YẾU TỐ TÌNH DỤC TRONG VĂN Y BAN TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tình yêu, tình dục, quan hệ nam nữ...

Re: YẾU TỐ TÌNH DỤC TRONG VĂN Y BAN TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi THANHTAM » Thứ 5 21/06/07 12:33

Đọc báo thấy hút thuốc có hại cho sức khoẻ, bỏ hút thuốc. Đọc báo thấy uống bia có hại cho sức khoẻ, bỏ uống bia. Đọc báo thấy ăn nước tương có hại cho sức khoẻ, bỏ ăn nước tương. Đọc báo thấy ăn thịt gia cầm có hại cho sức khoẻ, bỏ ăn thịt. Đọc báo thấy tình dục có hại cho sức khoẻ, bỏ...đọc báo! Laughing
RANDOM_AVATAR
THANHTAM
 
Bài viết: 35
Ngày tham gia: Thứ 3 24/04/07 14:04
Đến từ: Tp.HCM- Viet Nam
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: YẾU TỐ TÌNH DỤC TRONG VĂN Y BAN TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi NgoDieuLan » Thứ 6 22/06/07 19:47

Chuyện "bỏ đọc báo" của bạn ThanhTam thú vị thiệt đó!
Mà hình như báo chí chắc cũng "biết thân biết phận" nên toàn nói tình dục (điều độ) tốt cho sức khoẻ không thôi.
Vậy mới thấy cuộc đời này vẫn còn đáng yêu lắm lắm, vì nhờ báo nói thật mà mỗi sáng ta vẫn có thể ung dung lướt... báo, tận hưởng cái nhu cầu xoá mù thông tin. Nhỉ? Very Happy
RANDOM_AVATAR
NgoDieuLan
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 7 02/06/07 10:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: YẾU TỐ TÌNH DỤC TRONG VĂN Y BAN TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi MyLinh » Thứ 6 22/06/07 20:49

Hoan hô các bạn PtNgocDiep, NgoDieuLan và ThanhTam! Bài các bạn viết hay quá! Tưởng như không thể tuyệt vời hơn được nữa !

MyLinh cảm ơn các bạn đã chia xẻ.

Cảm ơn đời mỗi sáng mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương...

Không nhớ tôi đã đọc câu này ở đâu , nhưng cũng chép ra đây , nò cũng giúp ta thổ lộ được một phần nào đấy của niềm vui be bé...
Hình đại diện của thành viên
MyLinh
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 5 31/05/07 20:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: YẾU TỐ TÌNH DỤC TRONG VĂN Y BAN TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi NgoDieuLan » Thứ 7 23/06/07 12:52

Tôi vừa đọc Ám Thị của Phạm Thị Hoài theo đường dẫn mà bạn TranHieu cung cấp. Trước hết xin cảm ơn bạn TranHieu đã cung cấp cho diễn đàn một câu chuyện mới rất hay. Thật tình, tôi chưa đọc được nhiều truyện theo thể loại này, nên không mạnh dạn đưa ra ý kiến về sự khác nhau của nhóm tác giả người Việt nước ngoài và người Việt trong nước. Thế nên ở đây tôi chỉ xin phép được nêu những suy nghĩ của mình về riêng hai câu chuyện Tự và Ám thị mà thôi.

Trước tiên là sự khác nhau ở lối viết khá rõ. Yếu tố tình dục ở Ám thị lúc mờ lúc tỏ, lúc nắm lúc buông, lại lúc êm đềm lúc da diết… Nó bắt người ta phải vừa đọc vừa tưởng tượng mới nắm bắt được cái hồn của nó, và không thể đọc nhanh đọc lướt vì nếu thế sẽ không kịp tưởng tượng để hiểu. Còn ở Tự thì mọi thứ lại khá rõ ràng, trực tính nên người ta không cần phải vận dụng nhiều tư duy mới hiểu được diễn biến. Chính vì vậy, nếu xét ở khía cạnh “đánh thức” xúc cảm tình dục thì Ám Thị lại ăn đứt điểm. Cái mà mờ mờ ảo ảo, nửa kín nửa hở người ta không thấy rõ, không sờ được tận tay thì mới có sức hấp dẫn. Còn cái gì cứ sờ sờ ra đó, đập vào mắt người ta lộ liễu thì họ xem thường. Điều này dường như đã ăn vào trong máu thịt của người Việt Nam ta rồi. Có lẽ chính vì thế mà có nhiều ý kiến phản đối Tự vì cho rằng nó không tế nhị (bằng chứng là sách bị cấm).

Thế nhưng ta cũng có thể thấy tình dục của hai nhân vật nữ trong hai câu chuyện được quan sát ở hai góc độ khác nhau. Ám Thị lưu ý đến những cảm xúc nhục dục của nhân vật trong sự khám phá mới về cơ thể mình. Nó đến tình cờ, từ từ, nhẹ nhàng, không trắc trở. Nhân vật được tự nhiên nhận biết ra nó và hưởng thụ. Nhân vật đứng ở vị trí thụ động chờ đợi, âm thầm khám phá và muốn người đọc cảm nhận được những rạo rực mới tinh đó. Sự tinh tế là rất phù hợp cho nhân vật được sống.

Còn ở Tự là tình dục của một người đàn bà mạnh mẽ bị kìm nén, bị tước đoạt, vùng vẫy để tìm lối thoát. Mà sau lại cộng thêm sự thất bại, bẽ bàng của hy vọng tìm kiếm một chút lãng mạn tình yêu để “trang điểm” cho cái nhu cầu không thể phủ nhận đó. Thì liệu cái nhẹ nhàng, tế nhị, rụt rè có đem lại hiệu quả cho ý đồ của tác giả hơn không?

Nói chung thì hàng ngày chúng ta nhìn thấy trăm ngàn thứ muôn màu muôn vẻ của cuộc sống rồi, cái gì cũng phong phú đa dạng nhiều hình thức, chủng loại để phục vụ con người. Lại nói riêng ở mảng văn viết về tình dục này, tại sao nó không thể đa dạng về phong cách nhỉ, miễn là nó không đi ngược lại với mục đích giáo dục? Phạm Thị Hoài viết tế nhị, nhẹ nhàng theo lối truyền thống của văn hóa Việt Nam. Y Ban sôi nổi, mạnh mẽ theo lối hiện đại, trực tính mang dáng dấp của tình dục phương Tây. Thì nhà văn cũng làm ra tác phẩm từ những gì họ cảm nhận, hấp thụ được từ cuộc sống xung quanh mà. Đến đây vấn đề còn lại chỉ là chuyện “khẩu vị”. Người ta có thể tâm đắc, tấm tắc tác phẩm này hay ngược lại lên án tẩy chay tác phẩm kia, nhưng quan trọng là họ đã có thêm nhiều cơ hội cho sự chọn lựa của mình. Hãy tưởng tượng như ta đang dự một bữa tiệc buffet đi, có đủ các món từ dân dã đến sơn hào hải vị, chỉ việc dạo quanh một vòng và chọn lấy món mình thích. Nhưng rõ ràng là cũng không nên bỏ qua những món mới lạ phải không, cứ nếm thử một chút xem thế nào, biết đâu chúng cũng có vị hay riêng thì sao?
RANDOM_AVATAR
NgoDieuLan
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 7 02/06/07 10:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

HƯƠNG UNG TINH THAN CUA BAN NGO DIEU LAN

Gửi bàigửi bởi TranHieu » Chủ nhật 24/06/07 16:32

De dong gop them cho chu de nay duoc phong phu- nhu tinh than cua ban Ngo Dieu Lan de xuong, toi xin dan them mot duong dan de anh chi em tham khao: http://www.maihoatrang.com/mobile/threa ... 9&&start=0
Hoan ho Ngo Dieu Lan, rat mong duoc doc nhung bai post cua ban.


LƯU Ý: Xin bấm vào trang 2 ở bên dưới (hoặc trên), phía phải, để xem tiếp.
Tôi dâng hiến đời tôi cho 3 việc
Trà ngon - Rượu quý - Sex
http://www.thegioinguoilon.info/diendan/
RANDOM_AVATAR
TranHieu
 
Bài viết: 74
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 22:06
Đến từ: Cty Viet Thai Son
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: YẾU TỐ TÌNH DỤC TRONG VĂN Y BAN TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi MyLinh » Thứ 7 30/06/07 11:33

QUA CHUYỆN TÌNH DỤC THẤY CẢ MỘT CUỘC SỐNG VỚI MỌI LO ÂU VÀ NIỀM HY VỌNG CỦA CÁI TÌNH CAO CẢ

MyLinh thấy phân tích của bạn NgoDieuLan về sự khác biệt giữa TỰ của Y Ban và Ám thị của Pham Thị Hoài rất đúng, nhưng chưa đủ.

Đúng là cách tả tình dục ở Ám thị “lúc mờ lúc tỏ, lúc nắm lúc buông, lúc êm đềm lúc da diết”, còn ở Tự thì “mọi thứ lại khá rõ ràng, trực tính”.

Và việc lựa chọn cách viết đó ở hai nhà văn có thể có nhiều nguyên nhân nhưng chắc chắn là một trong những nguyên nhân quyết định là hoàn cảnh dẫn đến TÌNH và DỤC ở hai người đàn bà hoàn toàn khác nhau. “Ám Thị lưu ý đến những cảm xúc nhục dục của nhân vật trong sự khám phá mới về cơ thể mình. Nó đến tình cờ, từ từ, nhẹ nhàng, không trắc trở. Nhân vật được tự nhiên nhận biết ra nó và hưởng thụ. Nhân vật đứng ở vị trí thụ động chờ đợi, âm thầm khám phá và muốn người đọc cảm nhận được những rạo rực mới tinh đó. Sự tinh tế là rất phù hợp cho nhân vật được sống. Còn ở Tự là tình dục của một người đàn bà mạnh mẽ bị kìm nén, bị tước đoạt, vùng vẫy để tìm lối thoát. Mà sau lại cộng thêm sự thất bại, bẽ bàng...”, thì rõ ràng là cách thể hiện rõ ràng, trực diện sẽ hiệu quả hơn.

Nhưng đó chưa phải là tất cả.

Một tác phẩm nghệ thuật bất kỳ (văn chương, điện ảnh, hội hoạ, âm nhạc, điêu khắc...) sẽ càng có giá trị, càng sống lâu với thời gian nếu nó càng có nhiều tầng nghĩa. Nó buộc người ta sau khi đọc xong phải ítêp tục suy nghĩ, rồi dần dần vỡ lẽ ra nhiều điều.

Về mặt này, tôi e rằng các tầng nghĩa của TỰ lại phong phú hơn ÁM THỊ.

Đọc ÁM THỊ, cái ta thấy trước hết là cái tinh tế của chuyện TÌNH và DỤC (tình trước, dục sau). Từ đó ta có thể đọc được một thông điệp mà tác giả mang đến là: trong tình cảm mọi chuyện đều có thể, rằng không thể chủ quan được, rằng không ai học được chữ ngờ. Một người vợ được chồng yêu thương chiều chuộng như thế, một người vợ yêu quý, trọng chồng như thế, nhưng... AI NGỜ ! Rộng hơn: trong ccuộc đời mọi chuyện đều có thể, rằng không thể chủ quan được, rằng không ai học được chữ ngờ. Một người mù như thế, một người mù làm nghề tầm quất khinh đời, ghét tầm quất cho đàn bà, coi trọng cái nghề nghiệp hơn mọi thứ ở đời... như thế, nhưng... AI NGỜ ! Nghĩa là tất cả mọi thông điệp mà ÁM THỊ mang đến đều bắt đầu từ tình cảm và kết thúc vẫn chỉ giới hạn trong phạm vi TÌNH CẢM.

Còn đọc TỰ, cái ta thấy trước hết là sự mạnh mẽ ồ ạt của chuyện DỤC và TÌNH (dục trước, tình sau). Người đọc đơn giản có thể chỉ dừng ở đó. Nhưng nếu người đọc chịu khó suy nghĩ, trăn trở, sẽ thấy biết bao vấn đề VĂN HOÁ – XÃ HỘI ở đằng sau.

Chuyện cái nỗi khổ về vật chất và tinh thần của con người thời bao cấp, người ta đã nói đến nhiều. Nói rất sắc xảo, rất thuyết phục. Hãy xem những Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp, Tô Hoài, Nguyễn Minh Châu, v.v. thì đủ thấy. Nhưng lần đầu tiên cái nỗi khổ vật chất và tinh thần đó được soi sáng qua một khía cạnh bất ngờ là tình dục. Thông qua cái tưởng như tầm thường nhất, cái mà bất cứ một con vật cũng được hưởng một cách tự do, công khai, thì con người lại luôn bị giới hạn, bị vây bủa, bị bẽ bàng, bị nhục nhã... tới mức thành bệnh... liệt dương và lãnh cảm (người vợ đã có một thời kỳ như vậy). Tới mức một sĩ quan quân đội phải lén lút đi tìm phim 3X để giải toả. Tới mức vợ chồng yêu nhau, thuơng nhau đến thế mà vì tình yêu, phải bỏ nhà mà đi biệt tích. Tới mức một nữ tiến sĩ xã hội học...

Nhưng cái tầng nghĩa ngầm ẩn, cái tầng sâu giá trị của TỰ không dừng lại ở đó. Đổ tất cả lỗi cho thời bao cấp thì dễ quá. Ở TỰ, tác giả đã đi xa hơn.

Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà tác giả đã nhắc đến không khí cổ truyền với những lễ hội phồn thực (“Cái sướng làm sao cái sướng làm vậy”) và phong tục phồn thực (“khảo cây lấy quả”). Những phong tục cổ truyền có ý nghĩa tốt đẹp đậm chất nhân văn đó của văn hoá truyền thống nông nghiệp Đông Nam Á đã tạo nên sự tương phản gay gắt với lớp màn Nho giáo che phủ, tạo nên kiểu quan niệm đè nén hoàn toàn trái lẽ tự nhiên: “đàn bà thì mình chỉ cốt là cho nó có con chứ có phải sung sướng gì đâu”. Kiểu quan niệm do Nho giáo đem vào đó đã đàn áp và giết chết những niềm vui trần tục thông thường nhất của đời người, của biết bao con người chỉ cốt để kẻ “quân tử” dễ bề cai trị. Cái quan niệm của ông chủ nhiệm hợp tác xã thời bao cấp “các đồng chí có xấu hổ vì đã tham gia vào một cái hủ tục như vậy không? Đó còn chưa kể đến cái gọi là dâm ô truỵ lạc nữa” chẳng qua chỉ là sự nối dài một cách cực đoan và ngây thơ quan niệm Nho giáo kia, nấp dưới cái vỏ “khoa học tiên tiến” mà thôi.

Không chỉ dừng lại ở quá khứ xa và quá khứ gần. Cái quá khứ xa xôi của truyền thống văn hoá bản địa Đông Nam Á. Cái quá khứ cách đây một vài thế kỷ của ảnh hưởng Nho giáo. Cái quá khứ gần của thời bao cấp. TỰ của Y Ban đã xâu chuỗi tất cả với hiện tại. Cái hiện tại được thể hiện qua hình ảnh sang trọng lạnh lùng của một chính khách và hình ảnh ngăn nắp sạch sẽ của một nhà khoa học.

Người đàn ông số hai là một quan chức cao cấp gặp trong một bữa tiệc chiêu đãi trọng thể của nguyên thủ quốc gia. Chức cao quyền to nhưng không ai đến hầu chuyện vì thưởng trực trong đầu ông là những nghi ngờ xét nét: “Cần gì? Mưu đồ gì? Toan tính gì? Phe phái nào?”. Sự hấp dẫn của cái lạnh lùng, của chức cao quyền to chẳng mấy chốc đã nhường chỗ cho sự thất vọng tràn trề trước cái tầm thường của một quan hệ chẳng cần tình yêu trong cái “nhà nghỉ 40.000đ một giờ” và “hai bịch sữa” được cầm về từ bữa ăn chiêu đãi.

Người đàn ông số ba là một giáo sư văn hoá học (chắc hẳn tác giả không có ý định cố tình bêu riếu ngành văn hoá học chúng ta đâu mà chỉ lấy đây như một cái cớ để đẩy vấn đề đến cực đoan, để nói đến cái phi văn hoá trong một thời mà văn hoá được đề cao). Cái phi văn hoá đó là sự đối lập của “chiếc khăn sạch sẽ” trong căn phòng sang trọng gọn ghẽ, nhưng “đã cũ đến mức chỉ còn các sợi vải đan vào nhau” (sao mà giống chuyện hai bịch sữa?). Cái phi văn hoá đó là sự đối lập giữa sự nho nhã thanh cao của một giáo sư văn hoá với cử chỉ thô bạo “vỗ bộp vào mông” trong thang máy, với việc “dùng hết sức lực để lôi tôi vào phòng rồi chốt cửa lại”, “kéo tuột lên giường và... nằm chặn lên người tôi với cả sức nặng”, với việc “lấy chân hích tôi: Nằm lui vào” rồi “cúi xuống ngăn bàn cạnh giường lấy một chiếc khăn ném vào bụng tôi”, với việc “đi vào trong giường cầm ra chíêc khăn vừa lót dưới mông tôi” để lau bàn, v.v. và v.v.

Những mẫu người mà thời đại “toàn cầu hoá” và “hội nhập” sản sinh ra ấy liệu có hơn được người chồng – người đàn ông số một – tuy không còn khả năng tình dục nhưng lại có tình yêu, lại mang lại cho vợ mình hạnh phúc? Và nếu không hơn thì trong khi ta đã tiếp nhận biết bao sản phẩm của văn minh phương Tây, tại sao lại phải từ chối các đồ chơi tình dục do họ nghĩ ra? Nếu các đồ chơi đó giúp đem lại sự tự tin, giúp giữ được niềm kiêu hãnh trong khi chờ đợi và hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn?

Một câu chuyện bắt đầu bằng tình dục nhưng đem đến những suy tư với nội dung vượt xa chuyện tình dục. Đó là lởi kêu gọi hãy hiểu và trân trọng những truyền thống tốt đẹp dù có xa xưa của văn hoá dân tộc (chuyện lễ hội phồn thực). Đó là một tinh thần cầu thị, không bảo thủ cố chấp, chấp thuận tiếp nhận mọi giá trị của văn hoá bên ngoài miễn là nó hữu ích (chuyện cái chim giả). Đó là sự khẳng định tình yêu, lòng tự trọng, những giá trị nhân bản sẽ chiến thắng (với những người đàn ông số bốn, năm, sáu, bảy... của dân tộc) trong một cuộc sống mà người người đang hối hả chạy đua theo những giá trị vật chất.

Những điều đó, phải chăng những người phản đối truyện này không nhận thấy?

Nếu trong đầu chúng ta lúc nào cũng chỉ nghĩ đến chuyện sex thì khi đọc TỰ, ta sẽ chỉ nhìn thấy cái DỤC tầm thường.

Còn nếu trong đầu chúng ta chứa đựng một trí tuệ và trong trái tim chúng ta có một tâm hồn thì khi đọc TỰ (và những truyện tương tự), ta sẽ thấy qua chuyện tình dục - là cái biểu hiện bề ngoài - có cả một cuộc sống phong phú trong chiều dài thời gian và chiều rộng không gian, với tất cả những lo âu, những niềm hy vọng đầy nhân bản của cái TÌNH cao cả !

Hãy nói cho tôi hay anh đang THẤY gì, tôi sẽ cho biết cái mà trong đầu anh đang NGHĨ !

ML
Hình đại diện của thành viên
MyLinh
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 5 31/05/07 20:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: YẾU TỐ TÌNH DỤC TRONG VĂN Y BAN TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi CaoLy » Thứ 7 30/06/07 17:30

Mời bạn ghé xem một truyện ngắn của Nguyễn Quang Thiều nhan đề "Không có chứng minh thư".
Cũng đề tài sex. Thời hiện đại. Với nhiều ẩn ngữ và biểu tượng.
Bạn hãy xem, và cho biết cảm tưởng nhé.

http://baotienphong.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=75698&ChannelID=7
RANDOM_AVATAR
CaoLy
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 3 05/06/07 20:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: YẾU TỐ TÌNH DỤC TRONG VĂN Y BAN TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi dangthuyet » Thứ 2 02/07/07 10:04

Qua mon VHH lop chung toi dươc biet den "Tu" cua Yban nhu 1 tai lieu tham khao de xem va binh luan voi goc do van hoa. Co le vi cach tiep can nhu the nen toi cam nhan thay Yban da cho ngươi doc mot cai nhin rat "that" tu goc do cua 1 phu nu theo chieu dai su phat trien cua dat nươc. Va thuc su toi rat tam dac voi chu "lụy" cua Yban vi chu nay lươn gan ket voi ngươi phu nu qua cac thoi kỵ "Luy" cua ba, cua me, va cua vo. Dieu nay toi thay rat dung voi thuc te cua ba, me va chi gai toi. Va toi thiet nghi "gia tri" cua tac pham xuat hien trong giai doan nay ngoai viec so lươc lai cac thoi ky cua dat nươc qua cai nhin cua phu nu thi con 1 gia tri thuc te (cam nhan cua rieng toi) la gia tri so sanh=>ngươi phu nu nhu toi hien nay cam thay rat ro "gia tri cươc song cua ngươi phu nu hien nay".
Theo cach nhin cua toi, viec tac pham bi thu hoi hay co cac chi trich thuc ra cung xuat phat tu "van hoa doc". ko co 1 tac pham nao lai phu hop voi tat ca moi lua tươi - "khong the lam dau tram ho dươc". vi the neu tac pham nay dươc ghi "chi danh rieng cho tươi tu.. tro len" thi ban than tac gia, tac pham co the lua chon dươc doc gia hop lỵ
RANDOM_AVATAR
dangthuyet
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Thứ 2 25/06/07 19:37
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

I am đàn bà bị thu hồi

Gửi bàigửi bởi MyLinh » Thứ 6 06/07/07 21:17

Lâu nay chùng ta không có được thông tin đầy đủ về lý do của việc I am đàn bà bị thu hồi, nên cứ tự do suy đoán, tự tìm ra lý do và tin rằng nó là đúng.

Nhưng hoá ra lý do rất đơn giản và bất ngờ: đó là do sự bất đồng giữa NXB và công ty liên kết (công ty không thực hiện cam kết với NXB trong quy trình biên tập) nên chính NXB chứ không phải ai khác đã làm công văn đề nghị Cục XB giúp thu hồi sách.

Xin cung cấp thông tin cho các bạn. Mới hay, người Việt ta thật hay thần hồn nát thần tính !



I am đàn bà bị thu hồi

17/03/2007

Cục Xuất bản Bộ VH-TT vừa có công văn gửi các Sở VH-TT địa phương, phối hợp với thanh tra văn hóa và thị trường đình chỉ phát hành và thu hồi tập truyện ngắn của nhà văn Y Ban I am đàn bà.

Cuốn sách bị thu hồi là ấn phẩm của NXB Phụ nữ, Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam liên kết xuất bản.

Từ quý IV năm ngoái, I am đàn bà đã được NXB Công an Nhân dân ấn hành, bản thảo giống hệt như cuốn sách tái bản mang tên NXB Phụ nữ, nhưng lại không hề gặp "rắc rối" nào từ phía cơ quan quản lý.

Sở dĩ có quyết định trên là theo Cục Xuất bản nhận được công văn của NXB Phụ nữ báo cáo cuốn I am đàn bà đang lưu hành trên thị trường là sản phẩm chưa hoàn thiện, do đối tác Nhã Nam không tuân thủ quy trình biên tập.

Cụ thể, trong bản thảo I am đàn bà, NXB đã sửa chữa, gạch bỏ một số trang đoạn nhưng Nhã Nam không thực hiện theo đúng yêu cầu của NXB.

Sau khi sách có mặt trên thị trường, NXB Phụ nữ té ngửa hóa ra có một số chi tiết nhạy cảm còn tồn tại trong sách, hỏi Nhã Nam, Công ty im lặng, lúc đó sách đã có mặt trên thị trường, NXB đành nhờ sự can thiệp của cơ quan quản lý.

Cho đến nay, nhà văn Y Ban, chủ nhân của cuốn sách đang "gây tai tiếng" cũng chưa nhận được lời tỏ tường ngọn ngành của cơ quan quản lý.

Theo công văn, sách bị đình bản, nhưng cuốn I am đàn bà của Y Ban thì vẫn được bày bán nhộn nhịp tại Đinh Lễ, Hà Nội, chưa kể đã có nguồn tin có sách lậu in trên thị trường.

Nguồn: Thể Thao& Văn Hóa
Hình đại diện của thành viên
MyLinh
 
Bài viết: 44
Ngày tham gia: Thứ 5 31/05/07 20:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: YẾU TỐ TÌNH DỤC TRONG VĂN Y BAN TỪ GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi NgoDieuLan » Thứ 7 07/07/07 10:23

Tôi đang chờ đợi để được đọc ý kiến về thơ Vi Thùy Linh và Không Có Chứng Minh Thư – Nguyễn Quang Thiều thì lại được đọc bài của bạn MyLinh về Tự và Ám Thị, rõ ràng là Tự vẫn tiếp tục thu hút được sự chú ý của diễn đàn. Để hưởng ứng tiếp những thảo luận về đề tài này, tôi xin được phép có thêm ý kiến tiếp theo sau bài viết của bạn MyLinh nhé.

Thứ nhất, khi đưa ra Ám Thị bạn TranHieu muốn mọi người đọc và so sánh hai lối viết về tình dục giữa Tự và Ám Thị, từ đó thấy sự khác nhau ở văn phong tình dục của các tác giả người Việt trong và ngoài nước.

Thứ hai, Tự bị phản đối là vì kiểu mô tả những hành vi tình dục mà người ta nghĩ là “trần như nhộng” của nó. Những người chống đối Tự không phải là không nhìn thấy được những thông điệp nhân văn của Tự đâu, mà là vì họ chưa thể chấp nhận được cách viết theo xu hướng “phô bày” như thế trong văn học nước nhà mà thôi. Chúng ta cũng biết là trong số họ có cả những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình văn học,… đấy chứ. Vấn đề là họ cho rằng tác giả cần phải khéo léo và dụng công hơn nữa để chăm chút cho bề mặt của tác phẩm được thanh hơn. Đối với họ, tình dục trong văn học hòan tòan không mới nhưng nếu muốn chọn nó làm phương tiện chuyển tải nội dung thì tác giả cần phải xử lý chi tiết sao cho nền nã, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt hơn để không gây ra sự phản cảm cho người đọc.

Vậy thì theo tinh thần đó, và theo logic diễn biến của diễn đàn, nếu ủng hộ cho lối viết thẳng thắn của Tự, trong mối tương quan so sánh với Ám Thị, chúng ta chỉ cần lý giải được động cơ và hiệu quả của việc chọn lối viết trực diện đó là đủ. Những vấn đề sâu xa khác của Tự hay nội dung đơn giản của ÁmThị, nếu không phải là do hiệu quả của hai lối viết khác nhau đó đem lại, thì chúng ta có thể dành để thảo luận theo một hướng khác.

Trở lại với lối viết mạnh và thẳng của Tự, tôi vẫn nghĩ rằng tác giả chọn nó là phù hợp cho việc tạo ra một góc quan sát mới về tình dục của người phụ nữ. Đó là một lối sex từng trải, đầy bản năng mạnh mẽ nhưng tù túng và thất bại. Từng trải khi nhân vật đã có ba người đàn ông đi qua đời mình. Bản năng thôi thúc cô luôn khao khát tìm kiếm và thỏa mãn nó. Còn mạnh mẽ khi nhân vật bộc phát dữ dội, phản ứng lại lối suy nghĩ ấu trĩ ngây thơ về tình dục của mẹ chồng. Mạnh mẽ nên cô cảm nhận rõ được cái nhu cầu kia của cơ thể mình là thuộc tính, là không thể chối bỏ và cần được sống hết mình với nó. Nhưng bản năng mãnh liệt ấy bị cầm tù vì cả thời tuổi trẻ rừng rực khát khao yêu đương bị bóp ngẹt trong xã hội mà cái nghèo vật chất đã làm tổn thương nghiêm trọng không gian của sex (không gian riêng của cô và chồng luôn bị can thiệp một cách thô bạo). Rồi sự nghèo nàn tinh thần và trí tuệ thì lại làm tổn thương bản chất của sex. Con người ta không thể mở mắt ra được rằng tình dục tồn tại không chỉ để duy trì nòi giống mà còn để đem lại sung sướng cho mọi đầu mút thần kinh trên cơ thể họ (đại diện là quan niệm của mẹ chồng cô và ông chủ nhiệm hợp tác xã).

Trong bối cảnh đó, tình dục bị thất bại là đương nhiên rồi. Nhưng bước sang thời mở cửa, tự do hơn, thông thoáng hơn rồi đấy. Cái nhu cầu xưa kia bị bức bách nay được tung hê, vùng vẫy trong hàng loạt hệ thống nhà nghỉ, khách sạn mọc lên như nấm. Nhưng sao sex vẫn chưa được mơn trớn, vuốt ve, được xoa dịu nỗi đau mà nó phải gánh chịu oan ức một thời? Hai người đàn ông đến sau đều là những đại diện cho lớp người có địa vị, tri thức, văn hóa trong xã hội. Thế mà những hành vi tình dục mang đậm chất bản năng tùy tiện, sản phẩm của quan niệm tự do tình dục của họ lại làm thiêu rụi khao khát của một bản năng cùng loại mà khác giống khác?

Mới vỡ lẽ tình dục của con người không chỉ đơn giản là bản năng động vật. Nó cần lắm được đánh thức và nuôi dưỡng bằng sự hiểu biết, tinh tế và nhạy cảm của người trong cuộc. Mà nhu cầu cần được yêu thương, nâng niu, dỗ dành đó của tình dục thì dường như ông Tạo, không rõ vì lý do gì, lại ưu ái phần nhiều hơn cho người phụ nữ. Nó làm đẹp tâm hồn họ nhưng ngược lại nó cũng làm họ dễ bị tổn thương hơn trong xã hội hiện đại mà tình dục đang có xu hướng vội vã, xô bồ này. Đến đây thân phận của người phụ nữ, cụ thể là cuộc sống tình dục của họ, đã được nhìn rõ hơn. Cái nhu cầu rất đỗi bình thường của con người ấy, đối với họ, với tới nó sao mà lắm truân chuyên! Ngày xưa bị kìm nén đã đành rồi, ngày nay sự hội nhập, tiến bộ cũng không hẳn đã mở cho họ cánh cửa tìm đến hạnh phúc.

Với tất cả những nét tính cách và diễn biến nội tâm của nhân vật như vậy: sự từng trải, bản năng tình dục mạnh mẽ bị đè nén, khao khát mãnh liệt bị cầm tù, sự háo hức mong đợi bị dập tắt một cách phũ phàng, thì cách đề cập tình dục trực diện của tác giả là phù hợp. Vì khao khát tình dục mãnh liệt bị ức chế không lối thoát, tủi nhục ê chề của tình dục bị cư xử thiếu văn hóa của người phụ nữ từng trải ấy đã phát triển đến cao trào, không còn chỗ dành cho sự lãng mạn, thi vị nữa. Mà chính cái mơ mộng, tinh tế cuối cùng cũng đã bị hai người đàn ông kia đánh cắp rồi còn đâu. Thế thì một lối viết nhẹ nhàng, bặt thiệp, e dè chắc chắn khó có thể đem lại hiệu quả hơn, phải không?

Chuyển sang một khía cạnh khác, tôi lại thấy băn khoăn về “những những suy tư với nội dung vượt xa chuyện tình dục” của Tự mà bạn Mỹ Linh đưa ra. Theo tôi thì nhà văn Y Ban viết Tự là để mang lại cho người đọc những trăn trở về tình dục của người phụ nữ xuyên suốt các giai đoạn phát triển của xã hội, qua đó đúng là thấy “cả một cuộc sống phong phú trong chiều dài thời gian và chiều rộng không gian”, hoặc là thấy “cái nỗi khổ vật chất và tinh thần” của xã hội bao cấp “được soi sáng qua một khía cạnh bất ngờ là tình dục” như bạn MyLinh đã phân tích. Nhưng nếu nói rằng Tự mang cả nội dung “kêu gọi hãy hiểu và trân trọng những truyền thống tốt đẹp dù có xa xưa của văn hoá dân tộc (chuyện lễ hội phồn thực)” hay là “một tinh thần cầu thị, không bảo thủ cố chấp, chấp thuận tiếp nhận mọi giá trị của văn hoá bên ngoài miễn là nó hữu ích (chuyện cái chim giả)” thì liệu có chủ quan không?

Chi tiết tín ngưỡng phồn thực bị ông chủ nhiệm hợp tác xã cho là “hủ tục” và “dâm ô truỵ lạc”, theo tôi, chỉ nên được xem như là một hình ảnh đắt giá để khắc họa sâu thêm nỗi khốn khổ của tình dục bị đàn áp mà thôi. Rằng cái lẽ thuận theo trời đất ấy là món quà mà tự nhiên đã ban tặng cho muôn loài, rằng đến cỏ cây vô tình mà cũng “muốn có con cái phải có tình yêu”, và rằng quy luật đó đã thấm đẫm trong quan niệm dân gian, trở thành tư duy từ xa xưa, thuở mà suy nghĩ của con người còn đơn giản lắm. Nhưng ở thời bao cấp, người ta không được thực hiện hoạt động thể hiên tín ngưỡng đó, nghĩa là ngay trong tư tưởng họ cũng không được phép nghĩ đến hành vi tình dục. Còn nỗi băn khoăn như “nếu nó chỉ giống như cái cách bà và mẹ tôi khảo cây mít thì hiệu nghiệm lắm mà, có gì là xấu xa đâu nhỉ” thì cũng chỉ dừng lại là thắc mắc ngây thơ của một đứa trẻ (tác giả lúc nhỏ) mà thôi, nó chưa đủ mạnh để thành một lời kêu gọi cho tác phẩm.

Và “cái chim giả”, mặc dù nó là giải pháp để giữ lấy kiêu hãnh và hy vọng, nhưng nó lại là lựa chọn của nhân vật ở thế cùng, trong tuyệt vọng, để níu kéo lại một chút niềm tin, để có thể tiếp tục một chút hy vọng về một tình dục được thăng hoa cùng tình yêu mà cô chưa tìm thấy. Nó là sự lựa chọn bất đắc dĩ và không có hạnh phúc, vì rõ ràng là nó không đem lại cảm xúc tích cực cho nhân vật. Ngược lại, nó còn khoét sâu thêm nỗi đau cho người đọc, về một cuộc sống tình dục đã bị vật chất hóa chưa có lối thoát. Nó chỉ là một hiện thực khách quan mà tác giả mượn vào trong tác phẩm để chuyển tải ý đồ của mình chứ không hẳn là đại diện cho một giá trị văn hóa cần được học hỏi.

Theo suy nghĩ của tôi, một tác phẩm thường có một chủ đề chủ đạo, các chi tiết được kết cấu diễn biến xoay xung quanh để xây dựng, hỗ trợ hay làm đậm thêm chiều sâu cho chủ đề đó. Cũng giống như một bức tranh luôn có những nét vẽ khác nhau, nhưng chúng cần phải gắn kết để tập trung thể hiện một chủ đề thống nhất. Nếu ở mỗi tiểu tiết như vậy đều có thể khái quát thành một ý nghĩa riêng thì liệu chủ đề của tác phẩm có bị loãng không?
RANDOM_AVATAR
NgoDieuLan
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 7 02/06/07 10:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Văn hoá tình yêu và tình dục

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến23 khách