin tổng hợp, tóm tắt lại những chỗ nào mà theo tôi là đáng quan tâm thì xin đưa lên đây để mọi người cùng chia sẻ, đóng góp ý kiến của mình.
Nhưng dù sao đi nữa, tất cả cũng chỉ là trên lý thuyết sách vở. Như Tagore đã từng nói:" Ai yêu, người ấy sẽ hiểu biết". Vậy thì bạn ơi, hãy thử nếm hoa trái của tình yêu đi, hưởng trong nó vị tươi "ngon như cặp môi gần", hay "thử hút nhụy của mỗi giờ tình tự" xem sao, để bạn biết tình yêu như thế nào???
Và để thay cho lời giới thiệu, tôi xin gởi đến các bạn 1 bài thơ của Tagore trong tập thơ Người làm vườn:
" Bạn đọc ơi, bạn là ai, người trăm năm về sau, đang đọc thơ tôi?
Tôi chẳng thể gởi đến bạn bông hoa duy nhất trong sắc Xuân tràn đầy, ánh vàng độc nhất từ lớp mây đằng kia.
Xin mở toang cánh cửa, nhìn bốn phương trời.
Và thu nhặt ngay trong vườn nhà mình hoa nở rộ những kỷ niệm ngát hương của bông hoa trăm năm trước đã tàn phai.
Tim dạt dào nguồn vui, có thể bạn sẽ cảm thấy hân hoan, niềm hân hoan sinh thú ca vang 1 sớm mùa Xuân gởi qua trăm năm tiếng nói yêu đời."
*****************
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TINH YEU LA MOT NGHE THUAT

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 5 24/05/07 14:25

tôi xin post tiếp quan điểm của Erich Fromm, 1 nhà phân tâm học nổi tiếng. Ông đã kết hợp tuyệt vời giữa Mac và phân tâm học. Từ đó đã xây dựng nên những lý thuyết lý tưởng về tôn giáo nhân bản cũng như về tình yêu, xã hội.,
Ông coi xã hội công nghiệp ngày nay là văn hóa của 1 xã hội hoàn toàn tha hóa nên đã sản sinh ra những xã hội thị trường, là 1 xã hội dựa trên sự trao đổi giữa những vật ngang giá, thậm chí tình yêu cũng như vậy. Xã hội này làm đánh mất đi dặc tính bên trong, tạo nên cảm xúc giả tạo, sự thần tượng hóa, tình yêu méo mó, nỗi buồn và sự cô đơn, cuộc sống cô nghĩa và vô hồn." Con người với tính cách thị trường, ông viết, ko hề biết yêu, biết căm thù. Những cảm xúc "lỗi thời" này không phù hợp vì nó cản trở ttiến tới cuộc sống cho mình, vì mình. Nó không đưa ra bất kỳ câu hỏi nào trừ câu hỏi về sự thăng tiến cá nhân trên chiếc thang quan chức."
Để xây dựng 1 xã hội lành mạnh, 1 văn hóa được định hướng 1 cách nhân bản, phải đáp ứng các nhu cầu hiện hữu của con người, trước tiên là nhu cầu tình yêu. Bởi theo E. Fromm, tình yêu vô tư là 1 hình thức lý tưởng của sự giao tiếp, là câu trả lời duy nhất sáng suốt cho tất cả các câu hỏi bản chất người. TÌNH YÊU LÀ CÁCH HIỂU THẾ GIỚI 1 CÁCH ĐẶC THÙ. Ở bình diện hoạt động TìNH YÊU BIỂU HIỆN DƯỚI DẠNG SÁNG TẠO VÀ TỰ THỂ HIỆN, CÒN Ở BÌNH DIỆN TÌNH CẢM LÀ CẢM GIÁC HỢP NHẤT MÌNH VỚI KẺ KHÁC VÀ VỚI THẾ GIỚI.
Từ đó, ông đã xây dựng nên những quan điểm tiến bộ của mình về tình yêu ở con người. Nhà bác học kêu gọi mọi người hãy yêu thương mà không tham lam và lệ thuộc" với sự dâng hiến đầy đủ những sức mạnh riêng tư.
Mặc dù những gì ông nói mang tính không tưởng, nhưng những vấn đề xã hội, tâm lý ông đánh giá rất đúng với xã hội ngày nay. Còn những mơ ước của ông đối với tôi là không tưởng, nhưng tôi vẫn trăn trở và mơ ước: LÀM SAO ĐỂ MỌI NGƯỜI CÓ THỂ SỐNG HẠNH PHÚC TRONG 1 THẾ GIỚI ĐẦY RẪY NHỮNG TAI ƯƠNG KHỐN KHỔ NÀY?
Vì cứ hãy mơ ước và hy vọng đi, và rồi cuộc sống sẽ trao tặng cho chúng ta những điều kỳ diệu nhất, để cuộc sống thêm đẹp hơn, đáng sống hơn.
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TINH YEU LA MOT NGHE THUAT

Gửi bàigửi bởi HienDam » Thứ 5 24/05/07 21:42

Toi dong y voi y kien cua E. Fromm ve xa hoi cong nghiep = xã hội thị trường = xã hội tiêu thụ và những hệ quả tệ hại của nó (bên cạnh rất nhiều điều tốt đẹp, dĩ nhiên!).
Tra loi cau hoi cua bạn Sinan "Làm sao để có thể sống hạnh phúc trong cái thế giới đầy rẫy những tai ương khốn khổ này?". Toi cho rằng TÌNH YÊU chính là cứu cánh.
Thánh Augustin đã nói rất đúng rằng: "Chính nhờ tình thuơng mà người ta đòi hỏi, người ta sưu tầm, người ta hiểu biết. Hãy yêu đi và hãy làm cái gì ngươi muốn".
Bằng kinh nghiệm của chính mình, tôi tin rằng bạn cũng như tôi đều thừa nhận câu nói trên là chí lý.
Song, theo tôi, vị Thánh này còn chưa tính đến một điều - một điếu rất quan trọng - đối tượng của tình yêu ấy là cái gì?
Nếu ta yêu môt con người, ta có thể vì người mình yêu là làm thơ, mà sưu tầm những gì mà người yêu thích, mà làm cho mình trở nên tốt đẹp hơn trước mắt người mình yêu.
Nếu ta yêu chân lý, ta có thể trở thành một nhà khoa học, một con người dám hy sinh vì sự thật.
Nhưng sẽ tai hại biết bao - cho ta và cho những người quanh ta - nếu ta chỉ biết yêu TIỀN.
Đáng tiếc là ngày nay - khi mà khắp nơi đều chỉ nghe thấy một khẩu hiệu làm giàu - thì số những người chỉ biết yêu TIỀN này tăng lên nhanh chóng quá.
Bạn cứ nhìn quanh mình mà xem!
Đồng tiền làm người ta mờ mắt, lảm người ta si mê, người ta khốn khổ! Và người ta sẽ chẳng còn biết sự SUNG SƯỚNG, sự HẠNH PHÚC thực sự là gì (tôi nói "thực sự" vì những người đó có cái sung sướng, cái hạnh phúc khi cầm tiền!). Điều tôi vừa nói là đúngtheo nghĩa đen vì có không ít những người đang hy sinh tuổi thanh niên - trung niên đẹp nhất của mình để có thật nhiều tiền, đến mức qua đi cái khả năng lập gia đình, đến mức hy sinh người mình yêu, thậm chí đến mức có được người mình yêu rồi thì cũng không còn khả năng đáp ứng tình cảm cho người mình yêu nữa!
Người ta cứ nghĩ rằng - thật ngây thơ - có tiền sẽ có tất cả. Và thuơng thay cho họ cái phút họ cay đắng nhận ra rằng, dùng tiền chỉ có thể có được những hàng hoá tầm thuờng, còn TRI THỨC thực sự, TÌNH BẠN thực sự̣, HẠNH PHÚC thực sự... thì luôn tỷ lệ nghịch với số tiền họ có!
Và, một điều nữa, theo tôi, là bí quyết của hạnh phúc: Khi ta không có cái mà ta yêu thì hãy yêu cái mà ta có!
Bất hạnh thay những người luôn "đứng núi này trông núi nọ"!
RANDOM_AVATAR
HienDam
 
Bài viết: 41
Ngày tham gia: Thứ 4 23/05/07 19:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: TINH YEU LA MOT NGHE THUAT

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 5 24/05/07 23:10

TÌNH YÊU LÀ 1 NGHỆ THUẬT.
Phải chăng yêu thương là 1 nghệ thuật? Vậy thì nó đòi hỏi sự hiểu biết và cố gắng. Và có lẽ, ở đây đặt ra câu hỏi là tại sao trong nền văn minh của chúng ta rất hiếm có người học về nghệ thuật này dù có những thất bại rõ ràng của nó: dù có khát vọng thầm kín đối với tình yêu, thế nhưng mọi sự việc khác được coi là quan trọng hơn tình yêu: thành công, thanh thế, tiền bạc, uy quyền- hầu như tất cả nghị lực của chúng ta được dùng để học hỏi làm sao hòan thành những mục tiêu này và hầu như không có ai học nghệ thuật về tình yêu.
Có thể vì chỉ những sự thể ấy mới được coi là đáng được học hỏi vì nhờ chúng mà người ta mới có thể kiếm ra tiền tài hay danh vọng, còn tình yêu, nó chỉ có lợi cho tâm hồn nhưng không lợi gì cả theo ý nghĩa thời mới, là một xa xỉ mà chúng ta không được quyền bỏ ra nghị lực như thế?
Thực tế, không phải mọi người đều nghĩ rằng tình yêu không quan trọng. Họ khao khát nó; họ để ý vô số các phim ảnh về những chuyện tình lãng mạn, họ nghe hàng trăm bài tình ca buồn đau, nhưng chắc hẳn không ai nghĩ rằng cần phải học hỏi một điều gì đó về tình yêu.
Nguyên nhân này dựa trên nhiều lý do khác nhau.
Hầu hết, người ta nhìn vấn đề tình yêu chủ yếu là vấn đề được yêu hơn là vấn đề yêu, vấn đề tình yêu của mình. Bởi thế đối với họ cốt làm sao để được yêu, làm sao để đáng yêu.
Đuổi theo mục tiêu ấy, họ chạy theo nhiều nẻo. Một nẻo ở nam giới là để thành công, là có thế lực cũng như sung túc về về phương diện xã hội mà địa vị của mình cho phép. Đằng khác, đặc biệt ở nữ giới là tạo vẻ quyến rũ cho mình bằng cách trau chuốt thân thể, trang phục….Những cách khác để tạo vẻ quyến rũ cho mình mà cả đàn ông lẫn đàn bà đều dùng, là triển khai những phương cách tương xứng với nhau như: nói chuyện gây hứng thu, giúp đỡ nhau, khiêm tốn, hiền hòa. Có nhiếu cách làm cho mình khả ái cũng như có nhiều cách làm cho mình thành công, được bạn và “cảm hóa mọi người”. Sự thật, là những gì mà hầu hết trong những nền văn hóa của chúng ta gọi là khả ái chính là 1 sự hỗn hợp giữa tính cách thông tục và khả năng gợi dục.
Liên hệ chặt chẽ với những yếu tố này là nét đặc trưng khác của nền văn hóa hiện đại. Tòan thể nền văn hóa của chúng ta được đặt trên thị hiếu mua sắm, trên ý niệm về 1 sự giao dịch thuận lợi. Hạnh phúc của con người ngày nay nằm ở sự kích thích của việc nhìn vào những cửa tiệm, ở chỗ mua tất cả những gì mà mình đủ sức mua. Họ nhìn người khác cũng giống như vậy.Với đàn ông, 1 cô gái quyến rũ- và với đàn bà, 1 gã đàn ông quyến rũ- là những giá trị mà họ theo đuổi. Vẻ quyến rũ thông thường có nghĩa là 1 gói đồ khéo léo đựng những đức tính thông tục và được tìm tòi trên thị trường nhân cách.Những gì đặc biệt tạo cho 1 người có vẻ quyến rũ tùy thuộc sự lưu hành của thời thượng, về vật chất cũng như về tâm lý.
Trong 1 nền văn hóa mà ở đó chiều hướng thị trường chiếm ưu thế, và ở đó, sự thành công về mặt vật chất có giá trị nổi bật thì không có gì đáng ngạc nhiên cho lắm về những quan hệ tình yêu của con người tùy theo cùng dạng thức giao hoán chi phối như thế.
Bên cạnh đó, cũng có những mối quan hệ tình yêu lấy dục tính làm cơ sở cho nó. Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, những loại tình yêu này tự bản chất nó không bền vững. Hai người trở nên thân thiết với nhau, sự thân thiết đó càng lúc càng đánh mất đặc tính kỳ diệu của nó, cho đến khi sự chống đối, những bất mãn, sự nhàm chán lẫn nhau tận diệt những gì do những phấn khích sơ khởi để lại. Nhưng ban đầu, họ đã không biết được tất cả những điều này: Thật vậy, họ lấy cường độ mê luyến, sự ngây dại nhau ấy, làm chứng cho cường độ của tình yêu, trong khi nó chỉ có thể minh chứng cho sự cô đơn của họ trước đây.
Chính vì lẽ đó, chỉ có 1 cách thích đáng duy nhất để vượt qua những thất bại của tình yêu- để xét những lý do đưa đến sự thất bại này,và để tiến tới việc tìm hiểu ý nghĩa của tình yêu
Bước thứ nhất là phải ý thức được rằng tình yêu là 1 nghệ thuật, cũng như sống là 1 nghệ thuật; nếu chúng ta muốn học cách yêu thương, chúng ta phải tiến hành trong cùng đường lối mà chúng ta phải tiến hành khi chúng ta muốn học hỏi 1 nghệ thuật nào đó như nhạc, hội họa…
Đâu là những bước cần thiết trong việc học hỏi 1 nghệ thuật?
Trước hết, bạn cần phải tinh thông lý thuyết, và tiếp theo là phải tinh thông về thực hành. Và còn 1 yếu tố thứ 3 cần thiết để trở thành 1 bậc thầy về nghệ thuật là phải có 1 trực giác tinh nhạy, 1 khả năng phán đoán,cũng như có 1 trái tim biết lắng nghe…
(con tiep)
(Tom tat lai theo Phan tam hoc va tinh yeu cua Erich Fromm)
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TINH YEU LA MOT NGHE THUAT

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 7 26/05/07 9:03

II. Lý thuyết về tình yêu
1. Tình yêu là giải đáp cho vấn đề hiện hữu của con người
Ban đầu, con người là 1 với thiên nhiên. Đất đai, thú vật, cây cối vẫn còn là thế giới của con người. Nó đồng hóa mình với loài vật và điều này được biểu lộ bằng cách tôn thờ các cây cối, con vật. Nhưng con người càng lúc càng vươn khỏi những thiên nhiên, càng ly cách khỏi thế giới tự nhiên. Sống bằng lý tính, nó ý thức về chính mình, về đồng lọai mình, về những khả năng tương lai cùng quá khứ đã qua. Sự thức tỉnh về bản thân mình như 1 sự ly cách, sự thức tỉnh về đời sống ngắn ngủi trong khoảnh khắc của chính mình, về sự kiện rằng mình sinh ra không do ý chí mình và chết đi cũng nghịch với ý chí mình. Và rồi mình chết trước những người mình yêu, hay họ chết trước minh điều đó làm cho con người thức tỉnh về nỗi cô đơn hiện hữu và sự ly cách của mình và thế giới xung quanh, về mối hy vọng vô vọng của mình trước những thế lực của thiên nhiên và xã hội. Tất cả những điều này biến con người trở thành 1 ngục tù không chịu đựng nổi: nỗi buồn và sự cô đơn xâm chiếm con người.
Trong khi tách khỏi thiên nhiên, con người vẫn là 1 phần tử của thiên nhiên, chịu những tác động của thiên nhiên và không thể nào thay đổi chúng, con người tuy thế lại vượt lên trên tất cả những gì thuộc về thiên nhiên. Con người nhận chân ra sự bất lực và những giới hạn sự sinh tồn của mình. Nó thấy kết thúc của nó là cái chết. Nó không bao giờ thoát khỏi thân xác mình, dù có muốn;và thân xác của nó làm cho nó muốn sống.
Lý trí diễm phúc của con người cũng lại là 1 nguyền rủa. Con người là con vật độc nhất đối mặt với sự hiện hữu của chính mình. Nó không thể trở về với trạng thái ý thức tiền nhân lọai trong sự hòa hợp với thiên nhiên, nó phải tiếp tục phát triển lý trí của mình cho đến khi trở thành chủ nhân của thiên nhiên và của chính mình.
Vì mất thiên đường, sự hợp nhất với thiên nhiên, con người trở thành kẻ lang thang vĩnh viễn, nó phải tiến tới và bằng cách lấp đầy những khoảng trống của tri thức mình với những giải đáp. Nó phải giải thích cho mình về chính mình và về ý nghĩa hiện hữu của mình. NÓ bị thúc đẩy phải vượt qua sự rạn nứt nội tại này, bị dày vò bởi 1 cái khát vọng tuyệt đối, khát vọng 1 thứ hòa điệu có thể nhổ gốc sự nguyền rủa đã tách rời nó khỏi thiên nhiên, khỏi đồng loại và khỏi chính mình
Con người có thể phát cuồng nếu nó không thể giải phóng mình trong 1 hình thức nào đó đối với những người khác, với thế giới bên ngoài.Chính vì thế con người phải đi tìm sự bình an của mình bằng cách hợp nhất với người khác. Và con đường hữu hiệu nhất là tình yêu.
Tình yêu trưởng thành(có nghĩa là ở 1 nguời có sự hiểu biết chính chắn trong tình yêu, và ở đây, E.Fromm xây dựng trên mẫu người lý tưởng) là sự hợp nhất dưới điều kiện duy trì sự tòan vẹn của mình, của cá biệt tính mình. Tình yêu là 1 quyền năng chủ động trong con người ; 1 quyền năng chọc thủng những bức tường ngăn cách người với người, hợp nhất mình với kẻ khác; tình yêu khiến mình vượt qua cái ý vị cô lập và ly cách nhưng nó cho phép mình là mình, giữ lại sự toàn vẹn của mình. Trong tình yêu, có điều nghịch lý là 2 sinh thể trở thành 1 nhưng vẫn là 2. Trong tình yêu có thể được mô tả bằng cách tự ban sơ là cho chứ không phải là nhận. Cho cái gì? Trả lời câu hỏi này có vẻ đơn giản, nhưng sự thực nó chứa đầy những hàm hồ và phức tạp. Sự hiểu lầm nhiều nhất là cho rằng “cho đi” là cho 1 cái gì, tước bỏ đi, cung hiến. Cái người mà cá tính chưa phát triển đầy đủ ra ngòai giai đoạn của chiều hướng thụ lãnh, tước đoạt hay tàng trữ, nó cảm nhận tình yêu theo lối này. Nó giống như đặc tính của buôn bán là muốn cho nhưng chỉ trong trao đổi để mà nhận, cho mà không nhận đối với nó là biển thủ.
Còn đối với tình yêu chân chính, sự cho thể hiện 1 tiềm lực. Trong chính sự cho, tôi cảm nghiệm sức mạnh tài sản, quyền năng của tôi. Cảm nghiệm về sinh lực và tiềm lực được cất cao này làm tôi sung sướng. Tôi cảm nghiệm như chính tôi như đang sung mãn, tận dụng, sinh tồn, và như vậy là vui sướng. Cho vui sướng hơn nhận, không phải vì nó là 1 sự giảm thiểu, mà vì trong hành vi cho có sự biểu lộ sinh tồn của tôi.
Ví dụ như trong tình dục. Cực điểm của dục tính giống đực ở hành vi cho, người đàn ông tự hiến mình, cơ quan sinh dục tính nam của mình cho người đàn bà. Vào lúc cực độ, ông cho bà tinh dịch của mình. Ông ta không thể nào cho được nếu năng lực không hiện hành. Nếu ông ta không thể cho, ông ta bất lực. Đối với người đàn bà, bà cũng tự hiến mình, bà mở ngõ trung tâm nữ tính của mình; trong hành vi nhận, bà cho. Nếu bà không thể làm được như vậy, nếu bà chỉ có thể nhận thôi, bà bị liệt âm.
Hành vi cho tái diễn với bà không phải trong nhiệm vụ của mình như là 1 người yêu mà trong 1 nhiệm vụ như 1 bà mẹ. Bà hiến mình cho việc nuôi lớn đứa con ở trong mình, bà cho sữa của mình cho đứa trẻ, bà cho sự ấm áp của cơ thể mình. Không cho sẽ là đau đớn.
Tuy nhiên phạm vi quan trọng của sự cho không phải là phạm vi vật chất mà là ở lãnh vực đặc biệt của con người. Một người cho kẻ khác cái gì? Nó cho chính mình, cho cái tinh tế nhất mà nó có, nó cho sự sống của nó. Có nghĩa là cho kẻ khác sự vui sướng cùng niềm vui của mình, quyền lợi của mình, sự hiểu biết của mình, tri thức, khí chất của mình. Trong cái cho như thế, nó làm giàu kẻ khác, cái cho này làm lớn lên giá trị sinh tồn của bản thân mình. Nó cho không phải để nhận, sự cho tự nó là 1 niềm vui kịch liệt. Bên cạnh đó, sự cho bao hàm biến kẻ khác thành người cho nữa, và cả 2 cùng chia xẻ trong niềm vui những gì họ đã mang lại cho sự sống. Trong hành vi cho có cái được sinh ra, và cả 2 đều cảm kích vì sự sống nảy sinh trong họ. Nói riêng về tình yêu, điều này có nghĩa: tình yêu là 1 quyền năng tạo ra tình yêu.
Cũng như Marx đã từng nói :”Bạn hãy thừa nhận con người như con người, và mối tương quan của nó với thế giới như là 1 thế giới con người, và bạn chỉ có thể trao đổi tình yêu cho tình yêu, tin cẩn cho tin cẩn… Nếu bạn muốn thưởng thức nghệ thuật, bạn phải là 1 người được đào luyện về mặt nghệ thuật, nếu bạn muốn gây ảnh hưởng lên mọi người, bạn phải là 1 người có 1 ảnh hưởng kích thích và tán trợ thực thụ trên kẻ khác.Nếu bạn yêu mà không gợi lên tình yêu, nghĩa là, nếu tình yêu của bạn mà không sản xuất ra tình yêu như thế, nếu không bằng vào 1 biểu lộ của sự sống với tư cách 1 kẻ đang yêu, bạn không biến mình thành 1 kẻ được yêu, như thế là bạn bất lực, 1 sự bất hạnh.”
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TINH YEU LA MOT NGHE THUAT

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 7 26/05/07 21:13

Ngoài yếu tố cho, tình yêu còn bao gồm 1 số yếu tố căn bản như :QUAN TÂM, TRÁCH NHIỆM, TRỌNG THỊ VÀ NHẬN THỨC. Nói rằng tình yêu bao hàm sự quan tâm là điều hiển nhiên nhất trong tình yêu của bà mẹ đối với đứa con. Không có sự quan tâm bao bọc của bà, tình yêu đó làm chúng ta cảm thấy thiếu thành thật. Cũng như 1 người đàn bà nói với chúng ta là bà yêu hoa, nhưng bà lại thường xuyên quên tưới nước cho nó, chúng ta sẽ không tin tình yêu của bà đối với hoa đó. Tình yêu chính là Mối Bận Tâm Tích Cực đối với sự sống và sự tăng trưởng của cái mình yêu. Nơi nào thiếu sự bận tâm tích cực này, nơi đó sẽ không có tình yêu. Bản chất của tình yêu là “cần lao” đối với cái gì và “làm cho cái gì đó lớn lên”, tình yêu và cần lao không thể nào tách biệt nhau. 1 người yêu cái mà mình ra sức cho nó, và kẻ ấy ra sức cho cái mà mình yêu nó.
Quan tâm và chăm sóc bao hàm 1 khía cạnh khác của tình yêu: khía cạnh trách nhiệm. Ngày nay trách nhiệm thường được chỉ cho việc nhận lãnh bổn phận, cái được đặt lên người ta từ bên ngoài. Nhưng theo đúng nghĩa nó trách nhiệm chính là 1 hành vi hoàn toàn tự nguyện; nó là sự đáp ứng của tôi đối với những yêu sách, được bộc lộ hay không của người khác. “Có trách nhiệm” có nghĩa là có thể sẵn sàng và “đáp ứng”.Nó cảm thấy có trách nhiệm với người khác cũng như là có trách nhiệm với chính mình.
Trách nhiệm có thể bị bóp méo thành sự chế ngự và chiếm hữu, nếu nó không đi với 1 yếu tố thứ 3 của tình yêu là SỰ TÔN TRỌNG. TÔn trọng không có nghĩa là sợ hãi hay khiếp đảm. Theo ngữ căn respicere: nhìn ngắm, nó chỉ cho khả năng nhìn 1 người nào đó như chính thế, ý thức về tính cá biệt độc nhất của người đó. Tôn trọng chỉ cho sự đề cập đến cái mà 1 người với tư cách nó là nó phải làm tăng trưởng và bộc lộ.
Như thế tôn trọng bao hàm sự vắng mặt của khai thác. Tôi muốn kẻ được yêu tăng trưởng và bộc lộ vì chính nó và trong những đường lối của chính nó chứ không phải vì chủ đích cung ứng cho tôi.
Nếu tôi yêu kẻ khác, tôi cảm thấy là 1 với nó. Nhưng không phải như là tôi điều tôi mong muốn ở nó, làm đối tượng cho sự sử dụng của tôi. Rõ ràng tôn trọng chỉ có thể có nếu tôi hoàn thành sự độc lập; nếu tôi đi hay đứng mà không cần chống nạn, không cần phải chế ngự hay khai thác 1 ai khác. Tôn trọng chỉ hiện hữu trên nền tảng của tự do. Tình yêu là đứa con của tự do chứ không bao giờ là của sự chế ngự.Bên cạnh đó, không thể tôn trọng 1 người mà không HIỂU BIẾT người đó. Quan tâm và trách nhiệm có thể là mù quáng nếu chúng ta không được hướng dẫn Nhận Thức
Nhận thức có thể là trống không nếu nó không được điều động bởi sự chú tâm. Có nhiều tầng lớp của nhận thức: nhận thức xét theo khía cạnh tình yêu là nhận xét đi sâu vào trọng tâm. Chỉ có thể có khi nào tôi có thể biết rằng 1 kẻ đang giận dữ, ngay dù nó không cho cho tôi thấy 1 cách lộ liễu: nhưng tôi có thể biết 1 cách sâu xa hơn thế nữa nên tôi biết nó đang lo lắng và buồn phiền, rằng nó cảm thấy cô đơn, cảm thấy có tội. Vậy tôi biết rằng sự giận dữ của nó chỉ là biểu hiện của 1 cái gì sâu xa hơn, và tôi thấy nó cũng lo lắng và bối rối, nghĩa là, như 1 kẻ chịu trận hơn là 1 kẻ giận hờn.
Nhận thức còn có 1 lớp nữa và là 1 lớp căn bản hơn liên quan đến vấn đề tình yêu. Cái yêu sách căn bản để từ chối người khác cũng như để vượt khỏi ngục tù ly cách của mình có liên quan mật thiết với ước muốn đặt biệt của con người, ước muốn “bí mật của con người”. Trong khi sự sống trong những khía cạnh hoàn toàn sinh vật của nó là 1 phép lạ và 1 bí mật. Con người trong những khía cạnh người của nó là 1 bí mật khôn dò đối với chính nó- và đối với đồng loại nó. Chúng ta biết mình, nhưng ngay với cả mọi nỗ lực mà chúng ta có thể làm chúng ta cũng không thể hiểu biết chính mình. Chúng ta biết người đồng loại của mình nhưng chúng ta cũng không hiểu được họ bởi vì chúng ta không phải là 1 sự vật, và người đồng loại của chúng ta cũng thế. Chúng ta càng biết đến miền sâu của bản tính chúng ta , hay bản tính của 1 ai đó, mục tiêu nhận thức càng lẫn tránh chúng ta. Vậy là chúng ta không trông mong gì ước muốn thâm nhập tận bí mật linh hồn con người, vào tận tế bào sâu thẳm nhất đang là “nó”.
Có 1 đường lối, 1 đường lối vô vọng để biết được bí mật: đó là đường lối của quyền năng toàn vẹn trên kẻ khác, quyền năng khiến nó làm những gì chúng ta muốn, cảm những gì chúng ta muốn, nghĩ những gì mà chúng ta muốn, quyền năng biến nó thành 1 sự vật, sự vật của chúng ta, sở hữu của chúng ta. Mức độ tối hậu của cố gắng để hiểu biết này nằm trong thái độ của bạo hành, lòng ham muốn và khả năng bắt 1 người phải chịu khổ: dày vò nó, cưỡng bức nó tiết lộ bí mật của nó trong đau khổ của nó. Trong cái tham muốn thâm nhập bí mật của con người- của nó rồi của chính chúng ta- có 1 phát động chủ yếu cho chiều sâu và cường độ của hung bạo và hủy diệt. Cũng giống như trẻ con tháo dở cái gì đó ra, bẻ gãy nó để biết nó, hay nó độc ác ngắt cánh con bướm để biết, cưỡng bức bí mật. Tính độc ác tự nó được điều động bởi 1 cái gì sâu thẳm hơn: muốn biết bí mật của sự vật và sự sống.
CON ĐƯờNG KHÁC Để BIếT Sự BÍ MậT LÀ TìNH YÊU.Tình yêu là sự thâm nhập chủ động vào kẻ khác, trong đó ham muốn hiểu biết của tôi được thoa diệu bằng sự hợp nhất. Trong hành vi hỗn hợp, tôi biết bạn, tôi biết chính tôi, tôi biết mọi người - và không “hiểu biết” gì cả. Tôi biết trong 1 đường lối duy nhất sự nhận thức về cái đang còn sống là có thể có đối với con người, do cảm nghiệm về hợp nhất chứ không do bất cứ nhận thức hay tư tưởng nào có thể mang lại. Bạo hành được điều động bởi ý muốn biết sự bí mật, nhưng tôi vẫn còn mù tịt như trước kia. Tôi xé 1 sinh thể khác ra từng chi tiết, nhưng tất cả những gì tôi làm là để hủy diệt nó. Tình yêu là đường lối duy nhất để hiểu biết mà trong hành vi hợp nhất nó trả lời cho sự thăm hỏi của tôi.
Lòng thiết tha muốn biết về chính mình và biết về đồng loại đước diễn tả trong câu cách ngôn Delphes:”Bạn hãy tự biết chính bạn”.Nhưng vì sự ham muốn là hiểu biết tất cả con người, bí mật sâu kín về nó, nên sự ham muốn ấy không bao giờ có thể lấp đầy trong nhận thức thuộc loại bình thường, trong nhận thức chỉ bằng tư tưởng. Ngay dù chúng ta biết ngàn lần về chính chúng ta, chúng ta vẫn không bao giờ đi tới ấy. Chúng ta sẽ vẫn còn là 1 bí ẩn cho chính chúng ta, cũng như người đồng loại của chúng ta vẫn còn là 1 bí ẩn đối với chúng ta. Con đường duy nhất của nhận thức tròn đầy là ở hành vi của tình yêu: hành vi này vượt lên trên tư tưởng, nó vượt lên trên các lời lẽ. Nó là việc dám lao mình vào cảm nghiệm hợp nhất. Tuy nhiên trong nhận thức tư tưởng, tức là trong nhận thức tâm lý, là điều kiện tất yếu đối với nhận thức tràn đầy trong hành vi của tình yêu. Tôi phải nhận thức kẻ khác và chính tôi 1 cách khách quan, để có thể nhận thấy thực tại của nó, hay đúng hơn, để vượt qua những ảo giác, cái hình ảnh méo mó 1 cách phi lý mà tôi có về nó. Chỉ cần tôi nhận thức 1 người 1 cách khách quan là tôi có thể biết nó trong yếu tính tối hậu của nó, trong hành vi của tình yêu.
Quan tâm, trách nhiệm, tôn trọng và nhận thức đều tương trợ lẫn nhau. Điều đó chúng ta chỉ tìm thấy ở những người trưởng thành và chính chắn trong tình cảm. Nghĩa là ở trong kẻ phát triển những quyền năng của chính mình 1 cách hữu hiệu, kẻ chỉ muốn có cái mà mình đã làm việc, đã làm việc cho kẻ đã bỏ đi những giấc mộng tự tôn về toàn trí và toàn năng, kẻ đã đạt tính khiêm tốn dựa trên sức mạnh bên trong chỉ có hoạt động phong phú và thực thụ mới có thệ mang lại
Trong hành vi yêu thương, tự hiến, trong hành vi thâm nhập kẻ khác, tôi tìm thấy chính mình, tôi khám phá ra chính mình, tôi khám phá ra cả 2 chúng ta, tôi khám phá ra con người.
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: TINH YEU LA MOT NGHE THUAT

Gửi bàigửi bởi ngoctuyen_999 » Thứ 2 28/04/08 22:42

Yêu , là nhìn thấy ở người đó những điều không hoàn hảo, mà vẫn yêu.

Yêu , là muốn mang lại cho người mình yêu những điều tốt đẹp nhất .

Yêu , là không mất trí , vẫn học quên mình , vẫn dành trái tim cho gia đình , bạn bè .
Yêu , là dành thời gian , công sức để tìm hiểu tâm hồn và tính cách của nhau .

Yêu , là dành thời gian và công sưc để tìm hiểu và yêu quý những gì mà người mình yêu gắn bó .
Tình yêu là món quà quí nhất mà con người dành cho nhau!
Hình đại diện của thành viên
ngoctuyen_999
 
Bài viết: 62
Ngày tham gia: Thứ 4 26/03/08 11:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: TINH YEU LA MOT NGHE THUAT

Gửi bàigửi bởi RONG REU » Thứ 5 20/11/08 16:51

Thời buổi này làm sao yêu được như thế
RANDOM_AVATAR
RONG REU
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 5 20/11/08 12:48
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá tình yêu và tình dục

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến12 khách

cron