Vì sao VN chậm phát triển

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá kinh doanh, văn hoá quản trị trong kinh doanh, văn hoá doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp...

VH QTKD: Nguyên nhân chậm phát triển (kinh tế) của VN

Gửi bàigửi bởi CUHUYEN » Thứ 7 27/10/07 12:05

BT: Để tiện thep dõi, topic này đã được tách ra từ topic "VH QTKD: bàn về “Hiện tượng thần kỳ Đông Á"", ban đầu có tên là "VH QTKD: bàn về “Hiện tượng thần kỳ Đông Á và nguyên nhân chậm phát triển của VN".

Từ sự thần kỳ Đông Á, nhìn về nguyên nhân chậm phát triển (kinh tế) của VN

Xin trích một nội dung trong phần bài giảng của TS TRần NGọc THêm:

“Chủ nghĩa gia đình và tính tôn ty biểu hiện rất mạnh trong cách tổ chức các công
ty của Nhật Bản thành “Công ty mẹ và công ty con”, “Hội sở và chi nhánh”, “Lớp trước và lớp sau”. Ở Nhật Bản, đại bộ phận các doanh nghiệp thuộc loại vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm không quá 2%. Nhưng chúng đã liên kết được với nhau thành các công ty mẹ và công ty con, theo hàng dọc và hàng ngang, tạo thành một “mạng lưới gia đình” rất đa dạng và hiệu quả.

Giữa các doanh nghiệp lớn (công ty mẹ) có sự liên kết với nhau theo hàng ngang nhằm tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ quốc tế ở các thị trường lớn, phát huy lợi thế tuyệt đối của các công ty lớn.

Dưới mỗi công ty mẹ là vô số các công ty con (doanh nghiệp loại vừa và nhỏ) liên kết theo hàng dọc nhằm phát huy các lợi thế tương đối của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khai thác lợi thế và tiềm năng của thị trường tại chỗ, tăng lợi thế tuyệt
đối cho công ty mẹ, và có thể thích nghi một cách uyển chuyển khi có biến động
kinh tế (giống như toà nhà có cột trụ để đối phó với động đất vậy).

Sự liên kết này được củng cố bằng những gắn kết về tài chính thông qua hình thức cổ phần chéo, gắn kết về nghiên cứu phát triển (R&D), hệ thống kênh phân phối, cung ứng đầu vào, hỗ trợ nhân sự...

Khi Chủ nghĩa gia đình được phát triển ra phạm vi doanh nghiệp, quốc gia, thì các thành viên của gia đình lớn này vừa là ta và vừa là “ngoài ta”, do vậy mà cạnh tranh và hợp tác được thúc đẩy song hành. Khi giữa các doanh nghiệp hoặc giữa các bộ phận trong một doanh nghiệp nảy sinh những mâu thuẫn về lợi ích, chủ trương, đường lối, các doanh nhân Nhật Bản thường tránh xung đột đối đầu mà tìm cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng của chủ trương, đường lối, và dung hoà lợi ích giữa các bên trên tinh thần hoà mục và hợp lí đa phương.
Nó tạo nên lối quản trị đặc thù Nhật Bản.”

Trong khi đó, tính tự trị làm cho người Việt coi trọng liên kết trong cộng đồng nhỏ của mình (trong phạm vi làng – xã mình) mà thiếu liên kết trong phạm vi lớn hơn (làng này với làng kia, xã ngày với xã kia). Có lẽ cũng chính điều đó đã dẫn đến một đặc điểm là doah nghiệp VN rất thiếu liên kết.
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu kinh tế: “Doanh nghiệp VN thiếu nghiêm trọng các liên kết dọc theo chuỗi giá trị sản phẩm, từ khâu sản xuất ban đầu đến tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Chính điều này đã làm cho giá thành sản phẩm tăng cao và không kiểm soát được chất lượng sản phẩm sau cùng. Cũng chính vì thiếu liên kết dọc tạo ra sự thiếu công bằng trong việc phân chia lợi nhuận trong chuỗi giá trị sản phẩm. Ví dụ như trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh trên lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thức ăn và thuốc thú y thủy sản chiếm tỷ lệ lợi nhuận cao nhất trong chuỗi giá trị sản phẩm, phần rủi ro nhiều nhất rơi vào người trực tiếp nuôi trồng nhưng tỷ lệ lợi nhuận họ nhận được rất thấp.
Tương tự với sự “thiếu liên kết dọc”, các doanh nghiệp cũng thiếu hẳn “liên kết ngang” theo ngành. Sự thiếu liên kết này thường dẫn đến tình trạnh tranh mua, tranh bán làm thiệt hại cho doanh nghiệp và gây bất ổn cho thị trường. Trong xuất khẩu, việc tranh bán bằng cách tự hạ giá còn dẫn đến nguy cơ chống bán phá giá ở thị trường nước ngoài.
Đây là một trong những nguyên nhân làm VN chậm phát triển. Và kinh nghiệm của Nhật mà TS Trần NGọc Thêm đã chỉ ra phía trên là một bài học lớn với VN.
RANDOM_AVATAR
CUHUYEN
 
Bài viết: 40
Ngày tham gia: Thứ 7 09/06/07 9:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

ngnhân chậm ptriển của Việt Nam&bài học đvới VN từ kn Đ.Á

Gửi bàigửi bởi xuanhieu » Thứ 2 29/10/07 0:39

Mặc dù trong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam rất cao, rất nhanh và cũng đã đạt được nhiều thành tựu trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên Việt Nam vẫn nằm trong các nước nghèo trên thế giới và cũng đang phải đối đầu với những khó khăn, thách thức rất lớn trong quá trình hôi nhập vào thế giới và khu vực.
- Văn hóa Viêt Nam còn nặng về tính nông nghiệp, do thiên về âm tính nên Việt nam chậm phát triển. Người Việt Nam với những tính cách xấu như chậm chạp, thiếu quyết đoán, coi nhẹ cá nhân, thiếu truyền thống pháp luật, sỹ diện, be phái…
- Nền kinh tế Việt Nam phát triển chưa thật vững chắc, chất lượng của tăng trưởng còn thấp, chủ yếu vẫn dựa vào sự tăng trưởng của yếu tố đầu vào là vốn đầu tư. Sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam còn thấp, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Dịch vụ là lĩnh vực rất quan trọng, thể hiện đầu ra của sản xuất tăng trưởng chậm
- Cơ cấu về dân số và lao động chuyển dịch rất chậm, chưa tương xứng với chuyển dịch cơ cấu ngành.
- Cơ chế chính sách không đồng bộ và chưa tạo được động lực mạnh để phát triển. Một số cơ chế chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi.
- Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn cao; chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp so với nhu cầu; chính sách phân phối trong xã hội còn nhiều bất hợp lí bên cạnh tình trạng tham nhũng là vấn đề khá nan giải.

*Bên cạnh sự “phát triển thần kì Đ.Á”, Việt Nam có thể rút ra được một số bài học từ kinh nghiệm thành công và cả thất bại của môt số nước Đông Á
- Có ban lãnh đạo tốt với phương hướng được xây dựng mộ cách đúng đắn, hợp lòng dân. Lãnh đạo phải kiên quyết, ổn định và có uy tín.
- Phải biết năng động, chớp thời cơ để phát triển kinh tế. phát triển mạnh kinh tế đối ngoại.
- Phải biêt xây dựng một cung cách quản lí doanh nhiệp đặc biệt và hiệu quả cao. Đẩy mạnh cải cách các doanh nghiệp nhà nước
- Linh hoạt trong sử dụng lao động,khuyến khích lớp trẻ phát huy tài năng, nâng cao vai trò của phụ nữ trong các hoạt động kinh tế…
- Luôn đổi mới sản phẩm, tuyệt đối hóa chất lượng sản phẩm và xác định được đâu là sản phẩm then chốt cho từng thời kì.
- Sự tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường và nâng cao các phúc lợi xã hội.
RANDOM_AVATAR
xuanhieu
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 7 20/10/07 11:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

VH QTKD: Nguyên nhân chậm phát triển của VN

Gửi bàigửi bởi nguyenhuuduyen » Thứ 2 29/10/07 16:52

Tạm thời tôi vẫn chưa có nhận định nào về Nguyên nhân kinh tế Việt Nam chậm phát triển.
Năm 2005, trong một lần tiếp xúc với vị Tham tán Thương mại Đan Mạch tại Việt Nam, tôi đặc biệt ấn tượng với nhận định của vị tham tán này về Kinh tế Việt Nam. ông Thomas Bo Pedersen đã nhận định rằng: "Kinh tế Việt Nam phát triển không bằng các nước trong khu vực, nhưng sự phát triển của Việt Nam là chậm nhưng chắc chắn và ổn định".
Theo ông Chính phủ Việt Nam đã đưa ra những chính sách phát triển phù hợp với điều kiện của quốc gia khi định hướng kinh tế thị trường. Ông đặc biệt nhấn mạnh đến giải pháp của Việt Nam khi đưa ra định hướng này. Chính phủ đã "khéo léo" phát triển kinh tế tư nhân trước khi thu hẹp kinh tế quốc doanh, điều mà nhiều quốc gia làm ngược lại tức đóng cửa DN nhà nước trong khi tư nhân chưa kịp hình thành và phát triển. -> kết quả là xuất hiện nạn thất nghiệp cao ở các nước đang phát triển, trong khi Việt Nam không gặp vấn nạn này.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như thiếu thực thi các qui định và luật phát mới, còn quá nhiều thủ tục hành chính và chi phí đầu vào còn quá cao khiến cho đầu tư của DN bị ảnh hưởng. Đây cũng chính là nguyên nhân mà 20% nhà đầu tư nước ngoài được khảo sát không muốn mở rộng qui mô ở Việt Nam vì họ chưa thực sự tìm thấy điều họ cần...

Thiết nghĩ, hai mặt trái ngược nhau của cuộc sống luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Bên trong xã hội của các nước phát triển, không phải không có những điều "trái khuáy", những tác động xấu tác động ngược trở lại, những hạn chế nhất định,... Vậy phải chăng, chúng ta cũng nên có cái nhìn lạc quan hơn về đất nước mình. Chúng ta có nên suy nghĩ về nhận đinh của không ít người trong giới phân tích kinh tế ở phương Tây mà bạn yeudaikho đã nêu: hiện tượng “thần kỳ Đông Á” về thực chất chỉ là một dạng “tăng trưởng bong bóng xà phòng”, tan rã trong chốc lát và khó có thể khôi phục.
Theo mình: "Phát triển chậm nhưng chắc chắn và ổn định" có lẽ sẽ tốt hơn.
RANDOM_AVATAR
nguyenhuuduyen
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 7 27/10/07 11:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: VĂN HOÁ QUẢN TRỊ KINH DOANH - Ve van de VN cham phat trien

Gửi bàigửi bởi ngungudainguyensoai » Thứ 2 29/10/07 18:22

Trước tiên, cần làm rõ thế nào là "chậm phát triển". Từ đó mới đi tìm nguyên nhân.
Xin cung cấp cho bro một bảng so sánh những tiêu chí đánh giá

STT Tên chỉ số / Nguồn Xếp hạng / Năm
1. Chỉ số Tự do Kinh tế (Index of Economic Freedom) : 138 / 157 (2007)
Nguồn: Heritage Foundation và báo Wall Street Journal

2. Chỉ số Cạnh tranh Toàn cầu (Global Competitiveness Index) 77 / 125 (2006)
Nguồn: Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (World Economic Forum - WEF)

3. Chỉ số Công nghệ Thông tin (Global Information Technology Index) 75 / 115 (2005)
Nguồn: Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (World Economic Forum - WEF)

4. Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng (Corruption Perceptions Index) 111/163 (2006)
Nguồn: Tổ chức Minh bạch Quốc tế

5. Chỉ số Phát triển Con người (Human Development Index) 108/177 (2005)
109/177 (2006)
Nguồn: United Nations Development Programme

6. Chỉ số Phát triển Liên quan đến giới (Gender-related Development Index) 83/144 (2005)
109/177 (2006)
Nguồn: United Nations Development Programme

7. Chỉ số Xã hội Thông tin (Information Society Index) 52/53 (2006)
Nguồn: IDC

8. Xếp hạng rủi ro kinh tế, chính trị ở Châu Á 7/12 (2007)
Nguồn: Tuổi trẻ Online

9. Chỉ số Hòa bình Toàn cầu (Global Peace Index) 35/121 (2007)
Nguồn: Global Peace Index
Tôi trang trọng thề rằng: Tôi vô tích sự !
(Trích: Harry Porter)
RANDOM_AVATAR
ngungudainguyensoai
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 03/10/07 21:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

VH QTKD: Nguyên nhân chậm phát triển của VN

Gửi bàigửi bởi ngungudainguyensoai » Thứ 2 29/10/07 18:35

bro đọc kĩ bài tôi post rồi chúng ta cùng thảo luận. Đây là một chủ đề rất hay và hữu ích. Bro hay tham gia thảo luận nhiệt tình nhé
ở bài sau, tôi sẽ post bai phân tích thực trạng nền kinh tế VN.
Tôi trang trọng thề rằng: Tôi vô tích sự !
(Trích: Harry Porter)
RANDOM_AVATAR
ngungudainguyensoai
 
Bài viết: 70
Ngày tham gia: Thứ 4 03/10/07 21:17
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

VH QTKD: Nguyên nhân chậm phát triển của VN

Gửi bàigửi bởi lena » Thứ 5 01/11/07 19:58

[justify][justify][justify]Về ý kiến của bạn nguyenhuuduyen: "Phát triển chậm nhưng chắc chắn và ổn định" có lẽ sẽ tốt hơn làm mình nhớ đến câu chuyện Rùa và Thỏ ngày xưa của tụi mình quá. Bài học của câu chuyện chú Rùa chậm chạp nhưng cần mẫn ổn định đã thắng chú thỏ nhanh nhạy nhưng chủ quan có vẻ hợp với nhận định của bạn. Nhưng theo mình nghĩ cuộc sống không quá đơn giản như vậy,nhất là trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập hiện nay. Mình sẽ tiếp tục câu chuỵên Rùa và Thỏ ấy (thực ra đây là câu chuyện của CEO trong lớp học QTKD của bạn mình).

“Thỏ vô cùng thất vọng vì để thua và nó cố suy nghĩ. Nó nhận ra rằng nó đã thua chỉ vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỷ luật. Nếu nó không xem mọi thứ quá dễ dàng và chắc thắng thì rùa không thể nào có cửa hạ được nó. Vì thế nó quyết định thách thức một cuộc đua mới. Rùa đồng ý. Lần này thỏ chạy với tất cả sức lực của nó và chạy suốt một mạch về đích. Nó bỏ xa rùa đến mấy dặm đường."

Thế là bài học của câu chuyện này: nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định”.


Thực ra câu chuyện của CEO còn kéo dài nữa chứ không dừng lại ở đây vì trong công cuộc toàn cầu hoá hiện nay chống đối hay cạnh tranh không phải là chiến lược tốt nhất. Quan trọng là khi đối mặt với thất bại, phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa, đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. :D :D :D[/justify]
[/justify][/justify]
RANDOM_AVATAR
lena
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 4 25/07/07 10:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

VH QTKD: Nguyên nhân chậm phát triển của VN

Gửi bàigửi bởi TuyetNgan » Thứ 6 02/11/07 0:19

lena đã viết:bài học của câu chuyện này: nhanh và vững chắc sẽ chiến thắng cái chậm và ổn định”
Theo tôi, chuyện thỏ và rùa của bạn cũng bị đơn giản hoá giống cách của nguyenhuuduyen, chỉ khác là đặt vào tình huống ngược lại mà thôi. Nói “đơn giản hoá” bởi vì trong cuộc thi này, không phải chỉ có rùa và thỏ quyết định kết quả cuộc đua, mà ban giám khảo/ban tổ chức, người xem/cổ động viên cũng góp phần không nhỏ.
Chuyện này cũng hệt như vấn đề quản trị kinh doanh chúng ta đang bàn. Kinh doanh (≈ THỎ, RÙA) là để kiếm lợi (GIẢI THƯỞNG), nó là mặt dương tính của xã hội. Xã hội nào kinh doanh mạnh thì sẽ phát triển nhanh, tuy nhiên lợi bất cập hại. Do vậy, không phải ngẫu nhiên mà người ta lại thường đề cập tới khái niệm ghép "quản trị kinh doanh". Quản trị (≈ BAN GIÁM KHẢO/BAN TỔ CHỨC) là trông nom, coi sóc, giữ cho ổn định. Đây chính là phần âm trấn giữ để kinh doanh không bị quá đà. Mặt khác kinh doanh cũng bắt buộc quản trị phải vận động, phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới, điều kiện phát triển Mới. Còn xã hội (NGƯỜI XEM/CỔ ĐỘNG VIÊN) mới là đối tượng chính hưởng thành quả của quản trị và kinh doanh, đồng thời làm cầu nối điều chỉnh cho hai bên cùng phát triển một cách song hành. Bộ ba quản trị - kinh doanh - xã hội luôn có mối quan hệ mật thiết và điều chỉnh lẫn nhau.

Trong quan hệ với kinh doanh thì xã hội chính là thước đo của sự phát triển. Kinh doanh có thể mang lợi rất lớn cho cá nhân hoặc tập thể. Nhưng nếu không mang lại lợi ích chung cho xã hội thì vẫn chưa được "chào đón một cách một cách vui vẻ"; mà nếu lại còn phần nào gây hại trực tiếp hay gián tiếp cho xã hội thì đó là sự thất bại tất yếu.

Về "Hiện tượng thần kỳ Đông Á", trên cơ sở bài giảng của thầy ở lớp, thì các nước Đông Á thường có địa hình không thuận lợi cho kinh tế nông nghiệp, xuất phát điểm khi định cư của họ thấp, kinh tế khó khăn. Để tồn tại được họ phải kiên trì, nỗ lực, và do vậy ý chí của họ mạnh dần lên, cách thức quản lý cũng nề nếp, quy củ hơn và tinh thần tiết kiệm thì khỏi phải nói, vô cùng triệt để. Chính những đức tính này là điều kiện cần cho kinh tế phát triển. Điều kiện đủ đã đến với họ khi khoa học kỹ thuật phát triển, thông tin và giao thông đã xoá nhoà không gian và thời gian. Các quốc gia ĐA vụt vẫy cánh khi tiếp thu không chỉ tinh hoa khoa học kỹ thuật phương Tây mấy ngàn năm qua mà còn được cung cấp nguyên vật liệu cần để xây dựng các ngành kinh tế trọng điểm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mình.

Thực ra, không phải là các nước này có trình độ phát triển ở mức độ cao nhất trên thế giới. Mà thực chất là họ đã vượt lên chính mình quá nhanh để trở thành hiện tượng mà thôi. Bởi vì, châu Âu và châu Mỹ (cái đuôi của châu Âu) đã qua thời kỳ phát triển nhanh, mạnh (mà hậu quả là bây giờ chúng ta vẫn lấy các tiêu chuẩn của châu Âu làm tiêu chuẩn chung cho thế giới), nay đã chững lại.

Còn Việt Nam thì sao? Cũng tiếp thu tinh hoa khoa học kỹ thuật phương Tây, cũng phát triển xuất nhập khẩu, sao vẫn còn bị gọi là "nước phát triển chậm"? Đó là do VN chưa tập hợp đủ điều kiện cần. Do có điều kiện kinh tế nông nghiệp thuận lợi, VN đã "ngủ quên" quá lâu trong hội hè, nghỉ ngơi, đến làm ăn kinh tế cũng không cần phải suy nghĩ, đã có sẵn một thời khoá biểu đủ cho 12 tháng trong năm: "tháng giêng là tháng ăn chơi,...", vì vậy quản lý, tổ chức không phải là quan trọng, được chăng hay chớ, xã hội do cơ chế dư luận điều chỉnh, "khôn độc không bằng ngốc đàn", "Một người leo lên thì vài người kéo xuống". Với xuất phát điểm này thì VN phát triển chậm là phải. Và cơ chế dư luận còn là lực lượng chủ đạo điều chỉnh xã hội thì VN sẽ còn phát triển theo kiểu “chậm-chắc” dài dài.

Vậy thì tại sao các nước ĐÁ lại có cơ hội phát triển vào thời điểm này (cuối thế kỷ 20). Có lẽ bởi vì các nước này nằm trong vùng đệm giữa phương Đông và phương Tây, nên các nước này mang trong mình một số tính chất của VH phương tây (ý chí mạnh, cách thức quản lý quy củ), do vậy khi tiếp thu những thành quả của nền VH phương Tây, họ đã hoà nhập nhanh chóng và biến thành thế mạnh của mình.

Với cách suy luận như vậy, sau thời kỳ phát triển của khối ĐA, hy vọng sẽ là thời kỳ huy hoàng của khối ĐNA, theo đúng quy luật, VH đi dần từ Đông sang Tây, nay dần trở lại từ Tây sang Đông.
RANDOM_AVATAR
TuyetNgan
 
Bài viết: 79
Ngày tham gia: Chủ nhật 22/04/07 22:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Barrbie Hsu

Gửi bàigửi bởi xuanhieu » Thứ 6 02/11/07 12:19

Ở xã hội nào cũng tồn tại 2 mặt tích cực và tiêu cực của sự phát triển, cái gì cũng có cái giá của nó.Thật ra Việt Nam đâu phải thiếu người có tài và có tâm để xây dựng và phát triển đất nước. Tôi đồng ý ý kiến "Chỉ cần 1 chút lệch lạc là cái gì cũng chậm hết, chứ không phải chỉ có kinh tế mà thôi", nhưng có chắc là Việt Nam mình "giao việc không đúng người ... và người thì chưa đủ tầm", có thể đánh đồng tất cả sự chậm phát triển của Việt Nam chỉ với một nguyên nhân đó không, vì tôi thấy ở nhiều lĩnh vực, nhiều bộ phận ở nước ta cũng có rất nhiều người có tài và có tâm, có sự ảnh hưởng nhất định trong và ngoài nước.
Cần phải phân tích để tìm ra nguyên nhân cụ thể mà khắc phục.
RANDOM_AVATAR
xuanhieu
 
Bài viết: 4
Ngày tham gia: Thứ 7 20/10/07 11:52
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

VH QTKD: Nguyên nhân chậm phát triển của VN

Gửi bàigửi bởi lena » Thứ 3 06/11/07 8:56

[justify]Em cảm ơn chị Ngân nhiều (em cảm thấy cách giải thích của chị rất ấn tượng :) ). Thực ra ý em khi kể câu chuyện rùa và thỏ ở đây không phải để khẳng định câu:nhanh và chắc sẽ thắng cái chậm và ổn định. (cũng đang đơn giản hoá cách hiểu giống bạn huuduyen! :( ) mà để nói rằng mọi thứ trong cuộc sống này không phải đơn giản đến vậy (chậm và ổn định sẽ thắng thế hay nhanh và chắc chắn sẽ thắng thế?), cũng giống như kinh doanh. Quan trọng là khi đối mặt với thất bại, phải cố gắng và nỗ lực nhiều hơn nữa, đôi khi cũng cần phải thay đổi chiến lược và thử tìm kiếm giải pháp khác. Và đôi khi phải làm cả hai.
Nhân đây, em xin kể tiếp câu chuyện của CEO để mọi người cùng đọc:
Rùa đã suy ngẫm kết quả và nhận ra rằng: nó không có cách nào thắng được thỏ trên đường đua vừa rồi. Nó suy nghĩ thêm một tí nữa và thách thỏ một cuộc đua khác nhưng có một chút thay đổi về đường đua.
Thỏ đồng ý. Họ bắt đầu cuộc đua. Như đã tự hứa với lòng mình là phải luôn nhanh, thỏ bắt đầu chạy và chạy với tốc độ cao nhất cho đến bên bờ sông. Vạch đích đến lại còn đến 2km nữa ở bên kia sông!
Thỏ đành ngồi xuống và tự hỏi không biết làm sao đây. Trong lúc đó rùa đã đến nơi, lội xuống sông và bơi qua bờ bên kia, tiếp tục chạy và kết thúc đường đua.
Ý nghĩa từ câu chuyện này: trước tiên cần phải xác định ưu thế của mình và sau đó biết lựa chọn sân chơi phù hợp.
Câu chuyện vẫn chưa dừng lại.
Đến đây, thỏ và rùa đã trở thành đôi bạn thân thiết và họ cùng nhau suy ngẫm. Cả hai nhận ra rằng sẽ có kết quả tốt hơn nếu chúng quyết định sẽ tổ chức một cuộc đua khi chúng sẽ cùng chạy chung một đội.
Cuộc đua bắt đầu, thỏ cõng rùa chạy đến bên bờ sông, rùa lội xuống sông và cõng thỏ bơi qua sông. Lên đến bờ, thỏ lại cõng rùa đưa cả hai về đích. Và chúng cùng nhận ra rằng đã về đích sớm hơn rất nhiều so với các lần đua trước.
Bài học của câu chuyện này: thật là tuyệt vời nếu mỗi người đều thông minh và đều có ưu điểm riêng khi các bạn cùng làm việc với nhau trong một đội và cùng chia sẻ, cống hiến ưu thế của từng người, bởi vì sẽ luôn có những trường hợp bạn không thể làm tốt hơn người khác.
Khi Roberto Goizueta đảm nhận vị trí CEO của Coca cola vào những năm 1980, ông đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt với Pepsi. Nhân viên của ông ta đang tập trung vào cạnh tranh với Pepsi và cố gắng tăng thị phần từng 0.1%. Goizueta quyết định không cạnh tranh với Pepsi mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần. Ông ta hỏi các nhân viên và biết rằng trung bình mỗi ngày, mỗi người Mỹ uống các loại nước là 14 ounces trong đó thì Coke chỉ có 2 ounces/ngày/người. Rõ ràng việc cạnh tranh không chỉ là Pepsi mà còn là nước, trà, café, sữa và các loại nước trái cây. Coke quyết định đầu tư các máy bán coca cola tự động ở khắp các góc đường. Mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy Coke bất kể khi nào họ cần uống. Doanh thu tăng nhảy vọt.[/justify]
RANDOM_AVATAR
lena
 
Bài viết: 13
Ngày tham gia: Thứ 4 25/07/07 10:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

VH QTKD: Nguyên nhân chậm phát triển của VN

Gửi bàigửi bởi meohen » Thứ 3 06/11/07 11:14

Bác CEO trong bài của bạn lena thật là tài. Các bác ấy làm kinh doanh mà nhẹ nhàng như đang chơi trò chơi. Chắc các bác ấy có năng khiếu kinh doanh từ trong trứng.

lena đã viết:Goizueta quyết định không cạnh tranh với Pepsi mà thay vào đó là tìm cách chiếm thị phần
Bác này chuyển cách nói rất hay. Bác cứ làm như bác ngưng cạnh tranh với Pepsi ấy! Thực chất là bác tiếp tục cạnh tranh với pepsi và mở rộng ra cạnh tranh với tất cả các doanh nghiệp khác cùng chức năng cung cấp nước giải khát.

Lý thuyết kinh doanh của các bác này giống hệt như chuyện chính trị. Đầu tiên các bác ấy chạy đua một mình, sau thấy không hiệu quả thì kết hợp thêm anh em đồng minh khác thành tập đoàn cho mạnh thêm vây cánh. Các bác ấy cạnh tranh nhau mãi, đối đầu nhau mãi, chẳng thấy lợi ích gì, bây giờ các bác ấy hoà hoãn đối thoại bằng cách "chiếm thị phần".

Các bác cạnh tranh nhau kiểu gì cũng được, chúng em là nhân dân chỉ muốn các bác cho chúng em đầy đủ là được. Một ngày em chỉ uống đuợc có 2 lít nước thôi, các bác có sản xuất nhiều hơn nữa thì em cũng chỉ uống ngần ấy. Bác nào có thứ gì ngon bổ rẻ trong tầm tay là hợp với em. Các bác tính chi phí gián tiếp, chi phí "cạnh tranh' cao quá, chúng em chỉ còn chọn uống nước đun sôi để nguội thì các bác hòng mong "chiếm thị phần".

Thực sự kinh doanh rất khó. Công việc vô cùng phức tạp. Những người kinh doanh thực sự thường phải có máu kinh doanh mới chấp nhận được nghề "làm dâu thiên hạ" này.
Hình đại diện của thành viên
meohen
 
Bài viết: 229
Ngày tham gia: Thứ 3 23/10/07 20:51
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hoá kinh doanh / Văn hoá Doanh nghiệp

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron