DANH NHÂN VĂN HOÁ

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn giới thiệu và thảo luận về các tác phẩm nghệ thuật với mục đích thư giãn dưới góc nhìn của một người làm văn hoá

DANH NHÂN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Chủ nhật 28/10/07 0:49

Tôi có nhã ý thành lập một chủ đề mới về các danh nhân văn hoá Việt Nam và thế giới với lòng mong muốn xiển dương tấm gương của những nhà làm khoa học có đức có tài. Rất mong quý vị có những bài viết hay hoặc sưu tầm những bài viết hay về các danh nhân văn hoá post lên đây để mọi người cùng được đọc trong những lúc thư giản và cũng làm những tấm gương tốt cho chúng ta noi theo. Rất mong quý vị ủng hộ với lòng nhiệt tình nhất.
Bài viết dưới đây của cố GS. Minh Chi về một nhà khoa học tầm cỡ của thế giới sẽ cho chúng ta thấy cái tài và đức của một nhà khoa học chân chính.

MAX MULLER
Sự khiêm tốn của nhà khoa học chân chính

Minh Chi
(Học Viện Phật Giáo Việt Nam)

Hình ảnh
[justify]Max Muller là nhà bác học Đức nổi tiếng, tác giả nhiều công trình nghiên cứu có giá trị kinh điển về Ấn Độ học và Phật học. Ông thông thạo các thứ ngôn ngữ như Sanskrit, Pàli, Hindi, Ba Tư, không kể các thứ tiếng quen thuộc như Pháp, Anh và Đức là tiếng mẹ đẻ. Ông vào học trường Đại học Tổng hợp Leipzig năm 1836, và ở đây, ông bắt đầu học Sanskrit với giáo sư Hermann Brockhaus. Ông đỗ tiến sĩ ngày 1 tháng 9 năm 1843. năm 1844, ông đến Berlin học thêm tiếng Sanskrit với giáo sư Franz Bopp, đồng thời học thêm triết học với Schelling. Ở đây, ông học các ngôn ngữ Pàli, Hindi và Ba Tư. Năm 1845, ông đến Paris (Pháp) để học thêm tiếng Sanskrit với nhà Ấn Độ học nổi tiếng của nước Pháp là Burnouf.
Rất rõ ràng, nhà bác học Pháp Burnouf, với các bài thuyết giảng về Ấn Độ giáo và Phật giáo đã có một ảnh hưởng quyết định tới sự nghiệp của cả đời Max Muller.
Max Muller rời Paris năm 1846, đến Luân Đôn nước Anh ngày 11 tháng 6 cùng năm. Sau đó, ông đến làm việc và giảng dạy ở Oxford cho đến năm 1900, ngày 28 tháng 10 là ngày ông qua đời.
Các công trình Phật học của Max Muller tập trung vào bốn điểm sau đây:
-Phật giáo như là một hệ thống đạo đức. Chính trong lãnh vực đạo đức mà Max Muller luôn đặt vấn đề liên hệ ảnh hưởng giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo.
-Phật giáo trong bối cảnh xã hội-lịch sử của nó, và sự liên hệ với Bà La Môn giáo.
-Phật giáo và chủ nghĩa vô thần.
-Thuyết Niết Bàn của Phật giáo.
Ngay từ trong tác phẩm sớm nhất của mình, cuốn “Các nhà chiêm bái Phật giáo” (Buddhist Pilgrims), ông định nghĩa tôn giáo như là sự thể hiện một ý niệm về cái thiêng liêng, sẵn có từ thời vô thủy trong nội tâm con người. Và con người trong quá trình phát triển của mình, đã tìm mọi cách để mô tả, để nói lên một cách đầy đủ nhất và trung thực nhất cái hiện diện thiêng liêng đó. Max Muller cho rằng đó là một quá trình giao thoa giữa tư duy và ngôn ngữ, để cho tư duy con người có thể nói lên được bằng ngôn ngữ cái hiện diện thiêng liêng đó. Max Muller sau này gọi cái cảm giác về cái vô biên, vô tận (the perception of the infinite).
Dù là một nhà bác học uyên thâm về các ngôn ngữ Đông phương như vậy, dù là tác giả của nhiều công trình khoa học có giá trị kinh điển (thí dụ tập “Các sách Thánh của phương Đông” (The sacred books of the East), cuốn này có ở thư viện Viện Nghiên cứu Phật học tại thành phố Hồ Chí Minh, nhưng ông luôn luôn là một con người khiêm tốn, giản dị. Trong bài tựa bản dịch “Kinh Pháp Cú” (The Dhammapada) của ông (1869), ông tự nhận mình không phải là nhà bác học mà chỉ là “người góp nhặt đó đây khiêm nhường” (the humble gleaner) (Xem “Các bài giảng về khoa học tôn giáo” trang 152 (Lectures on the science of religion).
Thái độ khiêm nhường đó thật đáng phục và đáng học. Đó là biểu hiện sắc nét của những học giả chân chính. Hồ Chủ tịch nói: “Khiêm tốn bao nhiêu vẫn còn thiếu, kiêu căng một chữ cũng là thừa”.
Chúng ta là những kẻ hậu học. Muốn tiến xa hơn nữa trên biển học mênh mông không bờ, chúng ta cần tâm niệm thái độ khiêm nhường của Max Muller và lời dạy đầy minh triết của Bác Hồ. Đáng tiếc là có một vài người, mới được đi học vài năm (chỉ vài năm thôi chứ không phải là suốt đời như Max Muller) ở khoa Phật học tại một trường đại học ở Mỹ, tuy không ai biết tên tuổi, và chưa có một công trình Phật học nào hết, đã vội dương dương tự đắc, mục hạ vô nhân, đả kích các nhà Phật học trong nước, ngoài nước là ngốc xuẩn, kiến thức lôm côm, sơ học, bố láo v.v…, những từ ngữ mà chỉ trích dẫn lại, những người có giáo dục và văn hóa cũng đủ cảm thấy ngượng mồm, ngượng tay!
[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: DANH NHÂN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Chủ nhật 28/10/07 1:19

LÉPTÔNXTÔI NHÀ PHẬT HỌCMinh Chi
(Học Viện Phật Giáo Việt Nam)

Hình ảnh
[justify]Ít người biết rằng, nhà đại văn hào Nga, Lép Tônxtôi, tác giả các tiểu thuyết bất hủ như “Chiến tranh và hòa bình”, “Phục sinh”, “Ana Karênin”v.v…đồng thời cũng là tác giả những tiểu phẩm như “Đức Phật”, “Cuộc cách mạng tất yếu”. Tiểu phẩm “Cuộc cách mạng tất yếu”, dịch ra Anh ngữ gần đây đã được đăng tải nhiều kỳ trên tờ tạp chí “Phật tử vì hòa bình”, tờ báo của Hiệp hội những người Phật tử châu Á vì hòa bình. Tư tưởng chủ đạo trong nhiều tiểu phẩm này của Tôixtôi rất gần gũi với đạo Phật. Trong tiểu phẩm, nhà đại văn hào đã tỏ ra thông cảm sâu sắc với những người nghèo đói và yếu thế luôn luôn bị những người khác giàu có hơn và mạnh thế hơn đàn áp, gây đau khổ. Tônxtôi mơ ước một xã hội, một thế giới của tình thương, thay vì một thế giới của bạo lực và bạo hành. Biến thế giới của bạo lực và bạo hành thành thế giới của tình thương, theo Tônxtôi là cả một cuộc cách mạng, một cuộc cách mạng tất yêu, một cuộc cách mạng tầm cỡ toàn thế giới. Đó là niềm tin của Tônxtôi. Tônxtôi viết trong đoạn văn kết luận của tiểu phẩm của mình. “Trong khi có lẽ tôi đang sống những ngày cuối cùng của đời tôi, tôi không thể không trao truyền cho những người khác niềm tin đó của tôi. Vâng, chúng ta đang đứng ở ngưỡng cửa của một cuộc sống tươi vui và hoàn toàn mới, và muốn tiến vào cuộc sống đó, chúng ta chỉ cần giải thoát chúng ta ra khỏi điều mê tín ngày càng dày vò chúng ta rằng, bạo lực là không thể tránh được trong cuộc sống bình thường của con người, và chúng ta cần nhận thức rằng, nguyên tắc vĩnh cữu của tình thương đã từng sống một thời gian dài trong tâm thức của con người, tất yếu sẽ thay thế cho nguyên lý bạo lực đã lỗi thời, từ lâu đã là không cần thiết và tỏ ra rất tai hại đối với loài người”.
Khi còn trẻ, Tônxtôi có quen một vị Lạt Ma(1) ở Buriati(2). Hai người cùng nhau đàm luận về đạo Phật. Một hôm, Tônxtôi nghe nói vị Lạt Ma này bị một số thanh niên du đãng hành hung, và mặc dù vị Lạt Ma rất khỏe mạnh, nhưng ông không hề đáng trả. Được Tônxtôi hỏi vì sao, vị Lạt Ma trả lời rằng ông chưa từng bao giờ dùng đến sức mạnh và bạo lực để đối phó với tội ác.
Câu chuyện trên xảy ra ở Kazan, vào hồi Tônxtôi còn trẻ. Một vị Lạt Ma hiện nay tu ở chùa Ivonginski gần Ulan Udê, kể lại như vậy, khi vị này tham gia cuộc đi bộ vì hòa bình từ Matxcơva đến Polyana Yasnaya, làng quê của Tônxtôi để tưởng niệm 160 năm ngày sinh của nhà đại văn hào Nga.
Trong hai mươi năm cuối cùng của đời ông, Tônxtôi ngày càng gần gũi với đạo Phật trong nếp sống cũng như trong một vài tiểu phẩm cuối cùng của ông như “Sidartha tên của Đức Phật nghĩa là bậc thánh”, “Cuộc đời và lời dạy của Ngài”, “Cuộc cách mạng tất yếu”, “Đức Phật”. Tônxtôi chuyển sang ăn chay trường, bỏ thú vui cưỡi ngựa, và thích sống giản dị giữa thiên nhiên…

(1) Lạt Ma: Tăng sĩ ở Tây Tạng và Mông Cổ gọi là Lạt Ma.
(2)Buriati: Hiện nay là một nước thuộc cộng hòa tự trị ở Xibiri, thuộc Liên Xô. Phần lớn dân Buriati theo đạo Phật.
[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: DANH NHÂN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 2 29/10/07 9:37

[center]VÀI CHI TIẾT THÚ VỊ VỀ ĐỜI SỐNG CỦA
HỒ CHỦ TỊCH
[/center]
Minh Chi

[justify]1. Một bức ký họa của Bác Hồ

Trong quyển sách “Hochiminh, a life” (Hồ Chí Minh, Một cuộc đời) dày gần 700 trang, (tác giả là giáo sư William J. Duiker) đã cung cấp cho chúng ta nhiều tư liệu quý và chi tiết thú vị về cuộc đời của Bác Hồ. Một trong những chi tiết thú vị là một bức họa đăng trên tờ Paria (Người cùng khổ) mà chủ bút kiêm họa sĩ trang trí không ai khác là Nguyễn Ái Quốc, tức Bác Hồ của chúng ta ngày nay. Vì ở cuối bức họa ở bên góc phải có các chữ NGUYỄN A Q.
Bức họa vẽ một người Âu béo phị nằm dài trên một chiếc xe kéo do một người Việt Nam gầy gò kéo. Bức họa ghi lời người Âu ngồi trên xe:
“Hãy chạy nhanh lên. Hãy chứng tỏ long trung thành vì Thượng đế…”
Điều thú vị là khi gặp lại Bác năm 1946, khi bác với tư cách là thượng khách của Chính phủ Pháp, qua dự hội nghị Fontainebleau, danh họa Picasso đã kể lại cảm tưởng của ông đối với bức họa của Hồ Chủ tịch. Ông Vũ Đình Huỳnh, thư ký riêng của Bác có mặt trong cuộc gặp gỡ Hồ Chí Minh-Picasso đã thuật lại lời của danh họa Picasso như sau:
“Chỉ mấy nét vẽ này ta đã thấy một tư tưởng lớn, một tâm hồn lớn tàng ẩn bên trong. Nếu như anh tiếp tục con đường hội họa thì cũng có thể là một danh họa. Nhưng hôm nay anh Nguyễn đã là Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tác giả tập tranh đi hàng đầu trong cuộc đấu tranh cho độc lập tự do của một dân tộc.”
Lời bình của Picasso tương xứng với lời bình của giáo sư William J. Duiker khi đánh giá cuộc đời của Hồ Chủ Tịch trong cuốn sách Anh ngữ vừa mới xuất bản “Hochiminh, a life” (Hồ Chí Minh, một cuộc đời):
“Không những ông Hồ là người sáng lập Đảng và sau này là Chủ tịch nước, ông còn là chiến lược gia chủ yếu, và là biểu trưng của đất nước tạo ra cảm hứng mạnh mẽ nhất. Ông là một nhà tổ chức tài ba, đồng thời là còn là một nhà chiến lược khôn ngoan và một người lãnh đạo hấp dẫn. Con người Hồ Chí Minh, một nữa là Lê-nin, một nữa là Gandhi, và là sự kết hợp năng động của cả hai. Trong khi cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam là một sự kiện tất yếu không thể tránh, siêu việt lên trên số phận của những con người cá biệt, thì nếu không có ông Hồ thì sự kiện đó sẽ có một cục diện rất khác, những hậu quả rất khác... Ông kết hợp được trong bản thân ông hai trong những lực lượng trung tâm của lịch sử Việt Nam hiện đại: Hoài bảo có được độc lập dân tộc và hoài bảo có được công bằng xã hội-kinh tế. Vì rằng hai lực lượng đó vượt ngoài bờ cõi của quốc gia ông, cho nên ông Hồ có khả năng truyền đạt thông điệp của ông đến khắp các dân tộc thuộc địa trên thế giới, và đáp ứng yêu cầu của họ về một cuộc sống danh dự và tự do, thoát khỏi ách áp bức của chủ nghĩa đế quốc. Bất kể lời phán xét cuối cùng như thế nào đối với di sản của ông để lại cho dân tộc của mình, Hồ Chí Minh vẫn có vị trí trên tượng đài của các vị anh hùng cách mạng đã chiến đấu ngoan cường cho những người cùng khổ trên thế giới, giúp họ nói lên được tiếng nói đích thực của họ.”
(Trích dịch từ cuốn “Hochiminh, a life” của William J. Duiker, bản Anh ngữ trang 577, nhà xuất bản Hyperion–New York).
2. Vì sao tôi theo chủ nghĩa Mác?(Bác Hồ giải thích)
Cuốn sách “Hochiminh, a life” (Hồ Chí Minh, một cuộc đời) của giáo sư Mỹ William J. Duiker1 có rất nhiều chi tiết thú vị. Một chi tiết thú vị là lời giải thích của Bác, vì sao Bác theo chủ nghĩa Mác-Lêninít mà không theo một chủ nghĩa nào khác, ở trang 572 của cuốn sách, khi bác trả lời một câu hỏi của Charles Fenn, nhân viên Cục Tình Báo Trung Ương Mỹ vào năm 1945 trong những ngày đầu cuộc cách mạng Tháng Tám thành công:
“Trước hết ông phải hiểu rằng dành được độc lập từ một cường quốc lớn như Pháp là một nhiệm vụ rất nặng nề nó chỉ có thể thành công với một sự hỗ trợ nào đó từ bên ngoài, không nhất thiết là bằng vũ khí, mà còn là trong các lĩnh vực như là lời khuyên, các cuộc giao tiếp. Trên thực tế, người ta không thể dành được độc lập bằng cách ném bom, đàn áp v.v… Đó là lỗi lầm mà các nhà cách mạng trước đây thường mắc phải, người ta phải dành độc lập qua các khâu tổ chức, tuyên truyền, huấn luyện và kỷ luật. Người ta cũng cần một loạt những niềm tin, một Phúc âm (a Gospel), một sự phân tích thực tiễn, ông có thể nói một Kinh thánh (a Bible). Chủ nghĩa Mác-Lenin cho tôi tất cả những bộ phận đó.”
Rồi Fenn hỏi tại sao Chủ tịch Hồ lại không chọn chế độ dân chủ hay một chế độ chính trị nào khác thay vì hệ tư tưởng Mác-Lenin, có thể làm mất đi thiện chí của của Hoa Kỳ, một xứ sở mà Hồ Chủ tịch thường ca ngợi. Bác Hồ trả lời là chỉ sau khi Bác đến Mạc Tư Khoa Bác mới nhận được sự giúp đỡ thực tế. Trong các cường quốc chỉ có Liên Xô mới là người bạn thực sự của Việt Nam, mặc dù người bạn đó cũng không giàu có gì, cũng đang rất thiếu thốn. Những người bạn chân thật khác của Việt Nam là các dân tộc châu Á và châu Phi đang rên xiết dưới ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa đế quốc. Trước thế chiến thứ I, Bác Hồ đã từng lao động trên các tàu biển đi lại nhiều nơi trên thế giới và Bác đã gặp những người bạn lao động châu Á, châu Phi, họ cũng đang chịu sự thống khổ do chủ nghĩa đế quốc gây ra, và rất thông cảm với nhân dân Việt Nam cùng chịu những nỗi thống khổ như vậy.
Kèm theo là bức thư bằng Anh ngữ Bác Hồ gửi cho Charles Fenn khi ông này đang ở miền Nam Trung Hoa. Bức thư cho biết Bác Hồ vốn có nhiều thiện cảm với nước Mỹ và có ý tưởng kêu gọi Mỹ ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam. Sau đây là toàn văn bức thư Bác Hồ gửi cho hai ông Bernard và Fenn, nhân viên Cục Tình Báo Trung Ương Mỹ dưới quyền của tướng Chenault:
“Hai ông Bernard và Fenn thân mến,
Tôi rất cảm ơn các ông đã săn sóc những người của chúng tôi 2. Tôi mong là họ sẽ học được những chuyên môn cần thiết cho cuộc đấu tranh chung của chúng ta chống bọn Nhật Bản.
Tôi hy vọng các ông sẽ sớm đến thăm chúng tôi ở đây, tại căn cứ địa của chúng tôi. Nó sẽ được mở rộng. Cho phép tôi gửi lời kính trọng đến tướng Chenault.
Những lời chúc tốt nhất từ người bạn chân thành
Mùng 5 tháng 5”
Cuối bức thư trên có một đoạn ngắn không viết tay mà đánh máy. Đoạn ấy như sau:
“Ông Fenn thân mến,
Tôi rất cảm ơn ông nhiều về tình bạn tích cực của ông. Tôi sẽ cố gắng cử một người đến gặp ông. Nhờ chuyển lời chào của tôi đến các bạn của chúng ta. Tôi gửi ông lời chúc tụng thân mến nhất và Hồ Chí Minh mãi mãi là người bạn chân thành của ông.”
Chúng ta chú ý là Bác Hồ có một chữ ký vắn tắt khác với chữ ký sau này thường thấy của Bác, ghi rõ cả họ tên Hồ Chí Minh.
[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: DANH NHÂN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 2 29/10/07 9:49

[center]CUỘC GẶP GỠ ĐẦU TIÊN GIỮA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ
PHẬT GIÁO VIỆT NAM
[/center]
[justify]Minh Chi
(Học Viện Phật Giáo Việt Nam)
Đó là vào buổi lễ đáng ghi nhớ, kỷ niệm ngày sinh của vua Trần Nhân Tông, do Hội thanh niên Phật tử Việt Nam tổ chức tại chùa Quán Sứ, vào những ngày tháng đầu tiên của cuộc Cách Mạng Tháng tám.
Tôi không nhớ ngày cụ thể, vì vậy mà tôi viết những ngày tháng đầu của Cách Mạng Tháng tám, mà một trong những đặc điểm nổi bật là mọi người ở Hà Nội, nam nữ, già trẻ đều nô nức, tò mò muốn được biết Hồ Chí Minh là ai, con người Hồ Chí Minh như thế nào, Hồ Chí Minh có phải là Nguyễn Ái Quốc hay không? (Bởi vì, một thời gian trước đó, mặt trận Việt Minh có công bố bức thư ngỏ của đồng chí Nguyễn Ái Quốc gửi toàn thể đồng bào).
Chính trong bầu không khí náo nức ấy mà Hội thanh niên Phật tử Việt Nam, mà Hội trưởng lúc bấy giờ là bác sĩ Nguyễn Hữu Thuyết, tổ chức tại chùa Quán Sứ ngày lễ kỷ niệm vua Trần Nhân Tông. Cái đinh của buổi lễ là một buổi tiệc chay, với sự có mặt của Hồ Chủ tịch và cố vấn Vĩnh Thụy (tức Bảo Đại sau khi thoái vị).
Và trong công tác chuẩn bị cho buổi lễ, có hai công việc quan trọng phải làm là mời cho được Hồ Chủ tịch và cố vấn Vĩnh Thụy. Hai Hòa Thượng Tố Liên và Trí Hải được phân công đến Bắc Bộ phủ mời Hồ Chủ tịch, còn cụ Văn Quang Thùy và tôi (hai cư sĩ) được phân công mời Cố vấn Vĩnh Thụy.
Cụ Văn Quang Thùy là một nhà Phật học thâm thúy, từng dịch một số kinh Phật từ chữ Hán sang chữ Việt. Tôi nghe nói, sau khi quân Pháp chiếm Hà Nội, cụ di tản vào Nam, vẫn tiếp tục nghiên cứu Phật học và giảng Phật học.
Cụ và tôi đến biệt thự, nơi tạm trú của Cố vấn Vĩnh Thụy, sau khi ông từ Huế ra Hà Nội, theo lời mời của Hồ Chủ tịch. Biệt thự này (sau Hiệp định Giơ-ne-vơ), từng được dùng làm đại sứ quán Nam Tư, sau đó chuyển làm trụ sở của Trung ương Đoàn Thanh niên Việt Nam. Vì tôi có quen với anh Hoàng Xuân Bình, lúc bấy giờ làm vệ sĩ cho Cố vấn Vĩnh Thụy, cho nên việc chúng tôi trực tiếp gặp và mời Cố vấn Vĩnh Thụy đến dự lễ và dùng cơm chay tại chùa Quán Sứ không gặp khó khăn gì. Tôi và anh Bình quen nhau vì cùng ở Đông Dương học xá, và đều là sinh viên, anh Bình học trường thuốc, còn tôi học trường Luật. Có thể nhờ lời giới thiệu của anh Bình cho nên Cố vấn Vĩnh Thụy đã tiếp chúng tôi rất niềm nở. Tôi quên giới thiệu anh Bình, sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, đã tham gia học trường Thanh niên Tiền Tuyến của ông Phan Anh, nguyên bộ trưởng bộ quốc phòng của chính phủ Trần Trọng Kim. Vì học ở trường Thanh niên Tiền Tuyến ra (một trường đào tạo sĩ quan trẻ cho nước Việt Nam vừa độc lập), cho nên tác phong của anh Bình rất quân sự, lối ăn mặc cũng rất gọn gàng.
Trong buổi gặp gỡ, Cố vấn Vĩnh Thụy lúc ban đầu nói là đã có Hồ Chủ tịch đến rồi, thì Cố vấn không đến cũng được. Nhưng vì cả tôi và cụ Văn Quang Thùy khẩn khoản mời, lại thêm có anh Bình nói vào nữa cho nên cuối cùng Cố vấn Vĩnh Thụy nhận lời.
Đó cũng là điều may, vì sau khi cụ Văn Quang Thùy và tôi về chùa Quán Sứ, gặp hai cụ Hòa Thượng Tố Liên và Trí Hải mới biết Hồ Chủ tịch đã khước từ lời mời của hai cụ vì Hồ Chủ tịch lúc bấy giờ rất bận việc, vì đồng thời phải đối phó với bao nhiêu khó khăn phức tạp chồng chất, đối nội cũng như đối ngoại. Hơn nữa, Hồ Chủ tịch cũng nói là đã có Cố vấn Vĩnh Thụy đến rồi thì Chủ tịch không đến nữa.
Buổi lễ bắt đầu vào khoảng 4 hay 5 giờ chiều, sau khi Cố vấn Vĩnh Thụy và quan khách đến đông đủ. Tôi có soạn một bài giảng về thân thế và sự nghiệp của Trần Nhân Tông, nhằm đối tượng là thanh niên và sinh viên, bài giảng được thu băng và phát lại trong bữa tiệc, chứ tôi không trực tiếp giảng. Bài giảng cũng được in vào phần cuối cuốn Đạo Phật I, mà tôi là tác giả. Cuốn sách do nhà xuất bản Thụy Ký in và phát hành. Cuốn sách này, trong thời kỳ nước ta tạm thời chia làm hai miền, được các Phật tử trong Nam tái bản nhiều lần, với bút hiệu của tôi lúc bấy giờ là Huyền Chân. Cuốn Đạo Phật I lần đầu tiên do Thụy Ký xuất bản, có bìa màu vàng khá đẹp, nhưng giấy in thì không được tốt lắm.
Bữa tiệc đang tiến hành thì bỗng ngoài cửa chùa có tiếng ồn ào, đông đảo người hình như xô đẩy nhau. Có những tiếng kêu to: Bác đến! Bác đến!
Thì ra Bác đến thật. Trong bộ kaki trắng gọn ghẽ, sắc mặt hồng hào, dáng điệu thoải mái, Bác với đông đảo quần chúng vây quanh, tiến thẳng không phải vào chính điện mà vào giảng đường. Còn các bàn tiệc với đông đảo quan khách dự tiệc thì lại bố trí ở gần nhà Tổ. Bác vào tới giảng đường, thì hình như không tiến lên được nữa, vì ai cũng muốn thấy mặt Bác, ai cũng muốn lại gần Bác. Tôi thấy các đồng chí bảo vệ cũng bó tay. Thế là Bác có một sáng kiến có một không hai, đối với một vị Chủ tịch nước! Bác đứng lên cho đồng bào xem mặt Bác đây... Đám đông vỗ tay hoan nghênh. Mãi sau Bác mới vào được trong nhà Tổ, vẫy tay chào các quan khách, bắt tay Cố vấn Vĩnh Thụy...
Bác Nguyễn Văn Tiến, một thành viên sáng lập Hội Thanh niên Phật tử, đưa tôi cuốn Đạo Phật I, yêu cầu xin Bác chữ ký. Bác vui vẻ ký vào trang đầu cuốn sách. Anh Tiến đưng hơi xa, vội cố gắng rẽ đám đông để lấy cuốn sách, thế nhưng cuốn sách đã chuyển từ tay này sang tay khác, để cuối cùng mất hút, không trở về với chủ của nó là anh Tiến đáng thương hai! Anh Tiến cũng không trách tôi được, vì sự việc diễn ra quá nhanh, còn tôi cũng tự trách mình vì sao không đem đến đây vài ba cuốn sách để xin Bác chữ ký...
Tất cả mọi ấn tượng buổi hôm ấy như bị xóa nhòa hết trước ấn tượng của vị Chủ tịch nước, giản dị, thân thương nhưng lại có vẻ siêu tuyệt hay siêu phàm. Còn lẽ vì thế mà cố Thủ tướng Ấn Độ, khi tiếp đón Bác ở New Delhi, đã gọi Bác là vị anh hùng huyền thoại (the legendary hero). Phải chăng lực hấp dẫn đặc biệt của Bác Hồ là ở chỗ Bác thật sự là một nhân vật siêu phàm...; siêu phàm không phải chỉ ở quá trình hoạt động cách mạng lâu dài và gian khổ của Bác, mà siêu phàm ngay cả trong nhân cách, mà người nào có may mắn tiếp xúc với Bác dù chỉ là một lần cũng cảm nhận thấy. Sau đây tôi xin bày tỏ một vài cảm nhận của tôi, một cán bộ rất bình thường, nhưng có nhân duyên rất may mắn được gặp Bác nhiều lần, trong thời gian khoảng 10 năm công tác ở Phủ thủ tướng (1950-1960). Những cảm nhận này giúp tôi lý giải phần nào lực hấp dẫn của con người Bác đối với quần chúng, trong đó có anh em trí thức.
Bác không nói vô ngã, nhưng thực hành đạo lý vô ngã trong mọi hoạt động và sinh hoạt hàng ngày của Bác.
Bác không nói vô ngã, nhưng bác nói chí công vô tư. Vô tư không có nghĩa gì khác là vô ngã. Sống gần Bác sẽ thấy Bác tỏ ra rất dị ứng đối với mọi cử chỉ, hay lời nói đề cao cá nhân Bác. Ngày còn ở chiến khu, Bác hình như không thích mọi người đến chúc tụng mình vào ngày sinh nhật 19/5, cho nên thường lệ cứ vào chiều ngày 18/5, Bác lại khăn gói lên đường cùng với hai hay ba đồng chí bảo vệ, đi thăm một đơn vị bộ đội, nhà trẻ hay một viện quân y... Tất cả quà cáp sinh nhật của Bác, đều được phân phối cho các cơ quan hay cá nhân theo một danh sách Bác cho chuẩn bị sẵn.
Bác ăn uống hết sức giản dị: cơm nắm, cà, tương ớt, cá kho... Đó là những món ăn Bác thích nhất trong những dịp Bác đi công tác ở địa phương. Những món ăn đó, Bác thường cho gói đem đi, vì Bác thích ăn lúc nghỉ ở dọc đường hơn là ăn ở Giao Tế tỉnh, vì Bác không muốn gây phiền hà cho chính quyền và Đảng bộ địa phương.
Vì vậy, mà có câu thơ của Việt Phương trong tập thơ “Cửa Mở”:
“Bác không đụng đĩa thịt gà,
Mà ăn trọn đĩa cà xứ Nghệ...”
Thiếu tướng Phan Văn Xoàn, trước khi nghỉ hưu (hiện là giám đốc công ty dịch vụ Bảo vệ Long Hải ở Tp. Hồ Chí Minh), là Cục trưởng cục An ninh TƯ và là người thường xuyên bảo vệ và hầu cận Bác, kể cho tôi nghe rằng, khi đi công tác địa phương, Bác thường hay nghỉ dọc đường, thay vì vào Giao Tế tỉnh. Biết Bác thích như vậy, tôi cho đem theo xe một cái giường xếp, để phòng khi Bác muốn nghỉ trưa sau bữa ăn. Một lần, sau bữa ăn trưa dọc đường, tại một sân đình làng, tôi thấy Bác cho trải ni lông để Bác nằm nghỉ, tôi bèn cho lấy giường xếp ra cho Bác dùng, thì thấy Bác khoát tay, nói như đùa “Ai mang đi thì người ấy phải dùng, Bác không bảo mang theo giường xếp, sao Bác lại phải dùng?”
Thế rồi, Bác nằm xuống trên tấm ni lông trải trên cỏ, phút chốc đã thấy Bác ngủ thiếp đi. Mặt Bác hồng hào, trông như một ông Tiên. Viết đến đây tôi bất giác nhìn lên tường có treo tờ lịch với dòng chữ viết theo kiểu khá “nghệ thuật”:
“Ta cứ ngỡ xuống trần chơi một chốc,
Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay.”
Thiếu tướng Xoàn ca ngợi Bác nằm ngủ đẹp như một ông Tiên, hay Bác là một ông Tiên thật như vây?
Một chữ ký của Bác hơn cả một buổi nói chuyện dài.
Hạnh vô ngã là hạnh của Bồ-tát. Vì tôi theo đạo Phật cho nên không nói như đồng chí Phan Văn Xoàn là Bác giống như một ông Tiên; tôi nói và nghĩ rằng Bác là một Bồ-tát hóa thân. Vì tôi biết, tùy theo nhu cầu của chúng sinh mà các vị Bồ-tát có thể thị hiện làm quốc vương, đại thần, Bà-la-môn v.v...Chúng sinh Việt Nam đang cần có một lãnh tụ như Bác, thì Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có thể hiện thân đến với chúng sinh Việt Nam chứ sao lại không chứ! Triết gia Pháp Blaise Pascal ở thế kỷ XVIII nói câu thời danh “Cái ta là cái đáng ghét” (Le moi est haissable), thì người sống vô ngã phải là một bậc Thánh rất đáng trân trọng và đáng kính yêu. Bác Hồ là con người như vậy, bậc Thánh như vậy. Không những con người Bác mà tất cả những gì thuộc về Bác, có dính dáng đến Bác cũng xứng đáng được trân trọng và yêu kính như vậy. Tôi cảm nhận rõ điều này qua sự việc sau đây:
Khoảng giữa năm 1946-1950, tôi công tác ở Phòng Chính trị Quân khu IV, với cương vị Phó ban Tuyên huấn và là Chủ nhiệm tờ báo quân đội “Vệ Quốc đoàn”. Thiếu tướng Nguyễn Sơn, Quân khu trưởng, bằng Thiếu tướng được Nhà nước phong tặng. Lúc bấy giờ, có một tiểu đoàn Việt kiều Thái Lan vừa về nước, được Quân khu IV tiếp nhận. Một buổi sáng, tôi được lệnh của Thiếu tướng quân khu trưởng hướng dẫn Thiếu tướng Trần Tử Bình đến thăm Tiểu đoàn, có biệt danh là “Tiểu đoàn Mê-kông”. Toàn tiểu đoàn xếp hàng chỉnh tề tại một bãi tập để đón chào Thiếu tướng Phó Tổng Thanh tra Quân đội. Sau thủ tục nghi lễ chào đón, Thiếu tướng Bình bắt đầu nói chuyện. Thiếu tướng Bình có lẽ không có tài hùng biện như Thiếu tướng Nguyễn Sơn cho nên bài nói chuyện vừa dài vừa thiếu hấp dẫn. Tôi cảm thấy nhiều đội viên trong tiểu đoàn sốt ruột. Thiếu tướng Bình chắc là cũng cảm thấy như vậy, cho nên, ông đột nhiên, lấy ở xà cột ra, một tờ giấy và nói to “Anh em có muốn xem chữ ký của Bác Hồ không?”
Thế là không khí của buổi nói chuyện thay đổi hẳn. Tất cả mọi người đều nhao nhao đứng dậy, xin được xem tận mắt chữ ký của Bác Hồ. Mọi người trao nhau bức thư, ngắm nghía chữ ký của Bác và phấn khởi vô cùng.
Khi ra về, Thiếu tướng Bình tâm sự với tôi “May quá, tôi có đem theo bức thư của Bác. Buổi găp mặt tiểu đoàn Mê Kông, thành công ngoài dự kiến của tôi, là nhờ có chữ ký của Bác.”
Một chữ ký của Bác mà biến một cuộc nói chuyện, từ nhạt nhẽo biến thành một thành công lớn. Điều này rất có ý nghĩa, vì tiểu đoàn Mekong gồm toàn đồng bào Việt kiều Thái Lan về nước lần đầu tiên để tam gia kháng chiến. Bài nói chuyện của Thiếu tướng Phó tổng Thanh tra Quân đội phải gieo ấn tượng tốt đối với họ, và chính nhờ có bức thư với chữ ký của bác mà cuộc nói chuyện của Thiếu tướng Bình đã thành công ngoài dự kiến!
Sau này, khi ra chiến khu Việt Bắc, công tác ở Phủ Thủ tướng, tôi có cơ hội tham gia nhiều hội nghị chính quyền toàn quốc, các đại biểu các tỉnh về dự, chủ yếu là đại biểu các tỉnh từ Thanh Nghệ Tĩnh trở ra. Cứ mỗi lần Bác Hồ đến thăm những hội nghị như vậy, thì cả hội trường sôi động lên. Tôi thấy có những đại biểu, kể cả phụ nữ, được gặp Bác lần đầu tiên mừng rỡ đến rơi phát khóc, thậm chí tuy có những người tuy đứng tuổi mà nhảy cỡn lên như là được vàng. Trước những cảnh tượng cảm động như vậy, tái diễn nhiều lần trong các cuộc hội nghị toàn quốc, tôi càng cảm thấy, dân tộc Việt Nam thật là may mắn có được một lãnh tụ tầm cỡ như vậy, đạo đức như vậy. Tôi nhớ mãi không quên lời tâm sự của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, khi bác sĩ đến thăm Quân khu trên đường bác sĩ vào Nam. Bác sĩ nói với tôi “Nếu Bác Hồ bảo tôi nhảy vào lửa, thì tôi nhảy ngay không do dự”. Đây là lần cuối cùng tôi gặp bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, vì sau đó, trên đường vượt Trường Sơn vào Nam, bác sĩ bị tử nạn.
Bác Hồ có gen Phật giáo chăng?
Tôi từng hỏi mình câu hỏi như vậy, sau hai lần chứng kiến Bác đến thăm chùa trong những ngày tháng đầu rất bận rộn của cuộc Cách Mạng Tháng tám. Lần đầu, ở chùa Quán sứ, trong câu chuyện tôi vừa kể. Lần thứ hai, tại chùa Bà Đá, nhân dịp lễ Phật Đản, sau khi Bác ký Hiệp định tạm thời mùng 6 tháng 3. Như chúng ta đều biết, sau cuộc Hội nghị Việt-Pháp Fontainebleau thất bại, Bác vẫn ở nán lại nước Pháp, làm một cố gắng cuối cùng, để tránh một cuộc chiến tranh Việt-Pháp gần kề. Cố gắng đó chính Thỏa ước Tạm thời mùng 6 tháng 3, cho phép quân đội Pháp vào đóng một số nơi trong nước ta, kể cả Hà Nội.
Bọn Quốc Dân Đảng phản đối ầm ĩ, không biết đấy chỉ là một nhượng bộ chiến lược để quân dân ta có thời gian chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến, mà Bác đoán biết là lâu dài và gian khổ. Sau khi đi dùng cơm với Hòa Thượng trụ trì, Bác đến trước chánh điện, niệm hương, và nói lên rất rõ câu khấn như sau:
“Trên thì có ông Phật, dưới thì có ông dân, Hồ Chí Minh này thề không bao giờ bán nước!”
tất nhiên, đây là một câu khấn có ý nghĩa chính trị, nhưng tại sao lại nói lên ở nhà chùa, và cùng lấy Đức Phật và ông dân làm chứng?
Phải chăng, Bác biết rất rõ Phật giáo Việt Nam từ suốt hơn 19 thế kỷ tồn tại trên đất nước Việt Nam, bao giờ cũng sát cánh với dân tộc, lấy quyền lợi dân tộc làm quyền lợi của mình. Phải chăng gen Phật giáo hiện hữu ở trong Bác, cũng như trong các lãnh tụ cộng sản khác của Việt Nam như Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, Đại tướng Võ Nguyên Giápv.v...
Đồng chí Lê Duẩn ca ngợi có bà mẹ rất hiền lành, vì có lòng tin Phật, và vài ngày trước khi lâm bệnh qua đời, đồng chí có đến thăm chùa Quán Sứ. Tình cờ, tôi cũng có mặt ở chùa vào ngày đó, cho nên tôi ghi lại sự kiện này.
Tôi gặp Cố vấn Phạm Văn Đồng lần cuối cùng là ngày 2-9-1998. Sau cuộc nói chuyện kéo dài gần suốt buổ sáng, tôi xin cáo từ về, có ngờ đâu đây là lần gặp mặt cuối cùng với người thủ trưởng đáng kính. Vì sau năm 1989, ngài không trở lại Tp. Hồ Chí Minh nữa. Ngài Phạm Văn Đồng thay vì bắt tay tôi, lại xăn tay áo, bảo tôi thử nắn tay ngài. Tôi khen “Cánh tay rắn chắc lắm!” Vì tôi bóp mạnh mà không thấy ngài kêu đau. Ngài nói “Tôi khỏe thế này là nhờ Đức Phật.”
Còn cảm tình của Đại tướng Võ Nguyên Giáp có thể thấy rõ qua ảnh của Đại tướng ngồi thiền, được đăng trên một số báo Tuổi Trẻ... Tôi nghĩ rằng Bác Hồ, cũng như một số lãnh tụ cộng sản học trò Bác, đều phải có gen đạo Phật ở trong mình, cho nên mới có những cử chỉ như vậy, những lời nói như vậy. Có lần, tôi đến tỉnh Đồng Tháp giảng một lớp cao học. Lớp dạy kéo dài hơn 1 tuần, cho nên tôi có thì giờ rỗi, vào một buổi chiều thứ Năm, đi thăm lăng cụ Nguyễn Sinh Sắc. Tôi được hướng dẫn xem các di vật do cụ Nguyễn Sinh Sắc để lại, đặc biệt có một câu đối chữ Hán. Một câu đối mà chỉ đọc một lần là cứ nhớ mãi không quên:
“Đại đạo quảng khai, thỏ giác khiêu đàm đế nguyệt.
Thiền cơ giáo dưỡng, quy mao phược thụ đầu phong.”
Tạm dịch:
Đạo lớn mở rộng (giống như) lấy sừng thỏ vớt trăng đáy ao.
Dạy dỗ đạo Thiền (giống như) lấy lông rùa buộc gió đầu cây.
Đây là câu đối, cụ Phó bảng đề tặng chùa Kim Tiên ở Cai Lậy vào dịp công việc trùng tu chùa hoàn tất năm 1922. Câu đối tuy có người khen, kẻ chê, nhưng mọi người đều phải thừa nhận tác giả, cụ Phó bảng Sắc, tuy là nhà Nho, nhà hoạt động cách mạng, nhưng đồng thời cũng là nhà Phật học uyên bác. Ở đây, không phải là nơi, là lúc bàn về ý nghĩa thâm thúy của câu đối. Chúng ta cũng biết, trong những ngày lưu lại Sài Gòn, cụ Phó bảng cư ngụ ngay tại chùa Từ Ân ở chợ Lớn, thường xuyên liên hệ bàn bạc với nhà sư trẻ Thiện Chiếu, xung quanh hai chủ đề lớn: Chấn hưng Phật giáo và giải phóng dân tộc. Vì vậy, khi tôi viết về Hồ Chủ tịch có “gen” đạo Phật chăng, tuy là một câu hỏi tự hỏi mình, nhưng cũng đề ra cho các nhà Mác-xít học Việt Nam suy nghĩ. Ở đời này, có cái gì là ngẫu nhiên đâu. Mọi chuyện đều có nhân, có duyên cả.
[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: DANH NHÂN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 2 29/10/07 22:14

[center]ĐỨC TÍNH HIẾU SINH CỦA
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
[/center]
[center]Minh Chi
(Học Viện Phật Giáo Việt Nam)
[/center]

[justify]Đức hiếu sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh rất gần gũi với đạo đức Phật giáo nói riêng và đạo đức của Đạo học phương Đông nói chung. Ấn Độ giáo có khái niệm ahimsa, nghĩa là không làm tổn hại đến mạng sống của muôn loài, xem mọi mạng sống như là thiêng liêng. Trong môn tâm lý học Phật giáo cũng gọi là Duy Thức học, có liệt kê mười một tâm sở thiện, trong đó tâm sở thiện thứ mười một là bất hại, cũng có nội dung tương tự như ahimsa của Ấn Độ giáo. Ngoài tâm sở thiện bất hại, Phật giáo còn rất đề cao lòng từ, lòng bi, mà bản thân đức Phật thường ca ngợi như là tâm trạng tốt đẹp nhất của loài người trên thế gian này. Đạo Phật ví lòng từ như là tình thương của người mẹ đối với đứa con một của mình. Tình thương đó, đạo Phật khuyến cáo hãy mở rộng cho tất cả mọi người, mọi loài không phân biệt.
Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, đức tính hiếu sinh thể hiện trước hết ở lập trường trước sau như một của Người phản đối chiến tranh, bảo vệ hòa bình. Như mọi người đều biết, trước khi cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp xảy ra, sau cuộc hội nghị Việt-Pháp Fontainebleau thất bại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên nhẫn lưu lại nước Pháp, tiếp tục thương lượng, và ký tạm ước mồng 6 tháng 3, chấp nhận quy chế tự trị của Việt Nam trong khối Liên Hiệp Pháp, chấp nhận cho quân đội Pháp vào đóng một số nơi ở nước ta, kể cả tại thủ đô Hà Nội. Tạm ước mồng 6 tháng 3 thể hiện thiện ý hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Việt Nam, không muốn để xảy ra cuộc chiến tranh Việt-Pháp, sẽ đem lại đau thương và tang tóc cho cả hai dân tộc Việt và Pháp. Thế nhưng thực dân Pháp ở Đông Dương, đứng đầu là đô đốc d’Argenlieu vẫn tỏ ra ngoan cố trong âm mưu thực dân của chúng. Chúng lập ra cái gọi là chính phủ bù nhìn Nguyễn Văn Thinh của “Nam kỳ quốc” nhằm phá hoại vĩnh viễn sự thống nhất của đất nước Việt Nam.
Và cuối cùng, cái gì phải đến đã đến. Tàu chiến Pháp pháo kích Hải Phòng. Ở Hà Nội, quân Pháp không ngừng khiêu khích. Cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ. Đó là bước ngoặt lịch sử, cuối cùng dẫn tới thảm bại của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ. Quân dân Việt Nam, triệu người như một, nghe theo lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lăn xả vào cái chết để tìm lấy cái sống, cuối cùng đã giành được thắng lợi vinh quang, trọn vẹn. Một lần nữa, chính nghĩa của dân tộc đã chiến thắng bạo tàn của thực dân xâm lược. Bọn thực dân tham lam đã muốn tất cả, và chúng đã mất tất cả. Trong quá trình chiến tranh kéo dài, đức hiếu sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện rõ trong lập trường trước sau như một của Người, phân biệt dứt khoát quân đội Pháp xâm lược với nhân dân Pháp, đồng thời cũng phân biệt rõ kẻ địch cầm súng và kẻ địch bị bắt làm tù binh hay là đã quy hàng. Ưu đãi tù binh, đối đãi tử tế và nhân hậu với binh lính địch bị thương và tử trận, đó là nội dung chủ yếu của chính sách binh vận của quân đội ta, trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Một lần, trong cuộc nói chuyện với Hội nghị công tác binh vận, họp tại chiến khu Việc Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy “Đánh mà thắng là giỏi, đánh thắng mà tổn thất ít càng giỏi hơn, không đánh mà thắng là giỏi hơn cả.”
1. Chuyện Tổ Đạt-ma với Thiếu Lâm
Trong lịch sử Thiền tông Phật giáo Trung Hoa, có chuyện Tổ Bồ Đề Đạt Ma, sau khi hội kiến với Lương Vũ Đế không thành công bèn vượt Trường Giang sang đất Ngụy, Tổ Đạt Ma đến chùa Thiếu Lâm, thấy các sư ở đây, người xanh xao gầy yếu, bèn dạy cho họ các bài võ, để tăng cường sức khoẻ và phòng thân. Đó chính là nguồn gốc xa xưa của môn võ Thiếu Lâm nổi tiếng hiện nay. Trong các môn võ phòng thân, có bài dạy, khi bị kẻ địch xông vào đánh mình, mình đã không đánh lại, cũng không đỡ chỉ né tránh nhanh nhẹn và đúng lúc khiến cho kẻ đánh mình, mệt nhoài và cuối cùng chịu thua. Vì sao, các sư học trò của Tổ Đạt Ma, không đánh, không đỡ mà chỉ né tránh? Nghe nói, các võ sĩ Thiếu Lâm, nhờ khổ luyện cho nên mình đồng da sắt, nếu đánh lại hay chỉ đỡ mà thôi, cũng đủ làm co kẻ địch thịt nát xương tan, và như thế sẽ làm tổn thương đến lòng từ, và đức hiếu sinh của Phật giáo.
Câu chuyện võ thuật Phật giáo này tuy có chép trong sách sử, nhưng hư hay thực không biết được, tuy nhiên, nó cũng giúp minh chứng phần nào sách lược không đánh mà thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Sự kiện Vương Chí Sình ở Hà Giang, một minh chứng nữa của sách lược không đánh mà thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Vào những ngày đầu của cuộc Cách mạng tháng Tám, quân ta không tiến vào Hà Giang, vì tù trưởng người Mèo lúc bấy giờ là Vương Chí Sình không chịu khuất phục lại dựa vào địa hình hiểm trở mà kháng cự. Nếu quân ta tiến công thì rồi cũng thắng, nhưng cả hai phía Việt và Mèo đều sẽ có tổn thất. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lệnh ngưng tiến công, cho vời Vương Chí Sình về Hà Nội, nhận làm em nuôi. Thế là cuộc nổi loạn của Vương Chí Sình được giải quyết tốt đẹp. Quân ta vào Hà Giang mà không tốn một viên đạn. Sau này, tôi không gặp Vương Chí Sình mà gặp em ông ta ở Hà Nội. Một người tầm thước, mặc Âu phục, nói tiếng Việt rất sõi, là lạ thay, không có dáng dấp gì là người Mèo cả. Ông ta rất tự hào anh mình là em của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
3. Bát nước của bà cụ già ở Khâm Thiên.
Khâm Thiên vốn là khu phố đèn đỏ, khu phố ăn chơi của Hà Nội dưới thời Pháp thuộc. Sau khi chính quyền ta tiếp quản Hà Nội, năm 1954, Khâm Thiên vẫn là một khu buôn bán sầm uất. Do đó mà cái đêm pháo đài B.52 dội bom xuống Khâm Thiên thực là một đêm hãi hùng! Biết bao nhiêu căn nhà đổ sập và bốc cháy. Nhiều gia đình núp hầm chết sạch không còn một người. Bao nhiêu người bị thương!
Ấy thế mà sáng hôm sau, khi một phi công Mỹ bị giải qua khu phố đổ nát, thấy nó kêu khát, một bà cụ già đã đem cho nó một bát nước. Cử chỉ thân thiện lạ lùng đó của bà cụ đã không thoát khỏi ống kính của một số ký giả ngoại quốc. Hình như nhân dân Việt Nam không biến đau thương thành căm thù. Nhân dân Việt Nam chỉ căm thù đối với quân xâm lược bạo tàn. Còn đối với quân thù đã bị giải giáp, bị bắt làm tù binh hay đã quy hàng, thì nhân dân Việt Nam lại có thái độ đối đãi rất là nhân hậu, khoan dung, độ lượng. Đó là truyền thống hiếu sinh, hiếu hòa của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của nhân dân Việt Nam, biết lấy nhân nghĩa đối đãi với bạo tàn, như là Nguyễn Trãi xưa kia đã từng làm.
4. Mấy câu thơ của thi sĩ Việt Phương để kết luận.
Trong tập thơ “Cửa mở” của Việt Phương, có mấy câu thơ về Bác Hồ như sau:
“Bác không bằng lòng gọi trận đánh chết nhiều người là trận đánh đẹp.
Con xóa chữ “đẹp đi” như xóa sự cạn hẹp của lòng con.
Thâm hiểu lòng Người đối với quân thù như sắt thép.
Mà tình thương mênh mang ôm hết mọi linh hồn.”
Việt Phương đã kể lại cho tôi nghe bối cảnh lịch sử những vần thơ đó. Một lần, Bác trực tiếp nghe báo cáo về một trận đánh ác liệt tại Bình Định, trong đó, quân ta đã tiêu diệt sạch một tiểu đoàn địch, không để cho một tên nào thoát. Việt Phương nói là nghe vậy, trên mặt Bác thoáng vẻ buồn và Bác nói với người báo cáo: “Chú cho rằng giết nhiều người như vậy là tốt hay sao? Cũng là đồng bào ta cả.”
Đồng bào miền Nam trân trọng Bác, yêu thương Bác hết mức, có thể là vì Bác có “mối tình mênh mang ôm hết mọi linh hồn”, không phân biệt Nam hay Bắc, kể cả đông đảo bọn lính ngụy, vì chúng bất quá chỉ là những người bị Mỹ-Diệm hay Mỹ-Thiệu buộc phải bắn lại đồng bào và quân ta mà thôi.
Ngày Bác mất, tôi nhớ có đọc một bản tinh mật của Việt Nam thông tấn xã, kể tâm trạng một lính ngụy đã khóc khi đài địch loan tin Bác Hồ đã qua đời. Cấp chỉ huy hỏi: Vì sao khóc? Thì anh ta chỉ trả lời: Bác mất rồi! Và lại khóc. Viên chỉ huy không phản ứng gì cả, hình như cũng cảm động.
5. Bác Hồ không những là nhà chính trị lỗi lạc, mà còn là một nhà đạo học phương Đông thâm thúy.
Tôi tin tưởng rằng, nếu Bác còn sống, thì tình hình đoàn kết dân tộc, hòa hợp dân tộc chắc chắn phải được cải thiện rất nhiều. Sự thống nhất đất nước sẽ được bồi đắp thêm bằng sự thống nhất tình cảm, không còn bợn hận thù.
Lửa có bao giờ dập tắt được lửa đâu! Chỉ có nước của tình thương mênh mang như tình thương của Bác Hồ, ôm hết mọi linh hồn mới dập tắt được ngọn lửa hận thù mà thôi.
Trong Kinh Pháp Cú, Phẩm song yếu, kệ số 5, Phật dạy:
“Với hận diệt hận thù,
Đời này không có được,
Không hận, diệt hận thù,
Là định luật ngàn thu.”
(Kinh Pháp Cú, Bản dịch Thích Minh Châu, trang 13)
Bác Hồ chúng ta không những là một nhà chính trị lỗi lạc, mà còn là một nhà đạo học phương Đông thâm thúy. Nếu không có một căn bản đạo học, thì Bác đã không nói thế và nghĩ thế, không nói đến một tình thương ôm hết mọi linh hồn...
Ở chương 67 cuốn “Đạo đức Kinh”, Lão Tử viết:
“Ngã hữu tam bảo, trì nhi bảo chi. Nhất viết từ, nhị viết kiệm, tam viết bất cảm vi thiên hạ tiên. Từ cố năng dũng, kiệm có năng quảng, bất cảm vi thiên hạ tiên, cố năng thành khí trưởng...”
Nghĩa là: Ta có ba của báu. Một là lòng từ, hai là đức tính kiệm ước, ba là không dám đứng trước thiên hạ. Có lòng từ cho nên cũng cảm. Kiệm ước cho nên ứng xử rộng rãi, không dám đứng trước thiên hạ, cho nên lãnh đạo được thiên hạ...
Tôi thấy, nhà đạo học phương Đông Hồ Chí Minh có đầy đủ cả ba của báu mà Lão tử, một ông Tổ của đạo học phương Đông đã nói.
Lòng từ của Hồ Chủ Tịch thể hiện rõ nét ở đường lối trước sau như một của Người phản đối chiến tranh, bảo vệ hòa bình, cũng như chính sách ưu đãi tù binh và hàng binh, chính sách phân biệt rõ ràng quân đội Pháp xâm lược với nhân dân Pháp. Đức tính kiệm ước của Hồ Chủ tịch được phản ánh rõ trong nếp sống đạm bạc, giản dị của Người, trong đôi dép cao su huyền thoại, trong hai câu thơ của Việt Phương:
“Bác không đụng đĩa thịt gà,
Mà ăn trọn đĩa cà xứ Nghệ”
(Tập thơ “Cửa Mở”)
Còn tính khiêm nhường của Hồ Chủ tịch, “Bất cảm vi thiên hạ tiên”, như Lão Tử nói, thì người nào có diễm phúc sống gần Người, dù chỉ trong một thời gian, cũng đều thấy rõ. Bác Hồ rất không thích người ta ca tụng mình, hầu hạ mình, dù là trong những chi tiết nhỏ nhặt của đời sống hằng ngày. Sau Hiệp định Giơnevơ, trở về Hà Nội, Hồ Chủ tịch và Thủ tướng Phạm Văn Đồng vẫn tiếp tục, trong một thời gian dài, sống trong ngôi nhà nhỏ của người làm vườn của Phủ Toàn Quyền Pháp ngày xưa. Trong khi các đồng chí Trung ương và Bộ trưởng đi chiếc xe Volga đen bóng loáng thì Người ta thỉnh thoảng vẫn gặp Hồ Chủ tịch ngồi những chiếc xe con hạng thường như Pobeda và Moskovít. Các buổi yến tiệc linh đình của Chính phủ, Hồ Chủ tịch thường không dự, mà chỉ đến vào giữa buổi để chào quan khách mà thôi. Ngày sinh nhật Bác 19/05, khi còn ở chiến khu Việt Bắc, có thể là vì Bác không ưa thích nghe những lời chúc tụng và nhận quà tặng, cho nên thường được Bác chọn làm ngày đi thăm viếng các đơn vị bộ đội, quân y viện, Trường mầu non thiếu nhi, hợp tác xã v.v...
Phương châm đạo đức của Hồ Chủ tịch vẻn vẹn chỉ có tám chữ: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”.
Nhưng tám chữ đó là cả một cuộc đời, một cuộc sống đã trở thành huyền thoại, biểu trưng cho những gì là cao quý nhất, tốt đẹp nhất, nhân bản nhất trong con người, không chỉ là con người Việt Nam, mà là của con Người viết bằng chữ Hoa, con người lý tưởng, không phải chỉ là nhân vật vĩ đại trong số 100 nhân vật vĩ đại của thế kỷ XX (Do báo Time ở Mỹ tuyển chọn, trong một loạt bài đăng trên báo năm 1999) mà là nhân vật vĩ đại của nhiều thế kỷ sau này nữa... Chúng ta dám khẳng định, đứng về đạo đức cá nhân mà nói, thì trên thế giới, tờ cổ kim, hiếm có một Chủ tịch nước như Hồ Chủ tịch chúng ta.
[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: DANH NHÂN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 2 29/10/07 22:23

[center]TÁC PHONG “KÍNH GIÀ” CỦA BÁC HỒ[/center]
[center]Minh Chi
(Học Viện Phật Giáo Việt Nam)
[/center]

[justify]Nói đến tác phong Bác Hồ, người ta thường nói cả ba vế: “Kính già, yêu trẻ, trọng phụ nữ”. Vì năm nay là năm quốc tế người già, người cao tuổi cho nên tôi xin nói riêng về tác phong “kính già” của Bác.
Như chúng ta đều biết, Bác rất kính trọng và ưu ái cụ Huỳnh Thúc Kháng, vốn là một nhân sĩ ở đất Huế. Trong những người tháng đầu của cuộc Cách mạng tháng Tám, Bác Hồ đã mời cụ Huỳnh ra Hà Nội và mời cụ ở lại làm phó Chủ tịch nước. Đêm hôm Chính phủ Cách Mạng lâm thời ra mắt ở Nhà Hát Lớn Hà Nội, cụ Huỳnh ra mắt đồng bào, chào nắm tay phải theo kiểu “Việt Minh” rất tự nhiên. Cụ nói to nhưng không phải giọng Bắc cho nên khó nghe. Nhưng khó nghe hơn cả vào tối hôm ấy có lẽ là giọng của Nguyễn Hải Thần, lúc bấy giờ cũng được Bác Hồ mời làm phó Chủ tịch nước. Ông mặc quân phục Tàu Tưởng Giới Thạch, nói bập bẹ tiếng Việt với giọng Quảng Đông, khá buồn cười và không ai hiểu ông nói gì. Đến lượt cố vấn Vĩnh Thụy ra mắt thì ông vừa bước ra vừa chào nắm tay theo kiểu Việt Minh, hết sức ngượng nghịu, giống như người học chào mãi mà chào vẫn không xong. Xin nhắc lại rằng, sau khi vua Bảo Đại thoái vị, vua cũng được Bác mời ra làm cố vấn Chính phủ, gọi là cố vấn Vĩnh Thụy.
Năm 1946, Bác Hồ đi Pháp nhân dịp cuộc hội nghị Việt-Pháp Fontainebleau, và cũng để đáp lời mời của Chính phủ Pháp. Trước lúc đi, Bác Hồ cử cụ Huỳnh làm quyền Chủ tịch nước và để lại hai câu dặn dò, không khác gì một thứ cẩm nang chính trị.
“Dĩ bất biến ứng vạn biến,
Dĩ chính tâm vi kỷ tâm.”
Nghĩa là:
Lấy cái bất biến đối phó với vạn biến,
Lấy tâm của nhân dân quần chúng làm tâm của mình.
Không hiểu sao, khi nhắc lại sự kiện lịch sử này, các báo ngày ấy chỉ nói câu thứ nhất trong hai câu trên, còn câu thứ hai thì không nói, mặc dù ý tứ rất hay, và nhất là rất đạo Phật. Đồng chí Hoàng Phong, nguyên Tổng biên tập báo Cứu Quốc, và có mặt trong đoàn tiễn Bác Hồ lên máy bay, nhiều lần khẳng định với tôi là có câu thứ hai: Dĩ chúng tâm vi kỷ tâm, tức là lấy tâm quần chúng làm tâm của mình.
Chuyện thứ hai là chuyện cụ già, được Bác Hồ cầm tay đưa lên cầu thang của lễ đài, hôm Bác Hồ long trọng được bản Tuyên ngôn độc lập.
Sự kiện này được nhiều nhà nhiếp ảnh có mặt hôm ấy ghi lại, cho nên tôi sẽ không nói nhiều. Trong những ngày tháng đầu sau khi Bác Hồ từ hang Pác Bó về Hà Nội, ai ai cũng háo hức gặp Bác, nhìn thấy Bác. Cuộc mít tinh chào mừng ngày Độc lập được tổ chức rất long trọng. Mọi người, nam phụ, lão ấu đều nóng lòng được nhìn thấy mặt Bác, nghe giọng nói của Bác. Đài Chủ tịch đặt ở giữa Quảng trường Ba Đình. Đài có kết hoa và cao ở tâm vừa phải. Một cầu thang gỗ, dẫn lên đài.
Cuộc mít-tinh sắp bắt đầu thì cụ Hồ từ trên lễ đài nhìn thấy có một cụ già, mặc áo đen hay xanh, tôi không còn nhớ rõ, len lõi trong đám đông và tiến lại gần lễ đài. Thế là người ta thấy Bác Hồ từ trên lễ đài nhanh nhẹn bước xuống, dắt tay cụ lên, và để cụ ngồi trên bậc thanh của lễ đài.
Vâng, đúng là một cụ già mặc áo đen dài, có thể là một áo lương, đầu cũng chít khăn đen. Đáng mừng cho ông cụ thật! Không những được nhìn tận mặt Bác Hồ, mà còn được Bác Hồ cầm tay dắt đi. Tuy cụ không được đứng trên lễ đài, nhưng đối với cụ, thì được ngồi ở bậc thang của lễ đài cũng sướng chán và vinh dự biết bao!
Câu chuyện thứ ba xảy ra ở chùa Bà Đá Hà Nội, vào dịp lễ Phật đản năm 1946, sau khi Bác Hồ từ Pháp trở về và đã làm tất cả những gì có thể làm được, để tránh một cuộc chiến tranh Việt-Pháp, mà nếu xảy ra chỉ đem lại thương vong, tang tóc cho cả hai dân tộc Việt và Pháp. Chấp nhận cho quân đội Pháp trở lại Hà Nội và một vài địa điểm khác với điều kiện Việt Nam có quy chế một nước độc lập nằm trong khối Liên Hiệp Pháp, Bác Hồ đã chứng tỏ cho toàn thế giới thấy lòng hòa hiếu của dân tộc Việt Nam và của cá nhân Bác. Tại vịnh Bắc Bộ, trên tàu chiến Pháp Dumont d’Urville, Bác Hồ một lần nữa bày tỏ tình thân thiện của mình khi ôm hôn Đô đốc d’Argenlieu, khiến tên Đô đốc này phải nói: “Ông ta chỉ có một sao, mà dám ôm hôn năm sao!” (Đô đốc d’Argenlieu là tướng 5 sao, còn cờ Việt Nam là một sao trên nền đỏ).
Chỉ có bọn Quốc Dân Đảng không hiểu hay là cố tình không hiểu sách lượt hòa bình và thâm ý chính trị tranh thủ thời gian chuẩn bị lực lượng của Bác mới la ó phản đối tạm ước lịch sử mồng 6 tháng 3.
Trong những ngày tháng nước sôi lửa bỏng trước cuộc kháng chiến toàn quốc, Bác vẫn bớt ra được chút thời giờ, đến dự bữa tiệc chay và dự lễ Phật đản tại chùa Bà Đá. Và chính buổi trưa hôm ấy, Bác đã có hai cử chỉ tuyệt vời, xứng đáng để ghi vào sách sử nước ta.
Cử chỉ thứ nhất: Có hai bàn ăn, dành cho khác danh dự, thì Bác ngồi riêng một bàn cùng với Hòa Thượng trụ trì chùa. Còn khách thập phương, tín đồ thì ngồi ăn trên chiếu hay tấm phản, đặt hay trải trên nền gạch dưới nhà. Bác đang ăn thì bỗng nhiên cầm bát đứng dậy, nhanh nhẹn đến một chiếu có ba cụ già đang ngồi ăn. Bác thụp xuống ngồi và hỏi chuyện một cách rất tự nhiên với các cụ già. Nhưng thấy vậy, tất cả mọi người, kể cả Hòa Thượng trụ trì và các vị khách danh dự đều đứng dậy, không ai dám ngồi nữa. Thế là Bác lại ung dung trở về bàn ăn cũ của mình.
Cử chỉ thứ hai: Ăn xong, Bác vào trong chùa, đến trước điện thờ Phật. Lúc bấy giờ, người đứng quanh bàn thờ rất thưa thớt, dân chúng thì không được vào, còn các vị khách quốc tế là sỹ quan Quốc Dân Đảng cũng đã ra về. Tôi thấy Bác thắp nén hương, vái ba vái và khấn với giọng khá rõ để những người đứng gần như tôi có thể nghe được:
“Trên thì có ông Phật, dưới thì có ông dân, Hồ Chí Minh thề không bao giờ bán nước.”
Để cho Bác Hồ phải khấn như vậy, trên thì có ông Phật, dưới thì có ông dân, đó là tội rất to của Quốc Dân Đảng trước lịch sử và đồng bào.

Minh Chi
(Một trong số ít người chứng kiến cảnh Bác Hồ
lễ Phật và khấn trước bàn thờ Phật tại chùa
Bà Đá–Hà Nội, nhân dịp lễ Phật đản năm 1946)
[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: DANH NHÂN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi congtudatinh » Thứ 4 14/11/07 0:33

[center]TH. STCHERBATSKY–NHÀ PHẬT HỌC NGA XUẤT SẮC VÀ SỰ CỐNG HIẾN CỦA ÔNG CHO NỀN PHẬT HỌC NGA VÀ PHƯƠNG TÂY
Minh Chi
(Học Viện Phật Giáo Việt Nam)
[/center]


[justify]I. Vài nét về tiểu sử nhà Phật học người Nga Th. Stcherbatsky
Th. Stcherbatsky sinh ngày 19 tháng 09 năm 1855 ở Keltse, tại một vùng ở Ba Lan, lúc bấy giờ thuộc Nga. Ông là con một nhà công chức Nga khá giả. Ông vào học trường Đại học Saint Petersburg năm 1884, tại đây ông học các ngôn ngữ Ấn-Âu, dưới sự chỉ đạo của hai giáo sư Minayeff và S. Oldenberg. Năm 1888, ông đến Vienne, thủ đô nước Áo, để học thơ ca chữ Sanskrit với Buhler.
Trong những năm từ 1893-1900, ông về nghỉ tại trang trại nhà ở St. Petersburg, nhưng vẫn không ngừng nghiên cứu triết học Ấn Độ và các văn bản Sanskrit. Năm 1899, ông tham dự Đại Hội quốc tế các nhà Đông phương học ở Rome. Sau đó, ông đến Bonn (Đức) để nghiên cứu thêm triết học Ấn Độ với Jacobi.
Sau một thời gian đi nghiên cứu điền giả ở Mông Cổ, ông trở về nước, cho xuất bản tác phẩm đầu tiên quan trọng của ông là “Thuyết nhận thức và Lô gíc trong Phật giáo phát triển” (The theory of knowledge and Logic in the doctrine of Later Buddhism) xuất bản năm 1903 bằng tiếng Nga. Trên cơ sở cuốn sách này ông tiếp tục nghiên cứu và cho xuất bản cuốn “Logic học Phật giáo” tập 2, được cố Thủ tướng Ấn Độ Nerhu đánh giá cao như là tác phẩm về Lô gíc học Phật giáo xuất sắc nhất được xuất bản trên thế giới trong vòng hai thế kỷ nay.
Giáo sư Viện sĩ Th. Stcherbatsky là một người có tầm vóc cao lớn hơn bình thường. Ông cao trên hai mét. Kiến thức của ông cao ngang tầm với vóc người của ông. Ông giỏi chữ Sanskrit tới mức các andits Ấn Độ (danh từ thông dụng gọi các nhà bác học tiếng tăm của Ấn Độ) phải ngạc nhiên và khâm phục.
Nhờ có năng khiếu đặc biệt về triết học và lô gíc học, cộng với môn năng khiếu tuyệt vời về ngôn ngữ, ông đã có một cống hiến hết sức lớn lao cho ngành triết học Ấn Độ học và Phật học ở châu Âu thời bấy giờ (tức là vào thời kỳ nửa cuối thế kỷ XIX và thế kỷ XX), nhờ phiên dịch nhiều văn bản rất khó hiểu của Phật giáo Đại thừa.
II. Thuyết phân kỳ lịch sử Phật giáo Ấn Độ của Th. Stcherbatsky
Như đã nói trên, nhờ có một căn bản kiến thức triết học vững vàng, vừa có một năng khiếu ngoại ngữ đặc biệt, Th. Stcherbatsky nghiên cứu nguyên bản các bộ luận khó hiểu nhất của Phật giáo Đại thừa. Do đó đã có một đánh giá công bằng và đúng đắn về giá trị của triết học và tôn giáo Ấn Độ. Thuyết phân kỳ lịch sử Phật giáo của ông, như trong những trang mở đầu cuốn “The conception of Buddhist Nirvana” (Khái niệm về Niết Bàn Phật giáo) phản ánh tầm sâu sắc và đúng đắn của ông, sự hiểu biết của ông về quá trình phát triển Phật giáo, như là một tôn giáo và Phật giáo như là một hệ triết học.
Theo Th. Stcherbatsky thì lịch sử phát triển của Phật giáo Ấn Độ được chia làm ba thời kỳ lớn, mà ông gọi là ba lần chuyển pháp luân. Và mỗi thời kỳ như vậy đều có khái niệm triết học trung tâm của nó; tức là đa nguyên (Pluralism), Nhất nguyên (Monism) và Duy tâm (Idealism). Danh từ Duy tâm nên đổi lại là Duy thức thì thích hợp hơn, vì bộ phái Phật giáo do Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu) khai sáng được gọi là Vijnanavada, tức là Duy Thức.
Sách Phật cũng thường diễn đạt ba khái niệm trên theo hình thức phủ định như sau:
- Nhân vô ngã (Unreality of the Ego)
- Pháp vô ngã (Unreality of the Elements of existence)
- Ngoại cảnh vô thực (Unreality of the external World)
Các khái niệm được Th. Stcherbatsky dùng cũng dễ hiểu đối với các nhà Phật giáo Việt Nam. Thời kỳ đa nguyên ứng với thời kỳ chia tất cả các pháp thành 5 uẩn, 12 xứ và 18 giới. Và trong 5 uẩn, 12 xứ và 18 giới đó, thật ra không có gì gọi là Ta và của Ta.
Thời kỳ thứ hai, với khái niệm trung tâm nhất nguyên, là thời kỳ Luận sư Long Thọ xiển dương tánh Không của tất cả các pháp. Tất cả các pháp dù là hữu tình hay vô tình đều là không tánh, không có định hướng, cũng không có định tánh.
Thời kỳ thứ ba đúng là ứng với thời kỳ hai luận sư Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu) xiển dương học thuyết Duy Thức: Tất cả các pháp đều là vô thường, không có thực thể, tức là vô ngã chính là vì chúng do tâm chúng ta biến hiện mà có.
Do đó, chúng ta có thể thấy quá trình phát triển của Phật giáo tuy kinh qua các giai đoạn khác nhau như vậy, nhưng là một quá trình có lô gíc nội tại của nó, với một chủ thuyết xuyên suốt tất cả các giai đoạn là vô ngã.
Bản thân quá trình phát triển của Đại thừa giáo Ấn Độ cũng được Th. Stcherbatsky chia làm một số giai đoạn như sau:
1) Thế kỷ thứ I sau Công nguyên: Sự hưng khởi của Đại thừa, với Asvaghosa (Mã Minh) xiển dương các thuyết về thức A lại da và Chân như (Alaya vijnana vfa tathata)
2) Thế kỷ thứ II: Nagarjuna (Long Thọ) và Thánh Thiên (Aryadeva) xiển dương thuyết tương đối phổ quát (Universal Relativity). Có thể Th. Stcherbatsky là học giả phương Tây đầu tiên và duy nhất dịch từ Sunyata (Tánh không là tánh tương đối phổ quát. Các dịch giả phương Tây khác như J. Kalupahana thì dùng từ Philosophy of the Middle Way (Triết học về con đường Trung đạo: Xem cuốn Nagarjuna–The philosophy of the Middle Way, David J. Kalupahana. NXB Trường Đại học Tổng hợp Nữu Ước), hay là để nguyên từ Madhyamika mà không dịch, thí dụ cuốn “Early Madhyamika in India and China” (Thuyết Trung Quán vào thời kỳ ở Ấn Độ và Trung Hoa) hay như Jaideva Singh, trong tập giới thiệu cuốn “The conception of Buddhist Nirvana”. Đúng như vậy, Th. Stcherbatsky nhận thức quan điểm Trung Quán tức là quan điểm tương đối luận, do đó, Nagarjuna một mặt phủ định mọi khả năng thành công của kiến giả trí thức để nắm bắt Thực tại tối hậu. Đồng thời, ông khẳng định giá trị tương đối của mọi học thuyết Phật giáo, Tiểu thừa cũng như Đại thừa, Nguyên thủy cũng như Phát triển.
3) Thế kỷ thứ III và thế kỷ thứ IV: Không có sáng tác triết học nào đặc biệt.
4) Thế kỷ thứ V: Học thuyết Duy Thức của Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu)
5) Thế kỷ VI: Có sự chia rẽ trong nội bộ giáo phái Trung Quán, thành hay phái Madhyamika-Prasanghika và phái Madhyamika-Svatantrika.
6) Thế kỷ VII: Thắng lợi của học phái Madhyamika-Prasanghhika với Luận sư Dharmakirti.
Sự phân kỳ lịch sử Phật giáo Ấn Độ nói chung hay là Phật giáo Đại thừa nói riêng, nói chung là đúng đắn, và cũng na ná giống thuyết phân kỳ của nhà sử học Tây Tạng Buston. Th. Stcherbatsky cũng thừa nhận có ảnh hưởng qua lại mật thiết giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo, trong giai đoạn hậu kỳ của hai tôn giáo này.
Tuy nhiên trong số đánh giá về ảnh hưởng qua lại giữa Phật giáo Đại thừa và Vedanta giáo, tức là hình thức cao nhất của Ấn Độ giáo. Th. Stcherbatsky đã có một nhận định không được chính xác khi ông viết:
“Triết lý của tôn giáo mới (Th. Stcherbatsky muốn nói Phật giáo Đại thừa với hai học phái lớn Madhyamika (Trung Quán) và Duy Thức) là một hình thức biến cải của Vedanta. Nó trở thành nhất nguyên” Toàn câu Anh ngữ của Th. Stcherbatsky như sau: “The philosophy of the new religion is adaptation of Vedanta. It becomes monistic–Xem “The conception of Buddhist Nirvana”, trang 17)
III. Có thật Phật giáo Đại thừa là một biến tướng của Vedanta giáo
hay là Vedanta giáo vay mượn của Phật giáo Đại thừa.
Vedanta giáo được xem như là Ấn Độ giáo phát triển đến giai đoạn hoàn chỉnh của nó, là tiếng nói kết thúc của Thánh điển Veda, được chỉnh lý và bình giải bởi Sankara (788-820) và những vị thầy dạy trực tiếp của ông là Gaudapada và Govinda. Nói chính xác hơn, Gaudapada là thầy dạy của Govinda, và Govinda là thầy dạy của Sankara. Gaudapada được xem là người đầu tiên khai sáng ra thuyết nhất nguyên của Ấn Độ giáo thời kỳ hậu kỳ, thông qua việc ông viết sớ giải cuốn Mandukya Upanishad, là cuốn Upanishad cuối cùng trong hơn 100 cuốn Upanishad được sưu tập. Chú giải của ông được viết bằng thể thơ và mang tên “Mandukyakarikas” (tức là các bài kệ về cuốn Mandukya). Gaudapada khẳng định chân lý tối hậu, cũng tức là thực tại tối hậu không phải là cái gì xa lạ hay ở đâu xa lạ, mà chính là cái Ta chân thực, có sẵn trong mọi người, Madhyamika (Trung Quán) con người chỉ có thể chứng ngộ, sau khi đã đoạn trừ mọi ham muốn và dục vọng thế tục. Cái Ta đó là duy nhất chân thực, tất cả mọi cái khác, ngoài cái Ta đó chỉ là hiện tượng và ảo ảnh. Việc mỗi người hình như có cái Ta chân thực riêng của mình cũng là ảo ảnh. Và cái Ta chân thực đó là sáng suốt tối thượng, hỷ lạc tối thượng.
Đó chính là cốt lõi, là tinh hoa của Vedanta giáo. Thuyết nào cũng tương tự như thuyết Phật tánh hay trí tuệ Bát Nhã có sẵn trong tất cả mọi chúng sanh, tất cả mọi người. Nhưng vấn đề là ai vai mượn ai, Phật giáo Đại thừa vay mượn Vedanta giáo hay là ngược lại. Th. Stcherbatsky nói là Phật giáo Đại thừa vay mượn Vedanta giáo (trang 17 cuốn “The conception of Buddhist Nirvana” đã dẫn chứng).
Nhưng có một sự thật lịch sử là Gaudapada, Govinda và Sankara những người sáng lập ra Vedanta giáo đều xuất hiện sau các luận sư nổi danh của Phật giáo Đại thừa như Mã Minh (Avashosa), Nagarjuna (Long Thọ) và Aryadeva (Thiên Thanh), Asanga và Vasubandhu (Thế Thân và Vô Trước). Hơn nữa, Gaudapada, người được suy tôn như là vị Tổ sáng lập ra Vedanta giáo, trong các bài viết chính của mình, đã hết lời ca ngợi, tán thán Phật Thích Ca như là “con người vĩ đại, với tri thức rộng rãi như bầu trời, đã chứng ngộ rằng tất cả mọi hiện tượng đều trống rỗng như vầy trời...” (Trích dẫn từ cuốn “A history of Indian philosophy”, Surendranath Dasgupta. Tập I, trg 423). Tôi nói thêm là tôi trích dẫn một sử gia triết học Ấn Độ, không phải là theo Phật giáo mà là theo Ấn Độ giáo. Tác giả Dasgupta còn nhận xét thêm “Gaudapada có thể là một Phật tử” (Gaudapada was possibly himself a Buddhist, trang 423 sách đã dẫn).
Trình bày như trên, cũng đủ để soi sáng vấn đề ai vay mượn ai, Phật giáo vay mượn Vedanta giáo hay là ngược lại. Nhưng đây chỉ là một hạt sạn nhỏ trong cống hiến vỹ đại của Viện sĩ Th. Stcherbatsky cho nền Phật học thế giới và phương Tây.
IV: Th. Stcherbatsky xiển dương thuyết Niết Bàn của học phái Madhyamika (Trung Quán) Phật giáo, chống lại mọi xuyên tạc ác ý của một số học giả phương Tây, như Louis de la Vallée Poussin và De Keith.
1) Gaudapada viết lời ông tán thán Phật Thích Ca trong chương IV tập sớ giải của ông về cuốn “Mandukya Upanishad”: “He (Gaudapada) adores that great man who by knoledge as wide as the sky realized that all appearance were like the vacuous sky...”
Một số học giả phương Tây có mặc cảm tự cao vô lối về nền văn minh vật chất và thế tục của họ, họ cũng có mặc cảm tự cao như vậy đối với tôn giáo truyền thống của họ, mà theo họ, cũng là sản phẩm của phương Tây. Thí dụ, giáo sư B. Keith, thì “đức Phật không có gì là một triết gia cả, bởi lẽ, chúng ta không thể thừa nhận rằng lý trí chiếm được ưu thế trong một kỷ nguyên man dã.” (Buddha was nothing of a philosopher, since we cannot possiply admit reason to prevail in a barbarous age). Còn học giả người Bỉ Louis de la Vallée Poussin thì cho rằng, “đức Phật không hơn không kém chỉ là nhà ảo thuật hay thầy phù thủy” (a magician, a thaumaturge), chuyển dẫn từ cuốn “The Buddhist Nirvana and its Western interpreters” Guy Richard Welbon, trg 288. NXB Trường Đại học Tổng hợp Chicago).
Th. Stcherbatsky trái lại, có một thái độ khiêm tốn và công bằng hơn đối với Phật giáo như là một hệ triết học. Ông viết trong cuốn “The conception of Buddhist Nirvana” (Khái niệm về Niết Bàn Phật giáo):
“Dù rằng một trăm năm đã trôi qua, từ khi Phật giáo được nghiên cứu một cách khoa học ở châu Âu, nhưng chúng ta vẫn còn bị mờ tối đối với những chủ thuyết căn bản của tôn giáo này và nền triết học của nó” (trang I, sách đã dẫn)
Nhưng khái niệm triết học Phật giáo mù mờ nhất đối với nhiều học giả phương Tây có lẽ là khái niệm Niết Bàn mà họ thường dịch là Total annihilation, khiến cho những người trí thức châu Âu phải đặt nghi vấn là, không lẽ các tu sĩ Phật giáo phấn đấu cuộc đời tôn giáo để cuối cùng tự hủy diệt hoàn toàn hay sao? Thật ra, sách Phật vốn có hai câu nổi tiếng thường được trích dẫn là:
“Sanh diệt diệt dĩ,
Tịch diệt Vi lạc.”
Nghĩa là, sau khi đa đoạn trừ vòng sanh tử luân hồi rồi, thì lấy sự tịch diệt làm vui.
Nhưng tịch diệt ở đây không có nghĩa là hủy diệt hoàn toàn, mà là sự đoạn diệt của mọi phiền não và khổ đau, vốn gắn liền với cái Ta riêng biệt như là bóng với hình.
Hơn nữa, nếu Niết Bàn là sự hủy diệt hoàn toàn, thì sao lại nói “tịch diệt vi lạc” được, vì lạc–niềm vui–cũng bị hủy diệt. Niết Bàn đối với Phật giáo là một cảnh giới, một thực tại siêu việt ngôn ngữ và tư duy lô gíc, trong khi đó thì một số học giả phương Tây lại muốn thông qua ngôn ngữ, văn tự và tư biện luận lý để nắm bắt Niết Bàn, tìm hiểu Niết Bàn. Tất cả sự lúng túng và mâu thuẫn của các học giả phương Tây chính là do chỗ đó, do không hiểu được giá trị tương đối của ngôn ngữ, khi sách Phật phải đề cập tới một vấn đề như Niết Bàn. Ngay đức Phật khi được hỏi về Niết Bàn, nhiều khi cũng giữ thái độ im lặng. Vì ngại học trò Ngài hiểu nhầm. Nói chung Phật giáo thường dùng lối giải thích phủ định, và những từ phủ định để nói về Niết Bàn, mục đích là để nhắc nhủ học trò mình rằng, không thể đem bất cứ một khái niệm hay danh từ nào của thế giới hiện tượng, thế giới của sanh diệt và vô thường để gán ghép cho Niết Bàn. Thí dụ, câu nói sau đây của đức Phật về Niết Bàn, được ghi lại trong kinh Udana, 80:
“Có cái không sanh, không trở thành, không bị làm, không do nhân duyên hợp thành. Vì rằng, nếu không có cái không sanh, không trở thành đó, không bị làm, không nhân duyên hòa hợp đó thì sẽ không có sự giải thoát khỏi cái bị sanh, cái bị làm,cái trở thàn v.v...”
Th. Stcherbatsky đã nói lại ý tứ đó của Phật, khi ông viết Niết Bàn của Phật giáo Đại thừa là sự tịnh chỉ của tất cả mọi sai biệt đa nguyên “The Quiescence of all pluralityo” (The conception of Buddhist Nirvana. Sách đã dẫn trang 40). Và đây cũng là quan điểm về Niết Bàn của học phái Trung Quán. Th. Stcherbatsky đã bắt mạch rất đúng nhược điểm và khó khăn của các học giả phương Tây, khi ông nói là họ gặp phải một kho từ ngữ phức tạp và đa nghĩa đến mức có thể nói chúng là không thể diễn dịch và lý giải được.
Niết Bàn là một vấn đề lý thú, vì chúng ta chứng kiến cả một quá trình ngôn ngữ và tư duy thế tục vặn vẹo, quanh co để mô tả một cảnh giới không thể mô tả và nghĩ bàn được. Thí dụ, nói Niết Bàn tồn tại hay không tồn tại đều không thể chấp nhận được. Vì sao? Bởi lẽ, nếu Niết Bàn tồn tại thì Niết Bàn sẽ giống như mọi sự vật tồn tại khác, tức là có sanh, có diệt. Nhưng nếu nói Niết Bàn không tồn tại thì cũng không thể được, và cuộc sống tu hành, đời sống tôn giáo của bao nhiêu thế hệ Phật tử kế tiếp nhau, từ khi đạo Phật ra đời sẽ không có mục đích và ý nghĩa gì hết sao?
Chúng ta chỉ lấy hai phạm trù tồn tại và không tồn tại ra làm ví dụ. Thật ra, tất cả mọi phạm trù và khái niệm của tư duy thế tục khác cũng đều như vậy cả, nghĩa là chúng hoàn toàn bất lực để mô tả Niết Bàn. Th. Stcherbatsky đồng ý quan điểm đó của học phái Trung Quán, khi ông khẳng định giá trị tương đối của tất cả mọi khái niệm hay định nghĩa về Niết Bàn.
Sách Phật kể chuyện có con nhái từ biển đến thăm một con nhái sống cả đời ở đái giếng. Con nhái ở đáy giếng yêu cầu con nhái ở biển mô tả biển to rộng như thế nào. Con nhái ở đáy giếng chỉ có thể đem cái miệng giếng ra để hình dung sự to rộng của biển mà thôi. Các học giả phương Tây cũng như tất cả chúng ta là những người chưa chứng ngộ, có bàn về Niết Bàn thì cũng như con nhái ở đáy giếng bàn về sự to rộng của biển cả mà thôi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
1. The conception of Buddhist Nirvana, Th. Stcherbatsky
(Khái niệm về Niết Bàn Phật giáo)
2. An introduction to Madhyamika philosophy, Jaidev Singh.
(Giới thiệu triết học Trung Quán)
3. The Buddhist Nirvana and its Western interpreters”, Guy Richard Welbon. (Niết Bàn Phật giáo và những học giả phương Tây giải thích nó).
4. Buddhist Logic, Th. Stcherbatsky
(Lô gíc học Phật giáo)
5. A history of Indian philosophy, Surendranath Dasgupta.
(Một cuốn lịch sử triết học Ấn Độ).
6. Early Madhyamika in India and China, Richard H. Robinson, NXB Trường Đại học Wisconsin.
(Học phái Trung Quán ở Ấn Độ và Trung Hoa thời sơ kỳ).[/justify]
RANDOM_AVATAR
congtudatinh
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 6 20/07/07 6:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: DANH NHÂN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 4 14/11/07 0:43

[center]HOÀNG ĐẾ ASOKA CON NGƯỜI CỦA
HÒA BÌNH VÀ TÌNH NHÂN BẢN

Minh Chi
(Học Viện Phật Giáo Việt Nam)
[/center]
[justify]
I. Các dụ trên đá:
Bất cứ sử gia nào, dù là người phương Đông hay người phương Tây, dù là có thiện cảm hay không đối với đạo Phật, đều phải thừa nhận đạo Phật đã tạo ra trong con người của Asoka một biến đổi thần kỳ: Asoka, con người tàn ác (candasoka), sau khi theo đạo Phật đã trở thành Asoka, con người thiện lành (Dharmasoka), hay là con người thân thiết với Thần linh (Devanampiya), hay là con người ai trông thấy đều vui mừng (Piyadasi)...
Hoàng đế Asoka (Hán dịch âm là A Dục) trị vì trên một đất nước Ấn Độ rộng lớn hơn bây giờ (trừ phần cực Nam của bán đảo), vào khoảng những năm 274-237 trước Công nguyên. Asoka là cháu nội của Chandragupta, người sáng lập ra triều đại Maurya (Hán dịch nghĩa là Khổng Tước). Cha của Asoka là Bindusara, có 16 người vợ và 101 con. Asoka chỉ có một người em trai, cùng mẹ là Tissa, về sau cũng xuất gia và chứng quả A La Hán.[center]Hình ảnh[/center]

Người ta kể lại, được tin vua cha lâm bệnh nặng tại thủ đô Pataliputra, Asoka lúc bấy giờ đang làm phó vương tại vùng Bắc Ấn, vội vã kéo quân về, giết sạch tất cả anh em, trừ người em cùng mẹ là Tissa, và lên ngôi vua, vào năm 329 trước Công nguyên. Nhưng lễ đăng quang chỉ được tổ chức 4 năm sau, vào năm 325 trước Công nguyên. Sự chậm trễ này nói lên bầu không khí bất bình trong triều cũng như ở ngoài dân chúng, trước hành động tàn bạo, làm mất nhân tâm của Asoka, lúc bấy giờ.
Vào những năm đầu của triều đại mình, để củng cố thêm vương quốc, Asoka đã mở chiến dịch đánh chiếm xứ Kalinga (nay là Orissa). Trong cuộc chiến, 10 vạn người bị giết, 15 vạn bị bắt. Cảnh tang tóc của chiến tranh đã làm cho Asoka vô cùng hối hận, và từ đó về sau trở thành một Phật tử thuần thành, một vị hoàng đế của hòa bình, của tình nhân bản, sâu sắc bao gồm cả người và loài vật.
Sự nghiệp vĩ đại của Asoka được ghi lại bằng chính các bài văn của ông, khắc trên các bia đá và trụ đá, do chính ông dựng lên rải rác khắp nhiều nơi trên vương quốc rộng lớn của ông, mà các nhà khảo cổ phương Tây và Ấn Độ đã dần dần phát hiện được từ nửa cuối thế kỷ 19 lại đây.1
Lịch sử cho biết Asoka đã bãi bỏ tội tử hình trong vương quốc mình. Trong Dụ đá Kalinga, Asoka nói: “Cũng như tôi mong cho con cái tôi được hưởng mọi hạnh phúc và an lạc ở đời này và đời sau, tôi cũng cầu mong cho tất cả mọi người đều cũng được hưởng hạnh phúc và an lạc như vậy.”
“Có tình hình xảy ra là có một số người bị bắt giam mà không có lý do xác đáng gì, và rất nhiều người khác bị đau khổ vô cùng.”
“Vì vậy mà các người phải theo con đường trung đạo, có mực thước. Nhưng sẽ không thể nào noi theo được con đường trung đạo ấy, nếu các người còn làm nô lệ cho những tật xấu như đố kỵ, không kiên nhẫn, tàn ác, nóng vội, thiếu chuyên cần, lười biếng và thụ động.”
“Các người phải mong sao đừng phạm vào những tật xấu nói trên”.
“Dụ này được khắc ra ở đây, để cho các pháp quan trong thành phố tránh không bắt giam dân chúng mà không có lý do xác đáng.”
“Và cũng vì mục đích ấy mà cứ năm năm một lần, ta gửi các phái viên đi công cán, những phái viên của ta phải có thái độ từ ái, dễ thương, quan tâm đến sự sống thiêng liêng của mọi loài.”
Dụ trên đây cho chúng ta biết đường lối trị dân của Asoka: Các pháp quan phải công minh, không được bắt giam người mà không có lý do xác đáng. Vua quan tâm tới hạnh phúc của toàn dân, như là quan tâm tới hạnh phúc của các con cái mình vậy. Asoka lên án mọi biểu hiện của đố kỵ, đàn áp, lười biếng, thụ động, thiếu chuyên cần v.v...
Trong Dụ thứ hai của 14 Dụ trên đá, Asoka viết:
“Trong tất cả mọi nơi của vương quốc ta, và cũng như vậy trong các nước láng giềng, như các nước Cholas, Pandyas, Satyanutra, Keralaputra.
Trên đảo Tambapanni (Lanka), trong vương quốc của vua Hy Lạp Antiochus, và cả trong vương quốc láng giềng của quốc vương Antiochus.
Tại khắp mọi nơi, ta đã cho dựng lên hai loại nhà thương, nhà thương cho người, và nhà thương cho súc vật.”
Giám mục đạo Gia Tô Copleston, trong cuốn “Đạo Phật Nguyên Thủy Và Hiện Đại” (Bueddhism Primitive And Present), thừa nhận rằng “Công lao xây dựng những nhà thương đầu tiên chắc chắn là thuộc về đạo Phật”. Nhưng cần nói thêm là ngoài những nhà thương đầu tiên cho người, Asoka còn cho xây dựng những nhà thương cho súc vật nữa! Trong khi nhà thương đầu tiên nhất do người Tây phương xây dựng là nhà thương Diu ở Paris (Pháp) vào thế kỷ thứ 7 Tây lịch, nghĩa là khoảng 1000 năm sau nhà thương của Asoka.
Lòng thương yêu của Asoka đối với loài vật thật là có một không hai. Dụ đầu tiên trong 14 Dụ đá viết:
“Ở đây không một súc vật nào được giết và hiến tế.
Trong bếp nhà vua, mỗi ngày, hàng trăm ngàn súc vật bị giết thị để làm các món cà ri.
Nhưng từ nay, sau khi đạo dụ thành tín này được khắc trên đá, thì chỉ còn được giết thịt hai con công và một con nay mỗi ngày, nhưng đối với con nai thì không thường xuyên.
Nhưng từ nay trở đi, thì cả ba súc vật đó cũng sẽ không bị giết thịt.”
Trong Dụ thứ 5 trên trụ đá, Asoka viết:
“Ngay cả rơm rạ, nếu có sinh vật ở trong đó, cũng không bị đốt”.
“Rừng cũng không được đốt, hoặc vì sai lầm, hoặc là vì hung bạo và tàn ác đối với sinh vật”.
“Không được nuôi sinh vật bằng sinh vật”.
Dụ thứ hai trên đá cho biết, chính những Phật tử đã xây dựng những nhà thương đầu tiên ở Phi Châu và Âu Châu.
Nhà thương cho các súc vật là sáng tạo riêng có của đạo Phật. Các nhà thương súc vật hiện còn ở Ahmedabad, Durat và trong nhiều thành phố khác ở Ấn Độ là những tổ chức còn lại, hay là được xây theo mô hình của những nhà thương súc vật được xây dựng lên dưới triều đại Asoka. Theo bác sĩ Cumson, tác giả cuốn “ Lịch sử y học”, thì nhà thương súc vật hiện còn ở Surat, chính do Asoka đầu tiên xây dựng lên. Về nhà thương đó, trong cuốn “Quang cảnh xứ Ấn Độ” Hamilton viết như sau:
“Tổ chức đáng được chú ý nhất ở Surat là Nhà thương Cây Đa (Banyan Hospital). Đó là một cái sân rộng, xung quanh có tường cao bao bọc, và được chia thành những sân nhỏ, tiện nghi đối với súc vật. Súc vật ốm được chăm sóc rất chu đáo ở đây, và nếu gì yếu tàn tật, thì đây cũng là nơi an dưỡng thật tốt cho chúng. Nếu một con vật bị què chân, hay là bị thương tật, thì chủ nó đem đến nhà thương và nó sẽ được chăm sóc rất chu đáo, không phân biệt chủ nó thuộc quốc tịch nào hay đẳng cấp nào. Năm 1772, nhà thương đó chữa bệnh cho ngựa, lừa, bò cái, cừu, dê, khỉ, gà, bồ câu và rất nhiều hoại chim. Kể cả một con rùa già, nghe nói đã an dưỡng ở đây từ 75 năm nay.”
Cựu Thủ tướng Ấn Độ Nê ru nói rằng: “Chính gương sáng của Asoka và sự truyền bá đạo Phật đã khiến cho tập quán ăn chay trở thành phổ biến trong dân chúng Ấn Độ”.
Yêu quý con người, cỏ cây và loài vật, tức là thương yêu và trân trọng sự sống, bất cứ sự sống đó biểu hiện dưới dạng gì, đó là đặc điểm riêng có của đạo Phật mà vua Asoka đã thể hiện một cách sinh động và có hiệu quả không những trong vương quốc của nhà vua, mà còn trong các vương quốc khác nữa, gần và xa, cả ở châu Âu và châu Phi. Điều này nói lên uy tín lớn lao của vua Asoka, sức thuyết phục của chính sách hòa bình và thành tín của vua đối với các vương quốc khác, các vị vua khác.
Thi hành một chính sách như vậy, Asoka đã thực hiện đúng theo những lời khuyên của chính đức Phật, khi Phật còn tại thế, trong Kinh Cakkavatti Sigananda Suuttanta.
Đúng như vậy, lý tưởng mà Asoka theo đuổi suốt đời mình là “Đảm bảo hạnh phúc vật chất và tâm linh cho toàn thế giới, bao gồm cả người và súc vật và các sinh vật khác, không những trong vương quốc của nhà vua, mà trong cả thế giới mà vua được biết hay là có quan hệ” (Giáo sư Bhandarakar).
Tiến sĩ Bhandarakar cho biết rằng “Asoka đã sử dụng sứ quán của nước mình tại triều đình các vua Hy Lạp đương thời để phổ biến chính pháp của Phật, phổ biến chính sách cai trị nhân đạo của mình, cũng giống như vua sử dụng các quan chức của mình để làm công việc đó ở trong nước...” Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên rằng đạo Phật đã ảnh hưởng tới đạo Gia Tô không nhưng trên bình diện lễ nghi bên ngoài, mà cả trên bình diện lý thuyết và đạo đức nữa.
Dụ thứ 13 trên đá cho biết Asoka đã từ bỏ chiến tranh, theo chính sách hòa bình trong thời điểm và hoàn cảnh như thế nào?
“Khi vua Piyadasi, được các thần linh yêu mến, lên ngôi cách đây sáu năm, đã chinh phục vương quốc Kalinga, có đến 150 ngàn người bị tù đày, 100 ngàn người bị giết, và một số lớn hơn nữa bị chết sau đó. Nay vương quốc Kalinga đã bị thu phục rồi, trong lòng vua sinh ra mối quan tâm đối với tôn giáo, thì quý mến Thượng Đế. Và vua hối hận về cuộc chinh phục vương quốc Kalinga. Trái lại, cuộc chinh phục bằng tôn giáo, và hiện nay vua đang tiến hành, đem lại cho vua thỏa mãn rất lớn. Nhưng sự thỏa mãn đó vẫn không đáng kể, vì vua cho rằng, chỉ sự thưởng phạt ở kiếp sống sau mới quan trọng hơn.”
“Đạo dụ về tôn giáo này được ghi lại bằng chữ viết, nhằm mục đích sau này, để cho cháu chắt Ta sẽ không bao giờ tiến hành một cuộc chinh phục quân sự nào nữa. Và nếu một cuộc chinh phục quân sự là cần thiết, thì cháu chắt Ta phải tỏ ra có lòng từ ái, rộng lượng, chỉ trừng phạt nhẹ, và phải lấy cuộc chinh phục tôn giáo làm cuộc chinh phục chân chính. Cuộc chinh phục tôn giáo đem lại kết quả tốt trong kiếp sống này và trong các kiếp sống sau. Chúng ta phải có niềm vui hổ trợ cho tôn giáo. Bởi vì tôn giáo đem lại kết quả tốt trong kiếp sống hiện nay và trong kiếp sống sau này...”
Dụ này còn cho biết Asoka tin ở thuyết tái sanh, là một trong những chủ thuyết lớn của đạo Phật. Từ nay Asoka trở thành một Phật tử thuần thành. Trong Dụ đá Virata nổi tiếng (hiện nay được giữ lại trong viện bảo tàng Calcutta), Asoka viết:
“Hỡi các vị Thượng thủ tôn quý, các vị đã biết lòng quý trọng, lòng tin tưởng của tôi đối với Phật, Pháp, Tăng lớn lao đến chừng nào!”
“Thưa các vị Thượng thủ quý mến, mọi điều do Phật, đấng chí tôn nói ra đều hay đẹp cả...”
Vua muốn đích thân nêu gương sáng cuộc sống đạo hạnh của vua cho mọi người noi theo. Trong DụÏ trên đá thứ VII, Asoka viết:
“Tôi có làm bất cứ một công việt thiện lành nào, thì dân chúng noi theo tôi cũng làm và sẽ làm mọi công việc thiện lành như vậy.
Và dân chúng sẽ lớn lên với những đức tính vâng lời cha mẹ, vâng lời thầy giáo, tôn trọng bậc lớn tuổi, tôn trọng và có thái độ đứng đắn với các bậc Thánh, đối đãi thân ái với những người nghèo và bịnh tật.”
Các Dụ đá của Asoka nói chung, không chứa đựng những giáo nghĩa cao siêu gì, mà chủ yếu là những lời khuyến cáo có tính chất đạo đức: Tình thương người và súc vật, lòng bao dung đối với mọi tín ngưỡng, không phải là tính ngưỡng Phật giáo... Tuy nhiên, trong Dụ Bhabra, có thể được công bố vào năm thứ 13 của triều đại Asoka, vua có khuyến cáo Tăng chúng nên nghiên cứu một số đoạn kinh Phật, mà chúng ta có thể nhận biết như là một phần của Kinh Tạng Pali:
“Vua Magadha gởi lời chào Tăng chúng, chúc Tăng chúng được an lạc và sức khoẻ.
Các Đại đức kính mến, các Đại đức cũng đã biết rõ lòng kính trọng và lòng tin của tôi đối với Tam bảo, Phật, Pháp, Tăng là sâu rộng đến chừng nào.
Thưa các Đại đức, Thế Tôn nói mọi lời đều hay. Thế nhưng, thưa các Đại đức, theo quan điểm của riêng tôi, thì có thể chỉ ra một số văn kiện đặc biệt:
1. Đề cao giới luật.
2. Hành trạng của các bậc Thánh vĩ đại.
3. Nỗi lo sợ điều có thể xảy ra.
4. Bài ca của người ẩn sĩ.
5. Đàm thoại về cuộc sống của người ẩn sĩ.
6. Câu hỏi của Upatissa.
7. Thuyết pháp cho Rahula về đề tài tà kiến.
Tôi mong rằng đông đảo Tăng Ni sẽ thường được nghe và suy tư trên những bài kinh đó. Cả những cư sĩ cũng như vậy, nam cũng như nữ.
Vì lẽ đó, tôi cho ghi lại lời nói của tôi, để dân chúng biết rõ tôi có ý định như thế nào.”
Dụ trên được ghi bằng tiếng Magadhi. Văn kiện 1: đề cao giới luật, chính là giới bổn Patimokka, văn kiện 3: mối lo sợ điều có thể xảy ra rút trong kinh Pankaka Nipata thuộc Anguttara Nikàya (Tăng Chi Bộ Kinh cuốn III). Văn kiện “Đàm thoại về cuộc sống của người ẩn sĩ” nói tới cuộc sống không còn dục vọng, cuộc sống trong đó, cả ba nghiệp thân, khẩu, ý đều được bình lặng. Upatissa là Xá Lợi Phất hay Sariputta, một trong những đệ tử lớn nổi danh của Phật. Phật trả lời ông Xá Lợi Phất về những nguy cơ đe dọa người tu hành.
Trong một Dụ khác, Dụ Sarnath, ông có giọng nói không phải của một Phật tử bình thường, mà là một vị lãnh đạo giáo hội. Trong Dụ, ông viết:
“Vâng đúng như vậy, ngay cả đối với tôi tớ và nông dân, cũng phải cư xử như vậy.”
“Sự tiến bộ của chúng trong Chánh pháp được thực hiện bằng hai con đường, bằng nghe thuyết giảng Chánh pháp, và bằng suy tư nội tâm”
Trong hai biện pháp đó, thì biện pháp suy tư nội tâm cao cấp hơn nhiều. Hiệu quả siêu việt của biện pháp suy tư nội tâm được thể hiện trong sự tăng trưởng lòng tin đạo của dân chúng, và trong việc hoàn toàn chấm dứt tệ giết hại sinh vật.”
“Tôi sẽ sử dụng các Tăng quan (Dharmamahamatras) để bày tỏ mối quan tâm của nhà vua đối với các vị tu khổ hạnh cũng như các vị tu tại gia, đối với tất cả mọi tín đồ các tôn giáo. Tôi cũng dùng họ để đảm bảo cuộc sống hạnh phúc và an lạc của Tăng già. Tôi cũng dùng họ với mục đích như vậy đối với Bà-la-môn, các vị tu khổ hạnh Ajivikas, phái Niganthas, trên thực tế tức là đối với tất cả mọi tu phái.”
“Họ và các quan chức chủ yếu khác được giao nhiệm vụ phân phối vật phẩm cúng dường của vua và các hoàng hậu, và ngay tại triều, ở đây, tại kinh đô cũng như tại các tỉnh, các quan chức nói trên sẽ thực hành các biện pháp khác nhau, những biện pháp sùng tín đạo giáo và bố thí đem lại niềm an lạc.”
“Tôi cũng thu xếp để cho các quan chức đó giúp việc phân phối vật phẩm cúng dường của con cái tôi, của các hoàng tử và công chúa khác. Vâng, họ sẽ được dùng để thúc đẩy mọi công việc thiện lành theo chánh pháp, để thúc đẩy việc thực hành Chánh pháp.”
“Họ có chức trách thiêng liêng lo lắng để cho trong dân chúng được sự tăng trưởng của lòng nhân từ, tính trung thực, lòng rộng lượng, trong sạch, từ hòa, thánh hạnh...”
“Chính nhằm mục đích ấy mà đạo Dụ này được khắc lên đá, bền lâu như mặt trời và mặt trăng, để cho con cái, cháu chắt tôi, mọi người nối dõi tôi sẽ theo đúng Chánh pháp.”
Bởi vì những người theo đúng Chánh pháp sẽ được hưởng hạnh phúc trong đời này và cả trong những đời sau.”
Dụ thứ 4 viết:
“Nay do tôi thực hành Chánh pháp, tiếng trống trận của chiến tranh không còn vang lên nữa, mà thay vào là tiếng trống của Chánh pháp.”
Sau trận chiến thắng Kalinga, Asoka đã vô cùng hối hận và long trọng tuyên bố từ nay sẽ loại bỏ chiến tranh trong chính sách của vương quốc mình, và thay vào đó, dùng Chánh pháp, dùng Phật pháp để chinh phục lòng người. Mà Chánh pháp, đúng như Asoka hiểu, tức là sự quan tâm đến đời sống vật chất và tâm linh của tất cả mọi dân chúng, sự quan tâm đến đời sống của mọi loài.
“Trong tất cả mọi lúc, mọi nơi, tôi đều quan tâm đến tình hình và công việc của toàn dân.”
“Dùng tất cả mọi lúc, mọi nơi, tôi đều quan tâm đến tình hình và công việc của toàn dân.”
“Dù đang khi ăn, dù là ở trong phòng của hoàng hậu, trong phòng ngủ của tôi, nơi đồng ruộng, trong xe hay trong công viên, khắp mọi nơi, các quan chức phải báo cáo cho tôi biết mọi công việc của dân chúng, và tôi lúc nào cũng sẵn sàng giải quyết công việc của dân chúng ở khắp mọi nơi.”
“Tôi đã ra lệnh mọi công việc của dân chúng phải được báo cáo cho tôi biết, ở khắp mọi nơi, bất cứ vào giờ nào”.
“Vì rằng tôi không bao giờ thỏa mãn về sự cố gắng của bản thân tôi. Đúng như vậy, bổn phận cao nhất của tôi là đảm bảo cho toàn đất nước được hạnh phúc và an lạc. Không còn chức trách nào cao quý hơn là đảm bảo hạnh phúc cho toàn dân”.
“Và nếu tôi có cố gắng hết sức mình, thì cũng là nhằm mục đích trả món nợ của tôi đối với tất cả chúng sanh, đảm bảo cho mọi loài được hưởng hạnh phúc trong đời sống này, và hạnh phúc của cõi trời trong kiếp sống tương lai.”
“Chính nhằm mục đích ấy mà tôi cho khắc lời Dụ này trên đá, để cho Chánh pháp mãi mãi lưu tồn, để cho con cái và cháu chắt tôi có thể thực hành theo Chánh pháp, vì hạnh phúc và an lạc cho toàn đất nước.”
“Nhưng đó là một mục đích khó thành tựu được, trừ phi là có cố gắng hết sức, hết lòng mình.”
Dụ trên đá cho thấy Asoka quan niệm chức trách, bổn phận của một ông vua Phật tử phải như thế nào, cho thấy một vị vua Phật tử, trước hết, phải toàn tâm, toàn ý phục vụ cho hạnh phúc và an lạc của toàn dân như thế nào.
Dụ Maski (địa phương nơi tìm ra Dụ đá) viết:
“Thật sự như vậy, từ nay trở đi, tôi phải lo lắng, đảm bảo cho hạnh phúc vật chất và tâm linh cho toàn đất nước. Noi theo con đường hòa bình, tôi sẽ dắt dẫn toàn thế giới từ bỏ dục vọng, đến với hòa bình.”
“Từ ngày tôi được gặp Tăng chúng, tự tôi, tôi đã gắng sức rất nhiều”.
“Hậu quả tốt của sự cố gắng không phải chỉ dành riêng cho các vĩ nhân. Nếu anh ta muốn, thì người bình thường cũng có thể cố gắng mà vươn tới được cõi trời hạnh phúc và an lạc.”
Chính vì mục đích ấy, mà những lời này được công bố. Tất cả mọi người, lớn cũng như bé, hãy cố gắng hết sức mình.”
Dụ Maski trên đây cho thấy Asoka đã coi trọng và thực hành đức hạnh tinh tấn, siêng năng như thế nào. Một ông vua Phật tử phải là một ông vua hết sức tích cực và chủ động giải quyết mọi việc có ích lợi cho dân chúng trên cả hai mặt vật chất và tâm linh, tinh thần.
Asoka quan niệm như thế nào là con đường hạnh phúc và an lạc. Dụ trên viết tiếp:
“Phải biết vâng lời cha mẹ. Cũng như vậy, các thầy giáo và mọi người xứng đáng phải được tôn kính. Phải thương yêu mọi loài vật. Phải nói sự thật.
Đó là những đức tính cao cả cần được thực hành và đề cao.”
“Cũng như vậy, học trò phải phục vụ thầy dạy, mọi người quan hệ với nhau phải nhã nhặn và lịch sự.”
“Đó là tín điều chân chính và cổ xưa, tín điều ấy sẽ giúp sống thọ.”
“Vì vậy, dân chúng hãy hành động theo đúng tín điều này.”
II. Các học giả phương Tây đánh giá cao các Dụ đá của Asoka
Các dụ đá của Asoka được tất cả mọi học giả phương Tây đánh giá cao.
Robert Blakchford trong cuốn “Thượng Đế và người láng giềng của tôi” (God and My Neighbor) viết rằng:
“Vua Asoka của các Dụ đá tỏ ra hiền minh hơn, bao dung hơn, nhân bản hơn Jesus của Phúc âm”
“Jesus và các Cha của nhà thờ chưa từng bao giờ cấm chế độ nô lệ, chưa từng bao giờ cấm tệ kỳ thị tôn giáo, cấm thái độ tài ác đối với loài vật.”
Còn đạo Phật trên thực tiễn đã xóa bỏ nô lệ chế và tệ khủng bố tôn giáo, dạy đức hạnh tiết độ, cuộc sông trong sạch và lòng nhân hậu, và xây dựng một nền đạo đức cao cấp hơn, đề cao tư tưởng toàn nhân loại đều là anh em.”
“Các Phật tử đã thực hành truyền bá một tôn giáo nhân bản, một tình huynh đệ bao quát toàn loài người trước kỷ nguyên của Jesus. Mà không phải chỉ giảng thuyết mà còn thực hành, đó là điều mà những người đạo Gia Tô không bao giờ thành tựu được, trước kia cũng như hiện nay.”
“Và hơn thế nữa, các Phật tử không truyền bá lòng nhân hậu và tình huynh đệ của họ bằng gươm giáo, cùm tra tấn, đinh đóng tay, củi thiêu người. Các Phật tử đã giải phóng người nô lệ và mở rộng lòng thương của họ, bao trùm cả loài vật.”
“Đạo đức của người Phật tử không ghi lại trong sách. Nó được ghi trên đá. Không có một lý lẽ nào có thể xóa bỏ các Dụ đá của Asoka.
Loại đức hạnh được đề cao trong các Dụ đá của vua Asoka còn cao cả hơn, từ ái hơn loại đức hạnh của Jesus trong Phúc âm...”
III. Về các phái đoàn truyền giáo dưới thời vua Asoka
Dưới thời Asoka, các phái đoàn truyền giáo được gởi đến Hy Lạp, Trung Á, Sri Lanka và các xứ mang tên gọi chung là Suvannabumi nay là bán đảo Đông Dương.
Các nhà khảo cổ đã tìm thấy giòng chữ khắc trên đá:
Sapurisasa Moggaliputtatissa. Sapurisasa là con người thiện, con người lành. Moggaliputtatissa là vị A La Hán dưới thời vua Asoka đã lãnh đạo kỳ Đại hội kiết tập lần thứ ba. Và sau Đại hội này, nhiều phái đoàn truyền giáo của vua Asoka được phái đến các nước ngoài.
Cuốn Mahavamsa, tập biên niên sử của Sri Lanka cho biết, sau cuộc Đại hội kiết tập lần thứ ba, 4 vị A La Hán cùng với Majjhima Thero được phái đến vùng núi Himalaya để truyền giáo. Nhưng đến lúc sắp nhập Niết Bàn thì cả bốn vị này cùng với vị trrưởng đoàn về xứ sở quê hương của họ. Trong hai hộp đựng xá lợi tìm thấy ở bảo tháp Sanchi, có khắc tên hai vị: Kassapagotta, vị đạo sư của vùng Himalaya và Majjhimagotta. Majjhima Thero chính là vị trưởng đoàn truyền giáo vùng Himalaya.
Đoàn truyền giáo đi Sri Lanka cũng để lại nhiều dấu vết khảo cổ quan trọng. Đoàn gồm 4 vị cao Tăng Itthiya, Utthiya, Baddhiya, Sambala và vị trưởng đoàn A La Hán Mahinda. Giòng chữ khắc được phát hiện thấy tại vùng Rohana, vùng phía Nam Sri Lanka, ở nơi mang tên Rajagala, có giòng chữ khắc trên đá bằng chữ Brahmi trên cột đá dài tới 18 feet. Có chữ dài tới 1 foot2 : “Ye ima dipa patamaya idiya agatana ulika (Terana) hide teraha tube”. Nghĩa là “Đây là bảo tháp, chứa đựng xá lợi của Thượng Tọa Itthiya và Mahinda đã đến đảo này bằng phép thần thông”.
Hai cuốn biên sử Mahavamsa và Dipavamsa viết về Mahinda:
“Ngài đến trên không bằng phép thần thông”. Tất nhiên đối với các bậc A La Hán bay trên không là chuyện dễ dàng.
Nhưng ông Paranavitana, một trong những nhà khảo cổ học lớn nhất của Sri Lanka lại giải nghĩa đoạn câu: “Idiya Agatana” là “đến đây, vì sự an lạc của những người dân Sri Lanka”. Có lẽ vì ông cho rằng bây giờ, ít người tin ở các phép thần thông, nhưng ở một đoạn sau, ông viết thêm “Nhưng có sự giống nhau phần nào giữa điều tôi nói ở đây với câu trong tập Mahavamsa. Thượng Tọa Mahinda đã bay trên không từ xứ Vidisa đến”. Được biết sau khi Mahinda tịch, xá lợi của ông được chia cho nhiều nơi để cho nhân dân Sri Lanka xây bảo tháp cúng dường. Bảo tháp đựng xá lợi của Mahinda được tìm thấy tại một nơi cách hàng trăm dặm nơi hỏa táng ông tại Anuradhapura.
Mahintale là nơi Mahinda trú ngụ lâu dài. Giáo sư Paranavitana nói hộp xá lợi phát hiện ở đây chắc chắn cũng là một hộp xá lợi của Mahinda. Vua Asoka và vua Tissa ở Sri Lanka, người đồng thời với Asoka là bạn thân. Vua Tissa gởi biếu Asoka nhiều quà tặng, toàn là châu báo và ngọc quý. Theo yêu cầu của Asoka, vua Tissa thực hành một lễ đăng quang lần thứ hai với tên Devanampiya, nghĩa là thân thiết đối với Thần linh. Cần nhắc rằng các vua Ấn Độ triều đại Maurya cũng có cùng một danh xưng đó. Danh xưng này là một bằng cớ về sự do nhập sớm của đạo Phật vào đất nước Sri Lanka. Một bằng cớ nữa là cây Maha Bodhi (cây Bồ Đề) ở Anuradhapura là một nhánh của cây Bồ Đề tại Maha Bodhi Gaya bên Ấn Độ (Bồ Đề Đạo Tràng).
Giáo sư Paranavitana, khi phân tích bia đá ở Rajagala đã khẳng định là bia đá còn mang tên vị cao Tăng Ethiya Thera cùng đi với Mahinda sang Sri Lanka.
Sri Lanka hiện nay là trung tâm của Phật giáo Theravada, là hình thức Phật giáo phổ biến tại các nước Đông Nam Á. Mahinda người đầu tiên đưa đạo Phật vào xứ này vốn là một đệ tử của Cao Tăng Mogalaputtatissa, thầy học của Asoka đồng thời là người biên soạn bộ luận nổi tiếng Kathavatthuppakaranaya, là nòng cốt của Luận tạng Abhidharma Pitaka, được kiết tập ở kỳ Đại hội này.
Các Bia đá khắc bằng chữ Brahmi cho biết đạo Phật vào thời kỳ này được tất cả mọi tâng lớp xã hội Sri Lanka nhiệt liệt đón chào và tiếp thu. Các quan chức lớn trong triều gọi là Uvasikas và Uvasakas, tức là Upasikas và Upasakas. Hán dịch âm là Ưu Bà Tắc và Ưu Bà Di, nghĩa là những Phật tử tại gia nam và nữ. Hoàng hậu Anuda xuất gia và trở thành người lãnh đạo Ni đoàn Tỷ kheo ni của Sri Lanka.
Cho đến nay, đã phát hiện thấy có khoảng 1200 bia đá khắc chữ Brahmi, kể lại các sự kiện xảy ra ở Sri Lanka trong thời gian từ thế kỷ IV đến thế kỷ I Tây lịch. Nội dung các bia đá đó đã được dịch ra và xuất bản. Chữ Brahmi tương tự như thứ chữ khắc trên các bia và trụ đá của vua Asoka. Các bia đá đó kể về lịch sử du nhập và truyền bá đạo Phật ở Sri Lanka.
Lúc bấy giờ, Sri Lanka đã có hai dân tộc là dân tộc Sinhalese và dân tộc Tamil, dân tộc này từ lục địa Ấn Độ di cư qua đây từ lâu đời. Họ tiếp thu đạo Phật và sống yên ổn với dân tộc Sinhalese bản xứ. Các Phật tử người Tamil cũng cúng dường cho Giáo hội nhiều quà tặng. Các kỷ vật của họ thường kèm theo các giòng chữ khắc: “Damila Upasaka”, “Damida Gahapathi”, nghĩa là của “Ưu Bà Tắc người Tamil...” Đạo Phật du nhập đến đâu, đều trở thành một nhân tố đoàn kết mạnh mẽ ở đấy.
IV. Về 5 vị vua Hy Lạp có ghi tên trên bia đá của Asoka
Tên của 5 vị vua Hy Lạp ghi trên Dụ đá thứ 13 là:
1. Antiochus ở Xiri.
2. Ptolemy Phidadelphos ở Ai Cập.
3. Antigonos ở Maxêđoan.
4. Magas ở Cyrène.
5. ALơxanđơ ở Epire.
Antiochos Theos là cháu của Seleuceus, biệt hiệu Nikator, nghĩa là người chiến thắng, vì Seleuceus đánh thắng nhiều trận lập ra vương quốc ở Xiri. Là bộ tướng của Alơxanđơ đại đếm Seleuceus đã nổi bật lên trong chiến dịch xâm lăng Ấn Độ. Sau khi Alơxanđơ Đại đế qua đời, Seleuceus một lần nữa vượt sông Indus, đánh quân đội của Chandragupta, là ông nội của Asoka. Nhưng Seleuceus thua trận, phải ký hòa ước với Chandragupta, gả con gái cho Chandragupta và nhường cho ông này các tỉnh Aria, Arachosia, Paropanisadai và Gredosia.
Nhưng Seleuceus vẫn còn trị vì trên một vương quốc rộng lớn, tàn dư của đế quốc của Alơxanđơ Đại đế. Tương truyền, ông ta đã xây dựng 75 thành phố tại vương quốc của ông. Kế vị Seleuceus là con trai ông, Antiochos Soter mà vương quốc kéo dài từ bờ biển Bosphore và bờ Tây của Tiểu Á đến Indus và từ Xiri đến các dãy núi Jaxarter và Pamir. Antiochos Soter mất năm 261 trước Công nguyên, để lại ngôi cho con là Antiochos II, được người Milesians suy tôn là Theos vì ông đã có công giải phóng họ khỏi nạn áp bức của Timarchus, một bạo chúa. Vị vua Hi Lạp được ghi tên trong Dụ đá thứ 13 của Asoka chính là Antiochos này. Triều đại Antiochos không được yên, vì phải chiến tranh liên tục với người Hy Lạp, và ông ta cũng bị mất nhiều đất đai. Nhưng Asoka, vị hoàng đế hùng mạnh nhất thời bấy giờ, đã giúp ông chống đỡ, và cho xây dựng nhiều nhà thương cho người và súc vật tại vương quốc của ông.
Những phát hiện khảo cổ học gần đây cho biết các đoàn truyền giáo của Asoka đã đến Ai Cập, Ba Tư và Palestine (theo Robert Blatchford trong cuốn God anh My Neighbour). Sự kiện này nói rõ nguồn gốc Phật giáo của đạo Gia Tô. Nhưng Blatchford viết: “Con đường truyền bá của đạo Phật đã được theo dõi từng bước một từ Ấn Độ đến Jerusalem”. Kinh sách Phật được tìm thấy nhiều trên đất đai thuộc đế quốc Parthian (Ba Tư cũ), một đế quốc lớn nằm giữa Ấn Độ và Palestine. Bactria và đông bộ của đế quốc Ba Tư đầy rẫy chùa chiền Phật giáo và người ta tìm thấy các đồng tiền đúc, mang hình ảnh Phật khắc chữ Hy Lạp.
Tên vua Ptolemy trên Dụ đá của Asoka là Ptolemy Philadelphos, con trai của Ptolemy Soter và hoàng hậu Berenice. Ptolemy Philadelphos lên ngôi năm 285 trước Công nguyên. Ông chiến tranh liên miên với Antiochos II. Chiến tranh chỉ chấm dứt vào cuối triều đại ông bằng một hiệp ước hòa bình. Ông gã con gái cho Antiochos Theos. Euclid, nhà toán học nổi danh chính đã sống dưới thời vua Ptolemy này. Vương quốc của Ptolemy gồm có ngoài Ai Cập ra, một bộ phận của Ethiopia, Libya, và bán đảo Ả Rập, ngoài ra còn một phần của Xiri, cùng với một số các đảo như Cyprus, Lycia, Caria và Cyclades.
Lịch sử cho biết chính các đoàn truyền giáo của Asoka đã đem lại cho Ai Cập và Châu Âu mô hình lý tưởng của cuộc sống khổ hạnh. V.M. Flinders viết trong cuốn “Tôn giáo của Ai Cập cổ đại” rằng:
“Lịch sử chứng minh rằng, Ai Cập và Châu Âu đã học được ở các đoàn truyền giáo của Asoka lý tưởng của đời sống khổ hạnh... Nếp sống khổ hạnh của những người ẩn sĩ được thiết lập dưới thời vua Ptolemy, và các tu sĩ chứng minh một lý tưởng sống mà cho đến nay phương Tây chưa từng biết tới”.
E.B. Hawell trong cuốn “Lịch sử của nền thống trị Aryan” viết: “Có thừa lý lẽ để chứng minh rằng các đoàn truyền giáo của Asoka đã chuẩn bị môi trường từ đó nảy sinh ra Gia Tô giáo và Hồi giáo sau này”.
Giáo sư T.W. Rhys Davids nói thêm:
“Không phải quá lời khi nói rằng toàn bộ những lời dạy đạo đức trong Phúc Âm, nếu không kể các đoạn có tính chất giáo điều, đều đã tồn tại trong kinh sách Phật, xưa hơn Phúc Âm hàng nhiều thế kỷ. Thí dụ, những chủ thuyết đạo đức tổng hợp lại trong bài “Thuyết giảng trên núi”, tất cả những gì không dính dáng tới tín điều thần quyền, đều đã có trong ba tạng kinh điển Phật giáo cả rồi.”
Vượt qua Ai Cập, các sứ giả của Asoka lập các nhà thương cho người và súc vật cũng như các công trình phúc lợi khác tại xứ Cyrenaique, do vua Magas trị vì, vua này là anh em cột chèo với Ptolemy Philadelphos. Ptolemy cưới con gái của Antiochos Theos, và có con gái cũng đặt tên là Berenice, đem gã cho Evergetes, con trai của Ptolemy Philadelphos.
Hai vị vua Hy Lạp còn lại, được ghi tên trên DuÏ đá số 13 là Antigono Gonatas và Alơxanđơ II. Gonatas là cháu nội của một trong các vị tướng của Alơxanđơ Đại đế. Ông trị vì ở xứ Maxêđoan, nguyên trước đây là vương quốc của Philíp, cha đẻ ra Alơxanđơ Đại đế. Các sứ giả của Asoka cũng dựng ra ở đây những nhà thương cho người và súc vật.
Alơxanđơ II là vua xứ Epire, con trai của Pyrhus và Lanassa, ông ta lên ngôi năm 272 trước Công nguyên. Bằng chiến tranh, ông đánh đuổi Gonatas ra khỏi Maxêđoan. Xứ Epire cũ hiện nay là miền Nam của Albani. Epire từ Hy Lạp nghĩa là “Lục địa”, lúc bấy giờ chỉ cho toàn bộ bờ biển phía Tây, phía Bắc của vịnh Corinthe. Theo Aristotle, Epire là xứ sở đầu tiên của dân Hellènes tức người Hy Lạp. Homere dùng địa danh Epire để chỉ toàn bộ bờ biển phía Tây của Hy Lạp. Epire phía Bắc giáp Maxêđoan, phía Đông giáp Thessalie, phía Nam giasp vịnh Ambracian, phía Tây giáp biển Ionian. Các tù trưởng bộ tộc Molossians, cuối cùng thống trị toàn xứ Epire, tự xưng là con cháu của Achille, đã đánh chiếm thành Troy và truyền ngôi vua cho Molossus, là người con trưởng trong số ba người con của Achille, vợ là Andromaque, một nữ nhân vật nổi tiếng đức hạnh trong tập Illiad.
Lý tưởng của Asoka, đã thúc đẩy Asoka làm nên sự nghiệp vĩ đại nhất là lo lắng cho hạnh phúc vật chất và tâm linh của toàn thế giới, bao gồm không những người mà cả súc vật và những loài vật khác, không những trong vương quốc mình, mà cả trong toàn thế giới, mà ông được biết là có quan hệ.

PHỤ LỤC:
Ý nghĩa quan trọng của Dụ số 12 của vua Asoka.
Nghiên cứu các Dụ trên đá của vua Asoka, không những chúng ta biết được đường lối trị dân của một ông vua Phật tử là như thế nào, mà chúng ta còn biết được cả thái độ của Asoka đối với các tôn giáo khác, các hệ tín ngưỡng khác. Đó là một thái độ trân trọng, bao dung, rộng rãi theo đúng tinh thần không cố chấp của đạo Phật. Đó cũng là thái độ của các vua Lý, Trần ở nước ta, tuy là những Phật tử hết sức thuần thành, nhưng vẫn giữ thái độ trân trọng đối với đạo Khổng và đạo Lão. Chính dưới những triều đại Lý, Trần, đã mở ra các khoa thi Tam giáo (Phật, Lão, Nho) để kén chọn nhân tài. Sau đây là nguyên văn đạo Dụ trên đá số 12 của vua Asoka:
“Hoàng đế Priyadarsin (*) tôn trọng mọi người thuộc tôn giáo khác, là tu sĩ khổ hạnh hay người tu tại gia, bằng quà biếu và bằng những cử chỉ trân trọng khác. Nhưng thay vì các quà biếu và thái độ trân trọng bên ngoài, Hoàng đế còn chú ý hơn tới sự tăng trưởng thực chất của vấn đề trong tất cả mọi tôn giáo. Thực chất của vấn đề được tăng trưởng dưới những hình thức khác nhau, nhưng điều căn bản là ở chỗ nói đúng mức, tức là, một người không được tôn tôn giáo mình bằng cách hạ thấp tôn giáo khác của người khác, vì những lý do sai trái. Chỉ nên phê phán với những lý do chính đáng, bởi vì mọi tôn giáo đều xứng đáng được tôn trọng, vì lý do này hay lý do khác. Làm được như vậy, một người sẽ vừa đề cao được tôn giáo mình, đồng thời cũng phục vụ được tôn giáo của người khác. Nếu làm ngược lại, thì một người vừa làm hại tôn giáo mình, đồng thời cũng làm hại tôn giáo của người khác. Có người suy nghĩ sai lầm rằng, vì mình tôn trọng tôn giáo của mình, gắn bó với tôn giáo mình, thì phải chê bai các tôn giáo khác. Thực ra, hành động như vậy chính là làm hại nghiêm trọng đến bản thân tôn giáo mình. Do đó, đoàn kết là đáng khen, nhờ đó mà học hỏi được các giáo lý, và học hỏi hết sức mình.”
Người nào có nghiên cứu lịch sử Phật giáo các nước, kể cả Ấn Độ, đều có thể thấy rằng, ở bất cứ quốc gia nào, ngay trong thời kỳ Phật giáo cực thịnh, không bao giờ có tình hình phân biệt đối xử tôn giáo, có tình hình xâm phạm tự do tín ngưỡng. Trái lại, thường xảy ra tình hình ngược lại, là có những vua chúa vì theo một tín ngưỡng khác mà khủng bố đạo Phật, phá chùa, phá tượng Phật và bắt Tăng Ni phải hoàn tục .
Nạn ba ông vua Vũ (Tam vũ chi ách), (**) ở Ấn Độ, các vua chúa theo đạo Bà-la-môn thường khủng bố đạo Phật.
Có người đặt câu hỏi: Vì sao đạo Phật lại có thái độ bao dung, rộng rãi như vậy đối với các tôn giáo khác? Lý do rất dễ hiểu. Đạo Phật không bao giờ tự xem mình là chân lý cứu cánh, mà chỉ là phương tiện đạt tới chân lý. Đã gọi là phương tiện thì không phải chỉ có một mà có nhiều, rất nhiều phương tiện. Sách Phật nói có đến tám vạn bốn nghìn pháp môn (cửa pháp) để đạt tới chân lý. Sách Phật nói đến tu sĩ không biết đến đạo Phật, chỉ nhờ quán lý nhân duyên sanh, nương vào đó để tu hành mà cuối cùng cũng chứng quả, gọi là Bích Chi Phật, hay là Độc Giác Phật. Mọi người đều rõ Phật Thích Ca bác bỏ mọi quan điểm thần ý luận và nhất thần giáo, nhưng Phật Thích Ca vẫn tán thán nếp sống đạo đức của những người tinh theo nhất thần giáo (thí dụ: Các tín đồ theo đạo Bà-la-môn tin có đấng Phạm Thiên sáng tạo muôn loài) như là một nếp sống hướng thượng, và do đó có giá trị giúp cho sự giải thoát tâm linh. Trong chừng mực mà các tôn giáo khẳng định có luật nhân quả, có nghiệp báo, có sự thưởng phạt công bằng về hành vi thiện ác, có trách nhiệm cá nhân về mọi hành động của mình, thì đạo Phật sẽ không chê bai những tôn giáo đó, mặc dù thế giới quan và nhân sinh quan của chúng ta có những luận điểm không thỏa đáng. Có lần du sĩ ngoại đạo Subbada hỏi Phật về sáu luận sư sống vào thời Phật, có nhiều đệ tử. Du sĩ hỏi thuyết giáo của vị nào đúng, vị nào sai, hay là tất cả đều đúng, hay tất cả đều sai. Phật vốn tránh không phê phán cụ thể các ngoại đạo, trừ những trường hợp bắt buộc. Phật trả lời Subbada: “Mọi tôn giáo đều chân chánh trong chừng mực nó có bao gồm Bát chánh đạo.”
Mà Bát chánh đạo, tức tám con đường đạo là gì? Đó là nhận thức đúng đắn (chánh tri kiến), lập chí đúng đắn (chánh tư duy), nói năng đúng đắn (chánh ngữ), hành động đúng đắn (chánh nghiệp), sinh sống đúng đắn (chánh mạng), siêng năng đúng đắn (chánh tin tấn), nghĩ nhớ đúng đắn (chánh niệm) và tập trung tư tưởng đúng đắn (chánh định). Tôn giáo nào đề xướng những lối suy nghĩ, nhận thức, phát ngôn, hành động đúng đắn như vậy, Phật đều tán thán là tôn giáo chân chính, không kể tôn giáo đó mang nhãn hiệu gì.
Đạo Phật là đạo giải thoát. “Cũng như nước biển có một vị là mặn. Đạo Phật cũng có một vị là vị giải thoát”. Nhưng một hệ tín ngưỡng một khi đã là áp đặt, thì chỉ làm cho người ta mê muội (mê tín), hay phát cuồng (cuồng tín), và mất hết tác dụng giải thoát tâm linh.
Đạo Phật gần gũi với chủ nghĩa xã hội, bởi lẽ chủ nghĩa xã hội cũng nhằm mục đích cứu cánh là giải phóng con người, đảm bảo cho người lao động được hưởng mọi quyền tự do chân chính, trong đó có quyền tự do cơ bản nhất là tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng.
[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: DANH NHÂN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi ptngocdiep » Thứ 4 14/11/07 14:59

Tôi thích chuyên đề Danh nhân văn hóa mà anh VO VAN THANH đã mở ra. Những bài viết anh post lên đều cung cấp những thông tin bổ ích, đáng suy ngẫm. Xin cảm ơn.
RANDOM_AVATAR
ptngocdiep
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 4 30/05/07 8:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: DANH NHÂN VĂN HOÁ

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 4 14/11/07 22:12

[justify]Cảm ơn chị đã động viên, khích lệ.
Chị có thể xem thêm loạt bài của GS. Minh Chi trong ĐIỂM GẶP GỠ GIỮA KHOA HỌC VÀ ĐẠO PHẬT mà tôi đã post.
Chúc chị vui và nhiều sức khoẻ.
VVT
[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Thư giãn văn hoá học: nghệ thuật

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến21 khách