VH QTKD: về Nghĩa và Lợi

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá kinh doanh, văn hoá quản trị trong kinh doanh, văn hoá doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp...

VH QTKD: về Nghĩa và Lợi

Gửi bàigửi bởi ngocthem » Thứ 7 20/10/07 7:14

[center]VH QTKD: về Nghĩa và Lợi [/center]

Xin mời các bạn tham gia thảo luận vấn đề sau:

Khổng Tử trong Luận ngữ có câu nói nổi tiếng về Nghĩa và Lợi: Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi [Lý Nhân 16], Nguyễn Hiến Lê dịch là “Người quân tử hiểu rõ về Nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ về Lợi”. Bình luận câu nói này từ góc nhìn văn hoá quản trị kinh doanh.
Hình đại diện của thành viên
ngocthem
Quản trị viên
 
Bài viết: 243
Ngày tham gia: Thứ 7 20/10/07 6:55
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 9 lần

VH QTKD: về Nghĩa và Lợi

Gửi bàigửi bởi lena » Thứ 5 01/11/07 19:28

[justify]Để hiểu rõ câu nói của Khổng Tử ta cần hiểu thêm chút về khái niệm “quân tử” và “tiểu nhân”. Quan niệm Nho giáo xưa chia con người ta thành hai hạng chính là quân tử và tiểu nhân. Hai danh từ này thoạt đầu chỉ đề cập đến địa vị trong xã hội, nguyên nghĩa của quân tử là “kẻ cai trị”, do những nghĩa phái sinh sau này mà quân tử mới có nghĩa đối lập với “kẻ tiểu nhân” (vi.wikipedia.org/wiki/Quân_tử). Người quân tử thì luôn đàng hoàng, phẩm cách cao thượng, hiên ngang chính đại, vì nghĩa quên thân còn kẻ tiểu nhân chí khí bạc nhược, hèn hạ cúi luồn, hám lợi bỏ nghĩa. Người quân tử làm việc dựa vào sức mình là chính, làm sai điều gì trước hết phải tự trách mình rồi sửa mình, khi thấy việc thiện thì phải cố làm cho được thấy điều ác thì phải sợ hãi tránh xa. Muốn học làm quân tử cần phải thành thực, không bao giờ tự lừa dối mình, không làm điều gì bất thường, trái đạo, không dùng lời nói khéo mà hại đạo đức, không nóng nảy làm bậy, không bo bo tính lấy lợi ích của riêng mình, tuy ai cũng muốn có phẩm giá nhưng không được dựa trên danh lợi phi nghĩa. Đã là người quân tử thì không bao giờ thấy điều lợi mà bỏ việc nghĩa, nếu làm việc phi nghĩa mà được phú quý thì bần tiện còn hơn. Sách Luận ngữ nhận xét: "Quân tử lo nghĩ giữ đức hạnh, tiểu nhân chỉ nghĩ đến địa vị mình. Quân tử nghĩ sợ pháp luật, tiểu nhân chỉ nghĩ đến sự lợi lộc. Quân tử có tính cách trung hoà mà không a dua bè phái, tiểu nhân thích a dua bè phái mà không có tính dung hoà". Mạnh tử đã nói: “Người quân tử lấy đức nhân làm nhà ở, lấy đức nghĩa làm đường đi, lấy lễ làm cửa. Chỉ có mỗi người quân tử mới có thể đi đường ấy, ra vào cửa ấy mà thôi".
Như vậy có sự đối lập giữa lợi ích vật chất với đạo đức không? Ta thấy trong toàn bộ học thuyết của mình, Khổng Tử không hoàn toàn đối lập lợi ích vật chất với đạo đức. Chính Khổng Tử cũng đã nói rằng: “Giàu và sang, người ta ai cũng muốn” (Luận ngữ, Lý Nhân 5) mà. (Điều này xuất phát từ văn hoá; Trung Hoa thuộc loại hình văn hoá nông nghiệp gốc du mục có truyền thống trọng cả lợi và danh). Do đó, Khổng Tử không coi thường việc làm giàu, không phủ nhận vai trò tích cực của sự phát triển kinh tế đối với sự hoàn thiện con người và sự ổn định xã hội. Nhưng nếu chẳng phải đạo mà được giàu sang, thì người quân tử chẳng thèm. Cho nên theo ông, "Nếu ai thấy món lợi bèn nhớ đến điều nghĩa mà chằng dám phạm... người như vậy cũng đáng gọi là bậc thánh nhân được rồi”. Và nếu giàu sang mà bất nghĩa, trái đạo thì ông khuyên mọi người cùng ông thà "ăn cơm thô, uống nước lã, sống trong cảnh đơn bạc" còn hơn! Khổng Tử cũng không chủ trương vứt bỏ hoàn toàn vật lợi, mà chỉ chủ trương bỏ cái vật lợi nhỏ bé trước mắt (ở Khổng Tử và các nhà Nho, so với đạo đức, lợi ích vật chất chỉ là nhỏ bé, là cái lợi trước mắt) để được cái lợi lớn hơn, lâu dài hơn.
Như vậy, Khổng Tử không hoàn toàn coi thường Lợi, không đối lập Nghĩa với Lợi, cũng như không coi thường và phủ nhận sự giàu sang.
- Trong Văn hoá quản trị kinh doanh
Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi nhuận, nỗ lực để tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng để đảm bảo yếu tố phát triển bền vững thì lợi phải gắn với nghĩa. Trong kinh doanh có một mâu thuẫn được đặt ra cho nhà kinh doanh từ xưa đến nay là mâu thuẫn giữa “Nghĩa” và “ Lợi”. Thiết nghĩ, lợi chỉ lợi chính đáng khi đi liền với nghĩa. Có những việc mà doanh nhân có thể từ chối làm nó nếu nó đi ngược lại quan niệm về đức, văn hóa của mình. Kinh doanh vì lợi nhuận nhưng phải thể hiện trách nhiệm của mình với người tiêu dùng, với người lao động.
Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới những toan tính vụ lợi thiển cận thậm chí mang tính bóc lột chỉ nhằm mục đích kinh tế đơn thuần mà bỏ qua các vấn đề bảo vệ, giữ gìn môi trường sinh thái, yếu tố văn hóa…đã để lại những hậu quả khôn lường: môi trường sinh thái ô nhiễm, tệ nạn xã hội, bệnh tật...ngày một trầm trọng. Do vậy, làm cho cái lợi (kinh tế) gắn bó với những giá trị của cái nghĩa là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài. Tức là, bất cứ loại hình kinh doanh nào cũng phải có và hướng đến trách nhiệm xã hội và chính nó trở thành nhân tố quan trọng hàng đầu trong văn hoá kinh doanh.
Chẳng hạn, Triết lý kinh doanh của PNJ là: “Đặt lợi ích của khách hàng vào lợi ích của doanh nghiệp; đặt lợi ích của doanh nghiệp vào lợi ích toàn xã hội”. Đó cũng chính là sự kết hợp hài hoà giữa lợi và nghĩa. Đó là cơ sở cho sự phát triển bền vững của PNJ.
Đây là ý kiến mà mình suy nghĩ và tổng hợp được, chắc còn nhiều vấn đề chưa "hợp lý" lắm,mong thầy và các anh chị góp ý :D
[/justify]
RANDOM_AVATAR
lena
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 4 25/07/07 10:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

VH QTKD: về Nghĩa và Lợi

Gửi bàigửi bởi vuthihuyenly » Thứ 5 08/11/07 15:17

LỢI VÀ NGHĨA TRONG VĂN HOÁ KINH DOANH
Khổng Tử trong Luận ngữ có câu nói nổi tiếng về Nghĩa và Lợi: Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi [Lý Nhân 16], Nguyễn Hiến Lê dịch là “Người quân tử hiểu rõ về Nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ về Lợi”.
Ở đây chúng ta cần hiểu rõ về nghĩa và lợi. Theo tôi, nghĩa gắn liền với tinh thần, mang tính đạo đức, còn lợi gắn liền với vật chất, mang tính lợi ích. Còn người quân tử và kẻ tiểu nhân như lena viết: “Người quân tử thì luôn đàng hoàng, phẩm cách cao thượng, hiên ngang chính đại, vì nghĩa quên thân còn kẻ tiểu nhân chí khí bạc nhược, hèn hạ cúi luồn, hám lợi bỏ nghĩa”. Nhưng Khổng Tử không hề có ý trọng nghĩa, khinh lợi mà thực ra ông cũng trọng lợi và rất muốn lợi (Ông nói: nếu giàu có thể cầu được, thì ta sẵn sàng làm kẻ sĩ cầm roi, làm đầu sai thấp kém cũng không hề hối tiếc. Nếu cầu không được thì làm việc ta yêu thích. Làm thầy dạy học cũng có mặt mưu lợi của nó, ai đưa lễ vật thì nhận vào làm học trò.). Vì văn hoá Trung Hoa là văn hoá trọng cả danh lẫn lợi. Người quân tử làm lợi thì phải biết lấy nghĩa làm gốc, kẻ tiểu nhân làm lợi thì bất chấp tất cả, đạp lên nghĩa để kiếm lợi cho mình.
Ở góc nhìn văn hoá kinh doanh, chúng ta cần bàn luận về nghĩa và lợi thì nên lấy nguyên tắc nào làm chỉ đạo đầu tiên. Lấy nghĩa làm đầu hay lợi làm đầu, lấy nghĩa làm gốc hay lợi làm gốc. Trong kinh doanh thì nên kết hợp cả nghĩa và lợi. Trước hết phải làm cho mình giàu lên đã, nhưng giàu không phải là mục đích cuối cùng, mà mục đích cuối cùng là dẫn dắt mọi người cùng giàu. Làm được như vậy là đã có nghĩa, nên nghĩa không tách rời khỏi lợi. Lợi lấy nghĩa làm mục đích, nghĩa lấy lợi làm cơ sở, như thế thì kinh doanh mới thành công được.
Trong sự phát triển của loài người có rất nhiều mô thức phát triển. Chủ nghĩa tư bản là mô thức xã hội đầu tiên phá vỡ được nghèo đói của nhân loại. Mô thức chủ nghĩa tư bản đã sáng tạo ra hiệu suất, hiệu quả lao động, năng suất lao động cao chưa từng có trong lịch sử. Nhưng quá trình phát triển, tích luỹ nguyên thuỷ cũng như tích luỹ sau đó chứa đựng đầy máu và lửa, là hoá thân của tội ác. Chủ nghĩa tư bản không những đem lao động bản quốc trở thành người vô sản mà còn biến tất cả các nước khác trên thế giới thành thuộc địa của mình. Chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hội, là mô thức lấy lợi làm gốc, đem hiệu suất, hiệu quả xây dựng trên cơ sở không công bằng với hiệu suất phát triển cao độ cùng tồn tại, đã gây ra không công bằng lớn nhất trong lịch sử loài người.
Đã là kinh doanh thì phải kiếm lợi nhuận nhưng không được vi phạm đạo đức kinh doanh thì doanh nghiệp mới phát triển bền vững được. Kinh doanh bao gồm sản xuất, buôn bán, dịch vụ, cả ba đều có chung mục đích kiếm lời. Kinh doanh đối lập với văn hoá là đối lập với nghĩa. Kinh doanh buôn bán: kiếm lời bằng hàng giả, hàng rởm, lừa đảo, buôn lậu, đầu cơ, trốn thuế…Kinh doanh sản xuất: kiếm lời bằng cách khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường, bóc lột quá mức tài nguyên con người…Kinh doanh như thế thì không thể bền vững được trước sau gì cũng bị tiêu vong. Ví dụ: Tập đoàn Nike bị người tiêu dùng Mỹ tẩy chay do sử dụng lao động trẻ em ở Pakistan vào việc sản xuất bóng dùng trong giải vô địch bóng đá thế giới.
Vì vậy, ngày nay các doanh nghiệp rất chú ý tới văn hoá kinh doanh, nghĩa là phải làm sao để kết hợp hài hoà giữa lợi và nghĩa. Kinh doanh kiếm lợi nhuận nhưng phải luôn trung thực và công bằng, phải giữ chữ Tín, trong quan hệ giữa chủ với người làm công phải có tính nhân bản, phải có tinh thần trách nhiệm với xã hội. Nên ngày nay chúng ta thấy rất nhiều các doanh nghiệp, doanh nhân thành đạt rất quan tâm đến việc làm từ thiện, tạo phúc lợi xã hội. Họ làm như vậy là vừa giúp cho xã hội vừa giúp cho doanh nghiệp của mình có tiếng tăm hơn thì sẽ phát triển hơn. Như vậy là đã biết lấy lợi để làm nghĩa và dung nghĩa để kiếm lợi, có nghĩa là đã kết hợp hài hoà giữa nghĩa và lợi.
RANDOM_AVATAR
vuthihuyenly
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 5 07/06/07 15:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Đẳng cấp của doanh nhân

Gửi bàigửi bởi CUHUYEN » Chủ nhật 11/11/07 1:07

Mình đọc được ghi nhận sau, khá hay và cũng khá shock về văn hóa kinh doanh của người Việt mình. Chia sẻ và mong các bạn cho ý kiến thêm.
(http://www.vietnamnet.vn/kinhte/toancan ... 07/176523/)
“Nếu văn hóa là nền tảng tinh thần đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội, thì văn hóa kinh doanh chính là nền tảng tinh thần, là linh hồn cho hoạt động kinh doanh của một quốc gia.
Văn hoá kinh doanh (VHKD) của mỗi dân tộc được hình thành ngay từ khi xuất hiện hoạt động kinh doanh trong đời sống xã hội của dân tộc đó, dù con người có ý thức được hay không. VHKD Việt Nam cũng được hình thành từ rất lâu đời và cùng phát triển theo đà phát triển của xã hội và kinh doanh.
Ngay từ hồi đầu thế kỷ XX, khi phân tích nguyên nhân không phát triển của thương mại nói riêng và của kinh tế Việt Nam nói chung, người thầy lỗi lạc trong giới doanh thương Việt Nam Lương Văn Can đã đưa ra 10 nguyên nhân, trong đó nguyên nhân đứng hàng thứ ba là do người mình “không có tín thực”, tức là làm ăn không biết giữ chữ tín. Nhận định của Lương Văn Can thời bấy giờ, không phải là không có cơ sở.
Tham luận của Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Ánh (trường Đại học Ngoại thương) tại Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần II nhận xét: Xuất thân từ nền kinh tế tiểu nông, lại thường xuyên phải đương đầu với những hoàn cảnh tự nhiên và xã hội nhiều bất trắc, con người Việt Nam thường có tầm nhìn thấp, ngắn hạn, hay thay đổi và muốn đi đường tắt, thay vì kiên nhẫn chờ đợi kết quả lâu dài.
Đến ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài cũng đưa ra những nhận xét tương đồng với người xưa: bối cảnh và môi trường kinh tế Việt Nam thuộc loại “low trust society” (xã hội thiếu chữ tín).
Trong bối cảnh kinh tế thị trường, khi các mối quan hệ được mở rộng, điểm yếu này càng có nguy cơ bộc lộ rõ ràng. Điều này thể hiện ở tầm vĩ mô là việc các chính sách của Chính phủ thường hay thay đổi, và khi thay đổi lại không cần tính đến quyền lợi của những người có liên quan. Đây là một khiếm khuyết quan trọng, làm môi trường kinh doanh Việt Nam kém tính hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư nước ngoài.
Còn ở tầm vi mô, theo nhiều nhà kinh doanh nước ngoài, các nhà kinh doanh Việt Nam không coi trọng chữ tín, hay viện dẫn các lý do khách quan để khước từ việc thực hiện cam kết. Điều này thường gây nhiều phiền toái trong quan hệ với các đối tác nước ngoài. Nhưng nghiêm trọng hơn cả là nhiều người không coi đây là khiếm khuyết cần sửa chữa, mà lại coi đó là đường lối khôn ngoan của mình, và chê bai đối tác là thiếu thông cảm, không uyển chuyển.
Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Ánh cho rằng chừng nào các nhà quản lý và doanh nhân VN còn chưa nhận ra tầm quan trọng của chữ tín trong mọi mối quan hệ, thì chúng ta còn khó lấy được niềm tin của đối tác. Và điều này, về lâu dài, sẽ ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của VN trên thương trường thế giới.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, những hạn chế mang tính tiêu cực trong văn hóa kinh doanh như trên cần phải được chủ động loại bỏ, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế VN trong thế kỷ XXI.”
Mình cũng đã đọc một tài liệu nói về 10 lời khuyên của Lương Văn Can dành cho doanh nhân. Trong đó, Lương Văn Can cho rằng Doanh nhân kinh doanh sẽ không thành công khi:
1. Chưa tạo ra sản phẩm/dịch vụ cho riêng mình
2. Kinh doanh không có thương hội
3. Không có kiên tâm, kiên định
4. Không có nghị lực
5. Không có kiến thức kinh doanh
6. Giao tiếp kém
7. Không trung thực
8. Không yêu nghề
9. Không tiết kiệm
10. Không coi trọng nội thương

Tài liệu trên địa chỉ này
(http://72.14.235.104/search?q=cache:qqD ... cd=2&gl=vn)
cho biết thêm: Cụ Lương Văn can (1854- 1027) - Thục trưởng của Trường Đông Kinh Nghĩa Thục đã viết nhiều sách, trong đó có quyển Kim cổ cách ngôn, về vấn đề kinh doanh, cụ viết: “Bí quyết thành công đối với nhà kinh doanh là ở sự trung thực. Nghĩa là nguồn thu về phải theo lẽ tự nhiên, đừng bao giờ vì lợi mà làm điều xằng bậy hoặc phiêu lưu mạo hiểm. Giả dụ như người ta tích trữ gạo, vải mà lại mong mất mùa lúa, mùa bông thì đó là cái tâm địa ích kỷ, độc ác. Lại có người kinh doanh chuyên mua thừa, bán thiếu. Bán hàng giả để đánh tráo hàng thật, cũng bởi lòng tham khôn cùng đấy thôi. Xét kỹ ra, người ta giàu nghèo là ở tâm đức, ở lòng ngay thẳng, khoan hậu với người, đây cũng là phép thuật kinh doanh đấy thôi. Kìa xem những người bụng dạ khắc bạc, trong kinh doanh chỉ chăm chắm lợi mình, hại người, nguồn lợi trước mắt thu về nhiều đấy, vậy mà tương lai con cháu mạt vận. Cũng là bởi đạo trời ban phúc cho người thiện, trừng phạt kẻ gian tà. Vậy nên nhà kinh doanh phải lấy điều đó mà xem xét mình”.

Từ những ý kiến trên, mình nghĩ, nghĩa và lợi sẽ được dung hòa khi người kinh doanh giữ được sự trung thực, giữ được chữ tín. Và đây cũng là cơ sở cho sự lớn mạnh bền vững của doanh nghiệp.
Cũng như xã hội nói chung, doanh nhân cũng có đẳng cấp. Đẳng cấp của doanh nhân thể hiện ở chính khả năng dung hòa nghĩa và lợi.
Mình cũng thấy, nếu hiểu rộng ra thì dung hòa giữa nghĩa và lợi cũng chính là dung hòa giữa cái chung và cái riêng,cái cho đi và nhận về, giữa tinh thần và vật chất... và đó chính là văn hóa.
RANDOM_AVATAR
CUHUYEN
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 7 09/06/07 9:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VH QTKD: về Nghĩa và Lợi

Gửi bàigửi bởi mimi » Chủ nhật 11/11/07 23:07

Em rất đồng tình với nhận định của chị CuHuyen.
Từ những ý kiến trên, mình nghĩ, nghĩa và lợi sẽ được dung hòa khi người kinh doanh giữ được sự trung thực, giữ được chữ tín. Và đây cũng là cơ sở cho sự lớn mạnh bền vững của doanh nghiệp.
Cũng như xã hội nói chung, doanh nhân cũng có đẳng cấp. Đẳng cấp của doanh nhân thể hiện ở chính khả năng dung hòa nghĩa và lợi.
Mình cũng thấy, nếu hiểu rộng ra thì dung hòa giữa nghĩa và lợi cũng chính là dung hòa giữa cái chung và cái riêng,cái cho đi và nhận về, giữa tinh thần và vật chất... và đó chính là văn hóa.[/quote]
Theo em, doanh nghiệp cần phải thể hiện rõ cái tâm của người kinh doạnh, làm sao dung hoà được "lợi" của mình và người tiêu dùng. Trong thời gian vừa qua, hẳn chúng ta đã rất bất bình về những thông tin như nước tương có chất MPD3, rau quả có dư lượng thuốc trừ sâu và chất bảo quan...và mới đây là nạn dịch tiêu chảy ở miền Bắc do nghi ngờ từ mắm tôm và rau sông...Những thông tin ấy khiến cho mọi người lo sợ, phải ăn gì, uống gì để không bệnh tât. Và càng đau lòng hơn khi chứng kiến những doanh nghiệp vì lợi nhuận của mình mà coi thường sức khoẻ và tính mạng của người tiêu dung. Thiết nghĩ, hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp cần thể hiện rõ "đẳng cấp" của mình cũng như đạo đức trong kinh doanh - vốn là một vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm.
Vừa qua, em cũng đọc được một vài thông tin về "Nữ doanh nhân và đạo đức kinh doanh" trên báo Phụ nữ ngày 12/10/2007 và rất tâm đắc một số ý kiến của những người trong cuôc. Xin trích dẫn để chị và các bạn cùng suy ngẫm nhé!
-Vẫn biết, cạnh tranh là yếu tố sống còn trong kinh doanh, đã kinh doanh phải có lợi nhuận, nhưng không vì thế mà doanh nghiệp dùng tất cả mọi "chiêu" để đánh lừa người tiêu dung. Những quảng cáo đại loại như "trắng da ngay sau khi sử dụng", hay kinh doanh những sản phẩm không rõ nguồn gốc là vi phạm đạo đức kinh doanh đối với người tiêu dùng. Trong thời điểm kinh tế Việt Nam đang bước vào thị trường thế giới, nếu không rõ ràng , mập mờ như thế thì chính doanh nhân tự đào mồ chôn doanh nghiệp mình. (Bà Lê Hoài Anh - TGĐ Công ty Thủy Lộc - Chuyên kinh doanh mỹ phẩm)
-Đã kinh doanh thì phải tính toán chi li, nhưng không có nghĩa là bất chấp đạo đức để mình "sống", người khác "chết". Đạo đức kinh doanh là tuân thủ nguyên tắc đôi bên cùng có lợi. Người tiêu dùng phải hưởng đúng giá cả và chất lượng sản phẩm cung cấp.(Bà Trần Thị Lệ - Chủ tịch HDQT công ty Nutifood)
-Với giới kinh doanh, đạo đức theo tôi hiểu đơn giản là giữ cho được chữ Tâm và chữ Tín. Tâm ở đây là kinh doanh làm ăn buôn bán một cách ngay thẳng , thật thà. Đừng vì chạy theo lợi nhuận mà bất chấp tất cả, kinh doanh hàng gian, hàng giả, gây ảnh hưởng xấu đến xã hội và thiệt hại cho người tiêu dùng. Tín có thể hiểu nôm na là thực hiện đúng các cam kết, không nói một đường làm một nẻo , không "treo đầ dê, bán thịt chó". (BS Nguyễn Thị Ngọc Sương - BV Hùng Vương)
RANDOM_AVATAR
mimi
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 6 09/11/07 23:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VH QTKD: về Nghĩa và Lợi

Gửi bàigửi bởi CUHUYEN » Thứ 2 12/11/07 20:27

Trong một lần trò chuyện cách đây gần 6 năm, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty Trường Hải, ông Trần Bá Dương có nói một ý, vào thời điểm đó là rất mới: " Tôi kinh doanh không phải chỉ để làm giàu. Tôi kinh doanh và tôi chia sẻ lợi nhuận!"
Bây giờ, mọi người đã quen với những tuyên ngôn tương tự. Nhưng vào thời điểm Trường Hải chưa mạnh như bây giờ, vào thời điểm doanh nghiệp tư nhân còn đang gặp nhiều khó khăn, trở ngại, thì tuyên bố đó rất ấn tượng.
Có vẻ như các doanh nghiệp biết cân bằng giá trị trong các hệ tọa độ khác nhau, trong tương quan càng rộng, càng xa...thì càng phát triển bền vững. Đó chính là văn hóa kinh doanh. Và mức độ cao thấp của văn hóa kinh doanh thể hiện ở chính trình độ cân bằng giá trị ấy.
Tuy vậy, làm được điều đó rất khó. Có đôi khi, nhân văn, nhân đạo ở chỗ này, thì thành ra thiếu nhân văn, nhân đạo ở chỗ kia. Có khi làm những điều tưởng là "sẽ" tốt với cộng đồng thì nhãn tiền là không tốt với các thành viên trong doanh nghiệp...
Ví dụ như định giá sản phẩm thấp thì có thể tốt cho người tiêu dùng, nhưng ngay thời điểm đó, lại không tốt với người trực tiếp làm ra sản phẩm. Có khi còn làm doanh nghiệp thua lỗ, phá sản... làm nhiều người thất nghiệp... hoặc ít ra là mất người giỏi ...
Ví dụ như áp dụng SA 8000, mục đích thì rất hay nhưng có thể sẽ làm một số doanh nghiệp khó khăn hơn, mất hợp đồng... các doanh nghiệp nhỏ không đáp ứng yêu cầu sẽ chết đi, một số lượng lớn công nhân không có việc làm, hậu quả xã hội có thể sẽ rất lớn...
Nói chung, kinh doanh, quản trị, là một nghề khó, rất khó... Nó giống như chơi cờ vậy... Không, giống, nhưng khó hơn. vì số lượng quân cờ thì có hạn. Còn bàn cờ kinh doanh thì số quân cờ là vô hạn... không thể biết hết được...
RANDOM_AVATAR
CUHUYEN
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 7 09/06/07 9:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VH QTKD: về Nghĩa và Lợi

Gửi bàigửi bởi lamha » Thứ 2 12/11/07 21:23

Câu nói: “Người quân tử hiểu rõ về Nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ về Lợi” áp dụng trong quản trị kinh doanh thật hay. Cụm từ “hiểu rõ Nghĩa” hay “hiểu rõ Lợi” ở đây là chỉ việc người kinh doanh cần phải hiểu rõ thế nào là Nghĩa và thế nào là Lợi, và áp dụng nó vào kinh doanh thật xác đáng. Khi làm quản lý cũng như khi kinh doanh, chúng ta có thể đặt Lợi lên hàng đầu, đó là điều hết sức bình thường mà bất kỳ người nào cũng làm được. Nhưng cái mà ai cũng có thể làm được không phải là cái tốt nhất, làm được những gì mà người bình thường không làm được mới là tài. Trong trường hợp này cũng vậy. Ai cũng biết kinh doanh thì cần phải có lời, tìm mọi cách để đạt được lợi nhuận, vì khi đã bước vào kinh doanh thì cốt tìm kiếm lợi nhuận. Thế nhưng, nếu chỉ để tìm lợi nhuận mà bất chấp quyền lợi khách hàng, quyền lợi của những người xung quanh, bất chấp đạo đức thì đó không phải là một người kinh doanh chân chính, không phải là quân tử. Đối với một người quân tử, kinh doanh bên cạnh chữ Lợi, phải đặt thêm chữ Nghĩa, cân nhắc lựa chọn giữa Lợi và Nghĩa, thì sẽ chọn Nghĩa mà không chọn Lợi. Điều này không phải ai cũng làm được, đó là điều đương nhiên, vì xã hội nào cũng nhiều quân tử hơn tiểu nhân, và trong kinh doanh cũng vậy, tiểu nhân luôn nhiều hơn quân tử. Tại sao chọn Nghĩa mới là quân tử? Mới là người biết nhìn xa trông rộng? Đó chính là đặt lợi ích của người khác lên trên lợi ích của mình. Kinh doanh không phải kiếm lời, mà còn là sự tạo dựng niềm tin, mang lại những nhu cầu cần thiết cho khách hàng. Khi biết đặt quyền lợi khách hàng lên trên, thì sẽ được khách hàng tin tưởng, và lợi nhuận không nhiều trong một sớm một chiều nhưng sẽ được tích lũy dần dần, tạo dựng một thế đứng vững mạnh. Người kinh doanh không nên biết cái lợi trước mắt mà quên đi cái hại lâu dài. Hiểu rõ Nghĩa, làm theo Nghĩa, ấy chính là người quân tử. Quyền lợi của khách hàng phải đặt lên hàng đầu, phải được đảm bảo một cách rốt ráo, chứ không phải chỉ biết tới lợi nhuận mà lừa dối khách hàng, kiếm lợi bất chính. Như thế, sớm hay muộn gì rồi khách hàng cũng nhận ra, và sẽ mất niềm tin nơi khách hàng, và doanh nghiệp khác sẽ chiếm chỗ. Trong quản trị cũng vậy, đối với nhân viên, mà chỉ cốt thu lợi về mình, không nghĩ gì đến nhân viên, thì đó chính là người quản lý tiểu nhân, nếu biết quan tâm, vì quyền lợi của nhân viên mà bỏ qua một vài cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cho bản thân, thì đó chính là người quản lý quân tử. Khổng Tử nói đến quân tử, tiểu nhân, nói đến lợi, đến nghĩa, nếu ta áp dụng vào quản trị kinh doanh, ta sẽ thấy đó là tiêu chuẩn đạo đức của người làm quản tri. Người làm quản trị kinh doanh nếu muốn được xem như người ở vị thế cao thì phải đặt Nghĩa lên hàng đầu, cũng như trong xã hội, người trọng Nghĩa thì sẽ được xưng tụng là quân tử. Lợi rất quan trọng, nhưng để quan hệ giữa người với người tốt đẹp hơn, chúng ta cần hiểu thêm rất nhiều về chữ Nghĩa. Tất nhiên là phải có sự kết hợp giữa Nghĩa và Lợi, thế nhưng, có một thời điểm bắt buộc người làm kinh doanh phải chọn một, thì họ sẽ chọn như thế nào? Điều đó còn tùy thuộc vào họ hiểu rõ chữ Nghĩa hơn hay chữ Lợi hơn, họ muốn Được gì và Mất gì.
RANDOM_AVATAR
lamha
 
Bài viết: 268
Ngày tham gia: Thứ 7 09/06/07 9:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VH QTKD: về Nghĩa và Lợi

Gửi bàigửi bởi monghuyen » Thứ 2 12/11/07 21:36

1. Bàn về “Nghĩa” và “Lợi”
Phương Đông là chiếc nôi lớn của nền văn minh nhân loại. Một trong những thành tựu rực rỡ về tư tưởng, quan điểm triết lý nhân sinh thời cổ đại có ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của người phương Đông phải kể đến hệ thống học thuyết và đạo lý của Nho giáo do Khổng Tử sáng lập.
Triết lý của Khổng Tử là triết lý hành động với đường lối đẳng cấp theo thuyết chính danh, khuyến khích người đời tu thân theo mẫu người quân tử. Khổng Tử “là người đã đưa ra một triết lý tư tưởng sâu sắc dựa trên văn hóa tinh thần có ảnh hưởng đến diện mạo và sự phát triển của nhiều quốc gia, ở nhiều thời đại”.
Học thuyết của Khổng Tử đề cao chữ “nhân”. “Nhân” được hiểu theo nghĩa rộng là đạo làm người, đó là cách cư xử với mình và cách cư xử với người. Như vậy “nhân” được đề cập ở đây “không chỉ riêng một đức tính nào mà chỉ chung mọi đức tính” .
Khổng Tử quan niệm năm tiêu chuẩn đạo đức căn bản nhất thường có ở con người bao gồm nhân, nghĩa, lễ, trí, dũng. Trong đó, nhân là yếu tố quan trọng nhất, nghĩa thể hiện triết lý của nhân, lễ là hình thức của nhân, trí là có trí tuệ, kiến thức, biết người, dũng thể hiện ở sự kiên cường, quả cảm vượt qua khó khăn để vươn tới hạnh phúc .
Khổng Tử đưa ra mẫu người “quân tử” để so sánh với “tiểu nhân”. Hai mẫu người này thể hiện hai khái niệm, hai phạm trù khác nhau của Nho gia về nhân sinh quan và về xã hội học, là hai đẳng cấp đối lập nhau.
Cụm từ “quân tử” hàm chứa ba nghĩa : (1) Là tiếng gọi chung để chỉ người đàn ông quý tộc chủ nô;(2) Là người được coi là có tài đức theo tiêu chuẩn đạo đức của nhà Nho;(3) Là tiếng vợ gọi chồng: lang quân, phu quân (có nghĩa là chàng) . Tuy nhiên người quân tử được đề cập trong Luận ngữ ứng với nghĩa thứ hai. Đó là con người đạo đức.
Kẻ “tiểu nhân”- theo Khổng Tử là khái niệm ngược lại của người “quân tử”, được đem ra đối chứng “để hai thứ lên bàn cân mà đo đếm mới thấy được những chỗ khác biệt, mới thấy được đâu là vàng ròng, đâu là sắt gỉ”
“Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi” [Luận ngữ, thiên Lý Nhân] có nghĩa là “quân tử tỏ tường ở nghĩa, tiểu nhân tỏ tường ở lợi” . Câu nói này có sự phân biệt giữa nhân (đạo lý) và lợi (lợi ích). Người quân tử hiểu được triết lý của đạo nhân bởi theo Khổng Tử, cách ứng xử của người quân tử là “cứ hợp nghĩa thì làm, làm hết mình không thành thì tôi”“không thành công cũng thành nhân” .
Nghĩa và lợi - Khổng Tử dùng ở đây để nói lên giá trị và sự khác nhau của hai mẫu người. Người quân tử hiểu nghĩa để vươn tới con người đạo đức, tu dưỡng để trở thành con người hoàn thiện. Kẻ tiêu nhân hiểu lợi để mong được nhiều lợi lộc. Khổng Tử muốn đề cập đến lòng dạ của con người mà ông cho rằng “nông sâu như đỉnh núi kia và đáy sông nọ” .
Nghĩa và lợi – theo Khổng Tử còn nói lên lòng ham muốn của con người. Người quân tử làm việc theo đạo nghĩa, kẻ tiểu nhân làm việc vì lợi. Con người ai cũng có mưu cầu giàu sang nhưng “giàu sang mà trái đạo lý thì người quân tử không thèm; nghèo hèn là điều ai cũng ghét nhưng nếu sự nghèo hèn mà không trái đạo lý thì người quân tử không bỏ” .
Nghĩa và lợi mà Khổng Tử nêu ra trong câu “Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi” [Luận ngữ, thiên Lý Nhân] là để nói về hai mẫu người với hai cách đối nhân xử thế, hai cách tu dưỡng cá nhân…
2. Nghĩa và lợi trong văn hóa kinh doanh
Triết lý đạo đức của Nho gia được sử dụng trong nhiều phạm vi và lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực kinh doanh, vấn đề đạo đức kinh doanh là một trong những nguyên nhân dẫn đến thành công của các tổ chức kinh doanh, các doanh nghiệp, thương nhân.
Đối với việc kinh doanh ngày nay, vấn đề đạo đức kinh doanh phải gắn liền với lợi ích của cá nhân và của xã hội. Quan niệm nghĩa và lợi được thay đổi theo từng thời kỳ phát triển của xã hội.
Trong kinh doanh, lợi ích có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết mối quan hệ giữa con người với con người thông qua các mối quan hệ lợi ích trong xã hội theo nguyên tắc mọi người đều bình đằng về lợi ích. Lợi ích trong kinh doanh tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như có lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; lợi ích cá nhân và lợi ích của tổ chức; lợi ích cục bộ và lợi ích tổng thể…giữa các lợi ích có mối liên hệ nhất định và mang tính nhân - quả.
Sự thành đạt trong kinh doanh chỉ có thể đến với những ai có cái tâm, cái đức, cái tài. Nhưng cái tâm của người làm kinh doanh đó là phẩm chất đạo đức cần phải có.Nó được xem như là cái “phanh” bên trong mỗi con người, giúp người ta không làm những gì có hại cho người khác, nhất là khách hàng của mình.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, nhà kinh doanh rất cần và càng cần hơn bao giờ hết vốn tri thức, phải có tâm huyết và đạo đức kinh doanh. Bất cứ ở một quốc gia nào, một thời đại nào thì triết lý kinh doanh của những người kinh doanh chân chính đều phải mang nội dung nhân bản sâu sắc.
Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh tuy khắc nghiệt và mang tính sống còn, nhưng không phải cạnh tranh để loại trừ nhau bằng mọi thủ đoạn, mà là cạnh tranh để vươn lên bằng tài năng, bằng hiệu quả và đóng góp vào sự phồn vinh của xã hội. Đó chính là cạnh tranh lành mạnh.
“Bất cứ ai muốn đạt tới thành công trong kinh doanh đều cần phải biết điều chỉnh hành vi của mình và lúc đó, con người mới thực sự làm chủ được đồng tiền, nhìn xa hơn đồng tiền, thấy được nhiều thứ khác ngoài đồng tiền, ngoài lợi nhuận” .
Nước Nhật với nền kinh tế thị trường phát triển vào bậc nhất thế giới, người ta vẫn đề cao triết lý: “Cuộc sống hạnh phúc không gì khác hơn là sáng tạo tối đa…Sáng tạo ra ba loại giá trị: giá trị của cái đẹp, giá trị của cái lợi, giá trị của cái thiện” . Những giá trị đó được thể hiện trong các sản phẩm hoàn hảo của họ. Chúng vừa có ý nghĩa đạo đức, chất lượng, đổi mới, đồng thời chứa đựng cả chữ tín, sự tôn trọng khách hàng và niềm tự hào của nhà kinh doanh.
Ngày nay, trong cơ chế thị trường, con người có nhiều kiểu để làm giàu và giàu lên rất nhanh. Có người làm giàu bằng trí tuệ, bằng khả năng thực sự, thậm chí bằng cả mồ hôi và nước mắt của mình. Nhưng trong xã hội cũng không ít kẻ làm giàu bất chính bằng sự lừa đảo, bằng những hành vi rất xảo quyệt. Kiểu làm giàu này vừa vi phạm pháp luật, vừa làm đồi bại các quan hệ xã hội, trái với đạo lý chắc chắn sẽ không bền, bởi nó không tránh khỏi sự lên án của xã hội hoặc sự trừng trị của pháp luật.
Dưới sự tác động của lợi ích, ngày nay một số quan niệm về chuẩn mực đạo đức cũng có sự thay đổi. Một số hành vi trước đây bị coi là phi đạo đức thì hiện nay, trở thành hành vi có đạo đức.
Ví dụ, nếu như trước đây, việc thuê lao động bị coi là hành vi bóc lột và vô nhân đạo, thì hiện nay, việc thuê mướn lao động mà người thuê và người được thuê đã thỏa thuận hợp lý, hợp tình về quyền lợi của nhau thì lại được coi là hành vi nhân đạo, bởi nó không những góp phần giúp xã hội tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, mà còn trực tiếp góp phần cải thiện đời sống cho người lao động, giúp họ thoát khỏi cảnh thất nghiệp, bần cùng…
Mối quan hệ giữa kinh doanh và đạo đức kinh doanh là mối quan hệ hữu cơ, mật thiết. Do vậy chúng ta cần phân tích và nhìn nhận một cách khoa học để phân biệt đúng, sai và để xây dựng những giá trị đạo đức mới, phù hợp và thích ứng với môi trường kinh doanh.
RANDOM_AVATAR
monghuyen
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 6 19/10/07 22:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VH QTKD: về Nghĩa và Lợi

Gửi bàigửi bởi Ng Giang Binh » Thứ 2 12/11/07 22:41

Vấn đề GS Trần Ngọc Thêm nêu ra để thảo luận là rất hay, cũng là dịp để nhìn lại văn hoá kinh doanh của người Việt mình. Phần thảo luận của các bạn cũng rất hay, giúp tôi hiểu thêm được nhiều điều. Tuy không thuộc lĩnh vực văn hoá quản trị kinh doanh nhưng nhân chuyện "quân tử", "tiểu nhân", tôi cũng xin nêu một vấn đề nhờ các bạn giải đáp giúp. Ấy là Trung Hoa cũng có một câu nói rất nổi tiếng mà người Việt mình ai cũng biết: "Quân tử nhất ngôn, tứ mã nan truy". [/i]"Tứ mã" ở đây được hiểu như thế nào và hình tượng "mã" có ý nghĩa gì trong văn hoá Trung Hoa?
Ng Giang Bình
RANDOM_AVATAR
Ng Giang Binh
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Chủ nhật 28/10/07 19:55
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VH QTKD: về Nghĩa và Lợi

Gửi bàigửi bởi TJM » Thứ 2 12/11/07 22:58

[justify]Luận Ngữ là sách sưu tập, ghi chép lại những lời dạy của Khổng Tử và những lời nói của người đương thời. Quyển sách mở ra cho người đọc tư tưởng triết học của Khổng Tử. Ông nhấn mạnh trên cá nhân và sự cai trị bằng đạo đức, sự chính xác của những mối quan hệ xã hội, sự công bằng và sự ngay thẳng. Trong Luận Ngữ, Khổng Tử có nói Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi. “Người quân tử hiểu rõ về Nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ về Lợi”.
Diễn đạt một cách khác thì câu nói của Khổng Tử muốn bàn rằng những người duy nhất hiểu rõ về Lợi là chỉ có thể là những kẻ tiểu nhân. Nhìn từ góc độ kinh doanh, những người hiểu rõ về Lợi là các thương gia. Như vậy, từ ý Khổng Tử suy ra thì thương gia chính là những kẻ tiểu nhân. Khổng Tử là người nước Lỗ, sống trong thời Xuân Thu, thời kỳ mà thương nghiệp được xem là riềng mối của quốc gia đến độ thương nhân trở thành một thứ công chức nhà nước (GS.TNT). Trong khi truyền thống văn hóa phương Bắc xem trọng thương nghiệp thì Khổng Tử lại đi ngược lại truyền thống ấy. Nhìn từ góc nhìn quản trị, Khổng Tử đặt nặng tính đạo đức, công bằng và ngay thẳng trong việc quản trị/cai trị, Quân tử dụ ư nghĩa, và điều này hoàn toàn đúng với mục tiêu bình ổn xã hội. Tuy nhiên, một xã hội không chỉ cần có sự bình ổn mà còn cần phải đi lên (ở cả khía cạnh vật chất lẫn tinh thần), cũng như tính tất yếu của vạn vật là phát triển, hướng đến một cái đích hoàn thiện. Muốn như vậy thì xã hội phải có thương nghiệp, vai trò của thương nhân phải được đề cao.

Nhìn từ góc độ quản trị kinh doanh, việc kinh doanh lâu dài không thể chỉ dựa vào những mối lợi trước mắt. Chỉ hiểu rõ lợi ích trước mắt thì không phải là một thương nhân chân chính. Điều hay là thương nhân là người hiểu rất rõ cái Lợi, rõ đến độ anh ta có thể nắm vững được cái Nghĩa trong tay để phục vụ cho cái Lợi của mình. Khi những mối quan hệ kinh doanh được cố kết không chỉ bằng những hợp đồng béo bở mà còn bằng chữ Tín, chữ Nghĩa thì mối quan hệ đó không cách nào bị lay chuyển. Như khi đối tác lâu dài của công ty có vấn đề về kinh tế, dẫn đến việc chậm thanh toán hợp đồng, với cái lợi trước mắt, thương nhân này có thể phạt hợp đồng đối tác của mình, nhưng với cái lợi lâu dài thì anh ta có thể gia hạn hợp đồng cho đối tác. Hay có chuyện rằng một hãng cung cấp thuốc lớn nổi danh về tiểu xảo kiện các hãng cùng ngành mới ra đời về việc vi phạm bằng sáng chế hay thương hiệu của họ nhằm đe dọa rồi tiêu diệt đối thủ cạnh tranh khi họ còn đang non nớt. Vì thế, có một hãng nhỏ quyết định một mặt lờ đi tất cả các thư cảnh cáo mà hãng lớn gửi mặt khác cho luật sư kiểm tra tính trung thực của các thư mà hãng lớn gửi cho họ và họ đã tìm ra được các chi tiết buộc tội thiếu trung thực trong những lá thư đó. Cuối cùng, khi hãng lớn kiện hãng nhỏ, hãng nhỏ thắng kiện và hãng lớn phải bồi thường 1 triệu đô la Mỹ. Ở đây, hãng lớn vì chưa hiểu rõ cái Lợi nên đã không giữ được cái Nghĩa trong kinh doanh, dẫn đến hậu quả như trên.
Chính vì vậy, Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi đối với tầng lớp thương nhân chân chính hoàn toàn không đúng để lột tả tính hai mặt của một vấn đề. Có nên chăng việc đặt lại góc nhìn cho khách quan hơn. Có thế ta mới thấy được rằng “Người quân tử hiểu rõ cả Nghĩa lẫn Lợi”.[/justify]
RANDOM_AVATAR
TJM
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 22:46
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hoá kinh doanh / Văn hoá Doanh nghiệp

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron