Bạn đang xem trang 1 / 1 trang

Cùng nhau đi du lịch khám phá nét đẹp Đất Việt!

Gửi bàiĐã gửi: Thứ 4 31/10/07 23:55
gửi bởi xuanhieu
:D khám phá một vùng đất mới của đất nước để tôi thấy yêu thêm đất nước mình, để giúp tôi thư giãn và để tôi học hỏi thêm nhiều nét văn hoá, nhiều kiến thức thú vị sau những chuyến đi.

Chào mừng các bạn đến khám phá sự Hùng vĩ của thác PốPla, Lâm Đồng
Nằm trên địa phận xã Liên Đầm, huyện Di Linh, cách thành phố Đà Lạt hơn 8km và cách thị xã Bảo Lộc 25km. Thác nằm cách đường quốc lộ 20 chỉ khoảng 300m đường vòng. Ở Thác Pố Pla (theo tiếng K’ho nghĩa là "đầu ngà voi" hay đọc theo tiếng Kinh là Bobla) du khách sẽ nghe thấy tiếng thác đổ, càng gần thác du khác càng cảm nhận được vẻ hoang sơ của nó. Thác nằm lọt thỏm giữa hai ngọn đồi có hình voi phục và giống như một cái hang động trong với cảnh quan nhà cửa, những trang trại cà phê ở xung quanh, dưới thác là một cái hồ nhỏ do nước chảy lâu ngày tạo thành, cạnh hồ có những tảng đá lớn trông như những bàn đá của trời và có những cây cổ thụ cao to che mát cả một khoảng trời. Cũng giống như thác Đambri ở thị xã Bảo Lộc, thác Ngà Voi rất cao.

Theo lời kể của đồng bào dân tộc bản xứ thì vào thời xa xưa, xưa lắm - khi người Chăm cai trị Di Linh ngày nay, họ bắt người dân bản xứ phải đóng thuế bằng những sản vật của núi rừng như da thú, sừng tê giác, hươu nai… và đặc biệt là ngà voi. Với ngà voi thì phải chọn cái to và người tù trưởng của bộ tộc nơi con thác đã tìm được một cặp ngà voi cao quá đầu người, ngựa phi qua cũng không được. Từ đó, vua Chăm thích quá nên đặt cho nơi này là Pố Pla và dòng thác cũng mang tên là Pố Pla.

Còn cái tên Liên Đầm là do đọc trại của hai chữ Lang Dăm - một chàng trai tài giỏi đã cứu giúp dân làng Liang Jrăk Mur khỏi giặc Chàm. Trong một lần quân Chàm tiến đánh buôn làng, cả làng đều sợ hãi bỏ chạy, duy chỉ có Liang Dăm là không chạy, anh bẻ một cành trâm bên bờ thác và cầm cành trâm hướng về phía quân thù, lạ thay, khi cành trâm gãy đến đây thì quân Chàm tan vỡ, tự đâm chém nhau. Giặc tan rồi, Liang lặng lẽ đi về phía đông dòng thác rồi biến mất không đợi dân làng kéo đến tạ ơn. Từ đó để ghi nhớ công ơn, dân làng đã đặt tên buôn là Liang Dăm và sau này đã bị đọc trại, phiên âm theo tiếng Kinh là Liên Đầm.

Nguồn tin: Người Viễn Xứ