Chuyện Kinh doanh tại các Trung tâm Anh Ngữ ở Sài Gòn

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá kinh doanh, văn hoá quản trị trong kinh doanh, văn hoá doanh nhân, văn hoá doanh nghiệp...

Chuyện Kinh doanh tại các Trung tâm Anh Ngữ ở Sài Gòn

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Chủ nhật 11/04/10 5:09

Hiện nay, ở Thành phố Hồ Chí Minh, các trung tâm Anh ngữ mọc lên như nấm sau mưa. Theo ước tính đến cuối năm 2008, cả Sài Gòn có khoảng 600 trung tâm lớn (từ 400 học viên trở lên). Có thể thấy là, đang có một phong trào học ngoại ngữ mà cụ thể là Anh ngữ đang rất rầm rộ nơi đây. Trong khuôn khổ bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một vài khía cạnh của “văn hóa trung tâm Anh văn này”.

1. Suy nghĩ của người học về các Trung tâm Anh ngữ
Người dân Sài Gòn, cũng như cả dân tộc Việt Nam đều có khuynh hướng trọng Danh, mà muốn có Danh thì con đường tốt nhất là đi học. Chính vì vậy, người Việt Nam rất chuộng học, coi trọng con chữ. Công việc bắt buộc phải biết tiếng Anh, thế là học Anh văn.
Đánh vào nhu cầu đó, các trung tâm Anh ngữ mọc ra dày đặc. Còn các học viên thì xem xét chất lượng thông qua “giao diện”, cứ trung tâm nào to đẹp, hoành tráng, ghi tiếng Anh dày đặc, bắt mắt, có vài ba ông Mỹ xì xà xì xồ ngoài cổng thì nghiêm nhiên là “dạy giỏi”. Điều này xuất phát từ tinh thần “chuộng hình thức” hơn trọng nội dung của tư duy nông nghiệp. Cái suy nghĩ phát sinh từ cái tư duy này là học theo số đông và học để cho người ta biết là mình học ở Trung tâm lớn.
Với cái tâm lý đám đông, rất nhiều phụ huynh ghi danh cho con bởi vì “con hàng xóm” đã học trung tâm ấy. Người ta dễ dàng tìm thấy ở trung tâm, các mối quan hệ nhóm như: cùng xóm, cùng họ hàng, cùng lớp, cùng công ty … Cho nên, nhiều trung tâm có chiến lược “rủ rê”. Nếu rủ được một ai đó quen biết đi học, sẽ được giảm một phần học phí.

Hình ảnh
(nguồn: Hoàng Hoa, http://www.dantri.com)

Với cái tâm lý phô trương, những phụ huynh thượng lưu hay dư dả tiền bạc thường cho con theo học ở những trung tâm Top ten với giá học phí tính bằng đôla. Gửi con theo học ở đó, không hẳn là phụ huynh không lo lắng cho con, nhưng bên cạnh đó, còn có cái tâm lý muốn cho mọi người xem thấy rằng, con cái mình đã được học trong những ngôi trường nổi tiếng. Các trường ấy dĩ nhiên là phải có nhiều hoạt động, còn chuyện hoạt động ấy phù hợp và ích lợi cho học viên thì phải bàn sau. Như thế, trường thì nổi tiếng, con cái thì không biết có muốn nổi tiếng không, nhưng chắc chắn, cha mẹ sẽ được hãnh diện. Những người khác thì muốn vừa tin rằng, học hành như một dịch vụ, nên tìm cái có thương hiệu, và với cái có thương hiệu, tất nhiên làm cho người khác phải trầm trồ.

2. Hoạt động sư phạm của các Trung tâm Anh Ngữ
Đầu tiên là phải có một ông Tiến sĩ hay Giáo sư nào đó hoặc Việt hoặc Mỹ đứng ra làm cái tiếng cho trường. Thế rồi đến đội ngũ giáo viên, không cần giỏi chỉ cần có quen biết với trung tâm và ngoại hình đẹp, nhất là các cô giáo, ăn nói lưu loát chút là mỹ mãn. Các Trung tâm thường dùng phần lớn giáo trình nước ngoài rồi về thay bìa và thế là ra của mình, đầy bản sắc trung tâm. Một vài trung tâm khác thì cắt bên này ráp bên kia và ai dạy sao thì mình theo vậy. Nói chung, cứ có cái để đọc là xong chuyện.
Các giờ học được che đậy bằng thuật ngữ “lớp học sinh động”. Họ quảng cáo rằng lớp học sinh động không tuân theo mô hình lớp học truyền thống, vì như thế là thụ động. Thực sự, lớp học sinh động ở đây là một loạt bàn kê hình vuông hay vòng tròn thay vì hướng lên bục giảng như xưa, giáo viên viết bằng bảng tráng men thay vì bảng đen.
Giáo viên thường được khuyến khích đổi mới cách dạy làm sao cho học viên yêu thích. Không phải vì học viên, nhưng như thế thì trung tâm mới có nhiều tiền. Bởi vậy, các Giáo viên gắng hết sức nghĩ ra các trò chơi có hơi hướng bài học một chút để cho học sinh giải trí, thế là, mỗi giờ học là một giờ hoạt náo hơn tiếp thu kiến thức. Học sinh không quan tâm lắm đến kiến thức, họ chỉ cần một chỗ thật vui, múa hát, nói chuyện thư giãn và sau cùng thì dốt vẫn hoàn dốt. Trung tâm hô hào học viên hãy chủ động thảo luận nhóm, tham gia chất vấn giáo viên, nhưng ai cũng hiểu là, nếu đủ trình độ chất vấn được giáo viên, thì học viên đi học làm chi cho phí tiền. Thế là mọi sự kết thúc với câu hỏi: “Các anh chị có thắc mắc gì không?” Câu trả lời luôn luôn là “dạ không ạ”. Và thế là hết .

3. Phương cách ứng xử của các trung tâm Anh ngữ
Các trung tâm Anh ngữ rất giỏi trong việc che đậy vấn đề phát sinh để làm sao tối đa hóa lợi nhuận. Một vài thủ thuật có thể được kể ra:
Thứ nhất, đối với cơ sở vật chất, cần phải làm sao cho thật lộng lẫy, hoành tráng. Giáo trình thì Photo và bán cho học sinh với giá cao để kiếm lời.
Kế đó, học phí của học viên được thu cực kỳ cao, theo thời giá hiện nay, trung bình khoảng 350.000 đồng một tháng, như thế, chỉ cần 12 em một lớp, số tiền đã là hơn 4 triệu. Trừ công giáo viên và tất cả chi phí, mỗi lớp bỏ rẻ lời cũng 1 triệu đồng, như thế, một tháng thu nhập cũng hơn 30 triệu. Đây chỉ tính tối thiểu, còn tối đa thì vượt xa rất nhiều. Một người làm công tác điều hành của một trung tâm cho biết, trung tâm của anh một tháng thu lời hơn 100 triệu.
Tiếp theo là chính sách lương Giáo viên, các Trung tâm cho một mức lương rẻ mạt rồi hứa hẹn rằng, cứ nếu lớp vượt qua số quy định thì cứ mỗi tiết như vậy 1 em được thêm 2000 đồng, v.v … nói chung là, chả bao giờ giáo viên có thể thu nhập đúng với công sức họ bỏ ra. Nhưng dù sao, trước chính sách lương bổng của nhà nước thông qua các trường công hiện nay, như thế đã là quá ổn ! Bên cạnh đó, thuê đại một số khách du lịch Balô Mỹ làm Giáo viên, thậm chí không cần Mỹ, người Nga, Pháp, hay Nigieria đều tốt, chỉ cần bập bẹ chút tiếng Anh và cao to như Mỹ là quá chuẩn
Sau cùng là quy cách ứng xử với các học viên. Thường có ba cách như sau:
• Thu hút học viên bằng cách ra các hình thức khuyến mãi như miễn phí Khóa học cho 5 người đầu tiên, nhưng bất kỳ ai đến, dù sớm nhất, vẫn là thứ 6. Rồi lại dùng kiểu nhân văn hơn, đó là bảo đảm đậu, không đậu sẽ học lại bao giờ đậu mới thôi, với giá học phí cực kỳ cao. Ta cứ thử nghĩ xem, có kẻ nào học lại nổi ba Khóa liền không? Mà có ai không đóng học phí có thể chai lỳ cứ ngồi học mãi như thế không? Như vậy, là đem tiền cho không trung tâm
• Tạo ra các lớp học rồi cũng có các kỳ thi để kiểm tra. Các giáo viên được lệnh không có quyền cho ai rớt cả, ít nhiều cũng phải cho điểm làm sao để đậu lên lớp trên. Vì nếu rớt, học viên bỏ, xem như trung tâm mất nguồn thu nhập. Phải làm sao cho học viên sống trong cảm giác giả tạo rằng mình đang tiến bộ dữ dội, có thể sắp đọc được cả Anh ngữ cổ.
• Tổ chức các hoạt động ngoại khóa có vài ba ông nước ngoài tham gia: cắm trại, dã ngoại, tiệc tùng, trung thu, Noel … để thu hút học viên. Lẽ tất nhiên đi chơi hay dã ngoại thì lại một lần nữa học viên bỏ tiền vào tay trung tâm chứ làm gì có ai cho không. Phần học viên, tiếng là đi học Anh văn, nhưng có mấy ai lại thích học hơn là đi chơi?
Tóm lại, các trung tâm rất giỏi trong việc kinh doanh giáo dục, tuy nhiên thứ dịch vụ mà nó kinh doanh là một thứ dịch vụ giả tạo, nhắm vào thói trọng danh ẩn sâu trong tinh thần hiếu học của người Việt Nam. Không nên phủ nhận có một vài trung tâm đang làm ăn nghiêm chỉnh và đúng mực, nhưng đó là số ít. Ngày nay giới trẻ có dịp tiếp cận với người nước ngoài hàng ngày, trung tâm anh ngữ thì nhan nhản, thống kê của trang web Dân trí thì tới 400 ngàn người ở Sài Gòn đang đi học ngoại ngữ tại các trung tâm, thế nhưng sao trình độ tiếng Anh của sinh viên học sinh và giới trẻ ngày một kém đi lạ lùng so với trước năm 1975?

Cần nhìn nhận đúng cái thực chất tồn tại của các Trung tâm Anh ngữ hiện nay và có chính sách kiểm soát hoạt động kinh doanh tri thức này một cách xác đáng. Có một thứ nguy hiểm ngang thuốc phiện, đó là sự ảo tưởng về năng lực của mình, sự ảo tưởng về tri thức của một xã hội. Chúng tôi chỉ xem xét sơ quát vấn đề và phần nào lý giải vấn đề dưới góc nhìn Văn hóa học, còn giải pháp thì còn phải chờ các nhà quản lý tiến hành. Hãy tin các vị ấy sẽ làm được, nếu thực sự muốn làm.
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Chuyện Kinh doanh tại các Trung tâm Anh Ngữ ở Sài Gòn

Gửi bàigửi bởi TranHieu » Thứ 2 12/04/10 3:51

huhu. Đọc xong bài này chỉ biết huhu
Hoá ra, ước mong học hành, ước mong mình giỏi, ước mong mình có năng lực lại là môt tội???
RANDOM_AVATAR
TranHieu
 
Bài viết: 74
Ngày tham gia: Thứ 4 06/06/07 22:06
Đến từ: Cty Viet Thai Son
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chuyện Kinh doanh tại các Trung tâm Anh Ngữ ở Sài Gòn

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 2 12/04/10 7:08

Không đâu, không phải tất cả đều là tệ hại cả. Còn chuyện đi học thì làm sao mà là một tội được? Học hành lúc nào cũng nên khuyến khích chứ, có điều, cần sáng suốt để tìm được một chỗ học tập tốt mà thôi
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Chuyện Kinh doanh tại các Trung tâm Anh Ngữ ở Sài Gòn

Gửi bàigửi bởi sactigon » Thứ 2 19/04/10 21:52

Trước đây, nói người Việt Nam trọng danh thì có lý, vậy liệu hiện nay với nhu cầu cuộc sống, nó còn đúng hay chăng? Nhiều người làm trong những công ty đòi hỏi bằng ngoại ngữ này nọ mới nhận vì vậy họ đổ xô đi học để tìm được việc làm, thế có còn là "trọng danh" chăng?
Điều quan trọng ko phải vị trí ta đang đứng, mà ở hướng ta đang đi.
Hình đại diện của thành viên
sactigon
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 4 18/02/09 11:15
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chuyện Kinh doanh tại các Trung tâm Anh Ngữ ở Sài Gòn

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 3 20/04/10 0:24

Cần phải xem mối quan hệ giữa Danh và Lợi là mối quan hệ biện chứng, con người đều mong muốn có cả hai, do đó mà vấn đề là chọn cái nào trước mà thôi.
Bạn Sactigon nói đúng, đó là xưa ta trọng Danh, giờ có vẻ thiên về Lợi. Nhưng nếu nói là người Việt Nam luôn trọng danh hơn lợi cũng không sai. Cho nên, đó là cái nhìn hai chiều.
Cái biểu hiện có phần hơi trọng Lợi mà bạn nói ngày nay, tôi cho rằng, đó có thể là do sự giao lưu với Văn hóa Phương Tây mà ra
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Chuyện Kinh doanh tại các Trung tâm Anh Ngữ ở Sài Gòn

Gửi bàigửi bởi sinan » Thứ 3 20/04/10 4:20

Theo tôi thì bạn thienphuong cần xác định lại chủ thể kinh doanh rõ ràng hơn nữa, (C-T-K) không nên nói chung chung như thế. Vì thực tế có nhiều trung tâm hoạt động rất tốt, hình thức kinh doanh cũng không phô trương như 1 vài trung tâm treo Pano quảng cáo rầm rộ.
Với lại khi tìm hiểu vấn đề, chắc có lẽ đứng ở vị trí người ngoài nên có phần nào phê phán hình thức kinh doanh đó, còn nếu đứng ở vị trí người kinh doanh thì có thể nói, đây là 1 hình thức có thể đạt được mục đích của chủ thể kinh doanh phải không?
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Chuyện Kinh doanh tại các Trung tâm Anh Ngữ ở Sài Gòn

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 3 20/04/10 17:55

Tôi hoàn toàn đồng tình với quan điểm mà bạn Sinan đặt ra, mặc dù vấn đề này tôi đã nói trong phần gần cuối bài. Đó là không phải tất cả các trung tâm đều là cẩu thả chụp giựt, nhưng cái tôi đang khảo sát chính là cái cẩu thả, chụp giựt ở các trung tâm. Vì cái tốt, cái hay trong chuyện kinh doanh thì đã có rất nhiều người ca ngợi và chỉ rõ ra rồi.
Còn đứng ở hai phương diện thì có vài vấn đề sau. Thứ nhất, ở phương diện người học tức người có nhu cầu thì như thế là kém giá trị rồi, thứ hai ở phương diện nhà tổ chức kinh doanh, tức là người cung, thì thực ra, lợi ích cũng ở trong tay chỉ một vài doanh nhân, cho nên đó là cái giá trị không phổ quát. Cả hai thứ đều kém giá trị thì như thế khi hợp lại cũng là kém giá trị thôi.
Doanh nhân và doanh nghiệp có thể thâu lợi, đó là chính đáng. Bởi vì, không ai làm được, ta bỏ chất xám ra suy tư để kiếm lời, ta phải có lời, ấy là công bằng. Nhưng nếu kiếm lời một cách quá đáng, bán sản phẩm xấu mà lại che đậy để lừa gạt những người đang cần nhưng thiếu hiểu biết, thì như thế là bất công. Cũng như tích trữ gạo để đến nạn đói thì bán bằng vàng, không ngoan thì thật khôn ngoan nhưng vậy quả là bất nhân.
Cảm ơn chia xẻ của bạn Sinan
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Chuyện Kinh doanh tại các Trung tâm Anh Ngữ ở Sài Gòn

Gửi bàigửi bởi kimanh » Thứ 7 24/04/10 6:27

Mình xin đóng góp thêm một ý nhỏ về việc thực trạng học thêm tiếng anh tại các trung tâm anh ngữ . Hiện nay các trung tâm anh ngữ mang tính " Quốc Tế " mọc lên như nấm , một phần là do nhu cầu của " thị trường " . Các công ty tuyển dụng đều yêu cầu người lao động phải có những bằng cấp tiếng anh " Quốc Tế ", phong trào du học tự túc , thi lấy học bỗng để ra nước ngoài học , cộng thêm tâm lý của các bậc phụ huynh mong muốn con mình thông thạo tiếng anh ngay từ bé. Có những em bé đang ở tuổi mẫu giáo cũng được ba mẹ cho học thêm tiếng anh . Phụ huynh có tâm lý cho con em mình học ở những nơi có giáo viên nước ngoài để các cháu có điều kiện tiếp xúc với người bản xứ . Dạo quanh các trung tâm anh ngữ vào sáng thứ 7 , chủ nhật lực lượng học sinh tiểu học học thêm tiếng anh ở các trung tâm chiếm một số lượng đáng kể .
Thực tế thì sao ? các cháu tiếp thu được bao nhiêu phần trăm từ lớp học ? Không ai kiểm soát được chuyện này . Hầu hết các trung tâm anh ngữ chỉ xếp lớp theo từng trình độ nhưng lại Không chú ý đến độ tuổi . Ở lứa tuổi tiểu học đến mẫu giáo trình độ tiếp thu và nhận thức của các bé phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi . Có những lớp các cháu chênh lệch tuổi nhiều quá , trong buổi học có cháu thì nằm dài ra sàn nhà , có cháu thì xin giáo viên ra ngoài uống nước , có cháu thì rất tập trung , có cháu thì lơ đãng ngồi chơi , chọc phá bạn bè . Giờ học với giáo viên bản xứ cơ hội để giao tiếp của các cháu rất ít ỏi vì bản chất các cháu là còn thích chơi hơn học , thầy cô nhắc nhở bằng tiếng anh thì các cháu không hiểu nên tha hồ nói chuyện . Chất lượng của lớp học , bản thân các cháu không thể tự đánh giá được , phụ huynh lại quá tin tưởng vào trung tâm . Do vậy các trung tâm mở ra nhiều nhưng vẫn tồn tại được .
RANDOM_AVATAR
kimanh
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Thứ 7 22/11/08 15:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chuyện Kinh doanh tại các Trung tâm Anh Ngữ ở Sài Gòn

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Chủ nhật 25/04/10 2:31

Cảm ơn chị Kim Anh với những đóng góp quý báu của chị. Với kinh nghiệm là một giáo viên, chị đã chia sẻ thêm một góc nhìn mới rất thú vị. ANh văn thiếu nhi cũng là một kiểu kinh doanh mới đầy lợi nhuận
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Chuyện Kinh doanh tại các Trung tâm Anh Ngữ ở Sài Gòn

Gửi bàigửi bởi nguyenga » Thứ 4 05/05/10 18:26

Học tiếng Anh là nhu cầu chính đáng của mọi người từ già đến trẻ. Ai cũng học đươc, có người học để thư giãn, có người học vì công việc. Tùy theo yêu cầu của xã hội mà các trung tâm Anh ngữ xuất hiện ngày càng nhiều. Chuyện kinh doanh xét về chủ thể là người đứng ra mở trung tâm thì luôn nghiên cứu nhu cầu của người học để đáp ứng; còn nếu ở góc độ của người đi học thì tim nơi học vừa với túi tiền của mình vừa thích hợp với mục tiêu học tập. Có nhiều trung tâm uy tín lâu năm được nhiều học viên tin cậy và cũng có một số nơi mới mở với phương pháp tối tân hiện đại thu hút người học rất nhiều. Kinh doanh giáo dục không lợi nhuận kinh tế thì cũng lợi ích tinh thần. Đó là lý do vì sao các trung tâm Anh ngữ đua nhau mọc ngày càng nhiều trong thành phố Hồ Chí Minh đầy năng động.
RANDOM_AVATAR
nguyenga
 
Bài viết: 218
Ngày tham gia: Thứ 7 29/11/08 9:40
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hoá kinh doanh / Văn hoá Doanh nghiệp

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron