Danh và Lợi

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá kinh doanh, văn hoá quản trị trong kinh doanh, văn hoá doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp...

Danh và Lợi

Gửi bàigửi bởi tranvanhieu » Chủ nhật 05/07/09 11:00

Danh và lợi thường đi đôi với nhau. Có danh thì có lợi, có lợi thì có danh, vấn đề là chọn cái nào trước. Các tộc người thuộc văn hóa gốc nông nghiệp lúa nước vốn trọng tình, trọng nghĩa, đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân…nên nếu buộc phải chọn một trong hai giữa danh và lợi thì họ chọn danh. Đối với họ, danh dự của họ ảnh hưởng danh dự của họ hàng gia tộc, của xóm làng, và của đất nước. Do vậy trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ gìn và phấn đấu hết mình góp phần làm nâng cao tiêng thơm cho xóm làng, quê hương và đất nước. Họ quan niệm tiền tài không mua được danh dự, “nghèo cho sạch, rách cho thơm”. Khi công thành danh toại thì họ mới quan tâm đến lợi lộc.
Đối với các tộc người thuộc văn hóa gốc du mục vốn thực dụng nên thường chọn lợi trước, chọn danh sau. Đối với họ lợi ích cá nhân, lợi ích vật chất là trên hết. Họ quan niệm: “có tiền là có tất cả”, “có tiền mua Tiên cũng được”…
Các bạn nghĩ sao?
RANDOM_AVATAR
tranvanhieu
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 21:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Danh và Lợi

Gửi bàigửi bởi osakura » Thứ 2 06/07/09 9:26

Bác Tranvanhieu ơi, chuyện Danh và Lợi bác nói ở trên theo em thấy chỉ phù hợp với thời ông cha chúng ta mà thôi, còn bây giờ áh? giống phương Tây hết rồi!!!Thực Dụng hết rồi :mrgreen:
Bác cứ thử hỏi mấy em mới tốt nghiệp xem mấy em ấy chọn Danh hay Lợi? Rồi cả mấy cặp vợ chồng xem sao? Ngày nào họ cũng đầu tắt mặt tối từ sáng đến tối để lo làm việc kiếm tiền. Vậy đó là vì Danh hay Lợi??? Ngày nay, xem ra muốn có Danh mà không có Tiền thì e rằng cũng hơi khó đấy bác ạh. Và ngược lại có Danh mà không có Lợi chắc cũng hiếm người làm!!!!
Không biết là em có bi quan quá hay không :?:
Đừng tưởng Xuân tàn Hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một Nhành Mai.
Hình đại diện của thành viên
osakura
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 6 20/07/07 13:38
Đến từ: TP.HCm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Danh và Lợi

Gửi bàigửi bởi TOTO » Thứ 2 06/07/09 10:20

Đọc bài của Osakura sao thấy bi quan quá. Hichic. Những việc bạn nêu ra mình thấy chỉ là trường hợp số ít Ở đây mình không thể đồng nghĩ với việc lo kiếm tiền để nuôi mình và trang trải cuộc sống là việc làm trọng danh được. Mình nghĩ đây là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Nếu mà việc trọng lợi đồng nghĩa với việc kiềm tiền thì trên thế giới này không còn cụm từ "trọng danh".
Mình nghĩ ý anh Hiếu đề cập ở đây là vấn đề danh, lợi trong kinh doanh của các nhà nhà doanh nghiệp, các công ty. Thực chất của vấn đề kinh doanh để để kiếm tiền, kiếm lời, làm giàu một cách nhanh chóng . Ông bà ta có câu "Phi thương bất phú" mà. Lợi thì chúng ta thấy rất rõ rồi nhưng còn danh thì mình nghĩ là nó gắn với uy tín và đạo đức trong kinh doanh.
Những công ty, doanh nghiệp nếu có uy tín, đạo đức kinh doanh thì đứng vũng trên thương trường. và khi đã khẳng định được thương hiệu rồi thì lợi sẽ tự động đến thôi.
Anh Hiếu nghĩ sao?
NGUYỄN THỊ LÊ[justify][/justify]
RANDOM_AVATAR
TOTO
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 2 03/12/07 20:44
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Danh và Lợi

Gửi bàigửi bởi tranvanhieu » Chủ nhật 12/07/09 15:13

Cám ơn hai bạn. Đúng như Osakura nói, ngày nay do ảnh hưởng của tòan của hóa, nên mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, quân sự… đều mang tính tòan cầu. Vấn đề tìm kiếm Danh và Lợi cũng ảnh hưởng lẩn nhau, trong đó tư tưởng trọng lợi của Văn hóa gốc du mục ảnh hưởng mạnh mẻ đến cách nghĩ, cách làm của một số không ít người thuộc văn hóa gốc nông nghiệp. Tuy nhiên “cái gốc”, “cái bản sắc” của mỗi loại hình văn hóa thì vẩn còn đó. Vẩn còn đó tính trọng tình, trọng tĩnh, trọng nghĩa, trọng danh của người văn hóa gốc nông nghiệp; vẩn còn đó tính trọng động, trọng tài, trọng lợi của người văn hóa gốc du mục. Thực tế ở nước ta hiện nay, còn rất nhiều gia đình vì quá chú trọng đến danh dự, uy tín của gia đình và dòng họ, cho nên dù nghèo khổ cơ cực như thế nào vẩn quyết chí cho con vào đại học. Những người con vì thế không thể phụ lòng cha mẹ, cuối cùng “cả gia đình cùng khổ”. Họ chấp nhận khổ, khổ trước để sau này được sung sướng, được lợi từ bổng lộc. Một người vợ sẳn sàng hy sinh cả thời xuân sắc để nuôi chồng ăn học, hy vọng sau này hưởng lợi từ danh vọng, địa vị: “Chẳng tham áo gấm hay nhà cao, mà chỉ tham anh chút công danh về sau, í…í…về sau…”. Điều này không có ở những người văn hóa gốc du mục.
Cũng đúng như TOTO nói, chúng ta đừng quá bi quan, vẩn còn đó tư tưởng trọng danh dự, uy tín mọi công việc, kể cả trong kinh doanh của không ít người Việt Nam. Họ không vì mãi mê kiếm tiền mà bất chấp danh dự, khônng vì mãi mê kiếm lợi mà quên hết tên tuổi, uy tín của doanh nghiệp. Trong những chương trình truyền hình có nội dung vì người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, những doanh nghiệp Việt Nam dù chỉ là những doanh nghiệp nhỏ và vừa chứ không phải “đại gia” nhưng họ vẩn thường xuyên ủng hộ với những số tiền khá lớn.
RANDOM_AVATAR
tranvanhieu
 
Bài viết: 49
Ngày tham gia: Thứ 7 08/12/07 21:00
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Danh và Lợi

Gửi bàigửi bởi Huan_NgheAn » Thứ 3 01/12/09 21:03

Đúng rồi! tôi đồng ý với bác TOTO chúng ta không nên bi quan như thế được. Nhưng theo em nghĩ thì dù ở phương Đông hay phương Tây cũng có những người...chon...Danh...đó.....Chúng ta hãy thử tìm hiểu kỹ xem....thử tìm hiểu kỹ xem..... :P :P :P
Chỉ nói thôi thì chưa đủ...
Hình đại diện của thành viên
Huan_NgheAn
 
Bài viết: 71
Ngày tham gia: Thứ 6 27/11/09 13:37
Đến từ: Nghệ An
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Danh và Lợi

Gửi bàigửi bởi airin » Thứ 5 07/01/10 15:55

Cùng gom góp cho vui!
Con người trong mọi thời đại đều đi tìm hai giá trị trong xã hội đó là Danh (sang) và Lợi (giàu)
Có hai cách để tìm được hai giá trị đó:
- Làm chính trị, làm lãnh đạo, quản trị để cầu sang, cầu danh. Sau đó từ Danh (sang) chuyển qua Lợi (giàu). Thời xưa, cố gắng được làm quan để cầu sang, sau đó lấy lộc để mà giàu. Ngày nay, cố gắng làm lãnh đạo,ông này bà nọ để cầu sang, từ đó bằng "tài" mà hưởng lấy "lộc"
-Làm kinh doanh cầu Lợi (giàu) thông qua mục đích lợi nhuận sau đó mới cầu Danh (sang). Vì thế muốn giàu thì cứ đi buôn và có chiến lược buôn. Sau khi giàu có tạo thương hiệu , thành lập công ty trở thành ông chủ, thì cầu tới Danh (sang) rồi đó.
Tóm lại : Danh và Lợi, Giàu và Sang luôn đi song hành với nhau. Đây là ước mơ của bất cứ người nào, cả tôi, cả anh, cả thế giới này. Nhưng làm sao cầu là được, được phần mình nhưng không làm thiệt hại đến người khác và trên CHÍNH DANH của mình thì mới giỏi.
airin
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 5 07/01/10 13:09
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Danh và Lợi

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 2 15/02/10 16:11

Theo mình thì đúng là ở phương Đông gốc nông nghiệp có xu hướng trọng danh hơn. Tuy nhiên, hơn nhưng không phải hơn một cách chênh lệch quá mức. Chuyện trọng danh thì đã có quá nhiều minh chứng rồi, mình chỉ xin nói về trọng lợi thôi. Có nhiều người cho rằng, bảo người Việt và Châu Á nói chung trọng danh là sai lầm lớn, vì phàm là con người ai chẳng ham danh va ham lợi? Cho nên trước hết phải hiểu nói trọng danh tức là thiên về trọng danh, trọng danh hơn mà thôi.
Người phương Đông cũng trọng lợi chứ: chẳng hạn lối đánh "lấy ít địch nhiều, lấy gần địch xa..." linh hoạt mà cũng rất thực dụng, hay như chuyện tham nhũng, biển thủ, hoặc chuyện hối lộ cảnh sát giao thông ở Việt Nam mà báo chí nói liên tục ... Ngược lại, phương Tây cũng nhiều người trọng danh chứ không ít, chẳng hạn, đã từng có chuyện thời Trung cổ, một Hồng y hạ sát em trai cũng là một Hồng y khác để tranh ghế Giáo Hoàng dù rằng lên ghế Giáo Hoàng lúc đó cũng gần như lên máy chém!
Nếu xét nguồn gốc sâu xa, thì trọng danh cũng từ trọng lợi mà ra. Người ta vì sao mà muốn được đẹp mặt, được danh tiếng? Ban đầu ắt hẳn không phải là để thỏa mãn cái Tôi, song, do thời kỳ đầu, giai cấp lãnh đạo hay chiến sĩ được trọng vọng hơn, chia thực phẩm nhiều hơn, nên ai cũng muốn vươn lên chức quyền mà mưu lợi. Ở Văn hóa gốc nông nghiệp, thiên nhiên địa lý hài hòa, con người cũng vì thế mà hiền lành, lại sống cùng nhau nên cái tư tưởng muốn thể hiện ấy nó mãi không mất đi. Dần thành thói quen ham danh tiếng.
Trong khi đó ở phương Tây du mục, người ta phải nay đây mai đó, ít khi gặp gỡ, cho nên chuyện trọng danh tan đi, bởi vì, sống với nhau chưa nóng chỗ đã lại đi thì "làm kẻ trên" đâu có được lợi gì, ai thèm ca ngợi, biếu xén? Vả lại, chiến đấu trên chiến trường hay giao tranh với nhau, kẻ thù biết ai làm lớn thì ắt là sẽ cứ canh đó mà giết! Do vậy, lợi ích được đề cao.
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Danh và Lợi

Gửi bàigửi bởi ngocmaitt » Thứ 2 22/03/10 19:17

Tôi nghĩ ở ở đâu, thời nào cũng có người này người khác thôi. Có người cả đời trọng Danh không màng Lợi, cũng có người rất hám Lợi không cần Danh, và cũng có kẻ mê cả hai. Loại người cuối cùng này ngày càng xuất hiện nhiều trong xã hội ngày nay và hầu như trong môi trường nào cũng có. Thật tình mà nói, chính tôi cũng thích vừa có Danh vừa có Lợi, tuy nhiên tôi sẽ tim cho riêng mình cái Danh, cái Lợi bằng chính sự nỗ lực của bản thân và tất nhiên là phải hợp pháp.
RANDOM_AVATAR
ngocmaitt
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 7 29/11/08 22:57
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Danh và Lợi

Gửi bàigửi bởi osakura » Thứ 4 19/05/10 13:17

Cách đây vài năm chồng tôi ra sức phản đối khi tôi ra quận thi công chức, ứng cử vào chức chủ tịch hội phụ nữ. Khi ấy ổng là một sale-man. Bây giờ trở thành một director của một công ty nước ngoài thì ổng lại biểu " em nghĩ làm phiên dịch chuyển qua nhà nước làm đi cho anh có chỗ nhờ vả, bây giờ mới thấy không cóquen biết Quan trong thì không làm nên cơm cháo gì hết". Thế mới biết sức mạnh của Danh trong xã hội ngày nay.
Đừng tưởng Xuân tàn Hoa rụng hết
Đêm qua sân trước một Nhành Mai.
Hình đại diện của thành viên
osakura
 
Bài viết: 82
Ngày tham gia: Thứ 6 20/07/07 13:38
Đến từ: TP.HCm
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá kinh doanh / Văn hoá Doanh nghiệp

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến4 khách

cron