VHQTKD BÀN VỀ NGHĨA VÀ LỢI QUA CÂU NÓI CỦA KHỔNG TỬ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá kinh doanh, văn hoá quản trị trong kinh doanh, văn hoá doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp...

VHQTKD BÀN VỀ NGHĨA VÀ LỢI QUA CÂU NÓI CỦA KHỔNG TỬ

Gửi bàigửi bởi VANROT » Thứ 5 15/11/07 12:23

[justify]Luận ngữ là một trong bốn quyển sách nằm trong bộ Tứ Thư: Đại Học, Trung Dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử. Đây là quyển sách do các học trò của Khổng Tử sưu tầm, ghi chép lại những lời nói, những mẫu chuyện của Ngài khuyên dạy các học trò, hoặc người đương thời về nhiều vấn đề: Luân lí, Triết học, Chính trị, Học thuật). Sách Luận Ngữ có thể cho là quyển sách dạy đạo làm người quân tử một cách thực tiễn nhất, và mô tả tính tình, cử chỉ, đức độ của đức Khổng Tử, như phác họa một mẫu mực hoạt động cho người đời sau noi theo. Sách này cho ta biết được nhiều câu cách ngôn xác đáng về đạo người quân tử.
Trong Luận ngữ, Khổng Tử có nói rằng: “quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi”. Nguyễn Hiến Lê dịch là: “ người quân tử hiểu rõ về Nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ về Lợi”.[/justify]
Câu nói trên của Ngài Khổng Tử xuất phát từ xã hội thực tế lúc bấy giờ: chiến tranh loạn lạc, đạo đức con người suy đồi, tôn ti trật tự trên dưới bị đảo lộn, người trên dạy người dưới không nghe; ngược lại, người bên dưới nói người bên trên cũng không nghe: vua- quan, cha- con, chồng- vợ. Chính vì muốn cho xã hội đi vào ổn định, Khổng tử đã đề cao khía cạnh đạo đức (Nghĩa), và xem thường khía cạnh vật chất (Lợi). Do vậy, theo Khổng Tử, người hiểu và thực hiện được khía cạnh đạo Đức (Nghĩa) này thì chỉ có người Quân tử; người chỉ lo suy tư, tìm kiếm Lợi lộc thì là người tiểu nhân. Người tiểu nhân là người bị khinh rẻ trong xã hội (dưới cách nhìn của Nho gia). Theo Khổng Tử, chính vì Lợi mà mọi người dùng thủ đoạn, mưu mô tranh nhau, giết nhau để có được nó. Do vậy, mà làm cho xã hội Xuân Thu chiến quốc vốn đã rối loạn thì càng rối loạn thêm. Do đó, Khổng Tử xem thường Lợi, chú trọng đạo đức (Nghĩa). Mục đích của Ngài là nhằm xây dựng xã hội đương thời an bình, con người sống thật lòng, có tình với nhau.
Dưới cách nhìn của nhà quản trị kinh doanh thì câu nói trên của Khổng Tử, theo tôi nó vừa có điểm lạc hậu, và có điểm vẫn còn giá trị.
Chúng ta biết rằng, mục đích của nhà kinh doanh là tạo ra lợi nhuận. Lợi nhuận càng nhiều thì càng tốt cho Công ty, cơ quan, xí nghiệp của nhà kinh doanh. Nhà quản trị kinh doanh phải có chính sách hoặch định để làm cho lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, phát triển ổn định đều đều... Như vậy, nhà quản trị kinh doanh này, được người ta nhìn nhận, đánh giá là nhà kinh doanh giỏi, thành đạt. Nếu một nhà quản trị kinh doanh giỏi ăn nên làm ra, hai nhà quản trị kinh doanh giỏi, nhiều người quản trị kinh doanh giỏi nhất định sẽ nên một quốc gia giàu mạnh. Một khi kinh tế giàu mạnh sẽ thúc đẩy hàng loạt các mặt khác cũng phát triển theo: văn hóa, quốc phòng, khoa học, vị thế trên trường quốc tế được nâng cao… Nhìn trên thế giới, chúng ta thấy các nước có nền kinh tế mạnh: Mỹ, Nhật, Hàn, Anh, Pháp, Đức… thường tiếng nói của họ có giá trị, chi phối các nước nghèo khác. Nếu chúng ta xét câu nói trên của Khổng Tử trong trường hợp này thì nó không phù hợp, không có giá trị. Do vậy, trong trường hợp phân tích này, nếu có ai cho cá nhân tôi nói thì tôi có thể nói ngược lại với Khổng Tử: “ người quân tử hiểu rõ về Lợi, người tiểu nhân hiểu rõ về Nghĩa”.
Trên thực tế, nếu xét bề sâu của việc tạo ra lợi nhuận, nhà quản trị kinh doanh giỏi phải biết dựa vào rất nhiều yếu tố: nắm bắt thị trường, phải biết nắm bắt cơ hội tốt, có khi phải gian dối, mánh khóe trong kinh doanh…để hoạch định, định hướng cho công việc kinh doanh hiệu quả. Sự gian dối, mánh khóe ở đây dưới mức độ luật pháp có thể chấp nhận được, đối tác kinh doanh có thể chấp nhận được (lợi mình và lợi người). Tóm lại, trong kinh doanh, theo tôi, chúng ta chú trọng đến khía cạnh lợi nhuận thì chắc chắn rằng khía cạnh đạo đức( Nghĩa) sẽ không được xem trọng.
Tôi ví dụ rằng: hiện nay các nước giàu có luôn luôn đi tìm những nước nghèo có nhân công lao động đông, tiền lương thấp, chính phủ của những nước nghèo này phải có chính sách ưu đãi trong việc đầu tư kinh doanh… Các công ty của những nước giàu này, luôn miệng nói rằng, họ đến để giúp đỡ chuyển giao công nghệ, tạo công ăn việc làm cho người dân ở các nước nghèo… Trên thực tế, các nước giàu vào các nước nghèo đầu tư đã giúp cho các nước nghèo giải quyết được một số vấn đề kinh tế: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, tăng thu ngân sách nhà nước…Nếu chúng ta xét ở bề sâu của vấn đề kinh doanh về lâu dài thì khía cạnh đạo đức bị phớt lờ đến nguy hiểm. Trên thực tế, các công ty ở những nước giàu vào các nước nghèo đầu tư kinh doanh, họ không có chuyển giao công nghệ gì mà chỉ đem những thiết bị lỗi thời ở các nước họ đến để xây dựng kinh doanh sản xuất. Chính điều này đã để lại hậu quả ô nhiễm môi trường trầm trọng, nhiều bệnh nguy hiểm xuất hiện trong cuộc sống người dân… Vấn đề của hậu quả ô nhiễm này, gian dối trong lời hứa kinh doanh, chính phủ ở các nước nghèo có biết không? Các nhà kinh doanh ở các nước giàu có biết không? Tôi chắc chắn rằng tất cả ai ai cũng biết. Đã biết sao vẫn chấp nhận? rõ ràng là vì lợi nhuận trước mắt ( lợi mình: nhà kinh doanh và lợi người: nước được ầu tư kinh doanh) mà chấp nhận bỏ qua khía cạnh đạo đức (Nghĩa). Do đó, nếu nhìn nhận câu nói trên của Khổng Tử thì ta thấy câu nói ấy vẫn còn có giá trị, rất ống đông.
Tóm Lại:
Đạo đức là khía cạnh tìm cầu của nhân loại muôn đời. Nếu xét về thời gian thì giá trị của lợi nhuận có thể tồn tại trong một thời gian có giới hạn, còn đạo đức tồn tại mãi mãi với nhân loại. Dưới góc nhìn văn hóa quản trị kinh doanh, theo tôi chúng ta đừng vì lợi nhuận quá mà bỏ qua trách nhiệm đạo đức; cũng đừng vì đạo đức (nghĩa) mà rồi chúng ta bị hạn chế, cản trở trong kinh doanh. Do vậy, trong kinh doanh chúng ta phải biết kết hợp hài hòa cả hai: đạo đức (nghĩa) và lợi nhuận. Với mục đích làm cho kinh tế xã hôi phát triển bền vững cả về Chất và về Lượng. Chúng ta tạo ra lợi nhuận kinh doanh không những có lợi cho mình và còn cho người khác, không những có lợi cho đời này mà còn có lợi cho đời sau. [/justify]

[/size][/size][/justify][justify][justify][justify][/justify][/justify][/justify][justify][justify][/justify][/justify]
RANDOM_AVATAR
VANROT
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 3 05/06/07 20:35
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: VHQTKD BÀN VỀ NGHĨA VÀ LỢI QUA CÂU NÓI CỦA KHỔNG TỬ

Gửi bàigửi bởi nguyentrucbach » Thứ 5 15/11/07 20:56

Trước tiên, có thể hiểu câu nói của Khổng Tử về Nghĩa và Lợi như sau: Người quân tử (người có giá trị xã hội cao, được xã hội tôn trọng, và tín nhiệm) là người "trọng nghĩa" (Nguyễn Hiến Lê dịch là "hiểu rõ về nghĩa". Còn Kẻ tiểu nhân (người có giá trị xã hội thấp, bị xã hội xem thường) là người "trọng lợi" (Nguyễn Hiến Lê dịch là "hiểu rõ về lợi".
Khổng Tử vốn là người cực đoan, tư tưởng và triêt lý của ông nhiều điểm cũng rất cực đoan. Câu nói trên rất có thể cũng cực đoan. Nếu xét câu nói trên trong những quan hệ xã hội thuần tuý thì rõ ràng nó có giá trị nhất định ở phương diện giáo dục con người về mặt đạo đức, nhân cách. Nhưng đặt câu nói của ông dưới góc nhìn của văn hoá quản trị kinh doanh, nó có những hạn chế nhất đinh. Câu nói của ông phản ánh cách thế của một nhân sĩ chân phương. Bởi vì, bản chất của hoạt động kinh doanh là nhằm mục đích thu lợi về một cá nhân hay tổ chức kinh doanh. Hoạt động kinh doanh khác với hoạt động từ thiện. Người kinh doanh cần hiệu quả kinh tế, cần "Lợi". Người làm kinh doanh cần có sự kết hợp giữa chữ "Lợi" và "Nghĩa".
Không dừng lại ở chữ "Lợi", người làm kinh doanh không chỉ châm bẫm vào lợi nhuận kinh tế mà còn phải thấu hiểu chữ Nhân, chữ Nghĩa. Hiểu một cách nôm na, làm lợi chân chính, điều này đòi hỏi người làm kinh doanh phải có tâm đức.
Hoạt động kinh doanh hay doanh nhân ở bất kỳ thời đại nào, xã hội nào cũng cần có sự thấu hiểu kết hợp giữa "Lợi" và "Nghĩa". Hãy xem "Lợi" và "Nghĩa" là sự hợp nhất của một trong những tiêu chí tất yếu của đạo đức kinh doanh. Kinh doanh, thu lợi một cách chính nghĩa là cách giúp cho xã hội, đất nước phát triển và phồn thinh.
(Nguyễn Thị Trúc Bạch / Cao học văn hóa học khóa 7)
RANDOM_AVATAR
nguyentrucbach
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: Chủ nhật 11/11/07 12:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá kinh doanh / Văn hoá Doanh nghiệp

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến10 khách

cron