Hiện tượng "sợ thầy Thêm" từ góc nhìn văn hoá

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn giới thiệu, sáng tác và bàn luận về các chuyện vui, v.v. với mục đích thư giãn dưới góc nhìn của một người làm văn hoá

Hiện tượng "sợ thầy Thêm" từ góc nhìn văn hoá

Gửi bàigửi bởi chuonchuonkim » Thứ 4 05/11/08 23:20

Các bạn lớp mình bảo: hết được học Thầy rồi nhưng...vẫn chưa hết sợ! :?
Chuồn chuồn kim bé nhỏ, lặng lẽ bay trong chiều vàng...
Hình đại diện của thành viên
chuonchuonkim
 
Bài viết: 110
Ngày tham gia: Thứ 6 20/06/08 14:05
Đến từ: Bờ ao nhà mình
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Hiện tượng "sợ thầy Thêm" từ góc nhìn văn hoá

Gửi bàigửi bởi ntck2407 » Thứ 4 12/11/08 15:14

"Bí kíp" sưu tầm, các bạn có thể gạn lọc tại đây vài "chiêu", xem những "chiêu" nào có thể áp dụng để chế ngự nỗi sợ hãi...Thầy Thêm

Những nguyên tắc xây niềm tự tin:

- Ngồi phía trước
Trong các cuộc hội họp, lớp học, cơ quan, hãng xưởng, nhà thờ, chùa chiền… muốn tạo được sự tự tin người thanh niên Việt chúng ta nên hiên ngang bước vào những hàng ghế đầu, bởi vì những người ngồi ở hàng ghế sau thường là những người sợ diễn giả hay chủ tọa chú ý, thấy mặt. Họ thiếu tự tin.

- Nhìn thẳng

"Mắt là cửa sổ tâm hồn." Khi chúng ta nhìn thẳng vào con mắt của người đối diện, ánh mắt của chúng ta sẽ cho họ biết con người của chúng ta, và ngược lại. Nếu chúng ta không dám nhìn thẳng, tức là chúng ta vẫn còn cảm thấy mình nhỏ bé, thua kém và sợ người. Nhìn thẳng là tự tin, là chúng ta chinh phục được sợ người.

- Bước nhanh hơn bình thường
Tôi về Việt Nam thấy mọi người đều chậm chạp, và cần sửa lại. Bước nhanh khiến chúng ta cảm nhận rằng mình tự tin, bước nhanh để nói với thế giới bao quanh: "Tôi có việc quan trọng phải làm, tôi có chỗ quan trọng phải tới. Tôi sẽ thành công và tôi bắt đầu ngay từ bây giờ."

- Tập phát biểu ý kiến
Chúng ta cần tập góp ý, phê bình, đặt câu hỏi trong mỗi cuộc hội họp ở bất cứ nơi đâu. Đừng sợ người khác ganh tị, ghen ghét, hay chê bai… vì nếu họ không đồng ý với lập luận đúng đắn mà chúng ta đề ra, thì cũng còn nhiều người muốn nghe và đồng ý với chúng ta. Phát biểu là điều kiện xây dựng niềm tự tin.

- Cười lớn
Chúng ta cảm thấy như thế nào khi mình cười lớn trong lúc thất bại. Cười lớn giúp chúng ta thêm tự tin, cười lớn phá tan sợ hãi, cuốn trôi bận tâm thất bại, để ta xắn tay áo lên mà làm tiếp. Cười làm nhụt nhuệ khí của đối phương... Cười là liều thuốc tuyệt hảo của tự tin. Ngược lại vẫn có ít người cố gắng cười trong lúc mình gặp sợ hãi hay thất bại. Chúng ta hãy cười để thấy sức mạnh của nụ cười. :lol:

Sưu tầm



Re: KHI TÓC THẦY BẠC...
Gửi bàigửi bởi SongBiec » Thứ 5 26/08/10 21:53

http://vanhoahoc.vn/diendan/viewtopic.p ... =10#p15540

Chưa vào học khoa VH, nghe "giang hồ" đồn về "Hiện tượng sợ thầy Thêm", tôi nghĩ chắc thầy phải "ba đầu sáu tay, mười hai con mắt", vì "Hiện tượng sợ thầy Thêm" tràn ngập diễn đàn, ai cũng lắc đầu, le lưỡi

Học với thầy, tôi thấy "cũng bình thường thôi". Thầy đâu có gì đáng sợ :?: Có chăng là hơi khó tính một chút. Nhưng tôi đã từng gặp những giáo viên khó tính hơn nhiều (nhờ thế mà tôi trưởng thành hơn)

Tham gia Ngày hội VHH 2008 do lớp CH VHH k8 tổ chức, tôi ấn tượng với tấm hình thầy chụp với rất nhiều sinh viên vây quanh, khuôn mặt ai cũng rạng ngời. Tôi vẫn còn nhớ chú thích của bức ảnh đó là "Người cha đông con nhất" (thời gian hơi lâu, không biết tôi nhớ có chính xác không). Thì ra thầy rất dễ gần và được nhiều sinh viên yêu mến

Trong lớp học, có những lúc "hăng máu", tôi giơ tay, đứng lên phát biểu và phản bác lại ý kiến của thầy. Một số bạn khác cũng vậy. Thầy trò tranh luận sôi nổi. Thầy không vì thế mà phật lòng. Trái lại, thầy còn khuyến khích mọi người nêu lên ý kiến của mình. Thầy đã rất kiên nhẫn lắng nghe và trả lời ý kiến của mọi người

Hôm nhận kết quả chấm điểm tiểu luận môn LLVH và PPNCKH của thầy, tôi vô cùng cảm động. Bảng điểm được gửi kèm với bảng nhận xét của thầy. Thầy nhận xét, góp ý cả những tiểu luận đạt yêu cầu (được trên 5đ) và những tiểu luận chưa đạt yêu cầu (2đ). Ai đã từng chấm bài văn của học trò mới hiểu hết được công sức, tâm huyết của thầy trong những lời nhận xét ngắn gọn đó

Hôm đó là bữa cuối học PPNC XHH. Lớp liên hoan rộn ràng với "nhà tài trợ chính" là cô Trân. Cuối giờ, một số bạn nán lại, vừa dọn dẹp, vừa tiếp tục liên hoan. Thầy đi ra từ phòng học bên cạnh. Một bạn K9 chạy ra mời thầy vào chung vui. Thầy vừa vui vẻ ăn bánh, vừa hỏi nguồn gốc của buổi liên hoan đó. Biết được tình cảm của cô Trân dành cho K9, thầy vui hẳn lên.

Bữa bảo vệ đề cương tốt nghiệp, bản đề cương của D.H bị bác, phải làm lại từ đầu. D.H buồn lắm. Cuối giờ, Bé Dẹo (nick của D.H) gặp thầy, mặt ủ mày chau, hỏi thầy ơi em phải làm sao bây giờ. Tuy buồn nẫu ruột nhưng Bé Dẹo vẫn vừa hỏi vừa dẹo qua dẹo lại theo thói quen. Thế là thầy, miệng thì bảo D.H đừng có dẹo nữa, nhưng người thầy thì lại uốn éo chọc D.H. Nỗi buồn phải làm lại đề cương của D.H bay đi mất.

Thế đó, qua những gì tôi đã biết về thầy, tôi thấy thầy thật gần gũi và thầy luôn dành rất nhiều tình cảm, công sức cho học trò. Vậy thì tại sao lại có "Hiện tượng sợ thầy Thêm nhỉ"?
Ngày mai là một ngày mới...
Hình đại diện của thành viên
ntck2407
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Chủ nhật 21/09/08 10:30
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Thư giãn văn hoá học: vui...vui...

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến8 khách

cron