VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH Ở VIỆT NAM

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá kinh doanh, văn hoá quản trị trong kinh doanh, văn hoá doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp...

VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi CaoLy » Thứ 5 04/10/07 23:33

[center]Cân gian phải luyện hẳn hoi! [/center]

Nhớ thời các cô các má đi chợ, cứ hễ về đến nhà là lôi ngay mớ rau củ, thịt cá vừa mua được đặt ngay lên cân nhà mình xem tình hình thế nào. Nhớ rõ từng mặt hàng, trọng lượng, giá cả, món nào cân gian thì nhớ ngay đến mặt chủ. Hôm sau đi chợ đòi lại món nợ cũ, không thì cạch mặt cái ngữ cân gian ấy ra, chưa kể truyền miệng nhau kiểu phiên chợ làng, chợ chồm hổm thì kẻ cân gian có nước ế dài. Cả dặm đường mua bán từ Sài Gòn đến Hà Nội, tâm lý nghĩ bị người bán ăn bớt trọng lượng vẫn còn tồn tại. Nhất là các điểm bán trái cây, sản vật dọc đường cho khách đi xa. Những câu chuyện quanh quẩn một cân trái cây mua dọc đường đem về đến nhà ngót đi còn sáu lạng là chuyện thường tình.

Hết thời cân xách

Hình ảnh
Thời cân đồng hồ chưa phổ biến, khoảng những năm 80 cân xách được tận dụng mọi nơi, mọi chỗ. Nhất là các khu chợ làng, bất cứ gì cần đong đo đều được đưa lên đĩa bằng kim loại toòng teng ba sợi xích. Chỉ cần một cú lẩy tay, món hàng trở nên giác một tí, hay thiếu một tí là chuyện thường. Chính vậy, càng ngày cân xách càng gây mất tín nhiệm trong người tiêu dùng.

Cân xách nay tuy không còn được sử dụng nhiều, chủ yếu giới ve chai Nam Bắc, các nơi buôn bán ven đường… Bởi xài cân xách xem ra nhọc công và mất thời gian hơn so với cân đồng hồ. Cân đồng hồ lên ngôi, và cũng mất khoảng thời gian khá dài cân đồng hồ mới khẳng định được vị trí an toàn của mình. Khi cân đồng hồ ra thị trường, cân thiếu vẫn hoàn thiếu. Bởi cái cân được tháo hộp, điều chỉnh lò xo, một ký cân mất đi vài ba lạng là chuyện nhỏ. Đến nước, các nhà sản xuất phải chọn giải pháp an toàn cho thương hiệu của mình bằng việc niêm chì ở phần sau cân, tránh tình trạng “độ” lại lò xo điều chỉnh cân theo ý muốn.

Nhìn mặt để... cân gian

Có thời cân thiếu là chuyện khó tránh khỏi trong các phiên chợ, các bà nội trợ đi mua sắm còn tự trang bị cho mình cái cân móc nhỏ xíu. Mua món nào, người bán cân xong, lấy bửu bối ra so lại, đúng giá thì mua, không thì chuyển sang hàng khác. Nạn cân gian ít nhiều bị đẩy lùi, nhưng giới cân gian còn trò chọn mặt để bán, thường đánh vào các khách lạ, chứ khách quen đâu dám.

Chốn ăn nhậu quý ông cũng là nơi tập trung cân thiếu là thường, đang khi say xỉn, chẳng ai phân biệt được con cá, con tôm, cua ghẹ nặng bao nhiêu, chỉ biết khi đem ra bàn thấy ít quá, có nói cũng huề, chửi đổng vài câu cho qua chuyện là xong.

Kỹ năng ngón tay cái

Để đạt được trình độ cân thiếu không đơn giản, cũng phải qua luyện tập hẳn hoi mới có đủ kỹ năng thâm hậu làm hài lòng khách hàng. Một lần đi chợ cùng vợ, anh bạn trố mắt ngạc nhiên khi thấy cô bán thịt hễ hỏi ai cần mua bao nhiêu tiền, trọng lượng bao nhiêu, chỉ một nhát dao xẻo vèo, thảy lên cân xách đong đưa là đúng y chuẩn theo yêu cầu. Hoá ra mọi nguyên tắc của chiếc cân xách nằm ở ngón tay cái đeo khoen móc của cân xách. Chỉ một cú lẩy nhẹ, nhịp nhàng lên hoặc xuống theo cán cân là điều chỉnh ngay được trọng lượng theo ý muốn.

Những lái buôn trái cây như chôm chôm, bơ, sầu riêng vùng Long Khánh vẫn thường sử dụng cân xách đo trọng lượng. Kỹ thuật gánh cân, đẩy quả tạ ra vào nhanh chậm, lẩy cán cân cao thấp sao cho nhịp nhàng, mỗi cú cân phải dôi ra dăm ba ký là cả quá trình luyện tập đem lại lợi nhuận.

Anh bạn đồng nghiệp kể hồi nhỏ theo bác bán thịt heo ngoài chợ, anh bảo mỗi khi vắng khách, bà bác thường lấy cân xách ra treo tay luyện cân, vừa luyện vừa lẩm nhẩm: bốn lạng – cân xoạch một phát miếng thịt đúng bốn lạng. Cũng với miếng thịt y chang, lại xoạch một phát: năm lạng. Mỗi cú cân đều khác nhau theo đúng trọng lượng mong muốn, anh bạn cũng thử đi thử lại học nghề nhưng cân hoài (tuy mỗi lần cân trọng lượng có xê dịch) nhưng lại chưa theo đúng ý muốn. Anh bạn kết luận, điều chỉnh cân xách theo ý có lợi thật chẳng đơn giản, cũng phải luyện hẳn hoi chứ chẳng chơi.

Lề đường cân thiếu

Nỗi ám ảnh cân điêu nay không còn nhiều, chợ búa khắp nơi không còn sử dụng cân xách thường xuyên như xưa nữa. Chưa kể phần nhiều dân nội trợ trẻ ưa mua sắm siêu thị vừa vệ sinh, cân ký cũng an toàn hơn đi chợ. Một chị bạn khi nghe đề cập chuyện cân gian bảo cần gì phải tính cân, nhất là chuyện mua trái cây, cần loại gì cứ kêu họ tính bao nhiêu tiền một ký, đem lên cân xem được bao nhiêu rồi áng chừng tính tiền. Thấy cân có vẻ đủ thì tính ký mà trả, không thì cứ mua theo mớ, mua theo trái quy ra tiền đếm tới. Làm thế khỏi sợ bị chuyện cân gian, chứ kỳ kèo trả giá cho đã, đến khi mua về xem lại thấy cân thiếu, còn mắc quá tội giá ban đầu. Nhiều chỗ bán trái cây cũng quen với tình hình khách hàng, như khu bán táo đầu đường Tân Sơn ở Tân Bình của các anh chị xe đẩy đến từ Hà Tây. Khách cặp lề hỏi mua được tiếp thị thẳng thừng với giá bao nhiêu một cân, nếu không thích cân ký thì bao nhiêu tiền một chục, khách mua kiểu gì bán kiểu đó.

Những xe đẩy trái cây lề đường rao bán hẳn hoi, có chỗ cân đồng hồ, một số chỗ hiếm hoi vẫn xài cân xách, chứng kiến nhiều cuộc kỳ kèo trả giá đã đời, câu cuối cùng chốt lại trước khi mua hàng: “cân có đúng không đấy?” Nhiều tay bán hàng bực mình phang thẳng: “Trả giá kiểu đấy cân đúng sao được”. Nếu khách cứ im im mua về, cân thấy thiếu đem ra đổi chủ cười huề xu: Giá bèo phải cân kiểu đó mới lời được, cân ngay bán ngay với giá ấy có mà lỗ vốn à. Đành huề cả làng thôi chứ biết làm sao.

Ra Hà Nội ngay đợt mùa trái vải rộ tháng 7 vừa qua, những xe đẩy đưa vải khắp hang cùng ngõ hẻm. Ngày nào ra khỏi cửa ban sáng cũng chạm trán chị bán vải quen thuộc mời mua. Hôm mua làm quen, quẳng lên bàn cân đồng hồ 2,8kg vải, chị chỉ tính tiền 2kg rồi không giấu giếm cân của chị là cân điêu. Rõ đến khổ, nghĩ đến những kẻ lạ sẽ bị bóp cổ toi vài lạng vải mỗi khi mua được ký vải giá hời so với chợ được ngàn rưỡi, hai ngàn. Bàn chuyện cân gian bán lận, dân cân thiếu lại viện câu lý giải muôn thuở: Tiền nào của nấy thôi mà, có gì đâu mà lạ.

[right]Lam Phong
Nguồn: Sài Gòn tiếp thị, 9-9-2007[/right]
RANDOM_AVATAR
CaoLy
 
Bài viết: 18
Ngày tham gia: Thứ 3 05/06/07 20:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Văn hoá Kinh doanh Việt Nam

Gửi bàigửi bởi pham thi bich hang » Thứ 2 05/11/07 17:20

“KINH DOANH CHỢ” Ở VIỆT NAM THỜI HIỆN ĐẠI
Trong thời kinh tế thị trường, mức sống không “bèo” như thuở xa xưa, đô thị mọc lên những siêu thị hiện đại, nhưng ở vùng nửa quê, nửa tỉnh lại khác, mà Biên Hoà là một điển hình. TP. này đã hình thành và tồn tại gần 20 năm nay, mà chỉ có duy nhất một chi nhánh siêu thị Coop-mart vừa khai trương hôm mùng 7.7.2007.
Lần theo dấu chân những người bản xứ đi mua sắm trong những ngày siêu thị tưng bừng khuyến mãi nhân dịp khai trương, các bà nội trợ tay nhấc cái này, mắt liếc cái kia và luôn miệng lẩm bẩm : khuyến mãi rồi mà vẫn đắt hơn ở chợ…
Dần dần, khách đến siêu thị chỉ là những người đi xe hơi, còn các bà nội trợ bản xứ lại tiếp tục hành trình mua sắm ở chợ…
Chợ ở TP. Biên Hoà rất nhiều, chợ xây kiên cố có, chợ xổm có, và những xe đẩy hàng rong cũng có… người ra chợ nhộn nhịp vào hai cữ : từ 3 giờ sáng đến hơn 8 giờ, hoặc từ 4 giờ chiều đến 6 giờ. Đi chợ hơn 9 giờ sáng đã được xem là chợ trưa, và các thương nhân cuẩn bị dẹp hàng, Còn đi chợ vào khoảng 3 giờ chiều thì gọi là chợ sớm vì mới chỉ có 5 -7 hàng được dọn ra…Nhưng chợ thời hiện đại cũng đầy dẫy những kiểu “móc túi” truyền thống và cả những kiểu “móc túi” hiện đại.
1.Từ những cách móc túi bằng cân giạn
Cứ tưởng ngày xưa mới có cân gian, nhưng ngày nay cân gian càng nhiều hơn. Người ta không chỉ cân gian với người lạ, mà người quen cũng không từ, nhưng bằng một cách thức hết sức khôn khéo. Khi đã thuận mua vừa bán, “nhà kinh doanh chợ” khéo léo đặt hàng lên cân. Chiếc cân đồng hồ hẳn hoi, nhưng chỉ cần một cái quệt tay là đã thiếu hụt kha khá rồi. Để trấn an lòng khách, bà chủ hàng khôn khéo thêm vào món hàng một chút kèm theo một câu “dư rồi đấy”, mà thật ra kể cả cái “chút” vừa ném vào ấy vẫn chưa đủ cân. Nhưng trong giai đoạn mà “thời giờ là vàng bạc” thì đâu mấy ai cẩn thận như các bà nội trợ xa xưa, khách hàng ngày nay mua xong rồi đi có mấy ai thiết tha với chuyện cân lại.
2.Đến kỹ thuật tráo hàng
Nói về kỹ thuật này thì phải tôn một số thương nhân ở chợ Bà Rịa là “sư phụ”. Phần lớn khách đến mua hàng ở đây là người thành phố, tiện dịp du lịch Vũng Tàu hay Long Hải ghé qua để sắm quà hải sản cho người thân hay bạn bè ở nhà. Khi có một xe khách vào chợ, các thương nhân ra sức chèo kéo, những thúng và giỏ cá mực, cá khô, tôm khô…hết sức đẹp mắt và thơm ngon. Khi khách đã ngã giá xong, thì đến khâu chọn hàng, khách cũng được chọn lựa thoải mái, thậm chí những người bán cũng chung tay chọn phụ, mà những con cá họ cầm lên rất bắt mắt. Đến phần cân hàng thì thủ thuật được trình diễn khá ngoạn mục, túi hàng lúc thì được bà chủ kêu dư, lấy bớt ra, khi thì còn thiếu một tí, cần thêm vào. Những lúc “bớt ra hay thêm vào ấy” cũng là lúc túi hàng được nhấc khỏi cân, đưa vào dưới gầm bàn, khuất mắt khách hàng một chút rồi lại đưa lên ngay... sau đó túi hàng được trao cho khách.
Tuy nhiên, khi về đến nhà, mở gói hàng ra mới thấy một mùi khó tả và những con cá ngon lành đã nhường chỗ cho những con cá vừa mốc vừa hôi. Hỏi thăm bạn bè cùng chuyến xe thì mới vỡ lẽ “mình không phải là nạn nhân duy nhất”. Âu cũng bởi vì người ta “lanh tay” mà mình không “lẹ mắt” nên đành chịu.
3.Và cách thức “móc túi” người quen
Tâm lý thường tình khi ra chợ ai cũng muốn mua hàng của người quen cho an tâm, vừa không lo hàng dzổm, mà lại được giá “nới” một chút… Tuy nhiên, thực tế chưa chắc đã như thế.
Lần đầu tiên đi chợ, trước khi mua tôi cũng đi dọ giá cho biết vì sợ mua “hớ”. Sau đó tôi chợt gặp một người quen bán hàng trong chợ, người ấy mời mua hàng và tôi ghé vào chọn mua một số thứ. Lúc tính tiền thì người ấy tính giá rẻ hơn những tiệm khác. Vui mừng vì “biết chỗ” mua hàng. Tôi định bụng khi cần mua gì thì sẽ đến cửa hàng đó. Những lần mua hàng tiếp theo, tôi vẫn yên tâm rằng họ sẽ tính giá phải chăng nên khi họ cứ nói bao nhiêu tôi trả bấy nhiêu. Một lần tình cờ vừa mua hàng xong, tôi tạt ra hàng khác mua ít đồ ăn nữa, bên cạnh hàng thịt cũng là một tiệm tạp hoá. Tôi thử hỏi giá một số món hàng quen thuộc thường mua thì mới ngỡ ngàng khi thấy giá ở đây rẻ hơn chỗ người quen mà tôi vẫn mua. Để kiểm chứng lại, tôi ghé vào một số tiệm khác, thì quả nhiên họ cũng bán một giá như thế, chỉ có tôi là mua hàng người quen với giá cao hơn.
Hơi bực mình vì chuyện bị lừa, tôi về kể cho cô em nghe thì cô ấy cười : “thời buổi này càng quen càng bị chém chị ạ”. Với một người ít đi chợ như tôi thì “triết lý kinh doanh” kiểu này làm sao tôi biết được.
Phạm Thị Bích Hằng, K7
RANDOM_AVATAR
pham thi bich hang
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 6 06/07/07 7:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Xây dựng VH doanh nghiệp như vậy được chửa?

Gửi bàigửi bởi ngungudainguyensoai » Thứ 4 07/11/07 18:09

Bữa qua, tui có việc đi qua VCB vào buổi trưa. Thấy chị em bên VCB họp... chợ vui quá nên nhanh tay chộp vài kiểu ảnh. Hỏi ra mới biết nguyên nhân là do Ban lanh dao VCB muốn xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp nên đã cấm tuyệt đối (xin dân luật đừng có chửi tui về cách dùng từ này nhe - đã cấm là cấm chứ sao lại có cấm tuyệt đối, nhưng dùng như vậy mới đúng tui là dân VN chính cống. hehheh) nhân viên mang đồ ăn đến nơi làm việc. Vậy là toàn bộ nv VCB ra ngoài ăn (trước kia là đặt cơm hộp mang tới văn phòng) và cái chợ vỉa hè o VCB xuất hiện.
Tui hết ý kiến bình luận. Vậy bro hãy thảo luận cho biết ý kiến của mình nhé

Hình ảnh
Vui quá nè

Hình ảnh
Nếu văn phòng của bạn nào ở gần thì hãy thăm quan nhe

Hình ảnh
Nếu tui thất nghiệp, tui sẽ ra đấy bán hàng rong
Tôi trang trọng thề rằng: Tôi vô tích sự !
(Trích: Harry Porter)
RANDOM_AVATAR
ngungudainguyensoai
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 03/10/07 21:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Xây dựng VH doanh nghiệp như vậy được chửa?

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 5 08/11/07 20:45

ngungudainguyensoai đã viết:Nếu tui thất nghiệp, tui sẽ ra đấy bán hàng rong

Cho iem địa chỉ, iem ké một chỗ, anh Hai.
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Xây dựng VH doanh nghiệp như vậy được chửa?

Gửi bàigửi bởi QUYPIG » Thứ 6 09/11/07 20:57

May mà ngungudainguyesoai (bo cua con em) không ở Hà Nội, nên không có dịp đi qua Toà nhà Thành Công Tower - Láng Hạ, nếu không chắc mình đã có mặt trong mục này rùi. Mình và một số chị em trong văn phòng thường xuyên cắt cơm hộp buổi trưa để ra buôn bán ở vỉa hè thế này. Rất thú vị.

Văn hoá doanh nghiệp – còn phải bàn đến muôn thuở. Xin được kể một câu chuyện thế này:

Cách đây không lâu, tôi đến lập tài khoản ở ngân hàng Đông Á. Làm thủ tục cho tôi là một nữ nhân viên trẻ trung, xinh đẹp. Chỉ ghi mấy giấy tờ xác nhận, nhưng tôi ngồi đợi đến hơn 30 phút vẫn chưa xong. Ở chỗ làm thủ tục, lúc đó chỉ có mình tôi là khách hàng. Tôi sốt ruột ngó qua khung kính thì thấy chị đang chát say sưa, còn đống giấy tờ của tôi vẫn chưa có chữ nào. Tôi nhẹ nhàng nói với chị “Làm ơn xem giúp em với chị ơi”. Chị vẫn không ngừng chát. Tôi cố đợi 5 phút nữa, rồi lại nhắc. Chị ngẩng đầu lên nói gắt gỏng “Làm gì mà rối lên thế, còn phải xem giấy tờ chứ”.


Không phải khách hàng là thưọng đế, mà nhân viên là thưọng đế rùi…Thượng đế đang bận chát, thì khách hàng cứ ngồi đợi nhé.

Có rất nhiều siêu thị, nhiều cửa hàng…mà tôi chỉ bước vào mua lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất, rồi một “đi không muốn trở lại”, bởi thượng đế ở đó khó tính quá, thần dân tôi không chịu nổi.

Nhắn nhủ tới ngungudainguyensoai: anh ơi, em cũng muốn đi bán hàng rong …có văn hoá. Anh cho em theo với. :roll: :roll:
RANDOM_AVATAR
QUYPIG
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 31/10/07 14:43
Đến từ: Hà Ná»™i
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ KINH DOANH Ở VIỆT NAM. Gui di Quy

Gửi bàigửi bởi ngungudainguyensoai » Thứ 6 09/11/07 21:38

Tui thấy hạnh phúc quá trời vì có người xin đi theo bán hàng rong.(Hic, đề về xin phép mẹ nó đã)
Cam on di Quy
thay mặt cho nhiều member ở Sài Gòn, cảm ơn di Quy da tham gia diễn đàn mặc dù tít ngoài thủ đô HN. Rất mong nhận được nhiều bài viết của dì (nhất là những bài viết mang tính địa phương ngoài HN).
Tôi trang trọng thề rằng: Tôi vô tích sự !
(Trích: Harry Porter)
RANDOM_AVATAR
ngungudainguyensoai
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 03/10/07 21:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ KINH DOANH Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi ngungudainguyensoai » Thứ 2 12/11/07 12:20

hic, qua chủ nhật, làm xe ôm cho "đại ca" của tôi đi siêu thị, bắt gặp một hình ảnh rất tình tứ của một đôi bạn. Không biết doanh nghiêp này training nhân viên thế nào nhưng thế nay thì ... pótay.com.
Xin góp thêm vào chủ đề Xây dựng văn hóa doanh nghiệp ....


Hình ảnh
Tôi trang trọng thề rằng: Tôi vô tích sự !
(Trích: Harry Porter)
RANDOM_AVATAR
ngungudainguyensoai
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 03/10/07 21:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

VĂN HOÁ KINH DOANH Ở VIỆT NAM-2

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Thứ 2 12/11/07 23:37

VN: "Kém phát triển" hay "thu nhập thấp"?

"Kém phát triển" không chỉ bao gồm "thu nhập thấp" mà còn bao gồm chỉ số phát triển con người thấp và kết cấu hạ tầng cơ sở yếu kém, trong khi "đang phát triển có thu nhập thấp" thì hai nội dung sau đã thuộc diện "đang phát triển"- tức là ở mức cao hơn "kém phát triển".

Trong Dự thảo Báo cáo chính trị, Trung ương đã đưa ra mục tiêu và phương hướng tổng quát 5 năm 2006-2010 là "Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển". Trong dự thảo Báo cáo phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2006-2010, Trung ương cũng đã đưa ra nhiệm vụ chủ yếu là "Sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng của nước đang phát triển có thu nhập thấp". Giữa "kém phát triển" và "đang phát triển có thu nhập thấp" chỉ có một nội dung giống nhau là "thu nhập thấp", còn khác nhau ở một số nội dung khác.

"Kém phát triển" không chỉ bao gồm "thu nhập thấp" mà còn bao gồm chỉ số phát triển con người thấp và kết cấu hạ tầng cơ sở yếu kém, trong khi "đang phát triển có thu nhập thấp" thì hai nội dung sau đã thuộc diện "đang phát triển"- tức là ở mức cao hơn "kém phát triển".

Vậy đất nước ta hiện nay thuộc "nước kém phát triển" hay "nước đang phát triển có thu nhập thấp"?

GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái thực tế mặc dù đã tăng khá qua các năm (năm 1995 mới đạt khoảng 289 USD, năm 2005 đạt khoảng 637 USD), nhưng nước ta vẫn thuộc nhóm nước kém phát triển theo phân loại thu nhập của Liên hợp quốc, còn đứng thứ 7 trong 11 nước ở khu vực Đông Nam Á, đứng thứ 37 trong 48 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á; đứng thứ 143 trong 186 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

GDP bình quân đầu người nếu tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương đương, mặc dù cũng đã tăng khá qua các năm (năm 1995 đạt 1.236 USD, năm 2005 đạt trên 2.700 USD), nhưng quy mô tuyệt đối và thứ hạng vẫn còn thấp.

Về quy mô tuyệt đối, GDP bình quân đầu người của Việt Nam mới bằng 61,6% mức bình quân của khu vực Đông Nam Á. Trong 177 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có số liệu so sánh, Việt Nam còn đứng thứ 125; trong 46 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á, Việt Nam còn đứng thứ 35; trong 11 nước khu vực Đông Nam Á, Việt Nam còn đứng thứ 7.

Chỉ số phát triển con người (HDI) tuy đã gia tăng và xếp hạng cao hơn thứ bậc về GDP bình quân đầu người nhưng vẫn còn thấp, mới đạt 0,691, còn đứng thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á, thứ 28 ở châu Á và thứ 108 trên thế giới. Trong ba bộ phận cấu thành HDI, ngoài GDP bình quân đầu người như đã nói, còn có hai bộ phận khác là chăm sóc sức khoẻ và giáo dục. Hai bộ phận này tuy đạt được những kết quả tích cực nhưng cũng còn nhiều vấn đề đáng quan tâm.

Tuổi thọ bình quân của Việt Nam hiện đứng thứ 87 trên thế giới, cao hơn thứ hạng về GDP bình quân đầu người, nhưng công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân còn nhiều hạn chế, bất cập. Việc người nghèo tiếp cận và sử dựng các dịch vụ y tế còn nhiều khó khăn. Vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ...

Chỉ số giáo dục tuy đạt cao nhất trong ba bộ phận, nhưng đó là về số lượng. Còn chất lượng giáo dục và đào tạo còn nhiều yếu kém. Chương trình, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nề, không hợp lý. Việc xã hội hoá giáo dục được thực hiện chậm, thiếu đồng bộ. Những hiện tượng tiêu cực, bệnh thành tích... kéo dài, chậm khắc phục. Công tác giáo dục ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn, chất lượng còn thấp. Chưa quan tâm đúng mức phát triển giáo dục và đào tạo ở đồng bằng sông Cửu Long, để giáo dục và đào tạo của vùng này tụt hậu kéo dài so với các vùng trong cả nước.

Về kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Tuy đã cố gắng đầu tư, nhưng kết cấu hạ tầng vẫn còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu, làm chậm sự phát triển kinh tế- xã hội...

Như vậy, nước ta vẫn còn là "nước kém phát triển", chứ chưa phải là "nước đang phát triển có thu nhập thấp", mặc dù thu nhập thấp là mặt kém phát triển nhất trong ba bộ phận cấu thành trong cụm từ "nước kém phát triển". Nói cách khác, cần có sự đánh giá đầy đủ và thống nhất, để một mặt phải có nỗ lực cao hơn nữa mới đạt được; mặt khác để tránh chủ quan thoả mãn, bởi chủ quan thoả mãn là kẻ thù của phát triển.

*
Minh Huệ (Nông thôn ngày nay)
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

""Tích cực trong thụ động" khiến giới đầu tư bất ổn

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Thứ 2 12/11/07 23:45

Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2005 do Phòng thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) công bố đã làm không ít người giật mình.

Sẽ tiếp tục giật mình nếu liên hệ các vị trí trong bảng xếp hạng với hiệu quả điều hành chính sách kinh tế địa phương của các tỉnh, thành phố. Ông Nguyễn Đình Cung - Trưởng Ban nghiên cứu chính sách vĩ mô (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế TW) đã có cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.



Ông có suy nghĩ gì khi VCCI và VNCI công bố Danh sách xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2005?


- Trước hết, phải hiểu đúng nghĩa của cụm từ "năng lực cạnh tranh cấp tỉnh". Cụm từ được hiểu là chỉ số đo lường hiệu quả, hiệu năng của hoạt động điều hành chính sách kinh tế của chính quyền các địa phương. Chỉ số này loại bỏ các yếu tố tự nhiên, xã hội có thể làm cho địa phương này có lợi thế hơn địa phương khác trong phát triển kinh tế.

Như thế, các địa phương đều có cơ hội cạnh tranh ngang nhau trước các chính sách điều hành kinh tế của Nhà nước. Việc địa phương ở vị trí nào trong bảng xếp hạng chính là thước đo năng lực và thể hiện một cách chân thực cách nhìn nhận, tư duy và phương pháp điều hành của bộ máy lãnh đạo từng địa phương. Nói cách khác, đây là câu trả lời của DN và nhà đầu tư trước cung cách quản lý, điều hành chính sách kinh tế của chính quyền địa phương. "Suy nghĩ gì?" câu hỏi này nên để lãnh đạo các địa phương trả lời.



Ông có bình luận gì về vị trí xếp hạng của Bình Dương và Hà Tây trong bảng danh sách năm 2005?

- Đây không phải là lần đầu Bình Dương dẫn đầu và Hà Tây ở vị trí "đội sổ" trong bảng xếp hạng. Ngay từ những lần công bố kết quả các năm trước, giới chuyên môn đã lý giải rồi. Tuy nhiên, tôi có thể nói, cách làm của Bình Dương là "tích cực trong chủ động" và không riêng gì Hà Tây mà phần lớn chính quyền các địa phương, đã và đang điều hành kinh tế theo kiểu "tích cực trong thụ động".

Kết quả của hai cách làm này là hoàn toàn trái ngược nhau. Nếu ở cách thứ nhất mang lại hiệu quả cao, có tác dụng lan toả, bền vững, thì cách thứ hai luôn tiềm ẩn sự bất ổn, mà dư chấn của nó thì giới đầu tư và DN là nhạy cảm nhất.


Ông có thể phân tích sâu hơn hai khái niệm "tích cực trong chủ động" và "tích cực trong thụ động"?

- Đây là hai hình thức đối lập nhau trong cách nhìn nhận, tư duy và thực tế điều hành kinh tế của các địa phương. Ở đây, tôi nói về cách thứ hai và đối lập với nó chính là "tích cực trong chủ động". Thực tế là không địa phương nào thiếu kế hoạch và chính sách tạo điều kiện thông thoáng, hấp dẫn cho hoạt động đầu tư kinh doanh tại địa phương. Cùng với các kế hoạch, chính sách ấy là hàng loạt các văn bản liên quan.

Việc soạn thảo, ban hành văn bản chính sách chính là sự tích cực của bộ máy chính quyền, nhưng do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là chủ quan, làm cho khoảng cách giữa kế hoạch và thực tiễn điều hành quá xa nhau. Không ít địa phương đưa ra chính sách ưu đãi, khuyến khích "rất hấp dẫn" và... ngồi đợi. Họ cho rằng thế là đủ mà không quan tâm xem ai đến và đến như thế nào. Thậm chí, cho rằng DN, nhà đầu tư nào có mong muốn, "có vấn đề" thì đến và chính quyền sẽ giải quyết.

Chính cách tư duy này, vô hình chung, đã tạo ra rào cản các DN tiếp cận thị trường địa phương. Để biến một ý tưởng kinh doanh thành hiện thực, thì các bước phải có là: thành lập DN, tìm địa điểm kinh doanh; xây trụ sở nhà xưởng và xin các loại giấy phép. Tương đương với các công việc này là các thủ tục hành chính. Đăng ký kinh doanh; khắc dấu; cấp mã số thuế và mua hoá đơn; mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng; có địa điểm đặt trụ sở hoặc nhà xưởng; xây dựng nhà xưởng... Tất cả đều phải qua cơ quan công quyền.

Nếu chính quyền không chủ động tháo gỡ khó khăn cho DN và nhà đầu tư, thì kết quả tất yếu là họ sẽ... "đi nơi khác làm ăn". Đây là cách điều hành "tích cực trong thụ động". Với cách điều hành như hiện nay thì còn rất lâu nữa chúng ta mới tới đích.


Vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã "thổi còi" 31 địa phương và phần lớn các địa phương này đều có vị trí rất "khiêm tốn" trong bảng xếp hạng. Ông có cho rằng đây là điều bất bình thường?

- Hoàn toàn không. Qua các nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm trên thế giới từ thập kỷ 70 và ở nước ta thời gian qua, giới kinh tế đã kết luận: Những ưu đãi, đặc biệt là ưu đãi về thuế, không những không có tác dụng tích cực trong huy động vốn đầu tư hiệu quả và bền vững, mà trái lại, nó tạo ra những bất hợp lý trong phân bổ nguồn lực, làm thất thoát nguồn thu ngân sách và nghiêm trọng hơn, làm biến dạng môi trường đầu tư.

Một nghiên cứu mới đây của chúng tôi cho thấy. Cứ 10 đồng vốn đầu tư huy động được theo cơ chế ưu đãi thì Nhà nước đã chi mất 7 đồng. Cũng theo khảo sát, các DN và nhà đầu tư khẳng định rằng; họ đầu tư ở một địa phương không phải vì ở đó có nhiều ưu đãi, mà chính là môi trường kinh doanh, đầu tư ở đó đảm bảo sẽ có lãi, hoặc ít nhất khi gặp "vấn đề" thì sẽ được chính quyền giải quyết một cách tích cực, chủ động và minh bạch.


Để có được sự tăng trưởng bền vững trong năng lực cạnh tranh của các địa phương và cả nước, chính quyền các địa phương phải làm gì, thưa ông?

- Chìa khoá quyết định cho sự hấp dẫn hay không của môi trường đầu tư là phương pháp luận trong điều hành của chính quyền nơi đó. Như vậy, chính quyền phải thấy được rằng, lợi ích của bộ máy chính quyền nằm trong lợi ích chung của địa phương, phải tạo điều kiện để DN, nhà đầu tư giảm thiểu các chi phí như giảm chi phí tiếp cận đất đai, chi phí thời gian và đặc biệt là các khoản chi không chính thức... Đây là mối quan tâm của các nhà đầu tư, nó quyết định việc nhà đầu tư có hay không bỏ vốn đầu tư vào một địa phương.


- Xin cảm ơn ông!

* Theo Thương Mại
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VĂN HOÁ KINH DOANH Ở VIỆT NAM

Gửi bàigửi bởi QUYPIG » Thứ 3 13/11/07 13:40

Họ training nhân viên: ngồi tại bàn, ngủ tại bàn...để khách hàng vào tận bàn khám phá 8O 8O ...bí quyết gia vị của công tỵ
RANDOM_AVATAR
QUYPIG
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 4 31/10/07 14:43
Đến từ: Hà Ná»™i
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hoá kinh doanh / Văn hoá Doanh nghiệp

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron