TINH YEU GIUA CHA ME VA CON CAI

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tình yêu, tình dục, quan hệ nam nữ...

TINH YEU GIUA CHA ME VA CON CAI

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 3 29/05/07 19:30

SAu khi tìm hiểu về những đặc trưng cơ bản của tình yêu nói chung, tôi hôm nay post tiếp những đặc trưng cơ bản của tinh yêu giữa cha mẹ và con cái. Rồi sau đó sẽ là đặc tính cơ bản của tình yêu dục lạc. Khi phân tích về tình yêu giữa cha mẹ và con cái, E. Fromm xem xét ở nhưng gốc độ kiểu mẫu xây dựng nên lý thuyết của mình, dù trên thực tế có rấtt nhiều hòan cảnh, trạng thái khác nhau sẽ tạo nên những đặc tính khác nhau. Nhưng chúng ta thử tìm hiểu xem để biết được những đặc trưng cơ bản của tình yêu giữa cha mẹ và con cái, dù nó không hòan tòan tuyệt đối như vậy.Rồi từ đó tìm hiểu xem mình ở trong tình cảm nào, có đúng thế không, có thể nó sẽ giúp ích cho chúng ta.

TÌNH YÊU GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI

Đứa trẻ lúc mới sinh ra , nó chưa ý thức được về chính nó, nó vẫn là 1 với mẹ nó dù là 2 cơ thể tách biệt, nó lệ thuộc hoàn toàn vào mẹ nó.RỒi từ từ, nó cảm nhận được thế giới xung quanh, bà mẹ là hơi ấm, là đồ ăn, bà mẹ là trạng thái của sự thỏa mãn và an ủi.Lớn hơn chút nữa, nó cảm nghiệm rằng:bà mẹ và sự no ấm là 2 thực thể khác nhau. Nó tập tri giác nhiều sự vật khác nhau. Nó biết được rằng bà mẹ sẽ mỉm cười khi nó ăn, rằng bà sẽ nuông chiều dỗ dành khi nó khóc, và sẽ ngợi khen khi nó có hành động tốt. Tất cả những kinh nghiệm này được tinh lọc và nó hiểu được rằng: TÔI ĐƯỢC YÊU. Tôi được yêu bởi vì tôi là con của mẹ.Tình yêu của mẹ hòan toàn an lạc và thanh bình, nó không cần được thâu nhận, không cần được đền bù.
Đối với đứa trẻ ở thời kỳ này vấn đề duy nhất là vấn đề được yêu. Được yêu vì mình là gì đó.

Còn đối với bà mẹ, tình yêu này mang tính chất vị tha vô ngã.Chính vì thế, loại tình yêu này được xem là tình yêu cao cả nhất và thiêng liêng nhất. Trong tình yêu dục lạc, 2 người cách biệt nhau trở thành 1, còn trong tình mẹ, 2 người là 1 trở thành cách biệt. Bà không những phải bao dung, mà bà phải tán thành sự cách biệt giữa bà và đứa con. Chính điều này gây nên sự khó khăn, nó đòi hỏi bà mẹ phải ở khả năng cho tất cả, và không muốn có cái gì cả mà chỉ muốn có cái hạnh phúc của kẻ được yêu.

Đây cũng chính là giai đoạn mà nhiều bà mẹ không làm nổi bổn phận tình mẹ của họ. Người đàn bà tự tôn, thị uy và chiếm hữu có thể làm 1 bà mẹ “yêu thương được bao lâu khi con còn trẻ dại. Chỉ có người đàn bà thật sự yêu thương, người đàn bà sung sường trong sự cho hơn trong sự lấy, người đàn bà bắt rễ chặt trong sự hiện hữ của chính mình, mới có thể là 1 bà mẹ yêu thương khi đứa con đang trên đà tách khỏi

Đứa trẻ cho đến tuổi này vẫn chưa biết yêu, nó đáp ứng 1 cách tươi mát vui vẻ cho sự được yêu. Nhưng ngày càng lớn lên nó học đi, học nói, họa thám hiểm thế giới dựa vào chính nó. Nó biết tạo ra cái gì đó: 1 bài thơ, 1 hình vẽ, hay bất cứ cái gì đó nó có thể làm tặng cho ba mẹ nó. Lần đầu tiên trong đời đứa trẻ, ý niệm về tình yêu được biến đổi từ được yêu sang yêu, sang tình yêu sáng tạo.

Khi đứa trẻ giờ trở thành 1 thiếu niên, nó vượt qua tính duy ngã của nó, nó biết nó không còn là duy nhất, khóc không còn là 1 phương tiện cho sự thỏa mãn,bị những quy định trong gia đình và ngòai xã hội ràng buộc. Nó biết được rằng nhu cầu của kẻ khác cũng quan trọng như của chính nó.( những đứa trẻ nào nếu như không được cách giáo dục đúng mức của gia đình, trường học, được sự nuông chiều thái quá của bà mẹ, thì đứa trẻ đó chưa trưởng thành được trong tình yêu, nó vẫn còn là 1 đứa trẻ ích kỷ, coi mình là trung tâm, thể hiện qua tính tự tôn của mình. Nhưng trong đề tài này, E. Fromm xây dựng như 1 kiểu mẫu lý tượng để phân tích về tình yêu)Cho đã trở thành thỏa thích hơn, vui sướng hơn là nhận, yêu quan trọng hơn được yêu: do yêu mà nó đã rời bỏ ngục tù chật hẹp của sự cô đơn và cô lập đựơc thiết lập bởi trạng thái tự tôn.Nó cảm thấy 1 ý vị của sự hợp nhất mới, của sự chia sẻ, của đơn nhất. Hơn nữa, nó cảm thấy tiềm năng của tình yêu thương tạo tác bằng tình yêu- hơn là sự lệ thuộc việc thụ lãnh bằng được yêu- và vì lý do này nó phải nhỏ nhoi yếu ớt bệnh họan nên mới được thương yêu cưng chiều- hay tốt đẹp hơn.

Tình yêu trẻ con thì theo nguyên tắc :”Tôi yêu vì tôi được yêu”. Tình yêu trưởng thành theo nguyên tắc”tôi được yêu bởi vì tôi yêu”. Tình yêu non dại nói:” Tôi yêu anh vì tôi cần anh”. Tình yêu trưởng thành nói:” Tôi cần anh vì tôi yêu anh” (Nhưng thói thường ai cũng muốn mình non trẻ, muốn được yêu hơn là yêu, vì vậy, bạn thuộc loại người nào?)

Nhưng ngày càng lớn lên, mối liên hẹ giữa bà mẹ mất đi ý nghĩa sinh tồn của nó, và thay vào đó là mối liên hệ với cha càng lúc càng trở nên quan trọng

Tự bản chất, tình mẹ là vô điều kiện. Bà mẹ yêu trẻ sơ sinh vì nó là con của bà, không phải vì đứa con thỏa mãn nhu cầu của bà, mà vì nó là 1 phần của cuộc sống bà.

Mối liên hệ với người cha thì khác hẳn.

Bà mẹ là máinhà mà chúng ta từ đó ra đi, bà là thiên nhiên, là đất đai, là biển cả, người cha không thể biểu hiện cho 1 mái nhà thiên nhiên như thế. Ông ít có liên hệ với trẻ con trong nhưng năm đầu đời của nó, và sự quan trọng của ông đối với nó không thể so sánh vói sự quan trọng của người mẹ. Nhưng trong khi người cha không biểu lộ cho thế giới tự nhiên thì ông lại biểu hiện cho 1 cực khác hiện hữu của con người, thế giới của tư tưởng, của những sự thể nhân tạo, của luật pháp và của trật tự, của kỷ luật, của du lịch và phiêu lưu. Người cha dạy dỗ con trẻ, cho nó thấy con đường đi vào thế giới.

Ông là người có liên hệ với sự phát triển kinh tế-xã hội. Khi xã hội theo chế độ phụ quyền, tài sản được thừa hưởng bởi người con trai, người cha bắt đầu chăm sóc đứa con mà ông có thể để lại tài sản của mình. Dĩ nhiên là đứa con mà ông giống ông nhất, ngoan ngoãn nhất, và do đó ông thương nó nhất. Tình cha là 1 tình yêu có điều kiện. Nguyên tắc là :” Tôi yêu anh bởi vì anh thỏa mãn được những kỳ vọng của tôi, bởi vì anh làm bổn phận của anh, bởi vì anh giống tôi”. Trong tình cha có điều kiện cũng có những mặt tiêu cực cũng như tích cực giống như tình mẹ vô điều kiện.

Khía cạnh tiêu cực là ở chỗ tình cha phải được đền bù, và có thể nó bị đánh mất, nếu ta không thực hiện những gì được kỳ vọng. Trong bản chất của tình cha, có sự kiện rằng phục tùng trở thành 1 đức tính chủ yêu, và bất phục tùng là 1 tội ác chủ yếu- và sự trừng phạt rút lui tình cha. Khía cạnh tích cực cũng quan trọng như vậy. Vì tình yêu của ông có điều kiện nên tôi có thể làm điều gì đó để đạt được nó, tôi có thể làm việc vì nó, tình yêu của ông không ở bên ngoài sự kiểm soát của tôi giống như tình mẹ.

Những táhi độ của mẹ và của cha tương xứng với những nhu cầu của tính trẻ con. Trẻ con cần sự 1uan tâm và tình yêu vô điều kiện của bà mẹ. Con trẻ từ 6 tuổi trở đi cần tình yêu của cha, cần thẩm quyền và sự chỉ đạo của ông, bà mẹ có nhiệm vụ làm cho nó bình yên trong cuộc sống, người cha có nhiệm vụ dạy dỗnó, hướng dẫn nó đương đầu với những vấn đề đặt trước xã hội riêng biệt mà nó sinh ra]

Trong trường hợp lý tưởng, tình yêu của mẹ không cố sức ngăn cản cho đứa con lớn lên, không cố tình đặt 1 món tưởng lệ trên sự bất hạnh. Bà mẹ phải có niềm tin ở sự sống, bới thế không quá ưu tư, và như thế bà không tiêm nhiễm thói ưu tư cho đứa con. Một phần của đời sống bà phải là ước muốn con trẻ trở thành độc lập và sau cùng tách khỏi bà

Còn tình yêu của người cha phải được hướng dẫn bởi những nguyên tắc và kỳ vọng của nó. Tình yêu đó phải nhẫn nại và khoan dung hơn là đe dọa và uy quyền. Nó phải mang ý nghĩa cho đứa con đang lớn 1 ý vị gia tăng về sự tưởng thưởng và cuối cùng cho phép con trở thành thẩm quyền của nó và không cần thẩm quyền của người cha

Sau cùng, kẻ trưởng thành đã đi đến điểm nó là cha và mẹ của chính nó. Mỗi 1 con người đều có 1 lương tâm cha và 1 lương tâm mẹ, có thể nói như vậy. Lương tâm mẹ nói :”Không có lỗi lầm nào, không có tội lỗi nào cp1 thể cướpmật đi tình yêu,ước vọng của mẹ đối với sự sống và hạnh phúc của con”. Lương tâm cha nói :” Con đã phạm sai lầm, con không thể tránh không nhận những hậu quả về lầm lỡ của con và trên hết, con phải thay đổi đường lối của con đi nếu muốn cha thương con”. Chính vì thế, mỗi người trong cuộc sống luôn luôn có những tiếng nói của lương tâm cha và lưong tâm mẹ điều khiển chúng ta. Tùy thuộc vào ông bố hay bà mẹ nào đó có những tác động khác nhau ở đứa trẻ sẽ tạo nên nhung người con nghiêng về cảm tính của người cha hay người mẹ nhiều hơn.

Trong tùy trường hợp, ví dụ như 1 đứa trẻ có 1 bà mẹ yêu thương, nhưng quá nuông chiều hay áp chế, và 1 người cha yêu đuối vô tâm. Có thể đứa trẻ giữ nguyên sự quyến luyến ở bà mẹ, nó cảm thấy yếu ớt, có đặc trưng cho kẻ chỉ biết nhận lãnh, được bảo vệ, được chăm sóc, và thíêu những đặc tính cho- kỷ lậut, độc lập, khả năng làm chủ đời sống bởi chính mình. Nó có thể cố tìm “những bà mẹ” ở mọi người, đôi khi ở đàn bà và đôi khi ở đàn ông trong 1 vị trí của thẩm quyền và uy lực. (Điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng đồng tính trong xã hội ngày nay).

Đằng khác,nếu bà mẹ lạnh lùng, không áp chế và đáp ứng, nó có thể dời nhu cầu cần sự bảo vệ của mẹ đến cha nó, và kết quả là nó sẽ thiên hướng về cha, hoàn toàn dành cho những nguyên tắc pháp luật, trật tự và thẩm quyền và thiếu khả năng kỳ vọng hay lãnh nhận tình yêu vô điều kiện.

(con tiếp)
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Quay về Văn hoá tình yêu và tình dục

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến32 khách

cron