Tình yêu đồng giới - một giá trị văn hóa ?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tình yêu, tình dục, quan hệ nam nữ...

Tình yêu đồng giới - một giá trị văn hóa ?

Gửi bàigửi bởi ntmt » Thứ 2 24/03/08 20:19

Tình yêu - tất nhiên là một giá trị văn hóa , vậy còn " tình yêu đồng giới " - nó có phải là một giá trị văn hóa không ?
Hình ảnh
Hình ảnh
Tình yêu đồng giới , xét cho cùng cũng là tình yêu , chỉ là tình yêu này đến từ những người cùng giới tính , vậy sao nó không được chấp nhận ? Năm lớp 12 , trong môn Công dân , em nhớ rằng Tình yêu được định nghĩa là tình cảm đến từ sự rung động của hai người khác giới [ theo người Việt Nam ] , suy ra , 2 người đồng giới đến với nhau vì sự rung động - không được gọi là tình yêu ?!
Xét về tính lựa chọn , những người Đồng tính luyến ái ( DTLA ) đều không bị bắt buôc phải yêu người đồng giới , họ có quyền lựa chọn là yêu hay không yêu , tiếp tục hay từ bỏ ... Không kể đến trường hợp bẩm sinh , những người bị DTLA do những ảnh hưởng , tác động của gia đình , xã hội , ... đều có quyền quyết định rằng người đồng giới hay người khác giới là đối tượng rung động tình cảm của mình.
Hình ảnh
Christopher Capozziello for The New York Times
" Brad Eaton, left, and Michael Limone. In deciding to tell an employer he was in a civil union, Mr. Limone said, “I’m sitting across from this person and now I’ve got to come out to this person.” "

Còn về tính giá trị , Tình yêu đồng giới không có giá trị với một số người , nhưng không phải là với tất cả . Người DTLA , họ cũng là con người , cũng cần yêu và được yêu , tình yêu - ít nhất là đối với họ - là một giá trị ! Trong này có cả tính nhân sinh . Những người DTLA thường bị dằn vặt và đau khổ vì tình cảm của họ là một điều " dị thường " , vì người đời nhìn họ với ánh mắt khinh rẻ và xa lánh , không xét những trường hợp người ta cố tỏ ra DTLA để " chơi trội " , để " nổi " , người DTLA rất bất hạnh khi tạo hóa trớ trêu , bắt họ " là mình , nhưng lại không phải là mình "... Có những người DTLA do sợ dư luận , sợ phiền phức cho gia đình , họ luôn cố che dấu tình cảm thật của mình , họ sống đơn độc , hoặc tiến đến hôn nhân với một người khác giới dù không có tình yêu , họ đâu có hạnh phúc !
Tình yêu đồng giới cũng là một loại tình yêu và người DTLA cũng là con người , vì thế , em nghĩ , " tình yêu đồng giới " là một giá trị văn hóa .
Không thể bắt mọi người cũng phải nghĩ như em, không thể bắt tất cả các nước chấp nhận hôn nhân DTLA , mỗi người có một suy nghĩ khác nhau.
Đây chỉ là quan điểm của riêng em, mong nhận được ý kiến của mọi người.
Cảm ơn rất nhiều !
[Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi.]
Hình đại diện của thành viên
ntmt
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 7 15/09/07 19:33
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tình yêu đồng giới - một giá trị văn hóa ?

Gửi bàigửi bởi ngocthem » Thứ 3 25/03/08 10:08

Moi em tham khao chu de ve "tinh yeu và tình dục đồng giới- cách nhìn nhận của xã hội" tai muc "Văn hoá tình yêu và tình dục" theo đia chỉ:
viewtopic.php?f=52&t=510
Hình đại diện của thành viên
ngocthem
Quản trị viên
 
Bài viết: 243
Ngày tham gia: Thứ 7 20/10/07 6:55
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 9 lần

Re: Tình yêu đồng giới - một giá trị văn hóa ?

Gửi bàigửi bởi violin » Thứ 3 25/03/08 19:33

mình đông ý với bạn "tình yêu đồng giới cũng là tình yêu và là một hiện tượng văn hoá". nó mang đầy đủ những đặc trưng của văn hoá. mình xin thêm tính lịch sử cho hiện tượng văn hoá này: đồng tính luyến ái không phải chỉ xuất hiện gần đây mà nó đã có từ thời cổ đại, ở cả phương đông và phương tây như Ai Cập, Hi-La, Trung hoa.... thời đó ở một số nơi, hiện tượng này được gắn cho một quyền năng thần bí nào đó, những người đồng tính được thần linh truyền cho sức mạnh nào đó và tất nhiên họ được xxã hội tôn trọng (nghe vô lý phải không, trái ngược hẳn với ngày nay). ở phương tây sau khi giáo hội Kito lên ngôi thống trị thì việc này bắt đầu bị cấm, thậm chí người đồngtính còn bị xử tử vì họ là phù thuỷ, mang lại tai hoạ vì bị thượng đế nguyền rủa. sau đó khi những tư tưởng tự do xuất hiện thì những người này bắt đầu đấu tranh cho cuộc sống thật sự của họ (có khi bí mật khi công khai) và nó vẫn tiếp diễn đến ngày nay, giành được thắng loại ở một số nơi. ở phương đông, cũng không thua gì. một số thư tịch cổ Trung hoa, Nhật bản đã đề cặp trực tiếp đến vẫn đề này, thơ văn và tranh vẽ. thậm chí còn xuất hiện như một nghề nghiệp. thậm chí một số vị vua Trung hoa không những thích mỹ nữ mà thích cả mỹ nam. Việc này cũng có lúc bị cấm ngặt nhưng cũng có khi nới lỏng nhưng nhìn chung xã họi Á đông còn khá "đóng" đối với chuyện này.
tóm lại đây là một vấn đề thời nào cũng có, nơi nào cũng tồn tại. có điều người ta có dám thảo luận thẳng thắng hay không mà thôi. riêng mình nghĩ, tình yêu đồng tính không có gì để bị ghê tởm cả. họ là thiểu số nhưng thiểu số không có nghĩa là sai. họ không cần sự thương hại (cái này xuấtphát từviệc xem đồng tính luyếnái là một căn bệnh) mà là cần xã hội nhìnhọ là người "bình thường" như bao nhiêu ng "dị tính" khác. banh nghhĩ sao nếu những người nổi tiếng tài năng lỗi lạc như Leonado de Vincy, Newton... là người đồng tính. và ở Việt Nam, ông hoàng thơ tình Xuân Diệu đấy, ai không rung động trước những vần thơ của ông :?: :lol:
tình yêu đồng tính cũng rất đẹp và bình thường như tình yêu dị tính.
con người dù có thánh thiện đến mấy thì vẫn là con người
Hình đại diện của thành viên
violin
 
Bài viết: 62
Ngày tham gia: Thứ 4 12/03/08 19:40
Đến từ: nơi tận cùng thế giới
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Tình yêu đồng giới - một giá trị văn hóa ?

Gửi bàigửi bởi PhanDuocThao » Thứ 4 26/03/08 20:35

Tớ cũng đồng ý với hai bạn, rằng Tình yêu đồng giới cũng là tình yêu và một hiện tượng vă hóa :mrgreen:

Vấn đề này đã rất phổ biến từ thời cổ đại, đặc biệt là ở các nước cổ đại phương Tây, thời cổ Hi Lạp và La Mã. Lúc đó, việc có một vài người tình đồng giới là chuyện rất phổ biến trong giới quý tộc và giàu có, thậm chí nếu bạn thuộc tầng lớp này mà không có được một anh chàng " bồ nhí " nào đó thì người ta sẽ nghi ngờ về vấn đề " ăn chơi " của bạn :mrgreen: ( kể cả các vị mệnh phụ phu nhân ).

Trong các tư liệu văn hoá, vấn đề đồng tính được ghi lại sớm nhất trên văn bản từ thế kỉ VII trước khi có lịch ngày nay ở phương Tây ( có giả thuyết cho rằng nó có từ thế kỉ XII TCN ). Hi Lạp cổ đại gồm nhiều thành bang và mỗi thành bang lại có một cách đối xử khác nhau đối với tình yêu đồng tính : Ở Boeotia, nó được xem là một dạng hôn nhân bình thường, ở Sparta ( thành bang của những chiến binh từng nổi dậy chống Athens ) thì việc này thậm chí còn được khuyến khích ' practice ', chiến binh già dặn hơn sẽ 'kèm cặp, chỉ dạy' cho người trẻ tuổi ! ). Và, hoàn toàn không thiếu những bài thơ nói về vấn đề đồng tính ( mà tiêu biểu là Theognis, một trong ba mươi bạo chúa của Athens và Anacreon ). Thậm chí còn có nguyên một lĩnh vực triết học bàn về vấn đề này, bao gồm cả những tên tuổi khủng khiếp như Socrates, Platon, Xenophon,... Thời bấy giờ thường diễn ra những cuộc thảo luận ( hay tranh cãi nhỉ ? ) nóng bỏng về chuyện này. Nhưng đa phần các nhà hiền triết đều cho rằng đồng tính là một tình yêu thuộc tầng lớp cao và Phaedrus còn xem đó như là một món quà mà thần linh đã trao tặng cho con người ! ( Hầu như hiệu trưởng của các học viện triết học danh tiếng đều có ít nhất một người tình là con trai ! )

Ngay cả trong Thần thoại Hi Lạp cũng đề cập đến vấn đề này. Như chuyện vị hoàng tử gì gì đó ( quên tên mất tiêu ) vì quá đẹp nên kiêu ngạo, không thèm bỏ ai vào mắt, kết cuộc bị nữ thần Aphrodite nguyền rủa phải yêu cái bóng phản chiếu của mình dưới nước. Bản thân thần Zeus cũng từng bắt cóc một chàng trai phàm trần có vẻ đẹp tuyệt trần là Ganymede ( không biết có viết đúng không nhỉ ? ) lên đỉnh Olempus, và cho chàng hưởng một cuộc sống bất tử mà chủ yếu chỉ để... hầu rượu cho các thần ! Trong số các vị thần thì thần Apolo đáng xếp đầu danh sách về các nam tình nhân, nhưng đáng tiếc, các người tình của thần đều chết trẻ ( như Hyacinth- một hoàng tử Spactar, bị ném dĩa chết; Acantha- sau khi chết được thần biến thành cây ô rô; người còn lại là Cyparissus- ông này biến thành một cây bách ! ). Còn Achilles, chàng trai mạnh mẽ đến mức kinh dị trong thần thoại, chỉ có một điểm yếu duy nhất là gót chân, rất thân thiết với Patroclus có lẽ là bạn thân, nhưng trong các trường ca cổ thì đó là đồng tính ! Trong các bản dịch ở Việt Nam, hầu như các dịch giả đều dịch như một tình bạn thân thiết hơn là tình yêu, thật ra xem xét lại những ấn bản đầu tiên, các bạn sẽ thấy chuyện này rõ ràng hơn, bởi vì Hi Lạp cổ không có khái niệm đồng giới nên rất kho mà phân biệt.

Tình yêu đồng tính còn tiếp tục được hơn một ngàn năm nữa, cho đến khi hoàng đế Justinian ban lệnh cấm và sự xuất hiện của Kito giáo, xem đây là một thứ trái ngược với sự sắp xếp của thượng đế, nhưng nguyên nhân thật sự vẫn còn chưa thật roc ràng !


Ở phương Đông thì có lẽ vấn đề này không được công khai bằng, nhưng nó vẫn rất phổ biến trong suốt cả chiều dài lịch sử, cho đến thời cận đại.

Tại Nhật Bản, thịnh hành nhất là trong giới Samurai và tầng lớp tăng lữ. Họ cho rằng, tình yêu giữa nam và nữ chỉ đơn thuần là duy trì nòi giống, mang tính bản năng, chỉ có tình yêu đồng giới mới là sự giao lưu tâm linh thuần khiết. Trong các triều đại phong kiến phương Đông, thậm chí còn tồn tại một chế độ ẩn là tuyển nam phi cho vua ( nhằm 'thay đổi khẩu vị khi hoàng đế chán với việc suốt ngày chỉ có mấy vị mĩ nữ ồn ào ! ), thường là con trai thứ của những danh gia vọng tộc ( chủ yếu là các thế phiệt có thế mạnh về kinh tế, quan hệ mật thiết với triều đình và các danh tộc về hí kịch, vũ thuật, khúc nghệ ) và các gia đình quan lại ( thậm chí cả thừa tướng ! ). Bởi vậy mới có giai thoại về một vị vua vì sợ người tình ( dĩ nhiên là nam nhân đấy nhé ) thức giấc mà lấy kéo cắt vạt áo của mình ! ( Tớ quên mất tên vị vua ấy ! ). Việc tuyển nam phi chỉ chấm dứt đến thời Từ Hy thái hậu, còn ở Việt Nam là khoảng trước triều Nguyễn.

Nói qua một chút về vấn đề 'giao lưu tâm linh' ở Nhật ^^ ! Theo như người Nhật, thì cái gì cũng có thể biến thành một loại nghi lễ, đặc biệt là khi nói về tâm linh. Trong giới Samurai, tình yêu đồng giới được nhắc đến như một 'con đường của chiến binh trẻ tuổi' ( Wakashudo, 'do' có nghĩa là 'đạo', hay Shudo ). Cũng như ở Hi Lạp, sẽ có một người lớn tuổi hơn gọi là Nenja và người còn lại là Wakashu. Shudo chính thống tới mức được đưa vào thơ văn ( nhất là Hagakure, một ' cuốn sách giáo khoa ' dành cho Samurai ), và phát triển đến đỉnh cao trong thời hoàng kim của Samurai ( khoảng thế kỉ XVII ). Shudo được tryền dạy như một đặc ân và kĩ càng về mọi mặt như huấn luyện một geisha, nhưng thậm chí còn khó hơn vì không được làm mất đi sự mạnh mẽ của nam giới vì những người đó sau này sẽ là chiến binh kế nghiệp. Chỉ riêng trong thế ki XVII và XVIII mà thơ văn nói về tình yêu này lên đến gần năm trăm bài và nó còn sống khoẻ khá lâu nữa trước khi cáo chung cùng sự suy tàn của chế độ Samurai.

Nói tóm lại, tình yêu đồng tính đã xuất hiện từ rất lâu trước khi có những tài liệu ghi lại lịch sử ( và theo như nghiên cứu khoa học thì nó còn có trong cả giới tự nhiên- động thực vật ( mà tớ không nói ra đâu, dài dòng lắm !) ). Và dĩ nhiên, nó đã thay đổi theo chiều dài lịch sử, mỗi thời mang một giá trị khác nhau. Tuy các quan niệm và triết học cổ đều xem việc giao lưu đồng giới như một hình thức bậc cao nhưng xét theo quan điểm ' ăn chơi ' của các thời trước và sự xúi giục của bản năng trong các đội binh sĩ ( cả viễn chinh lẫn samurai hay các tăng lữ... ) thiếu vắng bóng dáng người phụ nữ thì không thể không có chuyện xxx ( ngôn từ đã được kiểm duyệt :twisted: ! ), thậm chí đó còn là ngyên nhân chính ! Dĩ nhiên là có tình yêu chân chính, nhưng số đó có lẽ không được nhiều cho lắm. Mặt khác, con người tuy thừa nhận nhưng vẫn chối bỏ thứ tình yêu bị cấm, nó chỉ được bán công khai trong xã hội, dù không phải là hiếm. Kiểu như - nếu mọi chuyện còn có vẻ trong khuôn phép thì cứ tự nhiên diễn tiếp !

Về mặt giá trị, nó đã đưa con người đến một sự xem xét thoáng hơn, thậm chí mang nét lãng mạn ( thường thấy trong văn chương nghệ thuật ), niềm suy tưởng về một tình yêu vượt qua mọi khó khăn và tính người, gần như một thứ phi thực. Không ít các tác phẩm văn học nói về tình yêu đồng tính được chuyển thể thành phim ảnh và rất phổ biến trong xã hội ngày nay : Bá Vương Việt Cơ ( bộ phim này đã được đề cử cho oscar phim nước ngoài hay nhất và giải cành cọ vàng trong liên hoan phim Cannes năm 1993 ) , Brokenback Moutain ,... đậm chất nhân văn xã hội, có nhiều điều khiến người xem phải suy ngẫm. Hiện nay còn có một trào lưu dành cho các thiếu nữ mà Nhật Bản gọi là Shonen ai ( tức thể loại Boyslove, nhưng tớ không nói ra ở đây đâu, bạn nào muốn thì hỏi nhé ^^ ! ), rất phát triển, chủ yếu là các Drama của Nhật, Đài Loan, Trung Quốc và Hàn Quốc.

Riêng ở Việt Nam, vấn đề này vẫn còn đang ở trong vòng ' cương toả ' của tưu tưởng thời trước, nhưng chúng ta vẫn nên có một cái nhìn thoáng hơn trong chuyện đồng tính. Bản thân tớ hàng toàn không có kì thị gì những người đồng tính, họ là những người cần được thông cảm. Nhưng còn những kẻ chạy đua theo phong trào, cái gọi là ' sành điệu ' trong giới ăn chơi thì thật không thể chấp nhận được, chính những kẻ này đã làm mất thiện cảm trong mắt xã hội.



( Thôi, nói ngang đây thôi, mệt quá, lần sau nói tiếp ^^ ! )

Nguồn :http://www.en.wikipedia.org/ và một số trang khác không nên truy xét nếu bạn còn muốn tâm hồn được 'tong xáng'.
RANDOM_AVATAR
PhanDuocThao
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 3 25/03/08 12:41
Đến từ: Ngôi nhà trên ngọn đồi hoa đỏ giữa những cánh rừng tuyết phÆ°Æ¡ng Bắc
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tình yêu đồng giới - một giá trị văn hóa ?

Gửi bàigửi bởi skoalls » Thứ 4 26/03/08 22:57

tìm tư liệu rất tốt ! :D
Yêu lắm Hà Nội ơi !
RANDOM_AVATAR
skoalls
 
Bài viết: 174
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/07 18:21
Đến từ: Hà Ná»™i
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Tình yêu đồng giới - một giá trị văn hóa ?

Gửi bàigửi bởi shark » Thứ 5 27/03/08 13:27

đồng tính hay không đồng tính thì tất cả đều là con người. cho nền mọi sản phẩm do con người tạo ra (ý nói tình yêu đồng giới) đều có giá trị - thậm chí nếu không muốn nói tình yêu đồng giới nhiều khi còn đẹp hơn cả tình yêu của người bình thường. do người đồng tính dường như bị tách biệt ra đối với xã hội, bị cấm đoan s.. cho nên họ đến với tình yêu thận trọng hơn, chân thành hơn, tha thiết hơn... còn người bình thường thì lại khác, nhiều lúc đén với nhau chẳng phải vì tình iu mà chẳng qua vì vụ lợi, toan tính bản thân thoi
Hình đại diện của thành viên
shark
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 4 26/03/08 11:29
Đến từ: city of the dead
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tình yêu đồng giới - một giá trị văn hóa ?

Gửi bàigửi bởi ntmt » Thứ 5 27/03/08 22:18

Oh , phải nói là mình hơi bị ... khớp , vì tư liệu mà mọi người đưa ra " hoành tráng " quá . Phải nói là mình còn thiếu kiến thức về ĐTLA rất nhiều , mình nhận định về nó phần nhiều là theo cảm giác thôi , vì mình đã gặp vài người như thế .
Trong xã hội ngày nay , người đồng tính ngày càng nhiều , những " chị " [ gay ] , những " anh " [ lesbian ] dường như cũng không còn quá ngại ngùng khi xuất hiện trước đám đông , khi sống và ăn mặc đúng theo những gì mình thích , và họ cũng đã dám thổ lộ tình cảm của mình một cách thẳng thắn hơn .
Hình như nhắc đến giới đồng tính ở VN , người ta thường nghĩ ngay đến tệ nạn , ăn chơi , quậy phá nên đa số vẫn không có cái nhìn thiện cảm với những người như vậy.
Mình sẽ tiếp tục tìm hiểu những tư liệu chính xác để post lên sau.
Phải bổ sung kiến thức ngay để còn phát triển chủ đề của mình chứ nhỉ , cảm ơn mọi người nhiều nhe !
[Đời thay đổi khi chúng ta thay đổi.]
Hình đại diện của thành viên
ntmt
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 7 15/09/07 19:33
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá tình yêu và tình dục

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến20 khách