QUAN HỆ NAM NỮ TRONG "TỐ NỮ KINH"

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tình yêu, tình dục, quan hệ nam nữ...

QUAN HỆ NAM NỮ TRONG "TỐ NỮ KINH"

Gửi bàigửi bởi aco » Thứ 5 27/03/08 16:45

QUAN HỆ NAM NỮ TRONG VĂN HÓA TRUNG HOA
NHÌN TỪ LOẠI HÌNH VĂN HÓA
Qua tác phẩm “TỐ NỮ KINH”

Hình ảnh

Tố Nữ kinh là tác phẩm kinh điển về tình dục học của người Trung Quốc. Ra đời từ thời đại vua Hoàng Đế (cách đây hàng ngàn năm) đến nay Tố Nữ kinh vẫn còn có những giá trị nhất định cống hiến cho ngành y học, tình dục học... Nhiều người cho rằng đây là tập sách trăng hóa dâm dật, “vẽ đường” cho con người đến với hành động bất chính. Thật là một sai lầm, bởi Tố Nữ kinh “không phải là một pho kinh “bướm lả ong lơi” mà chính là một hướng đi, một lẽ sống, là kim chỉ nam, là vị lương y lỗi lạc, một nhà cố vấn tuyệt vời đời sống lứa đôi đến răng long đầu bạc” [Bs. Huệ Hồng Anh]. Và trên hết, nó làm cho ngay trong phần “con”, con người cũng có văn hóa.
1. Chủ thể văn hóa
Hình ảnh
Tương truyền rằng, vua Hoàng đế nước Trung Hoa đã biết lo xa cho “quyền lực” chốn thâm cung, sống cách đây khoảng 4.600 năm đã có 3 vị cố vấn tình dục là Tố Nữ, Huyền Nữ và Thái Nữ. Ngoài ra, vua còn có một danh y giúp chăm sóc sức khỏe, tương truyền chỉ riêng tuổi thọ 800 năm của ông Bành Tổ cũng đủ trở thành một đảm bảo tuyệt vời có thể khiến nhà vua yên tâm thể hiện “uy quyền” hằng đêm trong cung cấm. Có lẽ vì vậy, Hoàng đế sống đến 100 tuổi. Và thời đại của ông đã để lại cho đời sau hai bộ “tình dục kinh” nổi tiếng là Hoàng đế nội kinh và Tố Nữ kinh.
2. Không gian văn hóa
Tố nữ kinh được xem là “quyển sách độc quyền” của đế vương thời bấy giờ. Nên không gian sống của nó chính là trong cung đình (chốn thâm cung). Và nếu rộng hơn thì cũng chỉ thu gọn trong tầng lớp quan lại.
3. Thời gian văn hóa
Đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào cho biết Tố nữ kinh ra đời trong khoảng thời gian nào. Chỉ biết rằng, nó được sản sinh ra dưới thời Hoàng đế (2697 – 2598). Nhưng niên đại của Hoàng đế vẫn còn là một dấu chấm hỏi vì trong Thần thoại Trung Quốc: Hoàng Đế là thiên đế trung ương và như thế là ông bao trùm lên các vị thiên đế của bốn phương. Nhưng về lai lịch xuất hiện của ông thì không rõ, chỉ thấy nói ông xuất hiện ít lâu sau vị then đế phương Nam là Viêm Đế (Thần Nông). Cứ lấy lý lẽ mà suy thì sau khi bốn phương đã được các vị thiên đế khác cai quản rồi thì mới xuất hiện vị thiên đế tối cao tổng quản được tất cả các vị thiên đế ấy. Nhưng cũng có thể là Hoàng Đế đã xuất hiện ngay sau khi Bàn Cổ lạp ra thế giới.
4. Loại hình văn hoá
Văn hóa Trung Hoa là loại hình văn hóa chuyển tiếp, do đó trên các bình diện văn hóa sẽ có sự đan cài giữa những đặc trưng của loại hình văn hóa trọng động và loại hình văn hóa trọng tĩnh. Tìm hiểu Tố Nữ kinh chúng ta sẽ thấy rõ hơn về điều này:
4.1 Quan hệ nam nữ trong Tố Nữ kinh được thực hiện trên ý niệm âm – dương, ngũ hành, “Dương đắc âm nhi hóa dục, âm hộ dương nhi thành trưởng, âm dương tương hỗ, tương thành,hỗ tương cảm ứng, tuần hoàn tương sinh” (Dương có âm mà sinh ham muốn, âm hỗ trợ dương cùng lớn lên, âm dương cùng hỗ trợ nhau mà thành, cùng nhau cảm ứng, cùng nhau tuần hòa). Không chỉ quan tâm đến tư thế ái ân, cách thức ái ân mà Tố Nữ kinh còn quan tâm tới việc làm thể nào để sống lâu, sống khỏe với đời sống tình dục “Da ngự, tiểu tiết” (Chơi nhiều, ít mệt).
4.2 Theo lẽ tự nhiên của trời đất, âm dương phải hòa hợp thì từ đó vạn vật mới sinh sôi. Trong giao hoan cũng vậy, nam là dương, nữ là âm. Nếu âm dương không cân bằng, không hòa hợp thì con người dễ phát sinh bệnh tật và tổn thọ. Âm dương phải luôn tương ứng tương sinh, giao cảm với nhau thì sự sống mới tồn tại và phát triển. Đó là nguyên lý bao quát trong cả đời sống tính dục
Vì thuận theo trời - đất nên trong lúc giao hoan, nam nhân (trời – dương) chuyển từ phải sang trái, trong khi nữ nhân (đất – âm) chuyển động (sàng) từ trái qua bên phải. Nam nhân như trời ở trên trùm xuống dưới (trọng động). Nữ nhân như đất ở dưới nghinh tiếp liên trên (trọng tĩnh).
4.3 Tố Nữ kinh còn đề cập đến “tứ thời và ngũ tạng” (Năm tạng con người và bốn mùa). Tương ứng với nó là “ngũ khí” : hỉ, nộ, bi, ưu, khủng. Vui giận làm thương tổn khí, nóng lạnh làm thương tổn hình, người mà giận thì không thể tiết chế khí được, bị nóng lạnh quá sức chịu đựng tất nhiên sinh ra bệnh hoạn.
4.4 Dựa theo thuyết âm dương, ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ), Tố Nữ cho rằng: thủy khắc hỏa do đó, trong lúc giao hoan thủy tính (nữ nhân) quá mạnh thì dễ hại tới hỏa tính (nam nhân) do đó cần phải điều hòa âm dương.
4.5 Cũng trong giao hoan, Tố Nữ kinh đề cập đến “cửu thiển nhất thâm” (9 cạn 1 sâu) và “bát thiển nhị thâm” (8 cạn 2 sâu) –sự kết hợp của hai tư duy số lẻ (đặc trưng văn hóa trọng tĩnh) và số chẵn (đặc trưng văn hóa trọng động). Điều này được thể hiện nhiều trong Tố Nữ kinh: Cửu pháp (chín tư thế giao hợp), Bát ích, Thật tổn, ba mươi vị thế lâm trận…Ngay trong thế giao hợp cơ bản, nam: 4 vị thế (động) và nữ: 5 vị thế (tĩnh)
 Dựa trên văn bản có được từ trên trang web: http://www.vnthuquan.net, người viết đã thu nhận được một số kết quả khi xem xét văn hóa tình dục của người Trung Quốc qua tác phẩm Tố Nữ kinh nhìn từ loại hình văn hóa. Dưới đây là bảng tổng hợp:
Hình ảnh

Tài liệu tham khảo:
1. http://www.vnthuquan.net
2. Trần Ngọc Thêm 2006, Tập bài giảng Lý luận văn hóa học
3. Trần Ngọc Thêm 2008, Tập bài giảng Văn hóa Trung Hoa và ảnh hưởng của nó.
4. Đinh Gia Khánh 1994, Thần thoại Trung Quốc, Nxb Khoa học Hà Nội
Hình đại diện của thành viên
aco
 
Bài viết: 12
Ngày tham gia: Thứ 2 18/06/07 15:14
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Văn hoá tình yêu và tình dục

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến23 khách