Vì sao VN chậm phát triển

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá kinh doanh, văn hoá quản trị trong kinh doanh, văn hoá doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp...

Re: NGUYEN NHAN VN CHAM PHAT TRIEN

Gửi bàigửi bởi anhminhtran » Thứ 4 14/11/07 23:47

Trong khi Hàn Quốc dược xem như một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển của thế giới thì Việt Nam , với dân số nhiều hơn , điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn , lại chỉ được xem là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển . Nguyên nhân Việt Nam chậm phát triển đã được các anh chị phân tích rất chi tiết và rõ ràng . Ở đây tôi chỉ xin đóng góp thêm vài ý kiến của riêng cá nhân mình .
Ngoài yếu tố tích cách dân tộc , nguyên nhân chậm phát triển của Việt Nam còn có thể kể đến yếu tố lịch sử và cách thức quản trị .
1.Yếu tố lịch sử :
Cuộc chiến tranh Triều Tiên kéo dài từ năm 1950 đến năm 1953 đã kết thúc vào ngày 27/7/1953 khi Liên Hiệp quốc, Quân Đội Nhân dân Triều Tiên và Quân tình Nguyện Nhân Dân Trung Hoa ký kết thoả thuận đình chiến . Sau ngày này Hàn Quốc bắt đầu quá trình phục hồi lại nền kinh tế đã rơi vào tình cảnh tồi tệ sau chiến tranh của mình bằng các kế hoạch năm năm : 1962-1966 , 1967-1971 , 1972-1976 ..... , dến năm 1980 Hàn Quốc đã được xem là một trong những nước công nghiệp mới của thế giới . Ngược lại , ở Việt Nam chiến tranh kết thúc vào ngày 30/4/1975 và cả nước bước vào nền kinh tế bao cấp cho đến năm 1986 . Tại Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ sáu ( 12/1986 ) , Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng đã chấp thuận chính sách đổi mới , chuyển đổi nền kinh tế theo hướng kinh tế thị trường . Như vậy , nền kinh tế thị trường Việt Nam đã khởi đầu chậm hơn nền kinh tế thị trường Hàn Quốc hơn 20 năm ( 62-86 ) , một thời gian đủ dài để tạo nên một sự khác biệt lớn giữa hai nến kinh tế .
2. Cách thức quản trị :
Trong một nền kinh tế , cách thức quản trị ( hay nói cách khác là đường lối chính sách của giai cấp lãnh đạo ) đóng một vai trò hết sức quan trọng , điều này có thể thấy rõ qua trường hợp của Hàn Quốc và Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên . Kinh tế Triều Tiên trước năm 1945 quá lệ thuộc vào Nhật Bản , tập trung vào công nghiệp chiến tranh . Sau khi Triều Tiên bị chia đôi , kinh tế Nam Hàn rơi vào tình cảnh kiệt quệ vì hầu hết tài nguyên thiên nhiên đều nằm ở miền Bắc. Vào những năm 60 , Hàn Quốc phải nhận viện trợ của Mỹ hơn 6 tỷ USD , GDP là 80 USD thì đến những năm 2000 Hàn Quốc đã trở thành một " Con rồng Châu Á " với GDP lên đến hơn 10.000 USD ( năm 1998 là 10.548 USD ) . Trong khi đó Bắc Hàn trở thành một cường quốc về quân sự có cả vũ khí hạt nhân nhưng hàng năm phải nhận viện trợ về lương thực của Liên Hiệp Quốc và các nước láng giềng . Nhín lại Việt Nam chúng ta thấy : vào những năm từ 1975-1986 chính sách kinh tế gần như là " trọng nông ức thương " , các hình thức kinh doanh đều do nhà nước quản lý , người dân không được phép mua bán tự do , tất cả đều là tem phiếu . Các thương nhân được khuyến khích đến những vùng đất mới để khai hoang , trồng trọt ,hình thành một phong trào gọi là kinh tế mới . Sau những sai lầm của cuộc tổng cải cách giá - tiền - lương cuối năm 1985 , kinh tế Việt Nam càng trở nên khó khăn và mất ổn định , Đại Hội Đảng lần thứ 6 đã quyết định chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường và đã đạt nhiều thành công : trước năm 1986 Việt Nam phải nhập khẩu lương thực , hiện nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới . Chúng ta đã gia nhập vào các tổ chức kinh tế trên thế giới như : WTO , APEC , AFTA , ...nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa trở thành một nền kinh tế vững mạnh trong khu vực vì cách thức quản trị của các nhà quản lý còn một số hạn chế sau :
- Kế hoạch không chu đáo , không nghiên cứu kỹ trước khi thực thi gây sự phiến hà cho nhân dân và hao tổn cho ngân sách ( để giải quyết nạn kẹt xe , người ta đưa ra phương án sử dụng xe bus nhưng do không phù hợp với hệ thống giao thông Việt Nam nên đôi khi tác nhân gây ra kẹt xe lại chính là xe bus , trong khi nhà nước vẫn phải bù lỗ hàng tỷ đồng ).
- Luật pháp không rõ ràng gây ra những thủ tục gây phiền hà cho dân ( việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà và đất đã tiến hành nhiều năm nay , tiêu tốn nhiều tỷ đồng nhưng không đạt được kết quả ) , tạo sự khó khăn cho những ai muốn đầu tư vào Việt Nam .
- Đãi ngộ không xứng đáng ( đội ngũ giáo viên và giảng viên các cấp là nhũng người đào tạo ra thế hệ tương lai nhưng với mức lương như hiện nay mấy ai có thể đủ sống chứ đừng nói đến việc đầu tư nghiên cứu để nâng cao chất lượng giảng dạy ).
- Thưởng phạt không công minh ( các qua chức tham nhũng có thể lấy vài triệu USD tiền viện trợ để đi đánh bạc , sau khi bị bắt , chỉ lãnh án vài năm tù nhưng không thấy nói đến nói đến việc trả lại số tiền đã tham ô cho ngân sách nhà nước )
Nhũng hạn chế trên đây đã góp phần kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam , hy vọng trong tương lai các nhà quản lý sẽ đưa ra những chính sách hợp lý và hiệu quả hơn giúp Việt Nam vươn lên thành một trong nhũng con rồng của châu Á .
" Người khen ta đúng là bạn ta , người chê ta đúng là thầy ta " Tuân Tử
RANDOM_AVATAR
anhminhtran
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/10/07 13:24
Đến từ: Việt nam
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGUYEN NHAN VN CHAM PHAT TRIEN

Gửi bàigửi bởi vantruong2 » Thứ 5 15/11/07 0:05

Trên đây các bạn đã nêu lên rất nhiều nguyên nhân làm cho Việt Nam chậm phát triển, có cả những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan.
Có ý kiến cho rằng ta kém phát triển vì do nguồn gốc văn hóa nông nghiệp mang nặng tính chất âm tính, vì vậy khả năng thích nghi với môi trường kém. Bạn khác thì cho rằng do nguyên nhân là chúng ta không có những bệ đở như những trường hợp của Nhật Bản, Hàn Quốc...
Theo tôi, tất cả những ý kiến này không sai, nhưng nó chưa nói lên hết nguyên nhân cốt lỏi của vấn đề, tuy nhiên tôi khá tán đồng với quan điểm của bạn Khuongho. Đó là phần lớn do cơ chế quản lí của chúng ta phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Tại sao tôi lại nói thế? Để giải thích điều này tôi xin đơn cử trường hợp của quốc gia gần chúng ta, đó là Singapore. Như chúng ta đã biết, Singapore là một đảo quốc nhỏ và nghèo tài nguyên, diện tích của Singapore chỉ lớn hơn đảo Phú Quốc chúng ta khoang 30 km2, nhưng Phú quốc của chúng ta có rừng, có sông, có suối và có nguồn nước ngọt dồi dào phong phú. Còn Singapore thì không, chẳng những không có tài nguyên mà thiên nhiên còn lấy đi cả nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống, đó là nước ngọt. Cho đến bây giờ, thì nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của Singapore vẫn phải nhập từ Malysia.
Trước ngày 7 tháng 8 năm 1965, Singapore vẫn là một tiểu bang của Malaysia, nhưng do những bất đồng chính trị mà Singapore đã tuyên bố dộc lập vào ngày 9 thàng 8 năm 1965. Khi tách khỏi Malaysia, những nhà bình luận phương tây cho rằng Singapore không thể tồn tại lâu. Trong hồi kí của mình, Lý Quang Diệu đã kể lại cảm xúc của ông khi nhận chức thủ tướng, ông đã phải cố gắn kiềm nén để không phải bật khóc vì không biết rồi đây người Singapore phải sống ra sao. Nhưng cuối cùng chẳng những ông đã đưa Singapore thoát khỏi nguy khốm mà còn trở thành một trong những quốc gia phát triển hùng mạnh.
Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng để phát triển thì không phải chỉ có con đường duy nhất là phải nhờ vào sợ trợ giúp, sự viện trợ của nước ngoài. Mà chúng ta cần là người nhạc trưởng và đường lối đúng đắn. Bên cạnh đó chúng ta cũng không thể nói rằng ta chậm phát triển vì nguồn gốc văn hóa nông nghiệp đã ăn sâu trong tâm thức người Việt Nam. Tôi không nghỉ thế, vì có rất nhiều người Việt Nam ở trong và ngoài nước đã chứng minh được khả năng hội nhập của mình, có những người Việt Nam đảm nhiệm những trọng trách rất lớn trong những tập đoàn quốc tế, và hiệu quả làm việc của họ không hề thua kém các dân tộc khác.
Vấn đề cốt lỏi ở đây tôi cho rằng, cơ chế quản lí của ta con nhiều yếu kém, chính sách xã hội không hợp lí, mô hình kinh tế không thích hợp và kém linh hoạt... chính những điều này đã kiềm hãm vận tốc của sự phát triển đất nước.
Cụ thể, khi bàn về vấn đề tham nhũng, chúng ta phải thừa nhận rằng đây là một tệ nạn mà không chỉ xảy ra ở những nước Xã hội chủ nghĩa, mà nó còn xảy ra cả ở những nước tư bản phát triển, tuy nhiên ở những quốc gia mà có cơ chê quản lí chặt chẻ thì tình hình được cải thiện rỏ rệt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho xã hội bị suy yếu. Bên cạnh đó chính sách cào bằng của ta cũng không khuyến khích được sự phấn đấu cũng như sự thu hút các nhân tài trong và ngoài nước.Chúng ta đã và đang đối xử giửa người giỏi và người kém như nhau.
Theo tôi, cần phải có những chính sách thích hợp, chẳng hạn như khi bổ nhiệm những nhân vật quan trọng trong bộ máy nhà nước, chúng ta cần có một cuộc thi tuyển rộng rải và công khai, và sau khi bổ nhiệm họ thì ta cần có một chế độ đãi ngộ thích hợp, lương của họ phải được trả thật cao để họ có thể an tâm cho cuộc sống, khi điều kiện kinh tế ổn định, sẻ góp phần hạn chế tiêu cực. Tuy nhiên bên cạnh quyền lợi thỏa đáng là một nghĩa vụ nặng nề, họ phải có trách nhiệm với những gì do mình và cấp dưới của mình gây ra, khi xãy ra thiệt hại, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà áp dụng chế độ tử hình hay ở tù, và quan trong nhất là phải bồi thường toàn bộ thiệt hại do quá trình quản lí yếu kém vô trách nhiệm của mình gây ra.
Xưa nay chúng ta hay thấy rằng, có một hiện tượng khá phổ biến đấy là những quan chức nhà nước của chúng ta có mức lương rất thấp, nhưng chẳng những họ có cuộc sống khá tốt mà họ còn có khả năng cho những cô chiêu cậu ấm của mình đi du học tự túc ở nước ngoài với một chí phí khá cao so với thu nhập chính thức của mình. Hay gần đây chúng ta thấy trường hợp của thống đốc ngân hàng nhà nước Lê Đức Thúy, khi trả lời chất vấn về căn nhà thuộc sở hữu nhà nước được ông ta mua rẻ một cách dể dàng, nhưng với khoảng lương công chức như thế thì một người chỉ cần trí năng bình thường cũng có thể nghĩ được rằng nếu là một người liêm khiết thì cho dù có nhịn ăn cả đời thì tiền lương của ông gộp lại cũng không đủ để mua. Nhưng những vấn đề nóng bỏng như thế dường như chỉ được nêu ra chứ chưa được giải quyết tới nơi tới chốn, và tôi đã thấy rất nhiều người vi phạm những lỗi nặng nề gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng cuối cùng thì bản án dành cho họ là những trận " kiểm điểm nghiêm khắc và phê bình sâu sắc mà thôi", nếu luật pháp mà như vậy thì đến người kém thông minh nhất, kém năng lực nhất cũng muốn được làm lãnh đạo. Và luật pháp như vậy, quản lý như vậy thì đến mấy nghìn năm nửa ta phát triển được?
Trong kinh tế cũng vậy, ta cần xóa bỏ độc quyền, cần phải khuyến khích cạnh tranh lành mạnh. Ta không thể quá ưu tiên cho doanh nghiệp nhà nước để hậu quả là người dân phải gánh chịu, chẳng hạn Việtnam airline luôn trể chuyến bay, giá của chuyến đi Hà Nội còn đắt hơn cả đi Thái Lan, đó là chưa kể đến những thiệt hại do người quản lí yếu kém gây ra những tổn thất nặng nề, cụ thể ta đã phải trả hàng triệu đô la cho những vụ kiện từ những sai lầm hết sức ngớ ngẩn của Việt Nam airline.
Tóm lại ta có thể thấy rằng việc chậm phát triển của Việt Nam là do nhiều nguyên nhân, nhưng điều cốt lỏi là từ cơ chế quản lí mà ra. Một cơ chế khiếm khuyết khì khó mà mang lại một quá trình quản lí hiệu quả.
Nói như vậy không có nghĩa là ta phủ nhận những thành quả mà mình đã đạt được, nhưng những gì ta đang có vẫn còn là quá nhỏ so với tiềm năng của một dân tộc có nền văn hóa lâu đời và những con người giàu nghị lực của Việt Nam chúng ta, đã đến lúc cần phải cải tạo hệ thống quản trị của nước nhà từ tầm vi mô cho đến vĩ mô, chỉ có như vậy thì chúng ta mới phát triển nhanh, phát triển mạnh được.
Trần Văn Trường
RANDOM_AVATAR
vantruong2
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 4 14/11/07 21:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGUYEN NHAN VN CHAM PHAT TRIEN

Gửi bàigửi bởi monghoa » Thứ 5 15/11/07 21:55

Bạm ttmmsuongkho thân mến
Cám ơn những ý kiến đóng góp của bạn. Tuy nhiên tôi xin được nói rõ hơn ý kiến của tôi.
1. Thứ nhất tôi xin xác định lại tôi không đưa ra một khái niệm nào gọi là “dân chủ phương Đông” mà là “dân chủ làng mạc”.Đó là sản phẩm của phương thức sản xuất nông nghiệp lúa nước. Nó hoàn toàn khác với thể chế dân chủ ở các quốc gia phương Tây.
2. Tính dân chủ này chắc chắn là rào cản cho sự phát triển của Việt Nam nếu nó gây ra tình trạng “trên bảo dưới không nghe”. Muốn phát triển, tính kỷ luật là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu cho dù là ở một doanh nghiệp hay ở tầm cỡ quốc gia. Chỉ cần nhìn sang Nhật Bản và Hàn Quốc là bạn thấy được điều này.
3. Tôi không hiểu rõ lắm câu “luật chưa phổ quát mọi đối tượng, luật xử và răn đe còn nhẹ nên người thực thi từ chối linh hoạt trong phương cách giải quyết”. Nhưng chẳng phải chính tình trạng “trọng tình hơn trọng lý” đã khiến cho người Việt Nam chúng ta không xây dựng được một hệ thống pháp luật vững mạnh sao? Tôi lại nghĩ giá mà mình học theo TQ, cứ nghiêm khắc tử hình những quan chức tham ô thì có lẽ sẽ tốt hơn nhiều cho nước ta.
4. Bạn đã nói “bản chất của người Việt Nam là nông nghiệp”. Đúng là văn hóa Việt Nam thuộc loại hình gốc nông nghiệp. Nhưng chẳng phải chúng ta đang cố gắng “công nghiệp hóa”, “hiện đại hóa đất nước” sao? Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta phải cố gắng khắc phục những gì cản trở mục tiêu này. Nếu chúng ta cứ giữ lấy “bản chất nông nghiệp” thì liệu có phát triển được không? Tôi hoàn toàn đồng ý với bạn là dân chủ làng mạc chính là một phần bản sắc văn hóa. Nó giữ chúng ta không bị đồng hóa trong thời kỳ Bắc thuộc ở chỗ khiến cho chúng ta không phục tùng luật pháp áp đặt của ngoại bang. Nhưng văn hóa cũng có tính lịch sử. Hoàn cảnh của chúng ta cũng đã thay đổi. Nếu có những giá trị không còn phù hợp thì liệu chúng ta có nên giữ lấy nó không.
Mong rằng bạn hiểu được quan điểm của tôi.
RANDOM_AVATAR
monghoa
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 21:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Vì sao VN chậm phát triển

Gửi bàigửi bởi trananhthu » Thứ 5 15/11/07 23:44

Thật ra các ý kiến của Mộng Hoà theo mình là có c1i lý của nó và mình cũng đồng tình với nhận xét đọ Theo mình nguyên nhân mà kinh tế VN chậm phát triển hơn so với các nước trong khu vực là :
Chủ quan : VN đã chịu sự tàn phá của chiến tranh và những hệ lụy khác từ chiến tranh
Bị cấm vận kinh tế, cũng như gặp khó khăn trong vấn đề ngoại giao cùng một số nước có nền kinh tế, khoa học kỹ thuật tiên tiến trong thời gian dài dẫn đến tình trạng "mù thông tin" không theo kịp thị trường và sự phát triển của thế giới
Khách quan : Chủ quan duy ý chí, cho rằng mình chiến thắng trên chiến trường là kỳ tích đồng nghĩa với "khó khăn nào cũng vượt qua, sứ mạng nào cũng hoàn thành", mắc sai lầm trong đường lối chính sách quản lý nhà nước và kinh tệ Một thời gian dài tự đóng cửa tự "phong toả chính mình", lôi nhân dân cả nước trở về thời kỳ tự cung tự cập dẫn đến tình trạng lạm pháp, đất nước nghèo nàn, suy kiêt. Trình độ quả lý yếu kém, thiếu năng lực và thiếu tri thức, nặng tính
'công thần"
Dù năm 1986 nhận biết được tình hình của đất nước và buộc phải đổi mới nhưng đổi mới chậm, không có kế hoạch lâu dài, không có chiến lược, cục bộ, ấu trĩ mang tâm lý của một người đi khai phá mà chẳng biết mình đi đâu chẳng biết sẽ làm gì, cứ loay hoay vừa đi vừa mở đường. Bây giờ thì người người, nhà nhà đổ xô nhau là kinh tế, nhỏ lẻ thì phát triển được, cũng ăn nên làm ra song lại không lâu dại Thế nhưng những tập đoàn kinh tế lớn thì ở VN không thể xấut hiện được và không đủ lực cạnh tranh với các công ty nước ngoài một phần do thiếu kinh nghiệm phần do chính sác và luật có quá nhiều bất câp. Một nhà kinh doanh khi được phỏng vấn về phương thức là giàu cũng đã nói "Nhờ nhà nước quản lý kém nên tôi mới kiếm được tiền" câu nói này phần nào nói lên được trình độ quản lý của VN.
Chúng ta không nhạy nắm bắt thời cơ, và cũng không giỏi ngoại giao "kinh tế" trên thị trường quốc tế thêm vào đó là tâm lý ù lì của một anh nông dân, làm ăn qua quýt không có thái độ kinh doanh nghiêm túc, không trọng chữ tín và không chuẩn bị đủ kiến thức để nắm bắt, hoà nhập với thế giợi Chúng ta nói đi tắt, đón đầu nhưng chúng ta quên chưa tập đi, khi ta chưa chịu nhìn nhận thực tế khách quan là thời này người ta đấu tranh bằng kinh tế chứ không bằng cơ bắp, rằng CNTB là một bước phát triển tất yếu theo quy luật không có gì xấu nếu không nói có nhiều điều cần học hỏi. Nguyên nhân nữa là cán bộ quản lý vẫn yếu kém, không đủ tri thức, tham nhũng quá nhiều, cơ sở vật chất, hạ tầng cho kinh tế vẫn chưa được đầu tư đúng mức, hệ thống pháp luật chưa hoàn thiên. Và chúng ta vẫn mang tâm lý của một anh nông làm vườn dù đã mặc áo vét và đi giày tây
RANDOM_AVATAR
trananhthu
 
Bài viết: 2
Ngày tham gia: Thứ 6 17/08/07 0:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGUYEN NHAN VN CHAM PHAT TRIEN

Gửi bàigửi bởi hoangtan » Thứ 6 16/11/07 7:52

Theo em, doanh nhân cũng là một yếu tố quan trọng chi phối đến khả năng phát triển của nền kinh tế một quốc gia. Trong bài này, em xin được nêu lên một số điểm yếu của doanh nhân Việt Nam trong bối cảnh hiện nay để phần nào thấy được nguyên nhân vì sao nước ta chậm phát triển.
Những doanh nhân nước ngoài đến Việt Nam thường có nhận xét là phần lớn các doanh nhân Việt Nam rất ít để thì giờ của mình cho gia đình và đặc biết là để vui chơi với các con ở lứa tuổi cần sự chăm sóc và tình thương của cả bố lẫn mẹ. Trong lúc đó, ngoài công việc tại cơ quan, họ đã giành quá nhiều thời giờ cho các hoạt động giao tế, vui chơi với bạn bè. Kinh nghiệm ở nước ngoài cho thấy những doanh nhân thành công lớn là những người biết phân bổ quỹ thời gian hợp lý. Sự phân bổ quỹ thời gian thiếu cân đối dễ dẫn đến sự xào xáo trong gia đình, ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập và tuổi thơ của con cái cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Trong gia đình, rất nhiều doanh nhân Việt Nam thành đạt, trẻ, đầy năng động và tham vọng, cũng chưa xây dựng được văn hóa trong gia đình. Họ chưa tổ chức được những bữa ăn văn hóa như sắp xếp bàn ăn, cách ngồi ăn, thức ăn, đồ uống hoặc thực tập các bữa ăn dùng dao, nĩa của người phương Tây. Nhiều doanh nhân thành đạt cũng chưa chú trọng ...xây dựng tủ sách trong gia đình và chưa để dành ngân sách cho các hoạt động văn hóa hàng năm cho gia đình như vui chơi, giải trí, du lịch, tham quan. Chính những sinh hoạt gia đình này sẽ tạo nên sự thư giãn cho con người và mức thăng bằng trong công việc hàng ngày. Từ đó con người mới có thể làm việc một cách có hiệu quả hơn.
Có một số nhân xét là phần lớn các doanh nhân Việt Nam ít đọc sách, ít sử dụng email và ít truy cập thông tin trên internet. Kinh nghiệm về lãnh đạo và quản lý còn quá mỏng. Kiến thức về thị trường quốc tế, về kinh tế của các nước đang phát triển cũng còn sơ sài. Theo Michael Porter (giáo sư của trường kinh tế của Đại học Harvard), tài sản của một quốc gia phụ thuộc rất lớn vào sự cạnh tranh của nước ấy. Nhưng muốn cạnh tranh thành công, ngoài điều kiện cần là phải có một nền kinh tế vĩ mô như môi trường chính trị và cơ sở pháp lý ổn định, lại phải có điều kiện đủ là ưu tiên chăm sóc nền kinh tế vi mô như các cơ sở kinh doanh năng động và môi trường kinh doanh lành mạnh. Nếu phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam chưa tự trang bị cho mình đầy đủ tri thức cần thiết và không có tầm nhìn xa và rộng thì thực khó lòng có đủ sức cạnh tranh với thế giới một khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO. Một nhận xét khá chính xác là phần lớn các doanh nhân Việt Nam nắm giữ chức vụ cao không có lịch làm việc khoa học như các đồng nghiệp của họ ở nước ngoài. Lịch làm việc của các cấp lãnh đạo chưa phản ánh các chương trình ưu tiên và trọng điểm của công ty, chưa dành nhiều thời gian trong năm để tham dự các buổi hội thảo trong nước hoặc quốc tế hoặc họp với các ban, ngành, chuyên gia tư vấn để thảo luận các vấn đề phát triển công tư mang tính chiến lược. Chương trình làm việc của các doanh nhân đứng đầu doanh nghiệp phần lớn có tính bị động nhằm giải quyết các vấn đề hàng ngày, là những vấn đề thuộc phần vụ của các chức vụ như Phó giám đốc hay trợ lý của thủ trưởng cơ quan.
Về mặt phân cấp chức năng, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam khác với văn hóa của các nước phương Tây phát triển. Tại các nước này, mỗi cấp quản lý có quyền quyết định các hoạt động thuộc chức năng của mình, kể cả phần chi thu thuộc phạm vi trách nhiệm, ưu tiên của sự phân cấp chức năng là làm cho mỗi cấp quản lý có thêm trách nhiệm, thêm sự tự tin, phát huy mọi sáng kiến, năng động hơn và có hiệu nâng cao. Sự phân cấp chức năng còn giúp cho vị thủ trưởng có thêm nhiều thì giờ và năng lực để tập trung giải quyết các vấn đề then chốt mang tính vĩ mô của công ty.
Một đặc điểm thường gặp ở các doanh nhân nắm giữ các vai trò lãnh đạo tại Việt Nam là tập quán quan liêu, thiếu trong sáng trong quản lý và chưa khách quan trong tuyển dụng guồng máy nhân sự. Nếu không chữa trị, chính những chứng bệnh này sẽ làm thui chột trí tuệ, năng lực, sự sáng tạo, sức cạnh tranh và đà phát triển của mỗi công ty. Đây là những chứng bệnh nan ý khó có thể chữa lành trong một sớm một chiều. Nhưng muốn chiến thắng cuộc thư hùng không phải bằng súng đạn mà bằng chính những tấm thẻ tín dụng và các con số trong sổ kế toán thì bằng mọi phương cách, các doanh nhân phải tự chữa lành các căn bệnh nan y của mình. Lãnh đạo một doanh nghiệp không phải là một đặc ân trao chuyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nó vừa là một nghệ thuật vừa là một thiên chức cần phải phấn đấu không ngừng nghỉ. Nó hàm chứa cả “đạo” lẫn “đức”. Đạo giúp tìm được con đường dài và chiến lược đúng để đi, còn Đức là phần thưởng vừa tinh thần vừa vật chất tích lũy được trên con đường kinh doanh lâu dài của công ty.
RANDOM_AVATAR
hoangtan
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 6 08/06/07 2:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Văn hoá kinh doanh / Văn hoá Doanh nghiệp

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến6 khách

cron