THỰC HÀNH TRONG TÌNH YÊU

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tình yêu, tình dục, quan hệ nam nữ...

THỰC HÀNH TRONG TÌNH YÊU

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 7 09/06/07 10:00

THỰC HÀNH VỀ TÌNH YÊU
Đã đề cập đến khía cạnh lý thuyết của nghệ thuật về tình yêu, bây giờ chúng ta đối diện 1 vấn đề khó khăn hơn nhiều đó là thực hành về nghệ thuật tình yêu. Người ta có thể học điều gì về sự thựa hành của 1 nghệ thuật ngoại trừ bằng cách thực hành nó?
Nhưng khó khăn ở chỗ yêu thương là 1 kinh nghiệm riêng tư mà mỗi cá nhân chỉ có thể có bởi mình và cho chính mình. Nhưng trong quá trình nghiên cứu tâm lý học, tôi cũng xin rút ra 1 số điều về nó.
Sự thực hành của bất cứ 1 nghệ thuật nào đều có 1 vài yêu cầu tổng quát. Bất cứ dù là chúng ta bàn đến về nghệ thuật nào đi chăng nữa: Điêu khắc, hội họa, âm nhạc, thơ ca… và nhất là về tình yêu.
Trước hết, sự thực hành của nghệ thuật đòi hỏi KỶ LUẬT. Tôi sẽ không giỏi bất cứ cái nào cả, nếu tôi không thực hiện nó trong tinh thần kỷ luật, có quy tắc. Bất cứ điều gì mà tôi chỉ làm vì ham muốn của tôi thì có thể cũng được đó, nhưng nó sẽ không bao giờ trở nên điêu luyện về nghệ thuật ấy. Nhưng vấn đề không nằm ở chỗ kỷ luật trong sự thực hành nghệ thuật chuyên biệt, mà là vấn đề kỷ luật trong đời sống toàn diện của mình.
Kế tiếp là sự TẬP TRUNG. Sự tập trung là 1 điều kiện tất yếu để tinh thông 1 nghệ thuật. Ấy thế mà trong nên văn hóa của chúng ta ngày nay dẫn đến 1 cách sống phân tâm và ly tán. Bạn làm nhiều việc nagy 1 lúc, đọc sách, nghe nhạc, nói chuyện, hút thuốc, ăn, uống. Sự thiếu sót về tập trung này được thấy rõ ràng trong khó khăn của chúng ta khi ở 1 mình. Ngồi yên lặng, không nói chuyện, hút thuốc, đọc, uống rượu, là điều không thể được đối với hầu hết mọi người.
Yếu tố thứ 3 là KIÊN NHẪN. Ai cũng từng biết rằng, để thành công trong mọi lĩnh vực thì kiên nhẫn là thiết yếu. Nếu bạn vội vã với những kết quả, người ta không bao giờ học hỏi được nghệ thuật. Nhưng đối với con người hiện đại, kiênnhẫn cũng khó thực hành như kỷ luật và tập trung. Toàn thể hệ thống kỹ nghệ của chúng ta chắc chắn dung dưỡng điều ngược lại: sự nhanh chóng. Tất cả những máy móc của chúng ta được cung ứng cho sự nhanh chóng: xe hơi, máy bay mang chúng ta đến nơi 1 cách nhanh chóng-và càng nhanh càng tốt. Dĩ nhiên có nhiều lý do kinh tế quan trọng đối với điều này. Nhưng trong rất nhiều khía cạnh khác, những giá trị nhân bản đã trở nên hạn định bởi những giá trị kinh tế. Con người hiện đại nghĩ là mình đang đánh mất điều gì đó-thời gian-trong khi nó không làm các sự việc mau chóng; nhưng nó không biết phải làm gì hơn với thời gian.
Sau hết, điều kiện để học hỏi 1 nghệ thuật là MỐI QUAN TÂM RẤT MỰC với việc tinh thông 1 nghệ thuật. Nếu nghệ thuật là 1 cái gì đókhông có tầm quan trọng rất mực với bạn, bạn sẽ không bao giờ học giỏi nó, cùng lắm bạn chỉ là những người tài tử nghiệp dư mà thôi, chứ không thể nào trở thành lão luyện được.Nếu 1 người nào đó muốn trở thành lão luyện trong nghệ thuật, thì toàn thể đời sống mình phải cống hiến cho nó.
Và tiếp theo, bước vào nghệ thuật tình yêu, người ta đều phải bắt đầu bằng cách thực hành kỷ luệt, tập trung và kiên nhẫn suốt trong mọi giai đoạn của đời sống mình.
Người ta thực hành kỷ luật như thế nào?
Bạn hãy tự tạo cho mình 1 lối sống có kỷ luật như thức giấc vào 1 giờ đều đặn trong tuần, để dành 1 số thời giờ để suy tư, đọc sàch, nghe nhạc, đi dạo; không phóng túng, ít ra không vượt ngoài 1 mức độ tối thiểu nào đó trong những họat động lẩn tránh như tán dóc, ăn uống quá độ. Tuy nhiên, điều chính yếu là không nên thực hành kỷ luật đều đặn từ yếu tố bên ngoài, mà nó trở thành biểu lộ ý chí của riêng mình: nó được cảm thức như là xứng ý, và dần dà người ta làm quen với 1 lối cư xử mà cuối cùng người ta sẽ đánh mất nếu không thực hành nó nữa
Sự tập trung lạ càng rất khó thực hành hơn trong nền văn hóa chúng ta, trong đó mọi vật hình như hoạt động chống lại khả năng tập trung. Bước quan trọng nhất trong việc học hỏi sự tập trung là phải sống đơn độc với chính mình mà không đọc sách, không xem truyền hình, hút thuốc hay uống rượu. Thực vậy, có thể tập trung có nghĩa là có thể sống đơn độc với chính mình-và năng tính này rõ ràng là 1 điều kiện c ho tính năng yêu thương. Nếu tôi quyến luyến 1 người khác bởi vì tôi không thể đứng bằng đôi chân của chính tôi, người ấy có thể là 1 vị cứu tinh sự sống, nhưng mối quan hệ không phải là 1 quan hệ tình yêu. Nó ngược lại, năng tính sống 1 mình là điều kiện cho năng tính yêu thương. AI cố gắng sống 1 mình sẽ thấy rõ là khó khăn như thế nào. Người ấy bắt đầu cảm thấy xốn xang không yên, hay cảm giác cả đến mối ưu tư quan trọng. Người ấy cũng sẽ nhận định mọi thứ tư tưởng xảy ra trong tâm trí mình đều thuộc sở hữu mình. Người ấy sẽ tìm cách suy nghĩ về kế hoạch những ngày sắp tới hay đi đâu đó để làm đầy tâm trí mình hơn là sự rỗng không.
Nhưng điều thừơng có ích là thực hành đơn giản, ví dụ như ngồi trong 1 tư thế thoải mái, nhắm mắt lại, và cố gắng thấy 1 màn trắng ngay trước mắt, và cố gạt bỏ tất cả những hình ảnh và tư tưởng xen vào, rồi cố gắng theo dỗi hơi thở của mình; không suy nghĩ về nó, không gò ý nó, nhưng theo dõi- và làm thế để cảm thức nó; lại cố gắng thêm để có 1 ý vị về cái “TÔI”: Tôi-chính tôi, như là trung tâm những năng lực của tôi, như là sáng tạo chủ thể của thế giới tôi. Ít ra người ta nên thực hiện tập trung như thế mỗi buổi sáng trong 20 phút (nếu có thể lâu hơn) và mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
Ngoài những việc thực tập như thế, người ta phải học tập trung trong mọi sự việc mà mình làm, khi nghe nhạc, khi đọc 1 quyển sách, khi nói chuyện với 1 người, khi nhìn 1 phong cảnh. Hoạt động ngay lúc này phải là 1 sự việc duy nhất có quan hệ mà người ta hoàn toàn để tâm vào. Nếu người ta được tập trung, nó ít hệ trọng đến cái gì mà người ta đang làm; những sự thể quan trọng, cũng như những sự thể không quan trọng, đều giả định 1 chiều kích mới của thực tại, bởi vì chúng ta có sự chuyên nhất toàn vẹn của người ta.
Được tập trung có nghĩa là sống trọn vẹn trong hiện tại, trong cái bây giờ và ở đây, và không suy nghĩ về sự thể sắp thực hiện, trong khi tôi đang làm 1 điều gì chân chính lúc bấy giờ. Khởi sự thực hành tập trung sẽ là đều khó khăn; nó có vẻ như người ta sẽ không bao giờ hoàn thành nổi mục tiêu. Rằng đều này bao hàm tính chất thiết yếu là phải có kiên nhẫn vì mọi việc đều có thời gian của nó- cả đến trong nghệ thuật về Tình yêu.
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: THỰC HÀNH TRONG TÌNH YÊU

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 7 09/06/07 11:32

Đây cũng là bài cuối cùng trong số bài tôi tóm lượt tác phẩm phân tâm học tình yêu của Ercih Fromm. Với tôi, nó có sức hấp dẫn lạ lùng trong nghiên cứu văn hóa cũng như văn hoc.cũng như giúp chúng ta hiểu biết thêm về tình yêu, và áp dụng trong cuộc sống của minh. Nhưng sù sao, nó cũng là lỳ thuyết suông nếu như chúng ta không áp dụng nó vào cuộc sống, và mọi người biết yêu thương hơn...
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: THỰC HÀNH TRONG TÌNH YÊU

Gửi bàigửi bởi CaoLy » Thứ 7 09/06/07 22:07

Hoan hô bạn Sin Ân đã làm được một công việc khá lớn trong thời gian qua: bằng một loạt bài viết của mình, giúp chúng ta tiếp cận với những nội dung cơ bản của cuốn “Phân tâm học tình yêu” của Erich Fromm.
Tôi đã rất kiên nhẫn theo dõi những bài viết của bạn. Song có một điều tôi phải trao đổi với bạn thế này:
Nếu bạn làm theo đúng những đòi hỏi của hoạt động nghiên cứu khoa học thì tốt biết bao. Cũng là một công đọc, công viết, nếu chỗ nào trích lời thì cho vào trong ngoặc kép và ghi số trang. Tóm tắt các ý, bạn cũng phải ghi rõ số trang như vậy. Dẫn Marx, bạn để trong ngoặc kép, nhưng chẳng cho biết trích từ tác phẩm nào...
Và một điều thú vị là: Bạn luôn nhắc đến và ca ngợi “Phân tâm học tình yêu” của Erich Fromm, nhưng hình như chưa một lần nào bạn nói rõ là bạn sử dụng bản in nào, viết bằng tiếng gì? Trong tay tôi có bản in do Thụ Nhân dịch, ‘Nhị Nùng xuất bản ở Sài Gòn năm 1969, dày trang. Không biết bạn có dùng bản đó hay một bản nào khác tái bản sau này? Nếu là bản này thì tên sách không phải là “Phân tâm học tình yêu”, mà là “Phân tâm học VỀ tình yêu”.
Nguyên bản của nó viết bằng tiếng Anh, nhan đề: “The Art of Loving. The world-famous psychoanalyst’s daring prescriptionfor Love”.
Hay bạn đã trực tiếp đọc bằng ngoại ngữ?
RANDOM_AVATAR
CaoLy
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 3 05/06/07 20:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THỰC HÀNH TRONG TÌNH YÊU

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 7 09/06/07 22:53

Tôi rất vui, khi có bạn caoly góp ý vào mấy bài tóm lượt của tôi về phân tâm học và tình yệu Qua thật tôi có sai khi không đưa ra chú thích đầy đủ nguồn sách mà tôi tóm tắt, Sẵn đây, tôi xin nói, tài liệu tôi kham khảo là Erich Fromm, Phân tâm học tình yêu, trong " Phân tâm học và tỉnh yêu", Đỗ Lai thúy biên soạn, NXB văn hóa thông tin năm 2003.
Còn việc tôi không cho vào ngoặc kép ghi trích dẫn từ trang nào vì tôi cũng có nói rõ là tóm tắt, nên đó là giọng văn của Erich Fromm roi, nen thiết nghĩ, tôi không cần ghi xuất xứ từ trang 1, vì tất cả đều lấy tư tác phẩm đó mà ra.
Tôi được biết, Erich Fromm còn có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị khác như : Man for himseft, Escape from freedom. Nhưng tiếc là hiện nay ở VN chưa có bản tiếng Việt, hy vọng là ai đó có thể dịch được thì hay biết mấy Very Happy
Chân thành cảm ơn bạn caoly.... đã góp ỵ
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: THỰC HÀNH TRONG TÌNH YÊU

Gửi bàigửi bởi shiva_kama » Thứ 5 22/10/09 20:02

cái này nghe được đó, mà làm k biết có được k
RANDOM_AVATAR
shiva_kama
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 7 01/12/07 13:22
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá tình yêu và tình dục

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến19 khách

cron