Tranh ảnh nude - Nghệ thuật hay là sự dung tục?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tình yêu, tình dục, quan hệ nam nữ...

Re: Tranh ảnh nude - Nghệ thuật hay là sự dung tục?

Gửi bàigửi bởi haiphuong69 » Chủ nhật 04/11/07 17:51

Chào các bạn.
Rất thú vị khi đọc được những bài viết của các bạn, xin cho tôi đóng góp một ý kiến nhỏ trong đề tài đang được bàn luận sôi nổi này.
Tôi cảm thấy mừng vì ảnh nude đã được xã hội công nhận một cách hợp pháp, điều đó chứng tỏ đã có cái nhìn thoáng hơn trong nghệ thuật của người Việt nam ngày nay.
Thiển nghĩ, ranh giới giữa nghệ thuật và phi nghệ thuật là một lằn ranh mong manh. Chẳng ai dám tuyên bố chắc nịch rằng đây là ảnh nghệ thuật và đây không phải ảnh nghệ thuật. Do đó, tất cả đều phải tùy thuộc vào khả năng cảm nhận của người sáng tác và người thưởng lãm. Mà khả năng cảm nhận đó chính là phần nằm sâu trong "vốn văn hoá" của mỗi con người.
Hỏi thì xấu hổ một lúc nhưng không hỏi thì xấu hổ cả đời.
Ngạn ngữ Nhật bản
RANDOM_AVATAR
haiphuong69
 
Bài viết: 99
Ngày tham gia: Thứ 5 01/11/07 22:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tranh ảnh nude - Nghệ thuật hay là sự dung tục?

Gửi bàigửi bởi nguyenhuuduyen » Thứ 5 08/11/07 15:46

yeudaikho đã viết:Chồng tôi, tình cờ vào blog của vợ và... rất không hài lòng về bức ảnh tôi đã post trên blog. Theo cái cách mà anh ấy nhìn tôi và chất vấn, thì tôi hiểu rằng, anh ấy không đồng tình với hành động (post hình khỏa thân) của tôi. Tôi đã cố giải thích rằng tôi chỉ vì yêu thích vẻ đẹp và cái cách thể hiện cái đẹp của Thái Phiên, và cũng vì... đó thực sự là những tác phẩm tuyệt đẹp.
Thế nhưng anh ấy cứ một mực cho rằng tôi cố tình post những tác phẩm kia lên là nhằm mục đích để... "câu khách". Tệ hơn nữa anh ấy còn cho rằng tôi thiếu văn hóa khi lưu giữ những tác phẩm ấy trong máy tính xách tay của mình,...
Ấm ức lắm, nhưng tôi vẫn chưa tìm ra được lời giải thích nào để chồng tôi không hiểu lầm về hành động của tôi...
Xin hãy giúp tôi.


Sáng nay khi thảo luận về vấn đề của YDK với các đồng nghiệp. Thì bất ngờ, không chỉ một người đâu nhé, mà có đến 3/5 đồng nghiệp của tôi đều hô lên rằng, "ông xã" của họ cũng thế. Đặc biệt có người còn cấm vợ không được lưu giữ tàng trữ những bức ảnh đó trong máy vi tính, vì sợ lỡ con cái bắt gặp mà xem được...
Còn tớ (tất nhiên không rơi vào trường hợp trên), thật tuyệt vời có một "ông xã" rất ủng hộ tớ về vấn đề trên. Thậm chí ông ấy còn "hào hứng" hơn cả mình ấy chứ,.. :?
Cả tớ và ông xã đều cho rằng đó là nghệ thuật, là cái đẹp,... Và vì thế mà cần phải được nhìn nhận một cách chính xác, để việc phát triển nó hơn nữa không bị gặp bất cứ trở ngại nào
RANDOM_AVATAR
nguyenhuuduyen
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 11:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Tranh ảnh nude - Nghệ thuật hay là sự dung tục?

Gửi bàigửi bởi the_endless_love » Thứ 6 09/11/07 17:56

So với các nhà VHH thì tôi là một kẻ ngoại đao. Vì thế khi tôi nhìn những bức ảnh khoả thân, trước khi thấy đẹp, tôi vẫn thấy có cái gì đó rất khó diễn tả, có thể là cảm giác... thẹn và hơi xấu hổ.
Cũng vì thế mà tôi có thói quen là chỉ.... "xem trộm" lúc không có ai để ý thôi.
Không biết có ai giống như tôi?
Hình đại diện của thành viên
the_endless_love
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 12:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tranh ảnh nude - Nghệ thuật hay là sự dung tục?

Gửi bàigửi bởi MyLinh » Thứ 6 09/11/07 23:25

Sự kiện 38 bức ảnh khỏa thân của nữ họa sĩ Kim Hoàng không được Sở VH-TT TP.HCM cấp phép triển lãm, một lần nữa cho thấy độ chênh giữa nhà quản lý và người làm nghệ thuật trong cách nhìn về sáng tạo nghệ thuật.

Xin giới thiệu với các bạn bài viết của LAM ĐIỀN:

[center]Ảnh khoả thân: Độ chênh quá lớn giữa nhà quản lý và người làm nghệ thuật[/center]

[center]Hình ảnh
Tung cánh - Ảnh: Thái Phiên[/center]

Kim Hoàng cho rằng nội dung khỏa thân trong ảnh của cô là một dạng “nhiếp ảnh ý niệm”. Đó cũng là lý do cô lấy tên cho triển lãm của mình là “Closer” - gần hơn. Bộ sưu tập ảnh được Hội Mỹ thuật TP.HCM duyệt và gửi sang xin phép Sở VH-TT để triển lãm tại một quán cà phê. Nhưng công văn của Sở VH-TT trả lời Hội Mỹ thuật rằng: “Việc triển lãm những ảnh này đến với công chúng là không phù hợp với thuần phong mỹ tục VN”. Họa sĩ Phạm Đỗ Đồng - phó tổng thư ký Hội Mỹ thuật TP.HCM - vẫn bảo lưu quan điểm của hội, rằng “khi lập hồ sơ xin phép triển lãm, tức là hội đã đồng ý những tác phẩm này có thể đưa ra công chúng được”.

Kim Hoàng tâm sự: “Tôi cũng đoán có thể bộ ảnh này sẽ bị loại 4-5 tấm vì lý do tôi chụp quá cận cảnh. Nhưng loại bỏ toàn bộ số ảnh “ý niệm” này quả là bất ngờ với tôi và bạn bè trong giới”.

Với đề tài khỏa thân, các triển lãm tranh ảnh chuyên đề lâu nay chưa có tiền lệ tổ chức độc lập.
Tại TP.HCM, các ảnh khỏa thân nghệ thuật xuất hiện trước công chúng lâu nay vẫn bằng hình thức “chen” vào trong số các ảnh nghệ thuật khác của một chủ đề triển lãm chung. Chẳng hạn đầu năm 2007, triển lãm “Sức sống Việt Nam” của 17 tác giả với 50 bức ảnh, trong đó có sáu ảnh khỏa thân nghệ thuật của các tác giả Thái Phiên, Nguyễn Á, Dương Quốc Định... được chấp nhận bên cạnh các bức ảnh đồng quê, bến đò, quăng lưới...

Trước đó, vào tháng 6/2006, triển lãm ảnh nghệ thuật của Huỳnh Ngọc Dân với bộ ảnh 53 bức có tên “Niềm tin” cũng có một tấm ảnh khỏa thân đen trắng nghệ thuật. Xa hơn nữa, năm 2005 có một triển lãm ảnh kèm thư pháp của ông Tăng Hưng, cũng chỉ có ba bức ảnh “bán khỏa thân” chen trong bộ ảnh 39 bức.Tại Hà Nội, tình hình cũng tương tự với hình thức ảnh khỏa thân triển lãm chen với các ảnh khác...

Tại sao công chúng lại không có cơ hội thưởng thức những chuyên đề triển lãm ảnh, tranh khỏa thân - một nội dung quan trọng của nghệ thuật thị giác? Chợt nhớ tới câu chuyện “Người họa sĩ giỏi nhất nước Anh” trong sách học làm người: vị khách hàng đặt vẽ chiếc logo hình con gà, lời hẹn của họa sĩ là sau một tuần. Khi quay lại, anh ta thấy người họa sĩ lấy giá vẽ ra, vẽ ngay một chiếc logo trao cho ông. Ông khách chép miệng vì tiếc rẻ, tiền công vẽ vài phút được tính bằng tiền lương làm việc trong mấy tuần. Người họa sĩ dẫn ông ta ra gian nhà kho, và trong gian nhà kho ấy chứa toàn tranh vẽ hình logo con gà mà người họa sĩ đã tập vẽ trong suốt một tuần qua.

Chép miệng than đắt, việc ấy ai cũng làm được. Nhưng nhìn chiếc logo mà biết sự lao động nghiêm túc của người nghệ sĩ thì chỉ người trong giới mới không phải chui vào tận gian nhà kho. Nói như họa sĩ Phạm Đỗ Đồng: nhà quản lý thì nhìn tranh ảnh khỏa thân đơn giản theo đời sống và muốn giải thích tác phẩm nghệ thuật theo cách dễ nhất. Nhưng giá trị nghệ thuật còn được thử thách qua công chúng và thời gian. Thái độ đón nhận của công chúng sẽ là câu trả lời khách quan nhất, mà không cần các nhà quản lý “lo lắng thay” hoặc các nhà nghệ thuật “biện giải hộ”. Nhìn tranh và không cấp phép thì dễ, triển lãm tranh và tự thuyết minh lành mạnh cũng không khó. Chiếm được cảm tình công chúng để tác phẩm sống với thời gian mới là một giá trị cần sự nỗ lực của người làm nghệ thuật cũng như sự mạnh dạn ủng hộ của nhà quản lý.

Nguồn: LAM ĐIỀN - TUOITRE.COM
Hình đại diện của thành viên
MyLinh
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 5 31/05/07 20:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Tranh ảnh nude - Nghệ thuật hay là sự dung tục?

Gửi bàigửi bởi MyLinh » Thứ 6 09/11/07 23:34

Đề tài "Khỏa thân" trong sáng tạo nghệ thuật: Cái nhìn của người trong cuộc


Trong sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt ở hai loại hình mỹ thuật, nhiếp ảnh đề tài về “khỏa thân” luôn luôn được các nghệ sĩ nghiên cứu và thể hiện. Tuy nhiên, để có được những tác phẩm về “khoả thân” có giá trị là điều không đơn giản và cái nhìn của những người trong cuộc về vấn đề này như thế nào; chúng tôi đã trao đổi với các nhà quản lý văn hóa, các nghệ sĩ.

Nhà văn Đỗ Kim Cuông (Vụ trưởng Vụ Văn nghệ - Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương):

Đối với nghệ thuật tạo hình và nghệ thuật nhiếp ảnh đề tài “khỏa thân” thực ra đã là vấn đề không xa lạ gì của thế giới và Việt Nam).

Theo chỗ tôi được biết ở Việt Nam đã có những họa sĩ, nhiếp ảnh gia đã sáng tác, đã có những tác phẩm thực hiện theo chủ đề này và được công chúng đánh giá cao. Sau một quá trình hơn 20 năm đổi mới, đất nước hội nhập một cách toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, được tiếp cận với nền nghệ thuật của đương đại, công chúng Việt Nam đã không xa lạ với khuynh hướng nghệ thuật khoả thân của tác phẩm văn học nghệ thuật. Tuy nhiên điều quan trọng chính là khi người nghệ sĩ thực hiện các tác phẩm theo đề tài này ranh giới để xác định một tác phẩm chính là “Tác phẩm ấy đẹp hay không đẹp, có mang tính thẩm mỹ, mang yếu tố nhân văn hay là tác phẩm đó phi nghệ thuật, thô vụng và hạ tháp vẻ đẹp của con người”.

Một tác phẩm mỹ thuật hay nhiếp ảnh về chủ đề “khoả thân” cũng nên xem là chuyện bình thường, nó cũng là một trong những nhu cầu thẩm mỹ nội tại của người nghệ sĩ, miễn là tác phẩm của họ tôn vinh vẻ đẹp con người Việt Nam.

Về việc giới mỹ thuật và giới nhiếp ảnh nói chung, trước khi mở cuộc triển lãm về đề tài này phải chuẩn bị chu đáo về mặt tác giả và tác phẩm, rất cần con mắt xanh của một hội đồng thẩm định có trách nhiệm, đánh giá đúng chất lượng của tác phẩm. Phải thực hiện đúng các quy định của Nhà nước…

Ông Hoàng Đức Toàn (Vụ trưởng Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh - Bộ Văn hóa Thông tin):

Đề tài khoả thân trong văn hoá nhân loại dựa trên đặc trưng nền văn hóa của mỗi nước khác nhau; đối với các nước châu Âu, châu Mỹ… đề tài này được xem là bình thường, ca ngợi vẻ đẹp thuần khiết của phụ nữ và nam giới.

Theo tôi nghĩ ở mỗi quốc gia khác nhau thì việc sáng tác đề tài khoả thân đã phát triển dần dân theo nhận thức của xã hội, cùng nhau chia sẻ cảm xúc, mỹ cảm, có văn hóa cả về phía người sáng tác và người xem. Vẻ đẹp của con người đáng được tôn vinh và ca ngợi. Về đề tài khoả thân nên khuyến khích các nghệ sĩ sáng tác, đòi hỏi mỗi nghệ sĩ phải làm việc rất vất vả, cố gắng mớitạo nên tác phẩm tốt, những tác phẩm “khoả thân” có mỹ cảm, từ đó có thể cảm nhận và hiểu được vẻ đẹp thuần khiết, tạo hóa tặng cho con người…

Trước khi ra mắt cuộc triển lãm ảnh về đề tài này, nên có bước chuẩn bị tâm lý của cả tác giả và công chúng, nên có ý kiến của các nhà quản lý văn hóa…

[center]Hình ảnh
Tắm suối: Ảnh - Ngọc Thái[/center]

Hoạ sĩ Trần Khánh Chương (Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam):

Thời cổ đại, Phục Hưng… các nghệ sĩ đã sáng tác rất nhiều về đề tài “khoả thân”. Nhiều hoạ sĩ của Việt Nam như Bùi Xuân Phái, Lưu Công Nhân, Trần Lưu Hậu, Công Quốc hà, Đỗ Phấn… cũng đã sáng tác và đã ra mắt công chúng nhiều tác phẩm đề tài này. Theo tôi, chúng ta nên khuyến khích các hoạ sĩ, nghệ sĩ nhiếp ảnh khai thác và sáng tạo về đề tài này, dưới nhiều chất liệu, thể loại. Bởi vì mục đích chính của họ là nhằm tôn vinh vẻ đẹp của tạo hóa dành cho con người; đồng thời chúng ta hãy bình thường hóa cả việc trưng bày triển lãm ảnh và tranh… giúp cho người xem quen dần. Hội đồng nghệ thuật phải tuyển chọn ra được những tác phẩm xuất sắc, giúp người xem hiểu được tính “Chân - Thiện - Mỹ” của nghệ thuật.

Nghệ sĩ nhiếp ảnhVũ Huyến (Phó Chủ tịch Hội NSNAVN, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Hội NSNAVN):

Theo tôi đề tài “khoả thân” về mặt tạo hình rất đẹp, trong văn học, trong điêu khắc đã tôn vinh và khai thác từ lâu; trong nhiếp ảnh là mới, coi đây là một đề tài để khám phá, gần mà khó, hay thật sự và thánh thiện vượt qua dung tục, đó là tài năng của nghệ sĩ nhiếp ảnh.

Ở nước ta chưa có khái niệm và thói quen để coi trọng đề tài này. Nhiều quốc gia như Ấn Độ, Hy Lạp, Đức, Mỹ… một số tác phẩm về khoả thân đã trở thành công trình nghệ thuật được tôn vinh và giữ gìn như biết bao loại hình nghệ thuật nói chung.

Về phía nhà nhiếp ảnh, phải có kỹ thuật thể hiện thật tốt để người xem thưởng thức nghệ thuật một cách sang trọng có văn hóa.

Tôi nhấn mạnh đây là đề tài khó cho người nhận thức và người chụp ảnh cơ thể con người thông qua bố cục, đường nét, ánh sáng. Nhà nhiếp ảnh có kiến thức về tạo hình thì có nhiều điều kiện hơn trong khi thể hiện loại đề tài này.

Nếu 2 giới mỹ thuật và nhiếp ảnh muốn tổ chức cuộc triển lãm đề tài này thì nên tổ chức dưới hình thức thể nghiệm, quy mô hẹp và được thẩm định kỹ lưỡng trước khi đưa đến người xem.

Ông Nguyến Đỗ Bảo (Phó giáo sư, Tiến sĩ - Chủ tịch Hội Mỹ thuật Hà Nội):

Tôi là người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các họa sĩ, sinh viên các trường Đại học Mỹ thuật và địa phương. Theo tôi được biết thì việc sử dụng người mẫu để vẽ hoặc tạo hình là việc rất cần thiết, nó như một giáo cụ trực quan giúp sinh viên, họa sĩ cảm nhận được đường nét hình khối chính xác… thì mới vẽ và tạo hình được nhưng phải có quy chế cụ thể giữa người sử dụng mẫu và người mẫu. Người mẫu là nam hay nữ phải có sự thoả thuận và phải có phòng vẽ, đủ điều kiện, kín đáo.

Theo tôi, ta cũng nên mạnh dạn tổ chức triển lãm về đề tài này, của chính các nghệ sĩ để giúp người xem có dịp thưởng thức những vẻ đẹp nhân văn của con người, bởi vì đây chính là một thể loại nghệ thụât được cả thế giới công nhận và tôn vinh qua các thời đại lịch sử.

Bà Phạm Thị Thành(Tiến sĩ, nghệ sĩ nhân dân - đạo diễn sân khấu):

Theo tôi được biết đề tài này đối với các nước khác trên thế giới là bình thường. Nên đưa ra những tác phẩm nghệ thuật đẹp, không nên có những bức họa hay ảnh chụp thô tục kích dục... Ở các môn nghệ thuật khác (sân khấu, múa, điện ảnh) cũng từ từ để người dân mình làm quen. Không nhất thiết tượng khoả thân là thô tục đâu, nhiều tác phẩm điêu khắc nổi tiếng đã trở nên bất hủ.

Bà Trần Thị Quỳnh Như (Nhà nghiên cứu phê bình lý luận mỹ thuật - Vụ Mỹ thuật và nhiếp ảnh - Bộ Văn hóa - Thông tin):

Chúng ta rất cảm ơn tạo hóa đã tạo nên vẻ đẹp hình thể con người (cả nam và nữ) vẻ đẹp đó đã được các nghệ sĩ phát hiện, mô tả và tạo nên những tác phẩm bất hủ. Tượng, tranh, ảnh khoả thân thể hiện vẻ đẹp cơ thể con người chỉ đẹp khi tác giả với tâm hồn trong sáng, yêu thương trân trọng con người đã tao nên những tác phẩm với những yếu tố thẩm mỹ mang đến cho người xem sự yêu đời, lòng say mê, tạo nên những tình cảm tích cực. Tất nhiên tránh sao khỏi không có những tác phẩm dung tục, tầm thường.

Với sự xúc động chân thành, sự làm việc nghiêm túc người nghệ sĩ, khán giả rất trân trọng và cảm ơn những người mẫu mà vẻ đẹp cơ thể họ đã giúp nghệ sĩ làm nên những kiệt tác.

Ở Việt Nam những tác phẩm như nói ở trên chưa được phổ biến rộng rãi, mọi người còn e dè; đặc biệt đối với những người mẫu nhiều khi vẫn chưa được tôn trọng, đánh giá đúng mức. Hãy nhìn cuộc đời, con người bằng "đôi mắt ưu ái". hãy hạt bỏ những điều tối tăm ra khỏi tư tưởng và nhìn cuộc đời một cách lành mạnh. Chắc chắn sự kỳ thị sẽ mất dân theo thời gian khi tư tưởng đổi mới theo sự phát triển xã hội.

Họa sĩ Lê Tiến Vượng:

Nếu cứ nghĩ tác phẩm "khoả thân" là thế nọ, thế kia thì thật cổ hủ, lạc hậu. Trên thế giới bao nhiêu tác phẩm tuyệt tác đã ra đời được lưu giữ và trưng bày tại các Bảo tàng Mỹ thuật của các nước, trưng bày tại các quảng trường, được đưa vào các trường đại học mỹ thuật. Họa sĩ khi thể hiện tác phẩm phải khéo để cho người xem không hiểu sai "vấn đề", không để suy diễn xấu về một tác phẩm, hoạ sĩ không nên vẽ lộ liễu quá, nếu lộ liễu quá sẽ bị hỏng và lố bịch, cái đẹp chỉ "cần và đủ".

Cần phải có những cuộc triển lãm về đề tài này để người dân có dịp làm quen dần.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Quang Châu:

Ảnh khoả thân là một bộ môn trong nghệ thuật nhiếp ảnh. Theo tôi đây là thể loại ảnh khó thể hịên, đòi hỏi có tay nghề và bản lĩnh vững vàng. Tôi chụp theo cảm nhận, cảm xúc, tìm tòi và thể nghiệm. Mọi người hay nhầm lẫn ảnh "khoả thân nghệ thuật" với ảnh "khoả thân dung tục". Ảnh "khoả thân dung tục" là ảnh phơi bày và gợi dục. Còn ảnh "khoả thân nghệ thuật" thì đã được các nghệ sĩ sử dụng ánh sáng, màu sắc, kỹ thuật để tôn vinh hình khối, đường nét, có tính thẩm mỹ nghệ thuật cao.

Nếu tác phẩm nhìn thấy mặt của "người mẫu" rõ ràng thì phải được sự đồng ý của người mẫu. Nếu chỉ là các hình khối hoặc thân hình của "người mẫu" thì không cần sự đồng ý của người mẫu. Khi sáng tác và khi cảm nhận về tác phẩm cả người sáng tác lẫn người xem đều cần có một nền tảng văn hóa.

Xã hội mình vốn có nhiều định kiến, nên khi xem một tác phẩm thường hay bình luận theo chiều hướng "tiêu cực" và hay có sự liên tưởng đến một ai đó cụ thể là điều không hay.

Bây giờ vẫn còn hỏi với nhau là nên hay không nên có triển làm này là quá lạc hậu và muộn, thế giới người ta khẳng định điều này từ lâu rồi. Tình trạng hiện nay cứ úp úp mở mở, cấm không ra cấm, cho phép không ra cho phép nhưng thể loại ảnh này vẫn như một dòng chảy ngầm và chưa có định hướng rõ ràng, cần phải có hội đồng nghệ thuật thẩm định, những người có uy tín, có chuyên môn sâu, có bản lĩnh để đưa ra những tác phẩm có chất lượng, để người xem phân biệt được những tác phẩm có tính nghệ thuật.

Hoạ sĩ Công Quốc Hà:

[center]Hình ảnh
Khoả thân - Tranh: Công Quốc Hà[/center]

Những tác phẩm khoả thân chân chính bao hàm 3 yếu tố chính: Thứ nhất, người nghệ sĩ phải có tài năng để thể hiện sáng tác về tác phẩm khoả thân của mình đem lại giá trị thẩm mỹ thông qua những tác phẩm. Thứ hai, những cuộc triển lãm về đề tài "khoả thân" phải được thông qua hội đồng nghệ thuật của Hội Mỹ thuật để họ có thẩm quyền thẩm định tác phẩm bảo đảm tính pháp lý. Thứ ba, đương nhiên người mẫu trong tác phẩm đó phải tự nguyện hợp tác với nghệ sĩ để làm mẫu, trưng bày.

Chính bản thân tôi và hoạ sĩ Đỗ Phấn là người có cuộc triển lãm chuyên đề về đề tài "tranh khoả thân" đầu tiên ở Việt Nam.

Theo tôi nghĩ nên có các cuộc triển lãm về đề tài này để dần hình thành một nếp nghĩ trong cách nhin nhận của người xem với thể loại tác phẩm nghệ thuật này từ đó người xem cảm nhận được tác phẩm có tính thẩm mỹ cao.

Trần Kim Lê - thực hiện

Nguồn: Báo Người Hà Nội ngày 11/8/2006, vapa.org.vn
Hình đại diện của thành viên
MyLinh
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 5 31/05/07 20:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Tranh ảnh nude - Nghệ thuật hay là sự dung tục?

Gửi bàigửi bởi nthaohoa » Thứ 2 20/12/10 19:20

Ham muốn tình dục làm cho máu lưu thông tốt hơn
Nhà khảo cứu này tuyên bố rằng ham muốn tình dục làm cho máu lưu thông tốt hơn, dẫn tới sức khỏe tổng quát được được cải thiện nhiều hơn.
Ðể giải thích ý niệm này, Bác Sĩ Weatherby nói: “Tình trạng hứng khởi tình dục khiến cho trái tim bơm máu lên nhiều hơn và gia tăng sự tuần hoàn của máu. Vậy thì chẳng ai chối cãi được rằng ‘động tác ngắm nhìn bộ ngực của phụ nữ làm cho đàn ông thêm khỏe mạnh.’”
Bà nói tiếp: “Cuộc nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng hoạt động đó, nếu được thực hiện mấy phút mỗi ngày, sẽ cắt giảm phân nửa nguy cơ bị đột quỵ và trụy tim bất thình lình. Chúng tôi tin rằng nếu cứ làm như thế đều đều thì một người đàn ông bình thường có thể kéo dài tuổi thọ của mình lên tới 5 năm cho mà coi.”
Ngoài ra, vị nữ bác sĩ còn đề nghị rằng những ông nào trên 40 tuổi thì nên kiếm những bộ ngực lớn hơn một tí mà nhìn vào đấy mỗi ngày 10 phút. Người ta tin rằng công trình khảo cứu của các chuyên gia người Ðức vừa kể sẽ được phổ biến trên tập san Journal of Medicine ở New England. :lol:
RANDOM_AVATAR
nthaohoa
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 2 20/12/10 18:48
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tranh ảnh nude - Nghệ thuật hay là sự dung tục?

Gửi bàigửi bởi To Anh Thu » Thứ 2 27/12/10 13:37

Ảnh khỏa thân: từ dung tục đến nghệ thuật là một khoảng cách rất mong manh, chỉ một ánh flash thôi là anh đã bước chân từ nghệ thuật sang dung tục và ngược lại. Dĩ nhiên, đó là suy nghĩ của riêng tôi. Tuy nhiên, bản thân tôi rất thích ảnh khỏa thân vì đó cũng là một mảng sáng tác của nhiếp ảnh, và với tôi, nó là ảnh khỏa thân đích thực khi nó gợi lên trong tôi 3 điều: Đẹp - Hay - Say.
Tôi thực sự thích thú và ấn tượng với bộ ảnh Xuân Thì của Thái Phiên. Có rất nhiều ảnh khiến tôi, cảm giác khác khi góc đứng khác, tôi hoàn toàn bất ngờ, chưa kể đến những góc đen góc bóng, đẹp. Tuy nhiên, không thể không chê những tấm ảnh vô duyên và phản cảm.
Đến đây, tôi bắt đầu nói chung, khi bước ra ranh giới của nghệ thuật, nó dung tục, tầm thường thô thiển làm sao, làm gì có những cảnh trần trụi, công khai như thế, tung tăng như thế giữa cuộc đời, vả lại nó không tạo nên cảm giác "công kích" ở đôi mắt thưởng lãm của người xem, nhiều bức ảnh, do "lỡ" xem rồi thì không thể ngay tức khắc "bứng" ra khỏi tâm trí được nhưng thực sự, thấy dơ mắt.
Các tác giả muốn sáng tác thể loại này nên bố trí tác phẩm của mình hợp lý hơn, tránh cứng nhắc, gượng ép. Đôi khi, sự khó chấp nhận chưa chắc xuất phát từ phía người quản lý? Anh sáng tác cũng nên xem lại mình. Tại sao cũng có những tác phẩm khỏa thân đấy nhưng người ta chấp nhận, người ta thấy đẹp và thích thú?
Học làm người
Hình đại diện của thành viên
To Anh Thu
 
Bài viết: 103
Ngày tham gia: Thứ 7 02/10/10 22:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tranh ảnh nude - Nghệ thuật hay là sự dung tục?

Gửi bàigửi bởi nuthanbien » Chủ nhật 02/01/11 19:52

Theo tôi nghĩ, nghệ thuật là cái đẹp và bản thân mỗi con nguời đã là một kiệt tác nghệ thuật mà tạo hóa ban tặng. Lâu nay nhiều người vẫn hay quan niệm ảnh khỏa thân là dung tục, thậm chí khi nhìn thấy ảnh khỏa thân họ còn quay mặt đi không dám nhìn làm vẩn đục tâm hồn, sở dĩ như vậy là do quan niệm xã hội từ ngàn xưa đã ăn sâu vào tâm trí họ đến mức khó thay đổi. Đúng như một họa sĩ đã nhận xét người Việt chưa có thói quen chơi ảnh nude, còn trên thế giới đã có từ rất lâu rồi, họ coi đó là một nghệ thuật và các họa sĩ cũng rất hăng săng với đề tài này. Thiết nghĩ tranh ảnh nude có phải là dung tục hay không thì còn do sự thưởng thức của mỗi người, nếu người ta đến với ảnh nude là để chiêm ngưỡng một bức tranh nghệ thuật thì lẽ đương nhiên nó là đẹp, ngược lại nếu người ta đến chỉ với mục đích là nhìn, ngắm những bộ phận cấu tạo của cơ thể con người để mà tưởng tượng thì đó sẽ là sự dung tục. Hơn nữa tranh ảnh nude phải được triển lãm thường xuyên thì mới tạo thành một thói quen cho mọi người, mới tạo ra một cái nhìn mới, tư tưởng mới cho người xem. Nếu chỉ là một số bức tranh nào đó lâu lâu mới lại xuất hiện một lần và đặt nằm chung với những thể loại tranh khác thì lẽ đương nhiên là gây ra một sụ kích thích, tò mò cho người xem. Ở các bài viết trên tôi đã thấy các anh chị, các bạn đưa ra rất nhiều những ý kiến xoay xung quanh vấn đề này rồi nên tôi cũng không bàn thêm mà chỉ muốn nhấn mạnh đến yếu tố đại trà của thể loại tranh tức là phải thật phổ biến để tạo ra thói quen cho người Việt trong việc thưởng thức tranh ảnh nude theo đúng nghĩa nghệ thuật chứ không phải dung tục và bản thân người nghệ sĩ đã coi là một nghệ thật để sáng tạo thì ít nhất cũng phải cho người thưởng thức thấy được cái đẹp, cái thanh thoát của nhân vật ở những góc độ khác nhau.
Hình đại diện của thành viên
nuthanbien
 
Bài viết: 55
Ngày tham gia: Thứ 5 23/09/10 20:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Tranh ảnh nude - Nghệ thuật hay là sự dung tục?

Gửi bàigửi bởi Khoai » Thứ 7 11/06/11 13:24

Tuyệt tác của Thiên nhiên là một phân nửa nhân loại, đó là người đàn bà... người mà không có họ, thế giới buồn tẻ và chán ngắt!Chỉ có những ai là gỗ, đá ,đã chết hoặc ngụy đạo đức thì mới không nhìn ngắm và "ngó lơ" khi người đàn bà trình bày những vẻ đẹp, tự nhiên của họ.
Tôi ủng hộ tranh, hình nude của mọi "góc nhìn" của người thu, vẽ, ghi lại v...v... của những ai dám nhìn nhận, trình bày, phô diễn với độ trung thực ... Cùng ngợi khen ...đẹp thật!
Lạ lùng ở chỗ, là người có quyền, các cấp ... cứ dãy như đỉa phải vôi, mỗi khi sắp sửa có một triễn lãm về nude, trong khi ở nhà họ thì lại có khá nhiều vcd, cd nude, sex... mà chính họ cấm lưu hành ngoài thị trường !?
[center]Khoai là món ăn của người bình dân, dân giả.
Khoai là thuốc của dân thành thị. Trị táo bón và ngừa đái tháo đường.
Khoai lại là món ăn của người giàu, khi nhớ hương quê.
cuzkhoai@gmail.com[/center]
Hình đại diện của thành viên
Khoai
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 3 07/06/11 14:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tranh ảnh nude - Nghệ thuật hay là sự dung tục?

Gửi bàigửi bởi ninhfanmu » Thứ 5 23/06/11 9:00

Tranh ảnh nude là cả 1nghệ thuật đấy các bạn ah.Nếu so với người việt nam người ta sẽ đánh giá nó là những điều dung tục nhưng với con mắt nghệ thuật thì đây là cả 1 nghê thuật đẹp đấy :D
RANDOM_AVATAR
ninhfanmu
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 5 23/06/11 8:56
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trướcTrang kế tiếp

Quay về Văn hoá tình yêu và tình dục

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron