Hữu thể và thời gian

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

Hữu thể và thời gian

Gửi bàigửi bởi sinan » Chủ nhật 12/10/08 22:43

Một đóa mai.

Trong bài Vật bất thiên của Triệu Luận, một tuyệt tác rất nổi tiếng của ngài Tăng Triệu, Thích Duy Lực dịch, có những đoạn liên hệ đến vấn đề hữu thể và thời gian như sau.

“Sự sanh tử luân hồi, mùa đông mùa hè thay phiên biến đổi, hình như có vật lưu động, ấy là sự hiểu biết của người thường, nhưng tôi thời nói chẳng phải vậy. Tại sao? Kinh Phóng Quang Bát Nhã có nói: “Các pháp chẳng có khứ lai, chẳng có pháp nào động chuyển cả.”

“Người thường cho là động vì vật xưa không đến nay, nên nói là động mà chẳng phải tịnh [mặt trẻ lúc xưa nay biến thành già, có biến đổi tức là động rồi, chẳng phải tịnh]. Còn tôi cho là tịnh, cũng là vật xưa không đến nay, nên nói tịnh mà chẳng động [mặt trẻ trụ lúc xưa chưa từng dời đến nay, nên nói tịnh mà chẳng động]. Người chấp động mà chẳng tịnh vì nó chẳng đến [vì mặt trẻ chẳng đến, nhưng biến thành già nên cho là động]. Sự thật, tịnh mà chẳng động vì nó không đi [vì mặt trẻ ở lúc xưa không đến nay cũng như mặt già hiện nay không đến xưa, nên gọi là tịnh]. Vậy hiện tượng chưa từng khác, mà sự thấy bất đồng [cùng “vật xưa không đến nay” mà thấy có sự động tịnh chẳng đồng].

Người mê lấy tình nghịch lý nên bị bế tắc, người ngộ thời từ lý đạt sự nên được thông suốt. Nếu ngộ đạo chân thường thời đâu còn tướng nào có thể chướng ngại được. Tịnh thức của con người bị mê hoặc đã lâu, nên đối với cảnh chân thật trước mắt mà chẳng biết, thật đáng thương xót! Đã biết vật xưa chẳng đến nay mà lại nói vật nay có đi, vật xưa đã chẳng đến mà vật nay làm sao đi được? Tại sao vậy? Tìm vật xưa ở nơi xưa, xưa chưa từng không; tìm vật xưa ở nơi nay, nay chưa từng có. Nay chưa từng có thời rõ ràng là vật không đến; xưa chưa từng không nên biết vật chẳng đi.”

“Kinh Lăng Già nói: “Tất cả pháp chẳng sanh, đó là nghĩa sát na, mới sanh liền có diệt, chẳng vì kẻ ngu thuyết.” Ngài Hiền Thủ giải rằng: “Vì sát na lưu chuyển nên không có tự tánh. Nếu vật có tự tánh thời vĩnh viễn cố định, không có sanh diệt biến đổi. Vì không có tự tánh nên không sanh. Nếu không sanh thời không lưu chuyển, vì thế người khế ngộ pháp vô sanh mới thấy được nghĩa sát na”. Kinh Duy Ma Cật nói: “Không sanh không diệt là nghĩa vô thường”.

Đã không có một chút triệu chứng qua lại thời làm sao có vật gì để lưu động biến đổi? Kỳ thật, về không gian thời vật không khứ lai, về thời gian thời không có cổ kim. Cũng như trong chiêm bao thấy trải qua nhiều năm, nhưng tỉnh gíấc thời biết chỉ có chốc lát thôi. Nếu lấy chiêm bao để quán các pháp thời thời vô cổ kim, pháp vô khứ lai đã rõ ràng trước mắt. Nếu tác ý phân biệt thời liền lọt vào lưu chuyển, chỗ này chẳng phải phàm tình có thể đến được.

Gió bão bay núi mà thường tịnh

Nước sông đổ gấp mà chẳng trôi

Bụi trần lăng xăng mà chẳng động

Trăng qua bầu trời mà chẳng đi

Bốn câu kệ này đâu còn kỳ lạ gì nữa.”

Khi lược giải đoạn luận này, Đại sư Hám Sơn cho biết: Ngày xưa về sự nghi câu “Thế gian tướng thường trú” của kinh Pháp Hoa liền nhờ đây mà tan rã. Ngài giải thích: Kinh Thánh Cụ nói: “Bồ tát ở trong chỗ phàm phu chấp thường mà nói vô thường để phá chấp ấy, chẳng phải thật có tướng sanh tử, ý là muốn người ngay trong vô thường mà ngộ chân thường.” Như Đại thừa luận nói: “Các pháp trạm nhiên thường trụ chẳng động, vốn không khứ lai.” Ý muốn cho người ngay khi náo động mà ngộ “Bất thiên”, lời nói thường và vô thường đều là tùy cơ để giáo hóa chúng sanh, lời tuy khác mà ý là một, đâu phải vì văn khác mà đối chọi nhau. Vậy thời người chấp theo ngôn ngữ để tranh biện, chẳng phải là mê hoặc ư?”
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hữu thể và thời gian

Gửi bàigửi bởi sinan » Chủ nhật 12/10/08 22:44

Với ý muốn cho người ngay trong vô thường mà ngộ được “thị pháp trụ pháp vị, thế gian tướng thường trú”, Thiền sư Mãn Giác để lại bài kệ cáo bệnh dạy chúng với ẩn dụ của một đóa mai:

“Xuân đi trăm hoa rụng,

Xuân đến trăm hoa cười.

Việc đời qua trước mắt,

Già đến trên đầu rồi!

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Ngoài sân đêm trước một đóa mai.”

Việc đến đi của mùa xuân tùy thuộc vào vô thường, nếu không có vô thường thời sẽ không có đến đi, và không có đến đi thời không có mùa xuân. Vậy “Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười” chỉ là hiện tượng biến dịch (vô thường) thường chứ không gì khác. Ở đây, chúng biểu trưng cho sự sống chết của con người mà lý vô thường luôn được hiện hữu một cách thường xuyên, để thể hiện luật tắc Duyên khởi trong hiện tướng tức trong sát na khởi diệt của các pháp. Chỉ vì không nhận ra được cái lý ẩn của “Việc đời qua trước mắt, Già đến trên đầu rồi” nên từ sự vô thường bất toàn của các pháp, con người hoảng hốt đâm ra ham sống sợ chết. Chính vì sự sợ hãi trước cuộc sống chết của chính mình, qua những biến động đổi thay của vô thường luôn luôn hiện hữu bên cạnh, nên lòng mê tín dị đoan nổi dậy tin chấp tà kiến vào những thế lực bên ngoài, để rồi bị chúng cuốn hút luôn, không làm chủ được mình. Do đó, thiền sư Mãn Giác mới cảnh giác “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết”, phủ định những xác quyết mà người đời coi như một thứ chân lý cho rằng “Xuân đi trăm hoa rụng, Xuân đến trăm hoa cười” là theo tiến trình thời gian, phân bố điều trong một năm qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Thật ra, sự hiện thành của trăm hoa không lệ thuộc vào sự xuân đến hay xuân đi. Theo luật tắc Duyên khởi thời chúng hiện thành vào bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu khi mọi duyên hội đủ và gặp hoàn cảnh môi trường thuận lợi. Cuối cùng, câu “Ngoài sân đêm trước một đóa mai” xác định thời gian và nơi chốn hiện thành của đóa mai. Đêm trước là đêm nào? Thuộc mùa nào trong năm? Thầy Tuệ Sỹ cho biết rõ ngày qua đời của Thiền sư là ngày 30 tháng 11 năm Hội Phong thứ 5 (1096). Như thế, đóa mai trong bài kệ có thể hiện thành vào mùa đông, và do đó đánh đổ đi được những lệ thuộc ước lệ thời gian từ ngàn xưa để lại mà mọi người trong chúng ta chấp nhận như là một chân lý. Sự hiện thành của đóa mai không nhất thiết phải vào xuân, mà có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu miễn có đầy đủ mọi duyên cùng hoàn cảnh môi trường thích ứng.

Đứng về mặt ẩn dụ một đóa mai, Thiền sư nhằm trao cho những người đi sau đức vô úy trước việc sống chết của đời người và nói lên lý pháp tánh khởi, do đó mà thấy được sự xuất sanh cái tướng trạng sinh diệt của thế giới luân hồi từ cái Chân tánh thanh tịnh và thường trụ của thế giới giải thoát. Trên lộ trình tu chứng, pháp tắc tánh khởi được dùng để chinh phục hiện thực giới và phát kiến giải thoát giới. Đây chính là giáo pháp về quán tưởng lý sự vô ngại của Nhất thừa hiển tánh giáo. Giáo lý Nhất thừa hiển tánh giáo là giáo lý trực hiển chân nguyên, tức chân tâm bản giác: “Nhất thừa nói: tất cả chúng sinh đều có cái chân tâm bổn giác. Từ vô thỉ lại nay, cái chân tâm ấy thường còn trong sạch, rõ rõ chẳng tối, làu làu thường biết. Cũng tên Phật tánh, cũng tên Như Lai tạng. Từ kiếp vô thỉ, bị vọng tưởng che đi, nên chẳng tự xét biết, vì chỉ nhận lầm xác phàm, đâm mắc kết nghiệp, chịu khổ sanh tử! Đức Đại giác là Phật, Ngài thương xót thuyết pháp rằng: tất cả bốn đại, sáu trần đều không; lại mở chỉ ra cho cái chân tâm rất sáng suốt thanh tịnh, vì toàn thể nó vẫn đồng chư Phật.” (Hoa nghiêm nguyên nhân luận. HT Thích Khánh Anh dịch)

Như vậy có nghĩa là tất cả các pháp sở tri đều là biểu tượng được hiển lộ của tánh Không. Kinh Kim Cang nói: “Thế nên Như Lai thuyết tất cả pháp đều là Phật pháp.” Phật là Phật tánh, là tánh Không, cảnh giới của tuyệt đối bình đẳng; pháp là nhân và duyên, là sắc giới, thế giới của tuyệt đối sai biệt. Vậy Phật pháp nói theo Tâm kinh là “Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc”, hay nói theo quan điểm “đồng thời thành Đạo” của Đạo Nguyên, “Tất hữu là Phật tánh”.

(HỒng Dương Nguyễn Văn Hai)
Sin Ân
Hình đại diện của thành viên
sinan
 
Bài viết: 193
Ngày tham gia: Thứ 2 21/05/07 20:40
Đến từ: TPHCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 3 lần

Re: Hữu thể và thời gian

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 7 07/02/09 13:54

Cám ơn bạn đã tạo Topic gợi nhiều suy tư!
Theo tôi, "hữu thể" là một khái niệm rất Tây. Chỉ có triết học Tây phương mới có môn "Hữu thể học" (ontology). Việc vận dụng khái niệm hữu thể vào suy tư tôn giáo phương Đông cho nhuần nhuyễn và dễ hiểu là không đơn giản chút nào.
Bài của bạn tôi đọc thấy trên trang http://www.phatviet.com/triethoc/huuthe/huuthe.htm còn rất dài, bạn có thể tiếp tục thông tin rộng rãi cho diễn đàn chúng ta nhé.
Thân mến
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Hữu thể và thời gian

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Chủ nhật 07/08/11 23:53

Vấn đề này mình cũng suy tư lâu rồi, đọc bài của SinÂn đã cung cấp nhiều tư liệu quý và hay.
Mình hiểu là quan niệm Phật giáo cho mọi sự vô ngã vô thường và không có cả thời gian, tôi ngày sơ sinh và tôi bây giờ vừa là một, vừa không phải một (nhưng nếu có yếu tố là một thì đã có thời gian? Nhưng ở đây thì xét chỉ yếu tố không phải một vậy)
Mình xin có vài câu hỏi mong được Ân giúp để hiểu sâu hơn
1) Nếu không có thời gian thì làm sao có hành vi tạo nghiệp? Ví dụ, tôi đâm anh ta một nhát, mà không có thời gian thì làm sao mà tôi đâm được? Hoặc giả là đâm được, thì sau đó vài phút tôi đã là kẻ khác, và thế là tôi không có tạo ác nghiệp sao?
2) Thừa nhận có luân hồi, thì tức là phải có sự tuần hoàn, mà có tuần hoàn, tức phải tuần hoàn trong thời gian chứ? Có thể mơ thấy vài năm, khi thực ra chỉ vài phút. Nhận định này chỉ có thể nói độ dài ngắn của thời gian tương đối, chứ không thể bác bỏ thời gian, vì vài năm hay vài phút vẫn là thời gian
3) Hoa nở do "Duyên" chứ không phải do Xuân, vậy thì sao "Duyên" không đến vào lúc tuyết rơi mà cứ đến lúc ấm áp? Có thể nói, Xuân đến do hoa nở chứ không phải hoa nở do Xuân đến. Nhưng Xuân đến thì đã là ý niệm thời gian. Thời gian chỉ biểu hiện ở cái động của không gian, nếu không gian không động thì thời gian mới tịch, mà như trên đã nói, có những cái tâm ta không "động" nhưng sự thực là vật vẫn "động". Hôm nay tôi biết thầy Tuệ Sỹ thì chắc chắn là hôm qua tôi không biết thầy Tuệ sỹ, thế là đã có biến dịch rồi?
4) Không có thời gian, làm sao có "Ngã" hiện hữu, khi không có "Ngã" hiện hữu, lấy gì luân hồi. Ngày nay nhà Phật định nghĩa lại, không phải không có "Ngã" mà là cái "Ngã" trong suốt, không bám víu. Thế thì dù trong suốt vẫn là cái "Ngã" và có "Ngã" thì phải có thời gian?
Mình nêu quan điểm thiển cận của mình rằng: Phàm còn trong lục giới luân hồi thì sẽ có thời gian. Vì thế, nên hữu thể tồn tại trong và theo thời gian. Bao giờ thoát khỏi vòng luân hồi, thoát khỏi lục giới để vào cõi Nivara thì lúc đó thời gian mới chấm dứt và vòng luân hồi ngừng quay. Và cõi đó chỉ có thể đến được qua "viên tịch", còn cách ly bằng thiền định chỉ là sự chiêm nghiệm cõi ấy, tựa ta xem phim thôi. Có lẽ, cái ý niệm "phi thời gian" mà các bậc thiền sư bàn đến chỉ là muốn nhắn nhủ rằng: đời người chóng qua, đừng đam mê vật dục, cũng đừng lo sợ cái chết, vì sinh tử như nhau, trong sinh đã có tử rồi, hoa nở là đã chứa ngày hoa tàn.
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Hữu thể và thời gian

Gửi bàigửi bởi tambattaiyen » Thứ 7 13/08/11 0:26

[justify]Vấn đề Bản thể luận (Ontology) này các bạn bàn ở đây thực quá khó để có thể hiểu. Đức Phật Thích Ca khi còn tại thế tránh trả lời những câu hỏi đại loại như vậy của đại chúng và ngoại đạo vì Ngài cho rằng trả lời những câu hỏi đó chẳng đi tới đâu do nhận thức của con người có giới hạn và có nhiều việc cần thiết và cấp bách hơn để làm. Thí dụ làm sao để giáo hóa một con người xấu xa trở thành thiện lành. Làm sao giúp đời bớt khổ hơn. Sống trong hết mình trong hiện tại, không sống trong quá khứ vì quá khứ qua rồi, chúng ta cũng không thể can thiệp vào tương lai vì tương lai chưa đến. Có suy nghĩ nhiều về nó cũng vô ích. Cái mà chúng sinh có thể tác động lên để làm thay đổi cuộc sống, môi trường sống chính là đời sống hiện tại.[/justify]
RANDOM_AVATAR
tambattaiyen
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 2 29/10/07 11:01
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến3 khách

cron