Nghệ sĩ - khán giả đồng cảm

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn giới thiệu và thảo luận về các tác phẩm nghệ thuật với mục đích thư giãn dưới góc nhìn của một người làm văn hoá

Nghệ sĩ - khán giả đồng cảm

Gửi bàigửi bởi KENDIZONE » Thứ 2 09/11/09 10:14

Khán giả và nghệ sĩ sáng tạo đã gặp nhau và có tiếng nói chung trong nhiều tác phẩm sân khấu có tầm vóc

Có thể nói năm 2009 là năm sân khấu kịch TPHCM vẫn tiếp tục phát triển. Cả khán giả và người làm nghề đã góp phần cho các sàn diễn có được sức sống mới.

Hình ảnh
NSƯT Hồng Vân và nghệ sĩ Đức Sơn trong vở Mẹ và người tình. Ảnh: T.Hiệp


Năng động hơn


Trước hết là Nhà hát Kịch TP (đơn vị công lập) cũng đã có những thay đổi, chuyển động hướng tới người xem. Từ việc chọn đề tài đến các phương thức hoạt động, nhà hát đã liên kết với các đơn vị xã hội hóa, lấy khán giả làm đích hướng tới và linh hoạt tìm các phương cách biểu diễn để có khán giả. Các chương trình biểu diễn có các nhóm nghệ sĩ từ nước ngoài về tham gia như chương trình Kiều Oanh và những chuyện tình tréo cẳng ngỗng là một ví dụ. Nhờ đó, sàn diễn của nhà hát này đã trở thành một không gian giải trí lành mạnh.


Sân khấu Kịch Phú Nhuận sau thành công rực rỡ của loại kịch kinh dị Người vợ ma, Quả tim máu... đã chuyển hướng sang đề tài tâm lý xã hội với những mâu thuẫn và xung đột của cuộc sống gia đình, khai thác những góc khuất của tình cảm con người, như vở Mẹ và người tình đang được khán giả ưa chuộng. Sân khấu 5B Võ Văn Tần trung thành với khuynh hướng kịch thể nghiệm, kịch có yếu tố mới như các vở: Kẻ nói dối đa tình, Biển, đặc biệt là Đôi bờ và Nếu như yêu, hai vở diễn nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về nội dung đề tài. Nếu Đôi bờ cho thấy một khía cạnh nào đó của tâm lý kiểu người sống hưởng thụ, thực dụng thì Nếu như yêu khắc họa một tính cách trong sáng của thế hệ trẻ hôm nay trong cuộc kiếm tìm sự nghiệp bản thân trong quan hệ xã hội mà doanh nhân đang là nhân vật của thời đại mới.


Nâng chất


Sự chuyển biến diễn ra đầu tiên là ở người xem. Khán giả đã thay đổi bởi họ chính là nguyên nhân của mọi sự thay đổi của sân khấu. Có một sự thực là sân khấu lên xuống, trồi sụt, hưng thịnh đều phụ thuộc vào lượng và chất của người xem – người mua vé – nhiều hay ít, đông hay vắng. Hoạt động theo thị trường, người làm sân khấu phải chấp nhận quy luật cung, cầu ấy và phải thích nghi với nó. Sân khấu chúng ta đang cung cấp theo nhu cầu của khán giả đồng thời cũng bằng chất lượng nghệ thuật của tác phẩm mà chuyển hóa họ. Sân khấu kịch năm 2009 đã phải thay đổi theo thị hiếu người xem đồng thời cũng nâng cao trình độ thưởng thức của họ bằng chính chất lượng ngày càng tốt hơn của tác phẩm. Sự trở lại của khán giả với chính kịch có nguyên nhân từ giá trị nội tại của chính tác phẩm đã cuốn hút người xem. Cái được của sân khấu kịch 2009 là có sự chuẩn bị từ những năm trước với sự ra đời của một loạt vở chính kịch, kịch lịch sử hay và hấp dẫn. Ngàn năm tình sử, Nỏ thần của Kịch IDECAF và Kịch Phú Nhuận là những tác phẩm đã khiến người xem náo nức, tự hào về sân khấu TP.

Ai mún xem lời bình thì vào đây xem hén : http://tinexpress.com/PN/van-hoa/nghe-s ... -0-206547/
RANDOM_AVATAR
KENDIZONE
 
Bài viết: 3
Ngày tham gia: Thứ 6 30/10/09 14:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Quay về Thư giãn văn hoá học: nghệ thuật

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron