Tranh ảnh nude - Nghệ thuật hay là sự dung tục?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tình yêu, tình dục, quan hệ nam nữ...

Tranh ảnh nude - Nghệ thuật hay là sự dung tục?

Gửi bàigửi bởi nguyenhuuduyen » Thứ 3 30/10/07 9:15

Vừa mới đây, Sở Văn hóa thông tin TP. Hồ Chí Minh đã từ chối cấp phép tổ chức cho triển lãm ảnh khỏa thân của nữ họa sĩ Nguyễn Kim Hoàng với lý do những tác phẩm triển lãm không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Sự kiện này một lần nữa khơi lại điều trăn trở bấy lâu nay trong giới hội họa và những người yêu nghệ thuật thị giác đích thực: đến bao giờ tranh ảnh nude nghệ thuật mới được nhìn nhận như một nội dung quan trọng của nghệ thuật tạo hình Việt Nam?

Trên thế giới, nghệ thuật tranh ảnh khỏa thân đã được thừa nhận từ hơn một trăm năm nay. Cuối thế kỷ 19, họa sĩ nổi tiếng người Áo Gustav Klimt đã táo bạo vẽ chân dung nàng Eva – “người phụ nữ hoàn thiện nhất thế giới” – với các tư thế có thể làm cho thanh danh của nàng bị tổn thương trong các tác phẩm Nuda Vertias (1899), Medicine (1899) và Philosophy (1900). Khi các tác phẩm này được giới thiệu tới công chúng trong một triển lãm quốc tế ở Paris năm 1900, người ta cũng xôn xao bàn luận, phê phán. Họa sĩ Klimt bị buộc tội là “vẽ tranh khiêu dâm”, “xuyên tạc quá đáng”. Nhiều bậc thầy về nghệ thuật thậm chí còn coi ông là “nỗi xấu hổ” của nền văn hóa Áo. Dẫu vậy, bức Philosophy vẫn giành được Huy chương Vàng bất chấp sự phản đối của nhiều nhà phê bình nghệ thuật.

Trước Klimt, danh họa người Pháp Eduard Monet cũng đã phải long đong, khổ sở với tác phẩm Olympia (1865). Công chúng Pháp thời bấy giờ phản đối rất quyết liệt những bức tranh vẽ phụ nữ khỏa thân.

Thế nhưng, chẳng bao lâu sau đó, thế giới đã công nhận tài năng và sự sáng tạo táo bạo của Klimt, coi ông là một trong những họa sĩ thuộc trường phái Tân nghệ thuật lớn nhất. Còn Monet trở thành một trong những ông tổ khai sinh ra trường phái Ấn tượng.

Ở nước ta, họa sĩ Công Quốc Hà và họa sĩ Đỗ Phấn là hai người đầu tiên trong lịch sử mỹ thuật Việt Nam mạnh dạn tổ chức một cuộc triển lãm chuyên đề về tranh khỏa thân. Đó là vào năm 1992. Trước đấy, một số họa sĩ khác như Bùi Xuân Phái, Lưu Công Nhân, Trần Lưu Hậu... cũng đã sáng tác được nhiều tác phẩm thuộc đề tài này. Với họ, vẻ đẹp của cuộc sống đáng được tôn vinh, ca ngợi mà trong đó, cơ thể con người là một hiện thân tuyệt vời nhất. Và chỉ với đề tài khỏa thân, họ mới thực sự “có đất” để thể hiện “bản lĩnh” của người họa sĩ. Có điều, kể từ lần đầu tiên đó cho đến nay, chưa có thêm một triển lãm nào chuyên về đề tài “nhạy cảm” này được tổ chức.

Thỉnh thoảng trong các cuộc triển lãm nhóm hay cá nhân, người ta bắt gặp một vài bức tranh ảnh nude trưng bày lẫn với các thể tài khác. Hồi tháng 3/2007, lần đầu tiên thể tài ảnh khỏa thân nghệ thuật được triển lãm công khai tại thành phố Biên Hòa - Đồng Nai. Đó là những bức ảnh của họa sĩ Dương Quốc Định – người từng đoạt hàng chục giải thưởng cả trong nước cũng như quốc tế với thể loại này. Tuy nhiên, những tác phẩm của anh chỉ là một mảng rất nhỏ, được “bày ghé” trong một triển lãm lớn, chung của 10 tác giả. Ngay như nghệ sĩ nhiếp ảnh Thái Phiên, người có biệt danh là “nude gia” vì đã chọn ảnh khỏa thân làm “bùa hộ mệnh” để theo đuổi nghệ thuật nhiếp ảnh cũng phải thú nhận, nhiều khi cảm thấy mình như một thằng ăn trộm, phải chụp lén chụp lút, phải úp úp mở mở mà chưa một lần dám công khai toàn bộ kho tác phẩm nude của mình.

Phải nói rằng cho đến nay, trong kho tàng mỹ thuật Việt Nam, không ít tác phẩm khỏa thân nghệ thuật đã được sáng tác, cũng không ít trong số đó giành được giải thưởng cao ở các triển lãm quốc tế. Tuy nhiên, để có một triển lãm chuyên đề giới thiệu rộng rãi với công chúng trong nước thì đó là “chuyện xưa nay hiếm”. Một phần bởi cơ quan quản lý không dám cấp phép. Phần nữa, ngay những nghệ sĩ cũng e ngại rằng việc công bố tác phẩm của mình sẽ khơi mào cho một cuộc chiến vì cái ranh giới rất mong manh giữa nghệ thuật, đạo đức, thị hiếu lành mạnh và phản nghệ thuật, dung tục, thiếu thẩm mỹ. Giải pháp an toàn vẫn là... xếp kho tự ngắm, đợi thời cơ chín muồi.

Không chỉ ở Việt Nam mà đối với một số nước Á Đông, loại tranh ảnh rất gần với sự dung tục này lâu nay vẫn gây nên những tranh cãi và luôn bị phê phán mạnh mẽ. Trong một cách nhìn tương đối phổ biến, người ta – hoặc cứ đồng hóa nude nghệ thuật với sự dung tục, hoặc ngược lại lấy nude nghệ thuật để biện minh cho sex. Gần đây, quan điểm của giới nghệ sĩ trong nước đã thoáng mở hơn và phần nhiều ủng hộ việc đối xử bình đẳng với thể loại tranh ảnh nude nghệ thuật nhưng với giới ngoại đạo thì khó lòng mà mong 100% ủng hộ vì những định kiến bao năm không dễ gì thay đổi.

Thực tế là, trên những tạp chí quốc tế đầy rẫy những bức ảnh thô tục, trên internet cũng tràn lan ảnh khiêu dâm. Ở trong nước thì liên tiếp xảy ra những vụ scandal “ảnh nghệ thuật” của các ca sĩ, diễn viên, người mẫu... Điều này khiến cho không khí trong lành của nghệ thuật tạo hình chân chính ít nhiều bị ô nhiễm. Người ta vì thế cũng có cái nhìn khắt khe hơn đối với những bức tranh ảnh khỏa thân cho dù đã được che đậy bởi hai từ “nghệ thuật”. Một câu hỏi đã được đặt ra là: Liệu có công bằng khi nhiều cảnh “nóng” trong các bộ phim được sản xuất gần đây như Đẻ mướn, Trai nhảy, Áo lụa Hà Đông, Chuông reo là bắn... được chấp nhận còn những bức ảnh khỏa thân nghệ thuật thì vẫn bị từ chối bởi “không phù hợp với thuần phong mỹ tục”!?

Ông Chu Chí Thành – Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam, khi trả lời báo giới cũng đã cho rằng quan niệm đánh đồng cứ tranh ảnh nude là dung tục hiện nay không còn phù hợp nữa. Chúng ta đang trong xu thế hội nhập với thế giới thì phải nhìn nhận khách quan. Phải phân biệt được đâu là cái đẹp, đâu là cái tục cho thật rõ ràng... Đối với tranh ảnh nude, đánh giá là nghệ thuật hay sự dung tục cũng chỉ là một cách nhìn, và cách nhìn này đứng ở góc độ luân lý hơn là nghệ thuật. Nếu chỉ dừng lại mãi ở một góc nhìn như vậy thì con người ta khó lòng mà cảm nhận được hết sự phong phú và sức mạnh của hình tượng nghệ thuật, của ngôn ngữ tạo hình. Và đó là một cách tự làm nghèo nàn, dẫn đến sự lạc hậu của cảm quan nghệ thuật. Hệ quả là sự ốm yếu, èo uột của cái có thê gọi là bản lĩnh văn hóa
Lê Thục Yên (theo báo Sức khoẻ và Đời sống)
RANDOM_AVATAR
nguyenhuuduyen
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 11:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Triển lãm ảnh chuyên đề nude của Thái Phiên

Gửi bàigửi bởi nguyenhuuduyen » Thứ 3 30/10/07 9:37

Lần đầu tiên tại Việt Nam, một triển lãm ảnh chuyên đề "nuy" (nude) sẽ được tổ chức tại 93 Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội từ ngày 24 đến hết ngày 27.11.2007
Triển lãm ảnh có tên Xuân thì gồm 48 bức ảnh nude nghệ thuật của nghệ sĩ nhiếp ảnh Thái Phiên (TP.HCM) đã được Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội cấp giấy phép mang tính "lịch sử" đối với loại hình nhiếp ảnh nghệ thuật này, do Phó giám đốc Trần Quốc Chiêm ký ngày 2.10.2007.

Dưới đây là một số tác phẩm sẽ trưng bày tại triển lãm này. (nguồn: webssite của Thái Phiên: http://www.thaiphienphoto.com)

[center]Hình ảnh Hoài Niệm Hình ảnh Ký ức Hình ảnh Sóng cát

Hình ảnhNắng mai Hình ảnh Uẩn khúc[/center]

Mời các bạn chiêm ngưỡng và cho ý kiến về: "Tranh ảnh nude có phải là nghệ thuật?"
RANDOM_AVATAR
nguyenhuuduyen
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 11:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Triển lãm ảnh chuyên đề nude của Thái Phiên

Gửi bàigửi bởi ngungudainguyensoai » Thứ 3 30/10/07 10:14

Tôi vẫn thường xuyên xem ảnh nude (chup "chính diện" hay chụp nghệ thuật) và chưa bao giờ đặt nghi nghờ đâu là nghệ thuật đâu là thô tục. Với tôi chỉ có khái niệm đẹp và chưa đẹp hoặc tệ lắm là không đẹp. Khi tôi xem ảnh nude, những tác phẩm của những nhiếp ảnh gia giỏi sẽ đem lại cho tôi cảm giác ngưỡng mộ vẻ đẹp của thân thể phụ nữ mà không gợi dục còn ngược lại, nếu chụp một cách trần tục thì sẽ gợi dục (nhưng chưa chắc đã xấu, vì nếu xấu thì sẽ kinh sợ chứ không thể nào gợi dục)
Theo tôi, đã đến lúc cần nhìn nhận ảnh nude đúng với bản chất của nó, đừng nhân danh đạo đức (hoặc giả đạo đức) mà gạt bỏ tuyệt tác của tạo hóa.
Tôi trang trọng thề rằng: Tôi vô tích sự !
(Trích: Harry Porter)
RANDOM_AVATAR
ngungudainguyensoai
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 03/10/07 21:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Triển lãm ảnh chuyên đề nude của Thái Phiên

Gửi bàigửi bởi angmaydothanh » Thứ 3 30/10/07 10:31

ngungudainguyensoai đã viết:Tôi vẫn thường xuyên xem ảnh nude (chup "chính diện" hay chụp nghệ thuật) và chưa bao giờ đặt nghi nghờ đâu là nghệ thuật đâu là thô tục. Với tôi chỉ có khái niệm đẹp và chưa đẹp hoặc tệ lắm là không đẹp. Khi tôi xem ảnh nude, những tác phẩm của những nhiếp ảnh gia giỏi sẽ đem lại cho tôi cảm giác ngưỡng mộ vẻ đẹp của thân thể phụ nữ mà không gợi dục còn ngược lại, nếu chụp một cách trần tục thì sẽ gợi dục (nhưng chưa chắc đã xấu, vì nếu xấu thì sẽ kinh sợ chứ không thể nào gợi dục)
Theo tôi, đã đến lúc cần nhìn nhận ảnh nude đúng với bản chất của nó, đừng nhân danh đạo đức (hoặc giả đạo đức) mà gạt bỏ tuyệt tác của tạo hóa.


- Trong một lần trả lời phóng vấn báo chí, Nhiếp ảnh gia Thái Phiên (hay còn được gọi là Nude gia) đã bộc bạch rằng: "Hầu hết những người mẫu khỏa thân trong ảnh của tôi là những người bình thường mà tôi gặp trong cuộc sống, họ không bước trên sàn diễn như nhiều người lầm tưởng. Tôi thích khám phá cái đẹp tiềm ẩn trong những người bình thường như thế, mỗi cô lại có một số ưu điểm nhất định và nét e ấp, lúng túng trước ống kính lại là một cảm xúc ngẫu hứng dẫn đến sự thăng hoa trong sáng tạo, họ luôn có những nét đẹp nguyên sơ, thuần khiết mà chưa ai phát hiện. Rung động trước cái đẹp hoàn mỹ của Tạo Hóa khác với rung động giới tính. Tôi cho rằng muốn chụp được ảnh khỏa thân nghệ thuật thì người chụp phải hết lòng đam mê nghệ thuật và thắng được chính mình. Khi sáng tác, trái tim anh phải “mỹ” để cảm nhận được vẻ đẹp ấy, bởi vì chỉ có một ranh giới rất mỏng manh giữa nghệ thuật và phi nghệ thuật."
[center]Hình ảnh
Tác phẩm Thiên thai của "Nude gia"[/center]Nude gia cũng cho rằng: Hãy nhìn vào tác phẩm khỏa thân của họ thì ta sẽ hiểu lúc bấm máy họ đã nghĩ gì. Chụp khỏa thân là vô cùng khó, sẽ không bao giờ có tác phẩm nếu không có sự làm việc nghiêm túc và sáng tạo. Cũng như không bao giờ có những suy nghĩ dung tục, đen tối mà lại cho ra một tác phẩm trong sáng, nghệ thuật được!
RANDOM_AVATAR
angmaydothanh
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 12:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Triển lãm ảnh chuyên đề nude của Thái Phiên

Gửi bàigửi bởi NgoQuy » Thứ 3 30/10/07 10:36

Hãy cứ nhìn ảnh nude bằng con mắt trực quan và cảm nhận đã. Nghệ thuật mỗi người cảm nhận một cách khác nhau. Đẹp thì ta ngắm, thích thì ta nhìn. Không thì thôi.
RANDOM_AVATAR
NgoQuy
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 22:15
Đến từ: Ha Noi
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tranh ảnh nude - Nghệ thuật hay là sự dung tục?

Gửi bàigửi bởi angmaydothanh » Thứ 3 30/10/07 10:43

Tranh nude và tâm lý "tự sợ" của người Việt

Họa sĩ Lê Thiết Cương: "Tranh nude chỉ phát triển khi ta khắc phục tâm lý tự sợ"
Tôi bắt đầu vẽ nude từ năm 1991. Bức tranh đầu tiên - "Mất ngủ" - tôi vẽ một người đàn bà đang nằm ngủ, nhưng dáng vẻ đầy trằn trọc, thao thức. Từ đó đến nay tôi có khoảng 10 bức tranh về đề tài này, trong đó có 5 bức không hoàn toàn là nude mà là sex.
Bất kể sinh viên nào khi nhập môn vào nghề họa đều phải vẽ nude bởi tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên đều kết tụ vào trong vẻ đẹp của con người, trong những tương quan về đường nét, tỷ lệ. Đó là một trong những nguyên nhân khiến các họa sĩ dù ít hay nhiều đều đến với đề tài này.
Có nhiều quan niệm về tiêu chí của một bức tranh nude đẹp. Nhưng theo tôi có 2 yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của một tác phẩm nude, ấy là nhục cảm và mỹ cảm. Nhục cảm được tôi đưa lên làm yếu tố đầu tiên. Đây là cái nhục cảm giữa nam và nữ, là sự cảm nhận của con người về cái đẹp nói chung chứ không phải là nhục cảm giữa họa sĩ với một người mẫu nào cụ thể. Chính vì thế, cái gọi là mỹ cảm được tôi đề cập đến ở yếu tố thứ 2 phải là mỹ cảm mỹ thuật, tức là thứ mỹ cảm được nâng lên thành cảm hứng sáng tạo cho người nghệ sĩ chứ không đơn thuần chỉ dừng lại ở những cảm xúc về cái đẹp như ở người thưởng thức.
[center]Hình ảnh
Tác phẩm của họa sĩ Đỗ Sơn.[/center]
Không ít họa sĩ VN vẽ nude nhưng chúng ta chưa có nhiều cuộc triển lãm về đề tài này. Nguyên nhân chủ yếu theo tôi không phải do họa sĩ sợ lộ danh tính người mẫu như một số người đề cập, bởi những bức tranh để lộ danh tính người mẫu như thế là những tác phẩm ở dạng bài tập của sinh viên. Điều chủ yếu theo tôi là chúng ta có một tâm lý tự sợ. Nhưng người ta quên mất thực tế rằng các cụ ta xưa từng rất nhiều lần thể hiện đề tài này trong nhiều loại hình nghệ thuật cổ truyền. Tôi có thể dẫn chứng hàng loạt ví dụ về đề tài nude từng xuất hiện trong lịch sử nghệ thuật VN, trong đó, tiêu biểu nhất là nắp thạp đồng Đào Thịnh với hình ảnh một đôi nam nữ đang ân ái. Ngoài ra, chúng ta có rất nhiều hình ảnh nude trong các tác phẩm gốm sứ và điêu khắc của đình chùa... Đề tài nude chỉ phát triển một khi chúng ta khắc phục được tâm lý tự sợ này.

Họa sĩ Đỗ Sơn: "Người Việt chưa có thói quen chơi tranh nude"

Tôi vẽ nude từ năm 1994, xuất phát từ những cảm hứng về vẻ đẹp của bãi biển, bờ cát và con người. Bức tranh nude đầu tiên có tên là "Tắm tiên". Nhà tôi ở Bắc Ninh, có con sông Cầu chảy quanh, chiều chiều những người phụ nữ trong làng thường ra tắm sông. Chân trần và lưng trần, nhìn vào đó bất cứ ai cũng có thể cảm nhận được vẻ đẹp kỳ diệu của con người. Là người nghệ sĩ, tôi muốn thể hiện những cảm nhận của mình về vẻ đẹp ấy bằng màu sắc và đường nét.
Tiêu chí để đánh giá một bức tranh đẹp còn tùy thuộc vào quan niệm cá nhân và tùy thời. Ví như trước đây tranh nude đi sâu vào sự thể hiện một cách cụ thể theo phong cách cổ điển, miêu tả con người giống như thật, thì thời hiện đại người nghệ sĩ tôn trọng nhịp điệu của bức tranh. Nghĩa là hội họa hiện đại thể hiện được những màu sắc đậm nét, táo bạo bằng nhiều hình tượng, nhiều bút pháp khiến cho người xem cảm thấy nhịp điệu gấp gáp, mạnh mẽ của cuộc sống ngày nay.
Tất nhiên, một trong những yếu tố quan trọng trong khi vẽ là cảm xúc của người nghệ sĩ trước vẻ đẹp của người mẫu. Đó là những rung động rất người, rất tự nhiên và trong sáng và đã là nghệ sĩ thì không thể vô cảm trước những vẻ đẹp này.
Ở VN, tranh nude chưa phát triển, nó mới được giảng dạy trong trường như bộ môn hình họa cơ bản. Người Việt mình cũng mới chỉ buôn tranh nude chứ chưa có thói quen chơi tranh nude.

Họa sĩ, nhà nhiếp ảnh Trần Huy Hoan: "Khi thật liều lĩnh thì tôi chụp vợ"
Tôi vẽ tranh nude từ những năm 1975-1976. Thời kỳ này, định kiến về tranh ảnh nude còn rất nặng nề. Mọi người xem công việc của họa sĩ vẽ nude như là một hành vi phạm pháp.
Lúc ấy tôi đang là sinh viên Đại học Mỹ thuật. Hằng tuần tôi có những giờ vẽ hình họa nude. Có lẽ những giờ học này là “thủ phạm” đẩy tôi đến với ảnh nude.
Cũng vì tâm lý chung của thời bấy giờ là như vậy nên những bức ảnh nude đầu tiên của tôi lại là tượng. Những lúc thật liều lĩnh và khao khát thì tôi chụp vợ nhưng phải dặn đi dặn lại với cô ấy là nếu có gì thì nói đây là ảnh “nội bộ”.

[center]Hình ảnh
Tranh của họa sĩ Trần Huy Hoan (nằm trong bộ sưu tập của Nguyễn Gia Chiến).[/center]
Dẫu khó khăn như vậy nhưng tôi không quên nổi cái cảm giác lo sợ trộn lẫn với sung sướng khi từ trong khay thuốc ảnh lờ mờ hiện lên những đường cong mỹ miều trong ánh sáng đỏ nhờ nhờ của phòng tối.
Tranh ảnh nude hấp dẫn khán giả cũng như người nghệ sĩ bởi nó vừa đẹp mà vừa gợi cảm, vừa là lạ mà lại quen quen, vừa cụ thể mà vừa trừu tượng. Rõ ràng là hở hang mà lại hơi thiêu thiếu. Khi đã khỏa thân rõ ràng ít có sự phân biệt giữa người phương Tây và người phương Đông vì đó đều là những vẻ đẹp của con người. Nhưng nude phương Đông vẫn cần thể hiện được cái gì đó là kín đáo, là vẻ đẹp đoan trang của người Á Đông.
Tuy vậy cho đến nay, tâm lý tiếp nhận của người Việt Nam với đề tài này, theo tôi, còn đang là một cuộc dò xét. Họ mang tâm lý giống như khi bàn về sinh lý.
(theo VnExpress)
RANDOM_AVATAR
angmaydothanh
 
Bài viết: 21
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 12:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tranh ảnh nude - Nghệ thuật hay là sự dung tục?

Gửi bàigửi bởi yeudaikho » Thứ 4 31/10/07 20:29

Xin kể một câu chuyện cho mọi người (tất nhiên là chuyện thực của tôi), nghe xong xin hãy cho tôi vài lời nhận xét nhé:
Tôi thấy khá thích thú với những bức ảnh chụp khỏa thân của NSNA Thái Phiên, thế là tôi tìm kiếm và dowwnload vào máy của mình. Sau đó post một bài, kèm theo một bức ảnh minh họa lên blog riêng.
Chồng tôi, tình cờ vào blog của vợ và... rất không hài lòng về bức ảnh tôi đã post trên blog. Theo cái cách mà anh ấy nhìn tôi và chất vấn, thì tôi hiểu rằng, anh ấy không đồng tình với hành động (post hình khỏa thân) của tôi. Tôi đã cố giải thích rằng tôi chỉ vì yêu thích vẻ đẹp và cái cách thể hiện cái đẹp của Thái Phiên, và cũng vì... đó thực sự là những tác phẩm tuyệt đẹp.
Thế nhưng anh ấy cứ một mực cho rằng tôi cố tình post những tác phẩm kia lên là nhằm mục đích để... "câu khách". Tệ hơn nữa anh ấy còn cho rằng tôi thiếu văn hóa khi lưu giữ những tác phẩm ấy trong máy tính xách tay của mình,...
Ấm ức lắm, nhưng tôi vẫn chưa tìm ra được lời giải thích nào để chồng tôi không hiểu lầm về hành động của tôi...
Xin hãy giúp tôi.
Hình đại diện của thành viên
yeudaikho
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Chủ nhật 03/06/07 21:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Triển lãm ảnh chuyên đề nude của Thái Phiên

Gửi bàigửi bởi yeudaikho » Thứ 4 31/10/07 20:45

Phải thừa nhận là rất đẹp. Trước mắt người xem là cả một tòa thiên nhiên và tạo hóa đã ban tặng cho phái đẹp. Nhiều họa sĩ, nhiếp ảnh gia đã rất sáng tạo khi thể hiện lên tác phẩm của mình những cái đẹp đúng nghĩa của nó. Ở đó, trong cái khỏa thân của người phụ nữ, không ẩn chứa bất kỳ một sự ham muốn nào, ngoài điều được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của tạo hóa, của tự nhiên,...
Hình đại diện của thành viên
yeudaikho
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Chủ nhật 03/06/07 21:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tranh ảnh nude - Nghệ thuật hay là sự dung tục?

Gửi bàigửi bởi MyLinh » Chủ nhật 04/11/07 7:44

Xin giới thiệu một bức ảnh khoả thân nghệ thuật của Thái Ðắc Nhã nhan đề “Tóc số 1”.

Hình ảnh

Đây là lời giới thiệu và bình luận về bức ảnh này của ông Lê Văn Khoa, Hội Trưởng Hội Hội Ảnh Nghệ Thuật Việt Nam (trụ sở ở Garden Grove, California):

Nhiếp ảnh gia Thái Ðắc Nhã (Garden Grove, California) chiếm huy chương vàng ảnh Nghệ thuật TRIERENBERG SUPER CIRCUIT 2007 trong cuộc thi cá nhân phân bộ ảnh Khỏa Thân với tác phẩm “Hair No.1”.

Trước hết dù là ảnh khỏa thân nhưng tác phẩm này khác với các ảnh khác. Trong ảnh của Thái Ðắc Nhã người ta không thấy những phần thường được che kín của phụ nữ mà người ngoài muốn xem. Thiếu nữ thường được ví như bông hoa, người ta cũng gọi họ là hoa biết nói. Trong ảnh “Hair No.1”, Thái Ðắc Nhã để mái tóc dài (thật 100%) của cô gái xòe ra hai bên thành những cánh hoa đen. Cô gái ở giữa như nhụy hoa nổi bật trên nền màu trắng tinh khiết.

Tấm ảnh có ánh sáng dịu, tỏa đều toàn vùng thu hình, không có bóng đổ gay gắt, tạo không khí êm dịu, thoải mái của loại ảnh sắc độ nhẹ (high key) giúp tôn vinh tất cả nét dịu dàng của cô gái và sự mịn màng của da thịt. Màu da trung thực, hài hòa, bắt mắt. Ðây là ảnh chụp thật, không dùng kỹ thuật photoshop.

Nguồn: http://cvsuyngh.blogspot.com
Hình đại diện của thành viên
MyLinh
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 5 31/05/07 20:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Tranh ảnh nude - Nghệ thuật hay là sự dung tục?

Gửi bàigửi bởi MyLinh » Chủ nhật 04/11/07 8:34

yeudaikho đã viết:Tôi thấy khá thích thú với những bức ảnh chụp khỏa thân của NSNA Thái Phiên, thế là tôi tìm kiếm và dowwnload vào máy của mình. Sau đó post một bài, kèm theo một bức ảnh minh họa lên blog riêng.
Chồng tôi, tình cờ vào blog của vợ và... rất không hài lòng về bức ảnh tôi đã post trên blog... Tôi đã cố giải thích rằng tôi chỉ vì yêu thích vẻ đẹp và cái cách thể hiện cái đẹp của Thái Phiên, và cũng vì... đó thực sự là những tác phẩm tuyệt đẹp.
Thế nhưng anh ấy cứ một mực cho rằng tôi cố tình post những tác phẩm kia lên là nhằm mục đích để... "câu khách". Tệ hơn nữa anh ấy còn cho rằng tôi thiếu văn hóa khi lưu giữ những tác phẩm ấy trong máy tính xách tay của mình,...
.

Theo kinh nghiệm của riêng tôi, chồng bạn rơi vào một trong hai trường hợp:

Trường hợp thứ nhất mang tính quy luật phổ biến: Đàn ông ai cũng thích ngắm tranh ảnh khoả thân (vì đó là cái đẹp và còn vì đó là sự hấp dẫn giới tính). Nhưng ai cũng muốn sở hữu riêng vợ mình, không muốn vợ mình lọt vào mắt của ai khác và càng không muốn vợ mình nghĩ đến ai khác. Xin chị em đừng vội kết tội tâm lý này ở đàn ông: đây chính là một biểu hiện của tình yêu. Đàn bà còn muốn sở hữu chồng ở mức cao hơn nhiều – người ta hay nói đến bệnh ghen của đàn bà chứ mấy ai nói đến thói ghen tuông của đàn ông đâu!

Trường hợp thứ hai: Chồng bạn thiếu năng lực cảm thụ nghệ thuật, không phân biệt được nghệ thuật với “câu khách”, “văn hoá” với “phi văn hoá”.

Nếu chồng bạn rơi vào trường hợp thứ hai thì, với một người yêu nghệ thuật và văn hoá như bạn, đó quả thật là một phát hiện đáng buồn. Để cứu vãn tình thế, có lẽ bạn nên lôi kéo anh ấy đi học văn hoá học.

Tôi không biết chồng bạn làm nghề gì, nhưng bạn Lena từng có một kinh nghiệm rất hay có thể giúp ích cho bạn: Tình yêu của bạn ấy đã khiến một anh chàng kỹ sư công nghệ thông tin “lặng lẽ đăng ký học bồi dưỡng kiến thức [văn hoá học] để thi đầu vào” cho người yêu, rồi bắt đầu tự mình thích thú với những khám phá “tại sao người phương Tây duy lí, người phương Đông duy tình? Tại sao người miền Trung lại chân chất và ăn cục nói hồn đến vậy? Tại sao người miền Nam lại phóng khoáng đến vậy?...”. Rồi chính anh chàng tìm mọi cách để người yêu yêu văn hoá như mình và vào học được ngành văn hoá học . (xem bài “Cảm ơn tình yêu” http://www.vanhoahoc.net/diendan/viewto ... p=523#p523)

Vậy thì tại sao YEUDAIKHO lại không thử cảm hoá chồng mình xem sao?

Còn nếu chồng bạn rơi vào trường hợp thứ nhất, thì cũng đáng buồn chẳng kém. Vì ghen và sở hữu thì ai yêu cũng ghen và sở hữu (cho nên tôi mới nói rằng nó “mang tính quy luật phổ biến”). Nhưng bộc lộ điều đó ra và dằn vặt nhau thì chỉ có những người bản lĩnh kém cỏi và cảm thấy mình yếu thế (hơn bạn đời của mình).

Bạn có thấy như vậy không?
Hình đại diện của thành viên
MyLinh
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 5 31/05/07 20:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hoá tình yêu và tình dục

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron