Phim Việt Nam: Áo lụa Hà Đông

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn giới thiệu và thảo luận về các tác phẩm nghệ thuật với mục đích thư giãn dưới góc nhìn của một người làm văn hoá

Phim Việt Nam: Áo lụa Hà Đông

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Thứ 5 15/11/07 8:34

Có lần từng giới thiệu phim “Dòng máu anh hùng” cho một người bạn. Bạn hỏi qua loa vài câu, rồi thôi – “Cám ơn mày, nhưng tao không thích xem phim Việt Nam”.

Không phải là phim Việt nào cũng đều vớ vẩn, và không phải chỉ điện ảnh nước ngòai mới thật làm phim.


Hình ảnh


Hôm nay xem “Áo lụa Hà Đông”, lần nữa lại rơi nước mắt. Khác với “Dòng máu anh hùng”, “Áo lụa Hà Đông” không dồn dập, không khiến người xem “thắt tim” với những cao trào, không phải là một, hai tình tiết đầy sức ám ảnh. Trong “Áo lụa Hà Đông”, những nỗi đau cứ dàn trải, thấm thía, cứ mênh mông và cũng tím tái cả lòng người xem. Câu chuyện chỉ xoay quanh một gia đình nhỏ, hết sức bình thường trong bối cảnh của đất nước những năm 1950. Nhưng trong đó, ta bắt gặp hết những khốn khó, những bế tắc, những đớn đau. Không một chữ đau, chữ xót, mà người xem như cũng lặng đi, như chính anh Gù xở xoay trong bất lực trước nỗi nhục để con không có một chiếc áo đến trường, để vợ phải đi làm vú cho một “thằng già”, như anh – dại người đi trong nỗi đau mất vợ, mất con, vì chiến tranh, vì thiên tai, vì nghèo, vì khổ…

Xem phim xong phải nhìn lại bản thân. Tôi may mắn quá. Và tôi cũng nhỏ bé quá.

Mỗi năm hai lần về Việt Nam. Trước mỗi lần về tự mua cho mình một cái áo Giordano hoặc Bossini $6, để về mà ăn mặc cho tươm tất, sáng sủa. Còn trong năm đi học, sao cũng được. Có vậy thôi mà cũng lắm lúc thấy tủi thân, ấm ức và giận hòan cảnh không cho phép mình vượt tầm mắt xa hơn cái bảng “discount - $6/pc”, và cũng phải “đúng dịp” về Việt Nam mới được mua. Còn trong phim, một cái áo dài thôi, với hai đứa bé An và Ngô đã là một điều không dám mơ tới. Một cái áo dài thôi, mà người ta phải chịu bao nhục nhã, người ta phải đánh đổi quá nhiều thứ, để có được. Sắc áo trắng, mà sao chan chứa đầy những nước mắt, mồ hôi, tủi hờn, chứa cả máu trong đó nữa.

Có người nói rằng không thể so sánh thời ấy với thời nay. Hòan cảnh đã khác, đời sống đã khác. Ừ có thể có khác. Nhưng nhìn ra ngòai kia, tôi thấy tôi vẫn còn là người may mắn. Tôi ít ra không “ăn ngon mặc đẹp”, nhưng cũng là “ăn no mặc ấm”. Không có những quần áo hợp thời trang, đa nhãn hiệu, giàu chủng lọai, bắt mắt nhìn, nhưng cũng tươm tất, đàng hòang, mà đến trường đến lớp. Còn nhớ nhiều năm trước, Cô giáo môn tiếng Anh ở trường PT kể về anh Lương Việt Quốc – một người Việt rất trẻ, đọat học bổng Fullbright, và liên tục lập nên nhiều thành tích xuất sắc khác tại những trường ĐH của Mỹ nơi anh theo học. Cô kể, khi còn đi học, nhà anh rất nghèo, sống ven kênh Nhiêu Lộc, và anh chỉ có đúng 1 chiếc quần tây đi học. Mỗi ngày đi học về, anh giặt một ống quần, hôm sau giặt ống còn lại, để kịp mặc…

Nghe những câu chuyện ấy, nhìn những con người ấy, rồi xem lại chính mình…

Còn nhiều, rất nhiều những điều khác mà tôi may mắn có được nhưng đối với những con người trong Áo lụa Hà Đông, là một điều gì đó xa xôi, có ước cũng chẳng dám ước đến. Thế mà họ vẫn sống, vẫn yêu thương, vẫn nhìn thấy ánh sáng trong đêm tối trời. Còn tôi thì nhiều lúc hằn học và xa xót cho bản thân, chỉ vì sự “thua bạn kém bè”, chỉ vì một chút khó khăn mà tôi phải chịu đựng, vì một vài những nỗi đau mà tôi không may đã khắc vào lòng.

Em bé mất vì bom Mỹ. Em chỉ mơ ước một điều: “Tôi ao ước lớn lên sẽ trở thành một người thợ may giỏi, để tặng Mẹ tôi một chiếc áo dài cứơi thật đẹp, thay cho cái áo dài mà Mẹ tôi đã hy sinh nó để chị em tôi được cắp sách đến trường như hôm nay. Tôi chưa bao giờ thấy Mẹ mặc áo dài, nhưng nếu Mẹ mặc tôi biết chắc sẽ đẹp lắm. Tôi sẽ làm mọi thứ để Mẹ có thể tự hào vì con gái của Mẹ”. Em đọc bài văn này của mình, trên nền nhạc của TCS – Xác người nằm trôi sông, phơi trên ruộng đồng. Bên xác người già yếu, có xác còn thanh niên. Xác nào là em tôi, dưới hố hầm này... Bài văn của em còn chưa đọc hết. Ngôi trường bỗng chốc trở thành ngôi mộ lớn của nước mắt và nỗi đau. Trên tấm “áo lụa Hà Đông” mà em tự hào, sung sướng, lẫn hạnh phúc được mặc ấy, là loang lỗ máu. Ước mơ của em, chỉ còn nằm lại trên mảnh giấy tập học trò, một chiều tan thương của chiến tranh, bị gió thốc phần phật. Xót xa, thương cảm, đau đớn, lặng người...

Tôi được sống giữa thời hòa bình, được quyền tự do ước mơ và tự do theo đuổi những ước mơ ấy. Vậy mà tôi nhỏ bé, tôi đời thường, tôi băn khoăn với hiện tại, lo ngại trước tương lai. Tôi không dám mơ những giấc mơ lớn, bởi sợ đường đời vốn khấp khểnh, gập ghềnh. Tôi rụt rè trước sự cân đong giữa lý tưởng và lo toan của cơm áo gạo tiền. Tôi cuốn mình trong những toan tính thiệt hơn, như kẻ hà tiện đếm từng hào keo kiệt. Rồi ngay lúc yên lành trong “chăn êm nệm ấm” của trường ĐH, tôi lại mệt mỏi, lười biếng, lắm lúc...ham chơi, thỉnh thỏang thả đời trôi nổi...

Bộ phim khép lại, đọng trong tôi nhiều cảm xúc. Tôi thương cho đất nước mình trong quá khứ, suy nghĩ cho những vấn đề của hiện tại, và hy vọng về một tương lai với chiếc “áo lụa Hà Đông” vẫn phấp phới tung bay, nhưng không phải giữa nền trời loang lổ dây thép gai, trong bàn tay nhỏ bé của em gái chạy giặc, mà giữa “những con đường Nam Bắc nở hoa”, giữa “những phố phường không xa lạ”. Ngày hôm nay, vẫn còn đó những người dân nước tôi bỏ mình trong thiên tai, bão lũ, trong các công trình xây dựng. Vẫn còn những người vì miếng cơm manh áo mà đứng trước đầu sóng ngọn gió, hay dấn thân vào nơi rừng thiêng nước độc, để rồi ra đi mãi không về, để lại sau lưng những vợ, những con, những Mẹ, đăm đắm nhìn về phía biển, phía rừng, mà mắt khô không còn nước. Người dân nước tôi, trong thời bình này, sẽ không còn đau nỗi đau con mất mẹ, chồng mất vợ, gia đình mất đi người thân yêu. Để làm được điều đó, đòi hỏi những người như tôi, như các bạn của tôi, phải sống có cái lòng hơn, có cái tâm hơn, có chất “lửa” hơn, phải biết nhìn về quá khứ, để đặt bệ phóng trong hiện tại, để tiến vững vàng vào tương lai. Hy vọng sẽ không còn nhiều những bạn trẻ thản nhiên với câu nói “không thích phim Việt Nam”. Hãy trân trọng những sản phẩm làm ra từ quê hương mình nói chung, và những thước phim về đất nước mình nói riêng, bạn ạ. Từ Dòng máu anh hùng, bạn sẽ tự hào bởi dũng khí của người Việt ta đánh giặc, từ Áo lụa Hà Đông bạn sẽ nhìn thấy “nỗi đau đã được chưng cất thành pha lê” của quá khứ mà có động lực cho bản thân mình, từ những chương trình như “Việt Nam – Vẻ đẹp tiềm ẩn”, bạn sẽ thêm yêu thêm quý mỗi tấc đất quê hương với rừng vàng biển bạc...

Khép lại, xin mượn lời một ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn thay lời nhắn gửi đến bạn trẻ - “Đã đến lúc nối tấm lòng chung, tuổi thanh niên hãy đi bằng những bước tiền phong!”.

Từ Blog "just-me"
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phim Việt Nam: Áo lụa Hà Đông

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 4 28/11/07 1:12

Tôi cũng đọc được một bài viết từ blog của một người bạn thân về bộ phim này và được bạn ấy giới thiệu đi xem. Tôi viết không được như bạn ấy, vậy nên em xin mượn lời bạn ấy để các anh/chị thưởng thức.
VVT
[center]Áo lụa Hà Đông: khóc - không khóc ; khác - không khác [/center]
[justify]Tôi lặn lội đi thăm dò khắp các rạp ở cái đất SG này từ trước khi ALHĐ (Áo lụa Hà Đông - chứ không phải AHLĐ, anh hùng lao động, đâu à nha!) khởi chiếu. Kết quả thật thảm hại: hổng có rạp nào vé dưới 40.000đ. Thôi cũng đành cắn răng mà ủng hộ nền điện ảnh nước nhà đang hồi thoi thóp.

8/3. Ôi, không thể ngờ được: hết vé! Hết vé dù còn cả tiếng nữa mới tới giờ chiếu. Tôi lủi thủi đi về mà lòng khấp khởi mừng thầm cho film VN. Chả bù với những lần rạp vắng như chùa bà Đanh khi chiếu "Mê Thảo, thời vang bóng", "Hạt mưa rơi bao lâu", "Chuyện của Pao"...

Quyết tâm coi cho bằng được, mua vé trước sáng thứ bảy. Mua rồi mới ngớ ra: trời ơi, thứ bảy tớ phải đi học. Thiệt tệ, nghỉ riết rồi hổng nhớ ngày học nữa.

Tội nghiệp cho bà chị của mình, thứ 7 lầm lũi đi coi một mình. Bỏ một vé. Để rồi chủ nhật, hưởng ứng phong trào, bả lại bỏ thêm 40.000 mua thêm vé nữa. Em mà là quan chức của Cục điện ảnh, nhất định em sẽ tặng chị huân chương vì sự nghiệp film VN.

Rốt cuộc cũng xem được. Bé Nghĩa đã dặn mình phải mang khăn giấy vì film cảm động lắm. Cô bé không dặn mình cũng luôn đem khăn giấy theo, nhưng không phải để khóc đâu.
Công nhận là film cảm động thật. Bi thảm nữa là khác.
1. Chiếc áo dài lụa trắng bọc lấy đứa trẻ cút côi bên gốc cây. Gã nhà giàu mang đứa bé về vì cái lưng gù của nó giống con rồng trong giấc mơ của gã.
Tôi thấy chi tiết này sao mà giống Chí Phèo, dù cái lò gạch bị thay bằng gốc cây.
2. Chiếc áo dài thành áo cô dâu trong "đám cưới" ở ngôi miếu hoang. Rồi chiếc áo dài che mặt cô dâu khi nước mưa nhỏ tong tong xuống mặt. Chẳng rõ đắm say và cay đắng, hoan lạc và tủi hổ, cảm xúc nào đậm đặc hơn.
3. Bốn đứa con ái lần lượt ra đời. Đứa đầu tên Hội An, vì hai vợ chồng Dần - Gù lưu lạc đến nơi này. Đứa thứ hai tên Ngô vì lúc đó mẹ nó đang lột bắp. Đứa thứ ba tên Lụt vì nước ngập lênh láng, cả nhà co chân trên giường. Đứa út tên Giàu, có lẽ tại nhà nghèo quá.
Xin kể lại một câu chuyện tiếu lâm quen thuộc:
- Mẹ ơi, sao chị Hai tên Nguyệt?
- À, tại hôm đó trăng sáng.
- Sao chị Ba tên Thảo Nguyên?
- Vì hôm đó ba mẹ đi chơi ở một bãi cỏ rộng.
- Vậy còn tên con?
- Mệt quá... - bà mẹ bực mình - sao bữa nay mày hỏi nhiều thế, cái thằng Cao Su Lủng?
Bạn có thấy quen không?
4. Dần phải đi ở vú nuôi một lão già để có tiền may áo dài cho con gái. Cái chi tiết bà chủ cho chó uống bát sữa vắt thử của chị Dần, trong khi bé Giàu đói lả ở nhà khiến tôi nhớ "Tắt đèn" quá. Nó rất giống khi bà Nghị Quế bắt cái Tí ăn cơm thừa của chó. Chưa kể chị Dậu cũng nuôi mấy lão yamaha bằng sữa của mình.
5. Một ngày mưa to gió lớn, hai vợ chồng Gù đi vớt củi trên sông. Vừa thấy cảnh ấy, tôi đã biết nó sẽ kết thế nào, vì nó y hệt truyện "Anh phải sống" của Nhất Linh. Và đúng như thế. Gù bảo về đi kẻo trời mưa nhưng Dần muốn vớt thêm tí củi để lấy tiền nuôi con. Thuyển lật...
Một giọt sương long lanh tuyệt đẹp rơi xuống từ cây cau đám cưới của hai vợ chồng. Nó rơi quá là đẹp. Thế nên tôi đoán đúng ngay là nó sẽ nổ cái bùm khi chạm mặt nước. Lại trúng phóc. Nên tiếc và buồn.
....

Ôi biết bao nhiêu là bi thảm . Cô bé Hội An chết khi đang đọc bài văn về chiếc áo dài quý báu của gia đình mình. Cả nhà gồng gánh nhau đi. Không còn mẹ lẫn chị. Bé Ngô cầm hai "bài vị", giương cao chiếc áo dài giờ đã thành cờ trắng phấp phới. Khói lửa mịt mù.]

Trong rạp sụt sùi tiếng khóc. Một đứa bé hỏi to: "Sao máy bay lại thả bom vậy?". Mọi người cười ồ rồi đồng loạt lặng im. Tôi cho đó là thời khắc hay nhất của buổi xem film hôm ấy.
Tôi không phủ nhận là film chân thực, cảm động quá. Nhưng sao vẫn không thích cái kiểu đẩy bi kịch đến tận cùng để lấy nước mắt khán giả. Tôi thèm cái triết lý sâu sắc và những phút lắng đọng của "Hạt mưa rơi bao lâu".
Film nghệ thuật nhưng cũng không dứt bệnh kéo cả "chòm sao" để câu khách. Hà Kiều Anh, Thủy Hương, Như Quỳnh, Quang Thắng... xuất hiện chỉ để nói mỗi người một hai câu. Và yếu tố bất ngờ, kịch tính thì thiếu hẳn.

Còn một điều nữa là có lẽ nét đẹp quý phái, kiêu kì và cá tính của Trương Ngọc Ánh không hợp với vai Dần. Dù rất thích khả năng diễn xuất của cô, tôi vẫn thấy hiện lên trước mắt mình là cái lạnh lùng của bà Nghị bà Tham bà Phán gì đó chứ không phải một bà mẹ lam lũ. Vai Lý An của cô tuyệt hơn nhiều.
Tóm lại, film khá hay, nhưng không khác...[/justify]
Hồng Nhung
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phim Việt Nam: Áo lụa Hà Đông

Gửi bàigửi bởi skoalls » Thứ 4 05/12/07 1:04

phim thương - nhiều người khóc... cũng không có mấy đặc sắc
nhưng so với phim Việt Nam là thành công
đâu phải phim nào cũng " hút nước mắt " được như thế?
Yêu lắm Hà Nội ơi !
RANDOM_AVATAR
skoalls
 
Bài viết: 174
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/07 18:21
Đến từ: Hà Ná»™i
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Phim Việt Nam: Áo lụa Hà Đông

Gửi bàigửi bởi lizenal » Thứ 4 09/04/08 18:47

phim là một chuỗi thương tâm .......
như được một lần nữa chứng kiến hình ảnh " chị dậu " thời cận đại ! ... cũng có nhiều í kiến ... họ trê trách người chồng , họ coi đó là một " bộ phim gây cười " - bạn tôi nói với tôi thế trước khi tôi xem ! và khi tôi xem xong rồi tôi thấy câu nói ấy làm tôi phẫn nộ vô cùng ..... với hoàn cảnh con người và cuộc sống như thế ... thì đó là một gia đình quá hạnh phúc , họ biết thương cảm và hi sinh cho nhau quá nhiều ! liệu cái cuộc sống bây giờ no đủ có được ấm áp như thế hay không ? ... tôi đã từng khóc khi nghe một đứa bạn kể về một ngày xưa khi gia đình nó còn nghèo sống trong một căn hộ tập thể - nhỏ bé - nhưng ấm áp - tràn đầy tiếng cười và sự hạnh phúc. Còn bây giờ ? một " ngôi biệt thự " to lớn - nhưng trống trải và hoang vắng ! tiếng cười ấy thay thế bằng những tiếng thở dài và tiếng khóc trong đêm .......
công nhận bộ phim không có j đặc sắc nhưng khá ám ảnh ! ... cảnh người mẹ lật từng tấm chiều kiếm tìm một khuôn mặt quen thuộc ... khiến ai xem cũng cảm động .. nếu tôi là bà mẹ ấy ! không biết tôi sẽ vui hay buồn đây nếu chẳng may không tìm được đứa con mình dưới lớp chiếu ấy ? nó còn sống ư ? hay nó đã bị bom nổ làm mất xác ... đấu tranh tâm trạng khủng khiếp !
Buồn ! .......
~!*Ai cũng thích nghe phê bình chỉ cần người bị phê bình không phải là mình - S.L.W*!~
RANDOM_AVATAR
lizenal
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 4 09/04/08 18:24
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phim Việt Nam: Áo lụa Hà Đông

Gửi bàigửi bởi hoangdiep » Thứ 5 24/04/08 19:36

Các bạn thân mến!
Như "người trong cuộc" của quá trình dàn dựng và thu âm phần nhạc cho bộ phim ALHĐ, mình và nhạc sĩ Đức Trí phải xem tới xem lui những cảnh có phần âm nhạc, nhất là cảnh nhà trường bị ném bom, cảnh chết chóc tang thương trên nền bản nhạc của Trịnh Công Sơn với phần trình bày của hợp xướng thiếu nhi, mình vừa khóc vừa chỉ huy cho các em hát đấy... 8O
Mình rất vui khi biết các bạn quan tâm đến phim này, vậy theo các bạn, nếu không có phần Âm nhạc, bộ phim có thể xem là hay và có "dễ" lấy nước mắt của khán giả không? Có bao giờ các bạn nghĩ đến sự quan trọng của âm nhạc trong 1 bộ phim chưa ? :roll:
RANDOM_AVATAR
hoangdiep
 
Bài viết: 55
Ngày tham gia: Thứ 5 25/10/07 16:01
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Phim Việt Nam: Áo lụa Hà Đông

Gửi bàigửi bởi skoalls » Thứ 6 25/04/08 23:39

- Âm nhạc luôn là phần quan trọng của phim ảnh ... ko thể nào thiếu được !
âm nhạc ko có " hình ảnh " không vấn đề gì , nhưng phim ảnh không có " âm nhạc " khó tồn tại được
- Trong phim Saclo đấy ! mọi lời thoại đều ko quan trọng - cái quan trọng là lối diễn xuất .. và âm thanh !
- Phải như thế nào thì bất cứ giải thưởng điện ảnh nào cũng có 1 giải cho ca khúc trong phim - hay phần âm nhạc trong phim
- Chẳng phải bàn gì thêm nữa về tính " giá trị " của âm nhạc đối với điện ảnh
- Ngay trong " ALHD " này ! phần làm tớ xúc động nhất chính là đoạn các gia đình đi tìm xác con , và hình ảnh người mẹ lật từng tấm chiếu tìm con mình - tớ đã khóc như bất cứ ai xem phim và rung động ! nhưng nếu không có .. phần âm nhạc ấy ! tớ không khóc đâu ! tớ đã thử .. xem đoạn ấy mà .. cho volume về more ... sự cảm nhận nỗi đau thương giảm đi đáng kể - có thể là do xem lại nữa - nhưng tớ
- cảm ơn ! bạn " hoangdiep " ( cho phép xưng bạn ) cảm ơn những người làm về âm nhạc , những người lặng thầm sau máy quay , cảm ơn nhạc sĩ , cảm ơn ca sĩ ... đã tạo một bộ mặt hoàn thiện cho ALHD nói riêng và tất cả các tác phẩm điện ảnh nói chung !
Yêu lắm Hà Nội ơi !
RANDOM_AVATAR
skoalls
 
Bài viết: 174
Ngày tham gia: Thứ 3 02/10/07 18:21
Đến từ: Hà Ná»™i
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Phim Việt Nam: Áo lụa Hà Đông

Gửi bàigửi bởi athena » Thứ 5 08/05/08 13:04

Phải công nhận là ALHĐ lấy không ít nước mắt của người xem. Mở đầu phim là cảnh Dần bị đánh túi bụi. Mình nhớ nhất là đoạn 2 đứa con gái lớn của Dần tìm đủ mọi cách để giặt sạch chiếc áo dài trắng bị vấy bẩn. Gia tài quý giá, chiếc áo mà Gù đã tặng Dần khi cả hai lấy nhau, trở thành chiếc áo cho 2 đứa con gái đi học. Khi nghe cô bé An đọc bài văn của mình, viết về cha mẹ, về chiếc áo dài, về những nhọc nhằn vất vả, nước mắt mình tự trào ra lúc nào không hay. Thảm thương nhất là hình ảnh những tà áo trắng vấy đầy máu. Xúc động nhất là cảnh khi Gù ẵm xác bé An đem chôn, 2 cô em gái cứ níu lấy bố không cho mang chị đi... Chiếc áo dài trắng trở thành lá cờ ở cuối phim với một kết thúc mở.
Kẻ đa tình không cần đủ thịt da
Khi chết rồi thì tôi sẽ yêu ma!...
Hình đại diện của thành viên
athena
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 3 06/05/08 15:34
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Thư giãn văn hoá học: nghệ thuật

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến18 khách