Sự cố lúc đi tìm tài liệu...

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn giới thiệu, sáng tác và bàn luận về các chuyện vui, v.v. với mục đích thư giãn dưới góc nhìn của một người làm văn hoá

Re: Sự cố lúc đi tìm tài liệu...

Gửi bàigửi bởi trankiemhoang » Thứ 7 31/05/08 22:07

Đến vài gia đình trong một làng người dân tộc Raglai, có những vật dụng chúng ta không được gỏ vào đó:
-Mặt (họ gọi mỗi chiếc mala là "mặt") mala treo (hoặc để) một nơi biệt lập, không cùng chung với bộ mala trong nhà (nếu có bộ khác).
-Mâm đồng hoặc chén đồng để riêng một góc nhà.
Đó không phải là vật để sử dụng theo cấu tạo của nó. Chức năng và vai trò của nó bây giờ khác hẳn. Vật dụng đó đang đại diện cho hồn vía một người nào đó trong nhà. Theo quan niệm của họ, nếu bạn đánh, gỏ, lật...vật đó sẽ làm chủ nhân (người sở hữu- không hẳn là chủ nhà) bệnh tật. Giải thích điều này dài dòng lắm, ở chủ đề này mình chỉ đưa lên những thông tin để các bạn tìm hiểu thêm mà thôi.
Chúc các bạn có một chuyến đi tốt đẹp.
RANDOM_AVATAR
trankiemhoang
 
Bài viết: 58
Ngày tham gia: Thứ 5 07/06/07 18:38
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Sự cố lúc đi tìm tài liệu...

Gửi bàigửi bởi trankiemhoang » Chủ nhật 01/06/08 8:39

Để chuẩn bị tham gia Liên hoan các dân tộc thiểu số khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, tôi làm hướng đạo cho các nhạc sĩ đi thâm nhập thực tế ở địa bàn cư trú của người Raglai Bắc (Khánh Sơn tỉnh Khánh Hoà). Sau hơn hai ngày "trèo đèo, lội suối", đến từng palơi (làng) nghe và tìm hiểu một số tiết tấu trong các làn điệu mala (chiêng không núm) truyền thống của họ. Các nhạc sĩ tâm sự : "Tiết tấu của họ chậm, buồn chứ không bốc lửa như của Ê Đê". Lúc bấy giờ tôi không giải thích được mà chỉ an ủi, động viên (vì các anh đang giúp cho chúng tôi) : "Nó (các làn điệu) là thế, tôi đã đi tìm suốt nhiều năm rồi vẫn chưa tìm ra. Các anh có thể đẩy nhanh tiết tấu lên là được thôi mà!". Sau này tôi mới hiểu (sơ sơ thôi), môi trường tự nhiên của họ không ở các vùng núi cao (người Raglai chỉ sống ở độ cao trên dưới 500 mét so với mặt biển), không có thác ghềnh như ở Lâm Đồng, Đắc Lắc... làm sao có những làn điệu hừng hực như ở người Ê Đê.
...Đang nói chuyện với nhau, chúng tôi chợt nghe tiếng mala lúc chậm, lúc nhanh từ căn nhà phía trước. Khi tiếng mala này vừa ngưng thì ở bên trái chúng tôi (ở trong một căn nhà khác) có tiếng mala khác đáp lại. Cứ như thế , một bên đánh bên ngưng, điều đặc biệt ở đây là mỗi bên chỉ sử dụng một chiếc chứ không sử dụng nguyên bộ mala như thường thấy... các anh nhạc sĩ vỗ tay: "Đây rồi ! chúng ta lấy ngay làn điệu này, đi ngay H. , mình vào hỏi để thu âm lại !". Tôi lắc đầu : "Không được, chúng ta không lấy làn điệu này, và cũng không vào để thu băng làm gì?"
-"Tại sao?"- "Họ đang chưởi nhau đấy, các anh vào bây giờ là "ăn đạn", "mãnh" văng lung tung tôi không chịu trách nhiệm đâu".
Các anh nhạc sĩ hơi tiếc , họ tặc lưỡi: "Thôi được! mình cố gắng nhớ rồi tính sau".
Thế đấy, có khi nào bạn nghe người dân tộc thiểu số gỏ mala một mình chưa? Nếu gặp, hãy suy nghĩ cho kỹ, tìm hiểu tâm trạng của người đó (với người xung quanh) trước rồi mới vào nhé. Anh ta gỏ một mình còn dễ, nhưng nếu có tiếng thứ người khác đáp lại thì... nghe thôi, đừng vào.
Chúc các bạn có một chuyến đi vui vẻ, thành công!
RANDOM_AVATAR
trankiemhoang
 
Bài viết: 58
Ngày tham gia: Thứ 5 07/06/07 18:38
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Sự cố lúc đi tìm tài liệu...

Gửi bàigửi bởi trankiemhoang » Chủ nhật 01/06/08 20:55

-Xin lỗi cậu, nhà tôi mọi người đều đang bệnh cúm, cậu vào mất công lây bệnh đấy!
Ông chủ một căn nhà cổ ở Diên Khánh xua tay nói với tôi khi nghe tôi trình bày mục đích của mình. Có bao nhiêu kinh nghiệm trong khi đi điền dã (ở miền núi) tôi cố gắng mang ra vận dụng tất tần tật... vô ích! Ông chủ nhà tỏ thái độ gay gắt hơn... sau khi nói một hồi, ông kéo chiếc ghế đẩu ngồi trước cửa nhà như chặn không cho tôi vào.
Thế là công toi rồi! Tôi xin phép ông chủ nhà ra về và cố vớt vát "cú hậu": "Xin phép chú cháu về, lúc nào chú hết giận cháu lại ghé thăm"... Vào một quán cà phê cóc trước căn nhà cổ một mình, tôi hệ thống lại những lời chủ nhà vừa nói để xem mình mắc lỗi gì. Khổ cái thân tôi, mấy ông nhà báo, nhà nghiên cứu gì gì đó trước đây đến gặp chủ nhà đã hứa nào là : sẽ có kinh phí để chủ các căn nhà cổ sửa chữa, nâng cấp... sẽ thế này, sẽ thế khác...nhưng chỉ là những lời hứa hão (bởi họ có quyền hạn nào đâu), để rồi tôi lãnh đủ cả. Nếu bạn là tôi lúc bấy giờ bạn sẽ làm gì khi vượt hơn 100km ma.. toi công...
Không đành lòng như thế (chà ! đoạn này nói giống phim Hàn Quốc quá!), tôi tiếp tục đi thêm 80km nữa để đến thị trấn Vạn Giã huyện Vạn Ninh tỉnh KH. Tôi lần xuống một thôn nhỏ ở giữa cánh đồng tìm đến một căn nhà cổ bà con giới thiệu cho tôi khi đang uống nước ở thị trấn Vạn Giã : "Chú xuống đó đi, chủ nhà đó là con cháu của ông tướng gì đó đã vào đây từ hồi "phạt Tống bình Chiêm" lận (!)". Lúc này đã trưa lắm rồi, UBND xã chưa đến giờ làm việc để trình báo, tôi tặc lưỡi : "Kệ, mình có giấy giới thiệu rồi, từ từ rồi trình báo sau cũng được"... Đang nói chuyện với ông chủ nhà thì hai dân quân tới hỏi giấy tờ, mặc cho tôi phân bua phải trái và đưa cả lô giấy tờ chứng minh mình là "người thật việc thật", cuối cùng tôi phải theo hai dân quân về xã để báo cáo. Sau vài cuộc điện thoại trao đổi với Sở VHTT tỉnh (nơi cấp giấy giới thiệu cho tôi), các nhà chức trách "thả" tôi ra với câu nói muôn thưở : "rút kinh nghiệm nhé đồng chí!". Lúc này trời đã chiều, đành cưỡi con ngựa sắt về thị trấn thuê nhà trọ để ngày mai lại tiếp tục lang thang...
Trên đây là một ngày trong rất nhiều ngày xui như thế của tôi trong thời gian tham gia đề tài sưu tầm, nghiên cứu nhà cổ ở KH. Tôi được phần công phụ trách 4 huyện: Cam Lâm, Cam Ranh, Diên Khánh và Vạn Ninh. Nhân đây cũng xin gởi lời cám ơn đến bạn Hoài Hiếu - lớp VHH K6 đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
RANDOM_AVATAR
trankiemhoang
 
Bài viết: 58
Ngày tham gia: Thứ 5 07/06/07 18:38
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Sự cố lúc đi tìm tài liệu...

Gửi bàigửi bởi phanthikimanh » Chủ nhật 01/06/08 22:15

Mình thấy anh trankiemhoang đã cung cấp cho chúng mình những kinh nghiệm quý giá lúc đi điền dã, nhất là vật nào được sờ mó còn vật nào thì tuyệt đối cấm kỵ..."Nếu anh không nói ra thì chúng em không biết". Cám ơn anh nhé! :lol: :lol: :lol:
Tiếng chim hót trong bụi mận gai...
Hình đại diện của thành viên
phanthikimanh
 
Bài viết: 381
Ngày tham gia: Thứ 7 30/06/07 20:55
Đến từ: TP. Hồ Chí Minh
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Sự cố lúc đi tìm tài liệu...

Gửi bàigửi bởi lehang » Chủ nhật 15/11/09 15:48

Sắp tới, Khoa VHH của chúng ta có tổ chức đi thực tế ở miền Tây Nam bộ, nhân dịp này mình xin nêu một số kinh nghiệm và kiêng cữ khi đi tàu xe để các bạn cùng tham khảo, và có thể ứng dụng trong các cuộc hành trình dài ngày nhé.

• Bạn bị say sóng khi đi tàu, xe ư? Yên tâm, ngoài việc uống thuốc chống ói, còn có các mẹo nhỏ sau:
1. Đến nhà thuốc mua thuốc dán (loại thuốc dán có dạng hình tròn, nhỏ có đường kính khoảng 1,5cm) dán hai bên mang tai. Để cho chắc ăn thì mua thêm một miếng Salonpas đem cắt ra làm đôi dán lên lỗ rốn là chắc ăn như bắp;
2. Trước khi bạn bước lên xe, hãy tiến ra phía trước đầu xe và nhanh tay nhặt một viên sỏi, đá, hoặc đất bỏ vào túi áo khoác hoặc túi xách tay là yên tâm (nhưng nhớ là đừng để cho ai thấy thì mới linh nghiệm);
3. Hôm trước tranh thủ mua vài trái quýt đường (trái to, vỏ màu xanh vì loại quýt này vỏ mỏng dễ lột và có nhiều tinh dầu hơn so với quýt Thái hay quýt Trung Quốc trái nhỏ, vỏ màu vàng) đem theo lên xe cứ tự nhiên lột vỏ và giữ vỏ quýt để ngửi mùi tinh dầu là khỏe re. (Bạn ăn được thì tốt, còn không ăn thì nhớ đưa cho tôi hưởng lộc với nhé. Hì hì);

• Không nên chải tóc trên tàu xe nếu bạn không muốn nhà xe đuổi xuống, nếu muốn chỉnh trang nhan sắc thì tạm dùng hai tay vuốt tóc, chờ bước xuống xe vào quán, lúc đó hãy lấy lược chải tóc. Đây là một đại kỵ của nhà xe đấy.

• Nếu đi tàu thuyền, bạn cần lưu ý:

1. Lúc bước xuống tàu ghe hoặc đi trở lên bờ, bạn không nên bước thẳng từ mũi tàu thuyền xuống khoang vì mũi là nơi người ta cắm nhang cúng;
2. Nếu bạn muốn ngồi phía trước mũi thì phải xuống sau và ngược lại;
3. Mọi người xếp hàng từng người một bước qua tấm ván dẫn xuống khoang tàu, tránh chen lấn và những người xuống trước cứ đi thẳng ra sau lái rồi ngồi xuống một bên nhất định (thí dụ bên trái), người sau tiếp nối như thế nhưng ngồi phía đối diện (bên phải). Cứ thế lần lượt cho đến hết. Tránh xuống trước rồi cùng nhau ngồi một bên sẽ làm tàu mất cân bằng dễ xảy ra tai nạn.

• Trên đường đi thực tế, nếu có vào nhà dân để cần trao đổi hoặc hỏi thăm đường chẳng may bị chó chạy ào ra sủa và có ý tấn công thì bạn đừng bỏ chạy, vì như thế là sẽ bị táp ngay; bạn nên bình tĩnh ngồi thụp xuống và giả đò nhặt một viên đá, một cục đất và hướng về phía con chó mà ném, lập tức bản năng tự vệ nó sẽ quay đầu chạy lùi và lúc ấy bạn kêu to nhờ chủ nhà ra trợ giúp.

Ít dòng thông tin cùng các bạn, chúc đoàn của chúng ta có một chuyến đi thực tế ở miền Tây Nam bộ vui và thu hoạch được nhiều kêt quả thú vị.
RANDOM_AVATAR
lehang
 
Bài viết: 111
Ngày tham gia: Chủ nhật 23/12/07 17:50
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Thư giãn văn hoá học: vui...vui...

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến23 khách

cron