VH QTKD: về Nghĩa và Lợi

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá kinh doanh, văn hoá quản trị trong kinh doanh, văn hoá doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp...

Re: VH QTKD: về Nghĩa và Lợi

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 7 17/04/10 1:55

“Người quân tử hiểu rõ về Nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ về Lợi”

Trước hết, vào thời Khổng tử, chuyện kinh doanh, thương mãi không được coi trọng, tầng lớp đi buôn bị coi khinh và cho là hạng cùng đáy xã hội "sĩ nông công cổ" vì thế, việc Nghĩa đề cao hơn Lợi, và người theo Lợi thì chỉ có thể là hạng con buôn, mà hạng con buôn là hạng vô loại.
Tuy nhiên, ta cần xem xét khía cạnh thứ hai nữa, Khổng Tử nói rằng "hiểu rõ về Nghĩa" chứ không nói là "người chỉ làm Nghĩa", tương tự, cũng chỉ là "hiểu rõ về Lợi" mà thôi. Như thế, thực tế ra, không phải là quân tử không thể không làm Lợi và tiểu nhân, thương buôn thì không thể làm Nghĩa ! Lợi và Nghĩa, đúng hơn, cái Nghĩa ở đây chính là cái Danh vậy. Vậy Lợi và Danh, tuy khác nhau, nhưng xét cho cùng, chỉ là hai mặt đối lập trong một quan hệ biện chứng kiểu âm dương mà thôi. Có Danh để cầu lợi và có Lợi để mong Danh.
Câu nói trên, có chăng, đã bị hiểu sai đi do quan niệm cực đoan trong việc soi xét khái niệm về Lợi Nghĩa, Quân tử, Tiểu nhân. Phải hiểu rằng, Tiểu nhân theo cách hiểu của Khổng Tử, không phải là người xấu, chỉ là những người không phải Quân tử, không có tri thức đạo đức kiểu quân tử mà thôi. Còn tiểu nhân như ta hiểu bây giờ, là chỉ những hạng xảo trá, ti tiện, lưu manh.
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: VH QTKD: về Nghĩa và Lợi

Gửi bàigửi bởi nguyenga » Thứ 4 08/09/10 4:59

Bạn thienphuong khẳng định "....mà hạng con buôn là hạng vô loại" là chưa chính xác, thời bấy giờ người xưa coi thường con buôn và xem trọng kẻ sĩ cho nên mới có câu:"Sĩ, nông, công, thương". Thương là xếp hạng cuối nhưng hạng cuối không đồng nghĩa với hạng vô loại, đàn ca hát xướng mới bị chê trách là:"Xướng ca vô loại". Tôi rất đồng tình với bạn vovanthanh về "Người quân tử ắt hẳn là người có học, có hiểu biết, ứng xử phải đạo và có phẩm chất tốt, rộng lượng, biết suy nghĩ và hành động vì mình và vì người khác nữa. Còn hạn tiểu nhân chỉ những người có tâm địa hẹp hòi, chỉ biết riêng lợi ích bản thân của mình, mọi hành động chỉ nhằm là đem lại lợi ích cho chính mình, chà đạp lên người khác chỉ vì tư lợi của mình."
RANDOM_AVATAR
nguyenga
 
Bài viết: 218
Ngày tham gia: Thứ 7 29/11/08 9:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: VH QTKD: về Nghĩa và Lợi

Gửi bàigửi bởi Nhu Mi » Thứ 2 07/03/11 23:48

Khổng Tử nói: “Người quân tử hiểu rõ về Nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ về Lợi”. Câu này theo em hiểu: người quân tử lấy Nghĩa làm đầu, kẻ tiểu nhân lấy Lợi làm đầu. Như vậy, trong kinh doanh, nên lấy Nghĩa hay lấy Lợi làm đầu?
“Nghĩa: là đạo phải, việc theo đường lối phải. Lợi: lời, lãi” (theo Tự điển Tiếng Việt)
Trong kinh doanh, nếu chỉ nghĩ đến Nghĩa mà không màng đến Lợi thì sẽ đem lại nhiều lợi ích cho người khác cho dù mình không có lợi gì! Một ví dụ có thật ở một chợ quê: có một bà cụ làm bánh Bò ra chợ bán. Bà làm rất ngon, bán lại rẻ nên rất đông người mua! Tính bà rất tốt bụng, mỗi khi gặp người khách quen hoặc người nghèo, bà bán 1 cái và tặng 1 cái. Cứ như vậy, bà trở nên nổi tiếng là bán bánh vừa ngon mà lại rẻ. Tuy nhiên, càng ngày bà càng làm nhiều bánh hơn nhưng mà tiền lời càng ngày càng ít đi, thậm chí có ngày còn bị lỗ. (Vì bà vẫn có thói quen tặng thêm bánh cho lượng khách quen cứ tăng dần.) Như vậy, bà là người đặt Nghĩa lên hàng đầu mà không màng đến Lợi! Nếu trong kinh doanh, áp dụng cách của bà tuy rất có ích cho người khác nhưng lại là một cách kinh doanh không bền vững. Kinh doanh mà không thu Lợi thì là kinh doanh thất bại. Việc kiếm Lợi là một trong những mục đích chính của kinh doanh.
Còn trong kinh doanh, nếu Lợi được đặt lên hàng đầu thì họat động kinh doanh cũng không bền vững. Lấy ví dụ bà bán bánh Bò ở trên. Ví như bà là người chỉ nghĩ đến việc làm sao bán bánh kiếm được nhiều tiền lời mà không cần biết đến khách mua bánh thì sao? Chẳng hạn, bà có thể bớt lượng trứng làm nên chiếc bánh Bò (loại bánh bò ở Bình Định, làm bằng trứng và bột, ủ cho lên men, đổ ra chén nhỏ và hấp chín; nếu trứng nhiều sẽ mềm và thơm ngon hơn). Hoặc là vì ham lợi mà bà pha thêm nhiều đường hóa học vào! Hoặc, bà vẫn làm bánh ngon hơn người khác nhưng tăng giá tiền mỗi cái bánh lên gần gấp đôi (vì biết bánh ngon hơn thì người ta sẽ mua ăn dù bán có mắc hơn). Như vậy, thời gian đầu, có thể bà sẽ bán rất lời. Tuy nhiên, nếu thấy chất lượng bánh ngày càng kém đi họăc nếu có người làm bánh ngon như bà (hoặc hơn bà) mà giá lại rẻ hơn thì lượng khách của bà sẽ giảm đi và thậm chí không còn nếu biết bà bỏ thêm chất có hại sức khỏe. Như vậy, trong kinh doanh, nếu đặt Lợi lên hàng đầu mà không màng đến Nghĩa thì sẽ có lợi cho mình mà không có lợi hoặc gây hại cho người khác. Và về lâu dài, kinh doanh sẽ thất bại.
Như vậy, trong kinh doanh, chỉ coi trọng một bên (hoặc Nghĩa, hoặc Lợi) thì về sau cũng thất bại. Cho nên, sự coi trọng cả Nghĩa và Lợi là kinh doanh thành công, là kinh doanh có văn hóa. Việc tìm kiếm lợi nhuận trong kinh doanh luôn đi đôi với sự coi trọng lợi ích của cộng đồng, môi trường. Đối với đối tác, khách hàng, thực hiện kinh doanh để “đôi bên cùng có lợi”… Khi sản phẩm kinh doanh được làm nên trong ý thức “lấy Nghĩa làm đầu để thu Lợi”, các doanh nghiệp sẽ càng ngày càng tạo thêm nhiều uy tín đối với khách hàng. Dần dần, họ có được chữ Tín trong xã hội. Chữ Tín tạo nên chữ Danh (họ trở nên nổi tiếng). Chữ Danh tiếp tục góp phần làm nên chữ Lợi ngày càng to hơn. Đó là văn hóa trong kinh doanh, làm nên thành công, phát triển bền vững cho doanh nghiệp:
Nghĩa + Lợi 1 (Nghĩa > Lợi) --> Tín --> Danh --> Lợi 2
Tóm lại, học trong câu nói của Khổng Tử mà Thầy đưa ra ở trên để ứng dụng trong kinh doanh là: phải hiểu rõ đâu là Nghĩa, đâu là Lợi; biết coi trọng và kết hợp cả Lợi và Nghĩa trong kinh doanh (Nghĩa coi trọng hơn Lợi) thì mới gọi là văn hóa kinh doanh. Đó là điều rất khó thực hiện nhưng không phải là không làm được nếu muốn tạo nên doanh nghiệp thành công, đứng vững trong thương trường!
RANDOM_AVATAR
Nhu Mi
 
Bài viết: 30
Ngày tham gia: Chủ nhật 10/10/10 21:42
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VH QTKD: về Nghĩa và Lợi

Gửi bàigửi bởi nuthanbien » Thứ 2 10/10/11 16:51

Trong bất kì một lĩnh vực kinh doanh nào thì vấn đề lợi cũng được quan tâm, nếu kinh doanh không có lợi chắc hẳn không còn ai có đủ can đảm để theo đuổi. Tuy nhiên chúng ta cần hiểu và xem xét chữ lợi ở trong khía cạnh nào. Khổng Tử trong Luận ngữ có câu nói nổi tiếng về Nghĩa và Lợi: Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi [Lý Nhân 16], Nguyễn Hiến Lê dịch là “Người quân tử hiểu rõ về Nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ về Lợi”. Nếu xét câu nói này dưới góc độ văn hóa quản trị kinh doanh chúng ta nhận thấy quan điểm của Khổng Tử có nhiều vấn đề phải bàn luận.
Thứ nhất quân tử và tiểu nhân là hai địa vị được phân chia trong xã hội trước đây. Đương nhiên ở mỗi vị trí sẽ có cách hiểu khác nhau về kinh doanh, người quân tử thường được coi là những người chính trực và nghĩa hiệp nên đương nhiên sẽ đề cao chữ nghĩa lên hàng đầu còn kẻ tiểu nhân theo cách phân chia của Khổng Tử, họ là những con người thực tế phải bươn chải với công việc và tự thân họ nhận ra được những vấn đề lớn trong kinh doanh là lợi nhuận. Người theo nghiệp buôn bán xưa kia là những kẻ tiểu nhân, một khi đã tham gia vào ngành nghề này con người phải đánh đổi mồ hôi công sức cho nên đòi hỏi thu về những lợi ích chính đáng là điều dễ hiểu.
Thứ hai chữ nghĩa theo quan điểm của người quân tử ở đây có thể hiểu đó chính là lương tâm nghề nghiệp, đối với họ buôn bán có lời là lẽ đương nhiên nhưng cũng nên dừng lại ở một mức độ cho phép. Họ đề cao chữ nghĩa nếu mở rộng ra hiện nay chúng ta hiểu đó là chữ tín trong kinh doanh. Không một doanh nghiệp nào dám khẳng định tôi làm việc không có uy tín vì thế trong hầu hết các khẩu hiệu khi đưa ra câu đầu tiên bao giờ cũng là "uy tín - chất lương". Trên thực tế, đây là một quan điểm kinh doanh rất được chú trọng như vậy ngay từ xưa con người ta đã biết đề cao đến chữ nhân - tín trong hoạt động kinh doanh của mình. Ở Việt Nam có những giai đoạn người ta không coi trọng buôn bán, coi đó là nghề thấp hèn nhất trong xã hội, mọi người quan niệm đó là phường buôn gian bán lận, những người có học thức không bao giờ được tham gia hoạt động này bởi nếu không họ sẽ bị coi rẻ cũng ngang hàng như tiểu nhân.
Nếu đặt trong xã hội hiện nay cần phải có sự dung hòa giữu hai yếu tố chữ nghĩa và chữ lợi, một người làm quản trị nếu không nhận thức được điều này thì rất khó để có thể tồn tại cũng giống như trong một con người luôn có hai khía cạnh là tiểu nhân và quân tử, hai khía cạnh này phải thật sự cân bằng ới nhau. Nếu anh là quân tử chắc chắn được mọi người ủng hộ nhưng khó tồn tại, ngược lại nếu anh là tiểu nhân dẽ bị người ta nghi ngờ, soi xét có thể mất uy tín. Tất nhiên vẫn có nhiều quan điểm cnho rằng đã kinh doanh thì vấn đề lợi nhuận phải được đặt lên hàng đầu đơn giản vì anh không phải chỉ nuôi bản thân mình mà còn cả một cơ số người lao động đang trông chờ vào nguồn thu của công ty đem lại có thể đảm bảo cuộc sống cho họ. Chữ lợi ở đây hoàn toàn mang nghĩa tích cực với điều kiện con người không quá lạm dụng nó.
Như vậy trong quản trị kinh doanh rất cần đến hai yếu tố quan trọng là đạo đức và lợi nhuận.
Hình đại diện của thành viên
nuthanbien
 
Bài viết: 55
Ngày tham gia: Thứ 5 23/09/10 20:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang trước

Quay về Văn hoá kinh doanh / Văn hoá Doanh nghiệp

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron