HẠNH PHÚC CHÂN THẬT SẼ XUẤT HIỆN

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT Ngọt Ngào

Gửi bàigửi bởi Rain » Thứ 7 06/12/08 1:37

Không ai mà không biết Quán Thế Âm Bồ Tát - vị Bồ tát có nguyện lực rất lớn là cứu độ chúng sanh. Ngài cứu độ chúng sanh bằng gì? Thưa, đó là Bồ đề tâm bao la như biển rộng, như núi ngàn...

Chúng ta hãy lắng nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp:


[center]B Ồ Đ Ề T Â M - L Ố I V À O Đ Ạ I T H Ừ A

Hình ảnh

Seated Kuan Yin Bodhisattva, from the Nelson Atkins Museum of Art
Kansa City, Missouri, Photograph by Jamison Miller
Liao Dynasty (A.D. 907-1125)


Giọng đọc Phạm Thuỳ Dương

Audio: http://www.supload.com/music/Pham-Thuy-Duong-Bo-De-Tam---Loi-Vao-Dai-Thua-ringtone-download-ASV0RA1SGZAQ.html
[/center]

Bồ đề tâm, sự ước nguyện bi mẫn đạt được Phật Quả vì tất cả những người khác, là lối vào con đường Đại thừa. Khi bạn nuôi dưỡng Bồ đề tâm, thì cho dù bạn có thể không thực hiện được chút tiến bộ nào trên con đường, bạn vẫn trở thành một con người Đại thừa, còn giây phút Bồ đề tâm suy hoại thì mặc dù bạn có thể có được những chứng ngộ cao tột, bạn đã rớt xuống khỏi hàng ngũ Đại thừa. Ngài Shantideva (Tịch Thiên, tác giả Nhập Bồ Tát Hạnh, do Cố Ni Sư Thích Nữ Trí Hải dịch sang tiếng Việt) nói rằng vào giây phút bạn phát triển Bồ đề tâm, thì mặc dù bạn có thể đang ở một cảnh giới thấp của sinh tử, bạn sẽ được gọi là một Bồ Tát, một đứa con của chư Phật. Kết quả của Bồ đề tâm là bạn sẽ có thể tịnh hóa các sự tiêu cực rất dễ dàng và có thể thực hiện được các mục đích của bạn. Bạn sẽ không bị thương tổn do những chướng ngại và tác hại, bởi nếu có năng lực Bồ đề tâm này, bạn thấy những người khác còn quan trọng và quý báu hơn cuộc đời của chính bạn. Khi những tinh linh ác hại nhận ra được điều này, họ ngại ngần khi hãm hại bạn. Như kết quả của Bồ đề tâm, nếu bạn có thể tịnh hóa những tiêu cực và tích tập các kho tàng công đức vĩ đại, thì bạn sẽ gặp được những thuận cảnh cần thiết cho sự tiến bộ nhanh chóng trên con đường. Bồ đề tâm và lòng bi mẫn chính là những nguồn mạch và nền tảng của mọi điều tốt lành trong thế giới này và Niết bàn. Bạn nên coi Bồ đề tâm là bản chất sự thực hành của bạn và đừng để nó chỉ nằm ở một bình diện trí thức; bạn chớ hài lòng với sự thực hành Bồ đề tâm của bạn nếu như nó bao gồm đơn thuần sự trì tụng một ít câu kệ vào lúc bắt đầu một thời khóa thiền định. Bạn phải nỗ lực phát triển nó trải qua sự chứng nghiệm.

Trích @: http://www.thuvienhoasen.org/conduongdentudovothuong-00.htm

Con Đường Đến Tự Do Vô Thượng
Đức Đạt Lai Lạt Ma
Liên Hoa Việt dịch.


RANDOM_AVATAR
Rain
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 5 04/12/08 10:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

HẠNH PHÚC CHÂN THẬT SẼ XUẤT HIỆN

Gửi bàigửi bởi Rain » Thứ 4 10/12/08 2:54



[center]H Ạ N H P H Ú C C H Â N T H Ậ T S Ẽ X U Ấ T H I Ệ N


Hình ảnh

Tác giả Lama Zopa và Đức Đạt Lai Lạt Ma

Giọng đọc Phạm Thuỳ Dương

Audio: http://www.supload.com/listen?s=TXQK96GEWIL6
[/center]

TƯ TƯỞNG BỒ ĐỀ TÂM thật vĩ đại không gì so sánh nổi. Bồ Đề Tâm làm nên mọi sự và khiến cho mọi người ưa thích, hài lòng. Bồ đề tâm đích thực là điều mà ta quan tâm trong cuộc sống này. Ngoài ra, bất cứ cái gì khác đều vô nghĩa, trống rỗng, vô ích.

Hạnh phúc chân thật và sự mãn nguyện chân thật sẽ xuất hiện khi bạn bắt đầu sống một cuộc sống vì người khác. Bạn nhập thất ẩn tu vì người, làm việc ở cơ quan cho người, nấu ăn cho người. Khi thái độ của bạn thay đổi nhằm để làm mọi việc, vì người khác, giúp dẹp bỏ khổ đau và tích luỹ hạnh phúc cho họ, lúc đó bạn sẽ có được sự mãn nguyện và bình an chân thật trong tâm.

Khi bạn đang nuông chiều bản thân, đang nghĩ về mình như “làm sao tôi được sung sướng?” hay “làm sao tôi tránh được các vấn đề?” lúc đó bạn sẽ không có được hạnh phúc trong tâm, mà chỉ là phiền muộn lo sợ. Bạn chỉ thấy các vấn đề và tâm bạn không thảnh thơi thoải mái. Nhưng ngay sau đó chỉ một giây lát khi bạn thôi không nghĩ đến mình mà quay sang quan tâm đến chúng sinh khác, dù chỉ quan tâm đến một chúng sinh mà thôi, thì lập tức tâm bạn sẽ được giải thoát khỏi sự trói buộc của vị kỷ, giống như tay chân thoát khỏi xiềng xích. Ngay khi đối tượng quan tâm không phải bản thân mình mà là một người nào đó thì tâm bạn cũng sẽ được thoát khỏi gông cùm của tư tưởng vị kỷ. Ngay khi bạn quan tâm đến người khác, lập tức có một sự bình an trong tận đáy lòng mình. Ngay trong khoảnh khắc không nghĩ đến mình, mà quan tâm chăm sóc những người khác, thì sẽ có ngay sự giải phóng, tức là thoát khỏi gông cùm của tâm vị kỷ siết chặt mình.

Khi nhận ra rằng các hoàn cảnh bất hạnh đến từ những mê lầm của tâm chưa được thuần phục thì các hành giả Phật Pháp sẽ dùng cách giải quyết này để phá tan mê lầm của họ. Bạn không nhận vào những gì mà suy nghĩ vị kỷ đưa lại cho bạn. Bạn có thể nhận vào mình các khổ đau và các vấn đề của những người khác. Thay vì đổ lỗi cho ai đó để mình được thoải mái nhẹ nhõm, thay vì để mặc ai đó chịu đau đớn, mất mát, thiếu thốn, gian khổ, bị mang tiếng xấu, bị phê bình, bị phạt, hay gì gì nữa thì bạn hãy nhận vào mình tất cả những điều tệ hại đó và để cho họ được đắc thắng. Đây đích thực là giáo huấn thực hành của Đại thừa về việc hoán đổi mình với người, buông bỏ cái ngã và yêu thương chăm sóc mọi người.

Trích @: http://www.thuvienhoasen.org/canhcuamannguyen-00.htm

CÁNH CỬA MÃN NGUYỆN
Lama Thubten Zopa Rinpoche
Việt dịch: Nguyễn văn Điểu

RANDOM_AVATAR
Rain
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 5 04/12/08 10:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT Ngọt Ngào

Gửi bàigửi bởi DUONG MINH HOANG » Thứ 6 12/12/08 17:48

Sự tích Quán Thế Âm Bồ Tát

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, khi chưa xuất gia tu hành, có một kiếp ngài làm con đầu lòng của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái Tử.

Trong thời kỳ vua ấy thống trị thiên hạ, thì có Phật Bảo Tạng ra đời.
Vua thấy nhân tâm xu hướng theo lời giáo hóa của Phật càng ngày càng đông, bèn suy nghĩ rằng:
"Nếu đạo Phật không phải chân chánh, thì đâu có lẻ người ta sùng bái khắp xứ như vậy!"
Nên vua mới phát tâm sắm đủ lễ vật đến cúng dường Phật và chúng tăng trong ba tháng, và lại khuyên các vị vương tử và đại thần cũng làm như vậy.
Khi ấy Bất Huyến Thái Tử vâng lời Phụ Vương, hết lòng tin kính, sắm đủ các món ngon quý và đem những đồ trân trọng của mình mà dâng cúng cho Phật và đại chúng trong ba tháng, không trễ nãi bữa nào và cũng không món gì kém thiếu.
Quan đại thần Bảo Hải, là phụ thân của Phật Bảo Tạng, thấy vậy khuyên rằng: "Điện Hạ đã sẵn lòng tu phước mà cúng Phật, cúng tăng, vậy xin Điện Hạ hãy đem công đức đó mà hồi hướng về đạo vô thượng bồ đề, chớ nên cầu sự phước báu trên cõi trời Đao Lợi hay là cõi trời Phạm Thiên làm chi.
Bởi vì mấy cõi ấy, tuy là cảnh vật vui tốt, nhân dân vui sướng, căn thân đẹp đẽ, thọ mạng lâu đài, đặng phép thần thông, dạo đi tự tại, những đồ y thực sẵn có, các cuộc du hí đủ bày, trăm thức tự nhiên thọ dụng đủ đều khoái lạc, không có sự khổ như cõi nhân gian.
Cái phước báu trong các cõi đó tuy là mỹ mãn như thế, nhưng còn thuộc về hữu lậu, có hư có mất, chắc chắn gì đâu, chính là sự vô thường, thật là tướng vô định, như cơn gió thổi mau không có thế lực gì cầm lại đặng, hết vui thì xảy ra buồn, hết sướng thì trở lại khổ, dầu có sống lâu đến mấy ngàn năm đi nữa, cũng không khỏi con ma sanh tử lôi kéo vào đường nọ ngõ kia.
Nếu Điện Hạ cứ cầu phước báu đó, chắc không thoát khỏi ải sanh tử luân hồi, nếu đã không khỏi luân hồi, thì chưa chắc lúc nào đặng tiêu diêu tự tại.
Chi bằng Điền Hạ đem công đức đó mà cầu món phước báo vô lậu, không hư không mất, đời đời kiếp kiếp vượt ra ngoài ba cõi bốn dòng, hưởng sự an vui vô cùng vô tận, và hồi hướng về đạo bồ đề mà cầu mau thành Phật quả, đặng cứu độ chúng sanh khỏi sông mê biển khổ. Vậy phần tự lợi đã vuông tròn, mà đức lợi tha lại đầy đủ nữa."
Bất Huyến Thái Tử nghe ông Bảo Hải khuyên nói như vậy, bèn đáp rằng: "Ta xem xét cả thảy chúng sanh trong đường địa ngục chịu sự khổ cực; còn kẻ nhân gian và người thiên thượng thì đủ điều cấu nhiễm, lắm chuyện trần lao, không có chút nào đặng thanh tịnh, bởi đó mà tạo thành tội nghiệp, nên mới thọ quả báo mà đoạ vào ba đường dữ là: địa ngục, ngạ quả, và súc sanh."
Bất Huyến Thái Tử đáp lại rồi tự nghĩ rằng: "Bởi chúng sanh ở trong đời không gặp đặng những người hiền nhân quân tử, khuyên việc lánh dữ làm lành mà dìu dắt lên con đường giải thoát, chỉ gặp những kẻ tàn ác tiểu nhân cũ dụ nhau kết bạn bè, thường xúi dục những điều bất thiện, và lại phá hư chánh pháp, khinh pháp đại thừa, làm cho mất cả căn lành, thêm điều tà kiến, vì vậy mới che lấp tâm tánh, không biết đạo đức là gì, nên phải chịu nổi đày đọa."
Bất Huyến Thái Tử ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi thưa rằng: "Nay tôi đối trước mặt Phật và đại chúng mà tỏ lời như vầy: Tôi nguyện đem tất cả các món công đức tôi đã từng cúng dường Tam Bảo và các món công đức tôi đã từng tu tập pháp mầu mà hồi hướng về đạo vô thượng bồ đề.
Tôi nguyện trong khi tôi tu những điều công hạnh bồ tát, làm những việc lợi ích cho chúng sanh, nếu tôi xem có kẻ mắc sự khốn khổ hiểm nghèo ở trong hoàn cảnh ám muội, không biết cậy nhờ ai, không biết nương dựa đâu, mà có xưng niệm danh hiệu tôi, tức thời tôi dùng phép thiên nhỉ mà lóng nghe và dùng phép thiên nhãn mà quan sát coi kẻ mắc nạn ấy ở chỗ nào, cầu khẩn việc gì, đặng tôi hiện đến mà cứu độ cho khỏi khổ và đặng vui. Nếu chẳng đặng như lời thề đó thì tôi không thành Phật.
Thưa đức Thế Tôn! Nay tôi vì hết thảy chúng sanh mà phát lòng đại nguyện, tu học về pháp xuất thế, lo làm các công hạnh tự giác tự lợi, nguyện khi phụ vương tôi là Vô Tránh Niệm, trải hằng sa kiếp nhẫn sau thành Phật, hiệu là A Di Đà Như Lai ở cõi An Lạc thế giới, hóa độ chúng sanh xong rồi, chừng nhập niết bàn, chánh pháp truyền lại, thì tôi tu hạnh làm việc Phật sự. Đến lúc chánh pháp gần diệt, hễ diệt bửa trước thì bửa sau tôi chứng đạo bồ đề.
Xin đức Thế Tôn từ bi mà thọ ký cho tôi, và tôi cũng hết lòng yêu cầu các đức Phật hiện tại ở hằng sa thế giới trong mười phương đều thọ ký cho tôi như vậy nữa."
Đức Bảo Tạng Như Lai nghe mấy lời nguyện ấy, liền thọ ký Bất Huyến Thái Tử rằng: "Ngươi xem xét chúng sanh trong cõi thiên thượng nhân gian và trong ba đường dữ đều mắc những sự tội báo, mà sanh lòng đại bi, muốn đoạn trừ mọi sự khổ cực, dứt bỏ những điều phiền não và làm cho cả thảy đều đặng hưởng sự an vui.
Vì ngươi có lòng soi xét những loại yêu cầu của loài hữu tình trong thế gian mà cứu khổ như vậy, nên nay ta đặt hiệu là: Quán Thế Âm.
Trong khi ngươi tu hạnh bồ tát, thì giáo hóa cả vô lượng chúng sanh cho thoát khỏi sự khổ não và làm đủ mọi việc Phật sự.
Sau khi A Di Đà Như Lai nhập niết bàn rồi, thì cõi Cực Lạc lại đổi tên là: Nhất Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu, y báo càng tốt đẹp hơn trước đến bội phần.
Chừng đó, đương lúc ban đêm, độ trong giây phút, có hiện ra đủ thức trang nghiêm, thì ngươi sẽ ngồi trên tòa kim cang ở dưới cây bồ đề mà chứng ngôi chánh giác hiệu là: Biến Xuất Thiết Quang Minh Công Đức Sang Vương Như Lai, phước tròn hạnh đủ, muôn sự vẻ vang, đạo pháp cao siêu, thần thông rộng lớn, rất tôn rất quý, không ai sánh bằng mà lại sống lâu đến chín mươi sáu ức na do tha kiếp, rồi khi diệt độ thì chánh pháp còn truyền bá lại đến sáu mươi ba ức kiếp nữa."
Bất Huyến Thái Tử nghe Phật Bảo Tạng thọ ký rồi, liền vui mừng mà thưa rằng: "Bạch đức Thế Tôn! Nếu sự thề nguyện của tôi quả đặng hoàn mãn như lời ngài nói đó, thiệt là hân hạnh biết bao! Nay tôi lạy ngài xin làm thế nào cho các đức Phật hiện ở hằng sa thế giới cũng đều thọ ký cho tôi và khiến cho cả thảy thế giới đều đồng thời vang ra những tiếng âm nhạc, và các kẻ chúng sanh nghe tiếng ấy đều đặng thân tâm thanh tịnh mà xa lìa mọi sự dục vọng trên đời."
Lúc Bất Huyến Thái Tử thưa rồi, đương cúi đầu lễ Phật, tức thì các thế giới tự nhiên rung động vang rền, kêu ra những tiếng hòa nhã, ai ai nghe đến cũng sanh lòng vui vẻ, làm cho các điều dục vọng bổng nhiên tiêu tan cả.
Khi ấy, thoạt nghe các đức Phật ở mười phương đồng thinh thọ ký cho Quán Thế Âm rằng: "Đương khi thời kiếp Thiện trụ, ở tại cõi Tán Đề Lam thế giới, nhằm lúc Phật Bảo Tạng ra đời mà giáo hóa chúng sanh, có con của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái Tử phát tâm cúng dường Phật và đại chúng trong ba tháng, do công đức đó, nên trải hằng sa kiếp sẽ thành Phật, hiệu là: Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai, ở về thế giới Nhất Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu."
Bất Huyến Thái Tử khi đặng chư Phật thọ ký rồi, thì lòng rất vui mừng.
Đến khi mạng chung, thì ngài thọ sanh ra các đời khác, trải kiếp nọ qua kiếp kia, hằng giữ bổn nguyện, gắng công tu hành, cầu đạo bồ đề, làm hạnh bồ tát, chăm lòng thi hành những sự lợi ích cho chúng sanh, không có khi nào mà ngài quên cái niệm đại bi đại nguyện.
Hiện nay Quán Thế Âm đã chứng được bậc đẳng giác bồ tát, ở cõi Cực Lạc mà hầu hạ đức Phật A Di Đà, hằng ngày tiếp dẫn chúng sanh trong mười phương đem về cõi ấy.
Đến sau, đức Phật A Di Đà nhập niết bàn rồi, thì ngài kế ngôi Phật vị mà giáo hóa chúng sanh.

trích "Sự tích Phật A Di Đà và bảy vị Bồ Tát" http://vnthuquan.net/truyen/truyen.aspx ... q3m3237n1n
RANDOM_AVATAR
DUONG MINH HOANG
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: Thứ 5 30/10/08 17:05
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

GẬY KIM CANG HÉT

Gửi bàigửi bởi Rain » Chủ nhật 14/12/08 10:25

[center]Hình ảnh

Lotus Flower by J-Square

GẬY KIM CANG HÉT
HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA


ĐỌC @: http://www.dharmasite.net/BTTSBooks/GayKimCangHet..pdf

NGHE AUDIO CUỐI POST
[/center]

Vài câu hỏi đáp ý nghĩa, thú vị và hài hước từ cuốn sách:


[center]NGÀY TẬN THẾ[/center]

Hỏi: Trong Thánh Kinh, Mã Thái Phúc Âm của Đạo Tin
Lành có viết: Đến năm
2000 Tây lịch thì sẽ là
ngày tận thế, lúc đó mọi
người đều bị thẩm phán.
Không biết Sư Phụ thấy
thế nào về chuyện này?

Đáp: Bất cứ lúc nào cũng
đều là ngày thẩm phán
và tận thế cả.

Hỏi: Xin hỏi, Sư Phụ nghĩ thế nào về những lời dự đoán
như: Vào cuối thế kỷ này hay đầu thế kỷ sau, nhân loại
sẽ bị hủy diệt bởi một trận thiên tai lớn.

Đáp: Vậy, thế kỷ sau con đừng trở lại. Con lo cho cái
chuyện đó để làm gì? Con có thể nhớ được chuyện xảy
ra ở thế kỷ này nhưng đến
thế kỷ sau, con sẽ quên mất
thôi. Ví dụ như bây giờ con
nhớ đểø hỏi về vấn đề này,
nhưng đến thế kỷ sau thì con
lại quên hết những chuyện
biết được ở thế kỷ này rồi,
vậy thì có lợi ích gì chớ!

Hỏi: Làm sao để giáo hóa các chúng sanh khó điều phục?
Thế giới này thật sự có ngày tận mạt phải không?

Đáp: Nên đem hết tâm sức nhẫn nại của mình để giáo
hóa họ. Cái ngày của mỗi người chết thì đó chính là
ngày thế giới tận mạt của người
đó.


AUDIO @:

GIỚI THIỆU: http://www.supload.com/music/Gay-Kim-Cang-Het-1-Gioi-Thieu-download-BHSRKY9A6UFS.html

LỜI TỰA: http://www.supload.com/music/Gay-Kim-Cang-Het-2-Loi-Tua-download-ZLULUPE3HN90.html

GẬY KIM CANG HÉT 1: http://www.supload.com/music/Gay-Kim-Cang-Het-1-download-BGV2D4629NYU.html

GẬY KIM CANG HÉT 2: http://www.supload.com/music/Gay-Kim-Cang-Het-2-download-63RXCAAQ3CY8.html

GẬY KIM CANG HÉT 3: http://www.supload.com/music/Gay-Kim-Cang-Het-3-download-RIUE4O4ONUGD.html

GẬY KIM CANG HÉT 4: http://www.supload.com/music/Gay-Kim-Cang-Het-4-download-ATH5SIYE30PZ.html

GẬY KIM CANG HÉT 5: http://www.supload.com/music/Gay-Kim-Cang-Het-5-download-GCWR7FEZPFTF.html

GẬY KIM CANG HÉT 6: http://www.supload.com/music/Gay-Kim-Cang-Het-6-download-UP6CVX4WCGKE.html

GẬY KIM CANG HÉT 7: http://www.supload.com/music/Gay-Kim-Cang-Het-7-download-Y0EAK87ZT2GO.html

TIỂU SỬ HT TUYÊN HÓA: http://www.supload.com/music/Gay-Kim-Cang-Het-Tieu-Su-Htth-download-4MSYFZQBXPRX.html

RANDOM_AVATAR
Rain
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 5 04/12/08 10:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

VĂN KHUYẾN PHÁT BỒ ĐỀ TÂM

Gửi bàigửi bởi Rain » Thứ 5 22/01/09 11:31

Đức Đức Đạt Lai Lạt Ma dạy rằng Bồ Đề Tâm là lối vào Đại Thừa. Cuốn sách này của Hòa Thượng Tuyên Hóa có thể giúp bạn phát Bồ Đề Tâm.

[center]Hình ảnh

Quan Yin, photo by Stephcarter

VĂN KHUYẾN PHÁT BỒ ĐỀ TÂM
ĐẠI SƯ THẬT HIỀN soạn
HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA lược giảng


ĐỌC @: http://www.dharmasite.net/kpbdtv_ml.htm

AUDIO CUỐI POST
[/center]

Một phần hay từ cuốn sách:

Từng nghe, cửa chính yếu để vào đạo thì sự phát tâm làm đầu: Tôi thường nghe người ta nói rằng. Nói cái gì ? Nói nếu muốn tu hành học đạo, thì con đường chính yếu quan trọng của nó là gì ? Nhất định trước cần phải phát tâm Bồ đề, đây mới là điều quan trọng nhất. Việc khẩn cấp tu hành thì sự lập nguyện đứng trước: Tu hành thì điều quan trọng nhất cần phải hiểu là gì ? Ðó là cần phải phát nguyện, nếu không phát nguyện thì không thể tu hành ; dù nói rất nỗ lực tu hành, cũng đều là giả. Vì ngay cả nguyện chúng ta còn không dám phát, thì còn tu đạo gì ? Bạn nói tu đạo chính là đang gạt người vậy ! Nếu chân chánh muốn tu hành, tại sao không dám phát nguyện ? Vì thế nói, tu hành thì sự lập nguyện đứng trước, trước cần phải lập một nguyện.

Nguyện lập thì có thể độ chúng sanh: chúng ta đã có nguyện lực, có nghĩa là đã có thuyền bè, mới có thể độ người. Nếu không có thuyền, thì làm sao có thể độ người, đưa người đến bờ bên kia ? Nguyện giống như chiếc thuyền vậy. Nếu chúng ta không có nguyện, thì dù nói: "Tôi tu hành, tôi tu hành" A ! Nhưng đến lúc đó thì quên mất không còn nhớ nữa. Vì thế lập nguyện đứng trước, đã có nguyện hộ trì, mới có thể hóa độ chúng sanh. Tâm phát thì Phật đạo có thể thành: Nếu ông đã phát tâm Bồ đề thì mới có đủ tư cách thành Phật ; nếu không phát tâm Bồ đề, thì không có cơ hội thành Phật. Cho nên, điều này rất vô cùng khẩn thiết, vô cùng quan trọng.

Nếu không phát tâm rộng lớn, không lập cái nguyện vững bền kiên cố: Nếu như ông không phát tâm rộng lớn, mà cứ hẹp hòi, nhỏ mọn. một chút thiệt thòi cũng không chịu, cũng không thể xả bỏ. Còn phải lập nguyện kiên cố vững bền nhất ; nguyện này tôi đã trình bày, thì nhất định cần phải làm như thế, không thể thay đổi, đó gọi là nguyện kiên cố vững bền, nếu không phát tâm rộng lớn, không lập nguyện kiên cố vững bền, thì dù trải qua nhiều kiếp như số vi trần, cũng vẫn y nhiên ở trong vòng luân hồi: thì dù có trải qua nhiều kiếp như số vi trần, cũng không thể thoát ra vòng luân hồi. Luân hồi, chính là lục đạo luân hồi – thiên đạo, nhân đạo, a tu la là tam thiện đạo; và địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh là tam ác đạo. Vẫn phải xoay chuyển trong vòng luân hồi ; dù cho là làm việc lành nào, hoặc là sanh thiên, hoặc làm người hưởng phước báu cũng không có ý nghĩa gì, vẫn y nguyên ở trong vòng luân hồi ! Dù có tu hành cũng chỉ là uổng công lao nhọc: Tuy ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, nhưng bất luận chúng ta cố gắng bỏ ra bao nhiêu công phu, đều là uổng công lao nhọc một cách vô ích, rất cực khổ ; chúng ta tu pháp môn gì, cũng không phải cứu cánh.

Nên kinh Hoa nghiêm nói: "Nếu quên mất tâm Bồ đề mà tu các pháp lành, gọi đó là nghiệp ma": Vì thế Kinh Hoa Nghiêm nói : Nếu như quên mất tâm Bồ đề, dù có tu các pháp lành, cũng là tu các nghiệp thiên ma ở sáu cõi trời Dục giới". Vì vô minh của mình chưa đoạn, tâm dâm dục chưa đoạn, tu các pháp này đều là tạo nghiệp thiên ma. Quên mất tâm Bồ đề chính là niệm không thanh tịnh. Nếu niệm thanh tịnh chính là tâm Bồ đề, tâm niệm không thanh tịnh chính là ma nghiệp. Quên mất mà còn như thế, huống chi chưa phát ư?: Quên mất tâm Bồ đề, dù tu các pháp lành, cũng đều là ma nghiệp, huống hồ là chưa phát ư ! Nếu không phát tâm Bồ đề, thì chúng ta có thể tu cái gì ? Tu cái gì cũng đều là ma nghiệp.

Cho nên muốn học Như lai thừa thì trước phải phát Bồ tát nguyện, không thể chậm trễ vậy: Vì thế cho nên chúng ta muốn học Phật pháp, muốn học Phật thừa, nhất định trước phải phát nguyện lực Bồ tát. Nếu chúng ta không phát nguyện lực này, thì thường xoay chuyển trong hang động của ma, cứ lui tới trong hang động của ma. Vì thế tâm Bồ đề này, chúng ta không thể chờ đợi, không thể nói rằng : "Chúng ta sau này sẽ phát Tâm Bồ đề, lập nguyện Bồ tát!". Không thể như thế được ! Chúng ta nhất định phải ngay hiện tiền lập tức phát tâm Bồ đề, hành Bồ tát đạo, mới có thể vượt ra vòng luân hồi, liễu thoát sanh tử !

NGHE @:

1, http://dharmasound.net/Master-Hua-Vietnamese/MP3_CD/15.khuyenphatbodetamvan.01.mp3

2, http://dharmasound.net/Master-Hua-Vietnamese/MP3_CD/15.khuyenphatbodetamvan.02.mp3

3, http://dharmasound.net/Master-Hua-Vietnamese/MP3_CD/15.khuyenphatbodetamvan.03.mp3

4, http://dharmasound.net/Master-Hua-Vietnamese/MP3_CD/15.khuyenphatbodetamvan.04.mp3

5, http://dharmasound.net/Master-Hua-Vietnamese/MP3_CD/15.khuyenphatbodetamvan.05.mp3

6, http://dharmasound.net/Master-Hua-Vietnamese/MP3_CD/15.khuyenphatbodetamvan.06.mp3

7, http://dharmasound.net/Master-Hua-Vietnamese/MP3_CD/15.khuyenphatbodetamvan.07.mp3

8, http://dharmasound.net/Master-Hua-Vietnamese/MP3_CD/15.khuyenphatbodetamvan.08.mp3

9, http://dharmasound.net/Master-Hua-Vietnamese/MP3_CD/15.khuyenphatbodetamvan.09.mp3

10, http://dharmasound.net/Master-Hua-Vietnamese/MP3_CD/15.khuyenphatbodetamvan.10.mp3

11, http://dharmasound.net/Master-Hua-Vietnamese/MP3_CD/15.khuyenphatbodetamvan.11.mp3

12, http://dharmasound.net/Master-Hua-Vietnamese/MP3_CD/15.khuyenphatbodetamvan.12.mp3

13, http://dharmasound.net/Master-Hua-Vietnamese/MP3_CD/15.khuyenphatbodetamvan.13.mp3

14, http://dharmasound.net/Master-Hua-Vietnamese/MP3_CD/15.khuyenphatbodetamvan.14.mp3

15, http://dharmasound.net/Master-Hua-Vietnamese/MP3_CD/15.khuyenphatbodetamvan.15.mp3




RANDOM_AVATAR
Rain
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 5 04/12/08 10:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

XUẤT HUYỀN NHẬP TẪN - TRÒ ĐÙA của Ý THỨC

Gửi bàigửi bởi Rain » Thứ 5 05/02/09 17:55

[center]Hình ảnh

Lotus Reflection by Siebe

KINH
ĐẠI PHẬT ĐẢNH
NHƯ LAI MẬT NHƠN
TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM
TUYÊN HÓA THUỢNG NHÂN Giảng Thuật


TLN 5 @: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN5.doc

Một phần từ Thủ Lăng Nghiêm cuốn 5:

XUẤT HUYỀN NHẬP TẪN - TRÒ ĐÙA của Ý THỨC [/center]

Giấc mơ xảy ra khi ý thức, thức thứ sáu bị lệch lạc. Bất kỳ điều gì xảy ra lúc ban ngày, hoặc bất kỳ quý vị trải qua điều gì, nó đều ảnh hưởng trong giấc mơ của mình vào lúc ban đêm. Có người tu đạo đã dùng ý thức, thức thứ sáu để tu cho đến khi được ‘xuất huyền nhập tẫn–出玄入牝’, có nghĩa là phái một linh hồn đi ra từ trên đảnh đầu của người tu luyện. Linh hồn nầy có thể rời thân thể người ấy và đi khắp nơi. Nhưng điều nầy không phải là chân chính, vì linh hồn kia là một thứ khí thuần dương. Do vậy, khi nó ra khỏi thân, nó biết được một số việc, nên gọi là thần linh.

Thời đó có lão Đaọ sĩ thực sự đã tu luyện lâu năm, nhưng ông ta có tính khí rất cao ngạo. Đi đến đâu, ông ta cũng tự cao tự đại. Vì ông ta quá cao ngạo nên ông khinh thường tất cả. Ông ta tự xem mình là tu luyện cao nhất. Ông ta khoe khoang rằng ngay sau khi ngủ, ông ta sẽ phái đi loại thần linh nầy. Đó giống như là giấc mơ, nhưng ông ta biết và sau đó có thể nhớ rất rõ ràng.

Một hôm Lão Đạo sĩ gặp một Hòa thượng, cùng nhau đàm đạo. Lão Đạo sĩ nói, “Trong đạo Lão, có thể tu thành Tiên, trường sanh bất tử, sống mãi muôn đời. Trong đạo Phật có bản lãnh gì? Đức Phật Thích-ca Mâu-ni còn phải chết. Trong khi không ai biết ông tổ của đạo Lão, tức Lý Lão Quân đi đâu? Họ cho rằng ngài chết, nhưng thực ra ngài lên trời, Thế nên công phu tu luyện của Lão giáo là xuất huyền nhập diệu vậy.”

Hòa thượng hỏi, “Ông xuất khiếu – tức thoát hồn – như thế nào?”

Lão Đạo sĩ đáp, “Khi tôi ngủ, tôi có thể đi đâu mà mình muốn.”

“Ồ! Được rồi, Thế thì bây giờ ông hãy ngủ và xuất hồn đi để tôi xem thử ra sao.” Hòa thượng trả lời.

Lão Đạo sĩ nằm xuống ngủ, ngay ông ta vừa ngủ lơ mơ, ông liền xuất hồn đi. Nhưng đó là cái gì? Đó là con rắn trườn ra trên đỉnh đầu ông ta. Con rắn trườn khỏi giường, xuống nền nhà và bò ra bên cạnh hầm phân. Nó uống chút nước dơ rồi nằm sát cạnh bờ nước. Lão Hòa thượng hái một nắm cỏ rồi đặt trên đường mòn, rồi nhổ một bụi cây khác đặt bên cạnh nắm lá. Khi con rắn thấy bụi cỏ, nó hoảng sợ chạy trốn và vội vã chui vào lại nơi mà nó vừa trườn ra. Sau khi trở vào lại trong đỉnh đầu lão Đạo sĩ. Lão già tỉnh ngủ với mồ hôi đầm đìa, hoảng sợ như vừa thoát chết.

“Ông vừa đi đâu về?” Lão Hòa thượng hỏi, “khi ông vừa ra khỏi đỉnh đầu?”

Lão Đạo sĩ đáp, “Tôi lên trời, đến bên một cái hồ.” Ông ta đã nhớ lầm, hố phân thay vì cái hồ trên trời. “Khi tôi đến cái hồ trên trời, tôi uống chút nước cam lồ trong đó, rồi khi tôi cuộn mình, tôi thấy một ông thần mặc áo giáp vàng đứng bên hồ tay cầm kiếm. Ông ta định giết tôi, thế là tôi bỏ chạy.”

Lão Hòa thượng đáp, “Ồ! chuyện như vậy, Đối với ông, lên trời là vậy đó sao?” Rồi lão Hòa thượng nói cho Lão Đạo sĩ biết cái thấy của mình về sự kiện ấy hoàn toàn khác với lời kể của lão Đạo sĩ, và lão Hòa thượng kể lại những gì ngài đã thấy. “Lý do con rắn chui ra khỏi đầu ông có lẽ là do ông có tập khí quá nóng nảy và luôn luôn tỏ ra sân hận. Nếu ông không thay đổi tánh nóng, có khả năng ông sẽ biến thành rắn. Loài rắn thường có nọc độc trong tâm, và tính sân hận của ông cũng giống như nọc độc ngay trong người ông vậy.”

Lão Hòa thượng nói tiếp, “Ông đi ra bên ngoài để uống ít nước từ trong hố phân đầy nước tiểu. Đó là hồ nước cam lồ trên trời của ông đó! Và khi tôi để nắm cỏ và bụi cây trên đường ông đi, thì ông tưởng rằng đó là ông thần mặc áo giáp đến bắt ông. Đó là khi ông chạy vội vã chui vào trong đầu ông. Đó là những gì tôi thấy được.”

Lão Đạo sĩ thầm nghĩ, “Thế là mọi điều mình tu luyện được đều là sai lầm!” Rồi Lão đảnh lễ Lão Hòa thượng làm thầy và xin theo ngài tu học Phật pháp. Ông ta từ bỏ mọi công phu tu luyện trước đây. Thế nên, nếu có người nói rằng họ có thể xuất hồn khỏi xác trong lúc đang ngủ, thì đó là chỉ cho một loại khí dương. Khí dương nầy phản ánh mọi tính khí của quý vị; nếu quý vị là người nhân từ, thì đó là loại thần nhân từ; nếu quý vị là người sân hận, thì đó sẽ là loại thần tham độc. Nên người ta thường nói,

Nhất niệm sân tâm khởi
Bá vạn chướng môn khai.


Lão Đạo sĩ có tâm sân hận như vậy nên ông ta có thể biến thành thân rắn. Nhờ duyên lành mà ông ta gặp được Lão Hòa thượng cứu ông thoát khỏi thân rắn trong đời sau.

RANDOM_AVATAR
Rain
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 5 04/12/08 10:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

THOÁT LUÂN HỒI thì VẪN CHƯA LÀ BỒ TÁT nếu...

Gửi bàigửi bởi Rain » Thứ 2 09/03/09 18:25

[center]Hình ảnh

Lotus by Dieter Wendelken

TÂM BỒ ĐỀ CHÂN CHÍNH

Giọng đọc Phạm Thùy Dương

Audio: http://www.supload.com/music/Tambodechanchinh-download-3V80N0677T37.html
[/center]

Dù hiểu tánh không một cách đúng đắn sâu xa, dù đã giải thoát luân hồi, nếu thiếu tâm bồ đề thì vẫn chưa phải là Bồ tát. Tâm bồ đề này chỉ với tấm lòng chân thành mong mỏi chúng sinh được hạnh phúc thoát khổ đau thôi, chưa thể gọi là đủ; cần phải có thêm ý thức mãnh liệt, rằng tôi, chính tôi, sẽ gánh lấy trách nhiệm nặng nề giải thoát tất cả ra khỏi khổ não. Muốn phát khởi lòng từ bi lớn lao như vậy, trước hết phải có được cảm giác thông cảm gần gũi với tất cả chúng sinh. Thiếu cảm giác gần gũi này, tâm bồ đề chân chính sẽ không nảy sinh.

Trích @: http://www.thuvienhoasen.org/batnhatamkinh-dalailama.pdf

TINH TÚY BÁT NHÃ TÂM KINH, trang 153
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Hồng Như Việt dịch
RANDOM_AVATAR
Rain
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 5 04/12/08 10:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

CHÁNH ĐỊNH vs. TÀ ĐỊNH, 6 CUỐN THỦ LĂNG NGHIÊM

Gửi bàigửi bởi Rain » Thứ 4 18/03/09 11:28

[center]Hình ảnh

Hòa thượng Tuyên Hóa (1918-1995) trước cổng tam quan chùa Vạn Phật. Khi được Lão Hòa thượng Hư Vân truyền pháp, Ngài được ban pháp hiệu là Tuyên Hóa. Hòa thượng Tuyên Hoá được Hòa thượng Hư Vân truyền Pháp trước khi rời Trung Hoa đến Hương Cảng rồi sang Hoa Kỳ. Do đó, Hòa thượng Tuyên Hoá là tổ thứ bốn mươi lăm từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tổ thứ mười tám tại Trung Hoa, tổ thứ chín dòng thiền Quy Ngưỡng, và là Sơ Tổ tại Tây Phương. [/center]

KINH
ĐẠI PHẬT ĐẢNH
NHƯ LAI MẬT NHƠN
TU CHỨNG LIỄU NGHĨA
CHƯ BỒ TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM

TUYÊN HÓA THUỢNG NHÂN giảng thuật


TLN1: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN1.doc
TLN2: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN2.doc
TLN3: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN3.doc
TLN4: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN4.doc
TLN5: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN5_dICH.doc
TLN6: http://www.bodehai2.com/media/KinhThuLangNghiem/TLN_6_dICH1.doc

AUDIO TLN1: http://www.lotuspro.net/MP3/Thulangnghiem-TH.htm

Một phần từ TLN1:


[center]CHÁNH ĐỊNH, TÀ ĐỊNH [/center]

Có rất nhiều pháp môn trong việc tu tập định lực. Ngoại đạo cũng có nhiều loại định. Vậy nên trong khi tu tập định lực, chỉ cần:

“Sai chi hào ly,
Thất chi thiên lý”


(chỉ cần sai lầm bằng một mảy tóc, thì sẽ uổng công đi xa cả ngàn dặm)

Do vậy nên quý vị nên tu tập theo chánh định, tránh tu tập theo lối tà định. Các loại định do ngoại đạo và Tiểu thừa tu tập đều là tà định, chẳng phải là chánh định. Vì các loại định ấy không lưu xuất từ chân tánh, nên sẽ không bao giờ đạt được Thánh quả, bất luận tu tập dụng công lâu hay mau. Nên nói:

Tánh định ma phục triêu triêu lạc
Vọng niệm bất khởi xứ xứ an”


(Chân tánh an định, ma chướng bị hàng phục, nên ngày ngày đều sống trong an vui. Vọng niệm không sinh, mọi nơi chốn đều an nhiên.)

Tại sao hành giả bị ma chướng khi tu tập? Tại sao nghiệp chướng sinh khởi. Chỉ vì trong tự tánh của họ chưa có được định lực. Nếu tự tánh thường an trú trong định, tất cả ma sự đều bị hàng phục.

Có rất nhiều loại ma, trong kinh Thủ-lăng-nghiêm giảng giải về Năm mươi loại ấm ma. Thực ra, có rất nhiều, rất nhiều loại ma: thiên ma, địa ma, nhân ma, quỷ ma, yêu ma. Thiên ma là ma ở các cõi trời, thường đến đây để nhiễu loạn những người tu tập thiền định. Địa ma cùng với các loài nhân ma, quỷ ma, yêu ma thì ở trên đất và các loài quái dị khác thường quấy phá thiền định của quý vị.

“Tại sao nó làm việc ấy?"

Vì trước khi quý vị chứng được Phật quả, quý vị đã từng là quyến thuộc với ma. Khi quý vị quyết định xa lìa quyến thuộc nhà ma để tu tập thiền định, chấm dứt sinh tử, phá vỡ vòng luân hồi, thì ma vương vẫn còn yêu thích quý vị. Nó yêu thương quý vị, không muốn quý vị bỏ đi. Thế nên nó đến não loạn tinh thần và nhiễu loạn công phu thiền định của quý vị.


Nếu không có đủ định lực, quý vị có thể bị xoay chuyển bởi ma sự và kết cuộc là thành đồ chúng của ma. Nếu quý vị có được định lực thì không bị nó sai sử, quý vị sẽ được “như như bất động, liễu liễu thường minh.”

Như như bất động là có định lực, liễu liễu thường minh là có năng lực trí tuệ sáng suốt. Có được đầy đủ năng lực trí tuệ và có định lực thì chẳng có loài ma nào có thể xoay chuyển được quý vị. Nhưng nếu không có được đầy đủ năng lực định huệ, quý vị sẽ thành quyến thuộc với ma, thành con cháu của chúng. Điều ấy cực kỳ nguy hiểm.

Lý do ngoại đạo không có được tánh định vì họ chỉ dụng công ở ngành ngọn chứ không dụng công ở phần gốc rễ, họ công phu ngay nơi xác thân hư huyễn. Sai lầm của họ là đồng nhất thức thứ sáu, là tâm thức thường nghiệm với chân tâm. Kết quả của sự dụng công ấy là đạt được một chút ít kinh nghiệm ở cảnh giới tịch diệt, nhưng những gì họ cảm nhận được đều là không thực. Họ bắt ép mình không được sinh khởi vọng tưởng nhưng họ không khai quật ra được căn nguyên của vọng tưởng ấy, nên không thể nào chấm dứt sinh tử được. Điều ấy cũng giống như dùng đá đè cỏ vậy... khi dời đá đi, cỏ mọc lại ngay. Khi những người tu theo ngoại đạo buông xả nỗ lực ngăn ngừa vọng niệm, thì cũng như dời đá đi nơi khác. Phương pháp tu tập ấy không đạt được cứu cánh rốt ráo.

Trong công phu thiền định, hành giả nên tham thoại đầu “Ai là người niệm Phật?” Do tham cứu miệt mài đề tài ấy nên hành giả quét sạch tất cả các pháp và lìa tất cả các tướng. Khi tham cứu “ai”, hành giả thâm nhập vào cội nguồn của vọng tưởng và chuyển hóa chúng. Nếu quý vị công phu theo chiều hướng này, sẽ có ngày quý vị hoát nhiên khai ngộ. Lúc ấy quý vị mới biết được mặt mũi mình dọc hay ngang. Còn khi chưa khai ngộ, quý vị chẳng thể biết được mặt mũi mình hướng về phía nào. Nhưng một khi đã khai ngộ rồi, quý vị sẽ biết được hết thảy và đạt được tự tại.

Khi Đức Phật giảng kinh Thủ-lăng-nghiêm này, có rất nhiều phái ngoại đạo ở Ấn Độ không quan tâm đến ý nghĩa giác ngộ, họ thích bắt chước những thói quen của bò và chó, đây là một pháp tu do một số người khi nhập định, thấy được một con bò được tái sinh trong cõi trời, nên họ kết luận. “Ta phải tập theo thói quen của loài bò.” Anh ta bắt đầu ăn cỏ, sống trong chuồng bò, học cả cách ngủ như bò. Khi không ngủ, anh ta có được chút định lực, nhưng anh ta không đạt được kết quả chân thực, vì đó hoàn toàn là tà định.

Thời ấy có ́ ngoại đạo làm như vậy là vì trong khi ngủ, họ mơ thấy một con chó được tái sinh trên cõi trời. Người này quyết định rằng nếu mình bắt chước những hành vi của loài chó thì mình cũng có thể được sinh ở cõi trời. anh ta tự rập khuôn mình theo loài chó, canh chừng cổng nhà, dùng thức ăn và ngủ như loài chó. Nhưng cuối cùng cũng không thành tựu rốt ráo.

Có những ngoại đạo kỳ cựu khác tu tập Vô tưởng định, khi ấy hành giả không còn suy nghĩ về một điều gì cả. Hành giả không còn vọng niệm nữa, cuối cùng hành giả được sinh vào Vô tưởng thiên. Nhưng tái sinh ở Vô tưởng thiên không phải là cứu cánh tối hậu, cuối cùng cũng phải đọa lạc. Đây cũng được xem là một loại tà định. Tất cả phương pháp tập định do ngoại đạo truyền dạy đều không rốt ráo, không có căn bản, không như công phu tu tập chân chính là để nhận ra tự tánh vốn sẵn có nơi mình.

Đem tâm phân biệt (thức) và vọng tưởng mà tu học Phật pháp cũng giống như nấu cát mà mong thành cơm, không thể nào thành tựu được, dù quý vị có tu hành như thế trải qua vô số kiếp, cũng không thể nào thoát khỏi vòng luân hồi, chẳng thể nào thành Phật được. Điều cần yếu cho những người thiết tha tu tập là phải thân cận một bậc minh sư có tri kiến chân chánh, để giúp cho hành giả đạt được định lực chân chính.

Để đạt được năng lực chánh định, có khi hành giả cũng phải trải qua sự khảo nghiệm của ma vương.

Như tôi đã đề cập trước đây, có rất nhiều loại ma: nội ma và ngoại ma. Ngoại ma thì hàng phục không khó mấy, nhưng loài ma phát sinh từ trong tâm minh thì rất khó hàng phục.
RANDOM_AVATAR
Rain
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 5 04/12/08 10:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

VÀO ĐỊA NGỤC nhưng MAU THÀNH PHẬT

Gửi bàigửi bởi Rain » Thứ 2 23/03/09 16:57

Niềm thương vỡ suốt hương chiều
Để con chim mộng hót nhiều làm sao...
------------------------------------------


"Trong số những người có mặt tại pháp hội vào năm 1921 là Kyabje Trijang Dorje Chang (1901-1981) một trong những đệ tử thân cận Pabongka Rinpoche, về sau là thầy giáo đạo cho đức Dalai Lama thứ 14 và là bổn sư của nhiều lạt ma thuộc phái mũ vàng (Gelug) đào thoát khỏi Tây Tạng vào năm 1959."

"Năm 1921, khoảng bẩy trăm tăng ni cư sĩ tụ họp tại am thất Chuzang gần Lhasa để nghe pháp tu Lam-rim do bậc thầy Kyabie Pabongka Rinpoche giảng. Suốt ba tuần lễ kế tiếp họ được hấp thụ những thời pháp nổi tiếng nhất đã từng được giảng ở Tây Tạng."


[center]VÀO ĐỊA NGỤC nhưng MAU THÀNH PHẬT

Hình ảnh

Paradise for lotus by Keiko

Giọng đọc Phạm Thùy Dương

Audio: http://www.supload.com/listen?s=oM9ATG
[/center]

Khi bạn đặt nỗ lực chính của mình vào ba môn học tăng thượng thì bạn chỉ có thành tựu được trạng thái giải thoát cho riêng mình, và chỉ chấm dứt được sinh tử riêng mình. Điều này chưa đủ tốt lành: bạn mới chỉ được một phần tự lợi và lợi tha, vì bạn chưa từ bỏ tất cả những gì cần phải từ bỏ và cũng chưa đạt đến tất cả những đức tính cần đạt. Về sau, bạn còn phải vào Đại thừa ở mức căn bản nhất. Kinh Tiểu Phẩm Bát Nhã nói:

Luôn luôn từ bỏ nhị thừa
Không thể làm lợi ích cho thế gian
Và đi vào Cỗ xe Thiến thắng
Giáo lý đầy từ mẫn
Mà bản chất chính là lợi tha.


Geshe Potowa nói:

Đừng quay về lối cũ trên đường dài!
Hãy đi ngay từ đầu vào Đại thừa đạo.


Điều ấy cũng như phải qua sông hai lần. Nhưng còn hơn thế nữa. Những bậc la hán kinh quá một hỉ lạc bất khả tư nghì khi họ nhập vào cõi thanh tịnh đến nỗi họ ở mãi trong định an chỉ ấy trong nhiều kiếp không bao giờ muốn từ bỏ nó. Trong lúc ấy, có người đã từng sống ở địa ngục có thể đạt được thân người thuận lợi, đi vào đạo lộ đại thừa và dùng cùng một số lượng thời gian ấy để giác ngộ. Như vậy những vị La hán tự đặt mình cách xa một khoảng rất lớn với quả vị Phật. Giả sử có người đã học đại thừa, phát sinh tâm ưa thích, nhưng lại bị tái sinh vào địa ngục vì có tà kiến. Một người như vậy sẽ thành Phật mau lẹ hơn một người lúc đầu có khuynh hướng đại thừa, nhưng về sau lại đi vào đạo lộ tiểu thừa rồi chứng A la hán quả. Vậy tốt hơn nên làm hạng người thứ nhất.

Ví dụ, khi bậc thanh văn Ca Diếp đang giảng dạy về Pháp Tiểu thừa, có sáu mươi tỷ kheo đáng lẽ sẽ đắc quả A la hán, nhưng Đức Văn Thù liền đi đến nơi họ và dạy cho họ pháp Đại thừa. Giáo lý này quá sức họ, họ phát sinh tà kiến và rơi vào địa ngục. Ca Diếp hỏi đấng Đạo sư chúng ta về việc ấy, và Phật trả lời: “Đấy là phương tiện khéo của Văn Thù! Thật là một giáo lý tuyệt hảo.”

Cũng thế, khi chư Phật dạy các vị A la hán thuộc các đạo lộ Thanh văn và Duyên giác ra khỏi định an chỉ đầy hỉ lạc của họ, họ không nỗ lực phát triển những đức như bồ đề tâm trong dòng tâm thức vì họ đã quen thuộc với hỷ lạc của trạng thái an chỉ. Dù nổ lực, họ cũng khó thấy lòng bi mẫn, vân vân, vì họ đã thoát khỏi nỗi khổ riêng của họ.

Hai đại đệ tử của Phật là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên nói: “Đấng đạo sư đã dạy về đạo lộ Đại thừa và quả báo Đại thừa. Những điều này thực kỳ diệu, nhưng chúng ta giống như những khúc gỗ đang cháy: chúng ta đã không thể làm nhiều hơn. “Nhưng hãy để ý: điều này không thực áp dụng cho những người như bậc thánh Xá Lợi Phất, vì đấy là những hóa thân của chư Phật dưới dạng Thanh văn. Lời nói này ám chỉ những hạng Thanh văn thực thụ, những người quả có chướng ngại lớn cho sự đắc quả vô thượng bồ đề.

Bởi thế, khi ta đã đạt vài tuệ giác đi sâu vào sự từ bỏ, thì phải mau mau quyết định bước vào đạo lộ đại thừa.


Trích @: http://www.thuvienhoasen.org/giaithoattronglongtay-00.htm

GIẢI THOÁT TRONG LÒNG TAY
Pabongka Rinpoche
Việt dịch: Thích Nữ Trí Hải
RANDOM_AVATAR
Rain
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 5 04/12/08 10:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

KARMA - Lỡ Làm Ác Rồi Thì Làm Gì ?

Gửi bàigửi bởi Rain » Thứ 3 24/03/09 14:25

[center]Hình ảnh

KARMA - Lỡ Làm Ác Rồi Thì Làm Gì ? [/center]

Kinh Khuyến Thiện của Văn Xương Đế Quân viết "Vạn ác dâm vi thủ" - trong vạn điều ác thì dâm dục là đứng đầu. Chúng ta hãy nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết về tà dâm trong bài này. Xin lỗi vì bài này hơi dài, nhưng như các vị Đại sư hay nói "Không lầm nhân quả" nên chúng ta cần đọc nguyên bài này để hiểu rõ nhân quả. Đọc kỹ để biết cách tránh làm ác và lỡ làm ác rồi thì phải làm gì để giảm thiểu quả báo khốc liệt mà chúng ta sẽ gặp trong tương lai...

[center]N G H I Ệ P

Giọng đọc Phạm Thùy Dương

Audio 1: http://www.imeem.com/people/xMNRUt7/music/kK_0r2iI/da-lai-la-ma-nghiepphan1-thuyduong/

Audio 2: http://www.imeem.com/people/xMNRUt7/music/U45UKPr6/da-lai-la-ma-nghiepphan2-thuyduong/
[/center]

Những hậu quả của nghiệp lực rất rõ ràng:các hành vi xấu luôn luôn gây khổ và hành vi tốt luôn luôn mang lại an lạc hạnh phúc.Nếu bạn hành thiện sẽ được an lạc; làm ác,chính bạn sẽ chịu khổ.Hành nghiệp của chúng ta sẽ đeo đuổi ta từ kiếp này sang kiếp khác. Điều này giải thích tại sao có người không ngớt làm ác lại vẫn công thành danh toại trên phương diện thế tục hoặc lắm kẻ khác dốc lòng tu hành thì lại phải đối đầu với muôn vàn khó khăn khốn khổ.Hành nghiệp đã tạo tác từ vô số kiếp; vì thế,có vô số tiềm năng trong vô số nghiệp báo.

Tiềm năng của nghiệp thức luôn luôn gia tăng theo thời gian.Hạt giống nhỏ có tiềm năng đơm kết trái lớn. Điều này cũng đúng đối với nhân quả nội tại,cho dù hành vi nhỏ cũng có thể mang đến ảnh hưởng tốt hoặc xấu to lớn.Ví dụ như: một cậu bé có lần đã từng lấy nắm cát cúng dường lên Phật và quán tưởng như kim sa. Cậu bé đó là vua Asoka[1].Một hành động tốt nhỏ nhất cũng có thể mang đến một kết quả là niềm hạnh phúc lớn lao nhất; đồng thời,một hành động xấu nhỏ nhất cũng có thể mang lại sự đau khổ mãnh liệt nhất.Nghiệp lực trôi chảy trong nội tâm của ta gia tăng bội phần hơn tiềm năng của những nguyên nhân vật lý,như hạt giống trái táo chẳng hạn.Những hành động nhỏ nhất nếu tạo tác liên lỉ có thể khỏa đầy tâm thức chúng sanh như một giọt nước có thể dần dần châm đầy bình.

Trong xã hội loài người,ta thấy có rất nhiều sai biệt.Có người luôn thành công trong đời sống,lắm kẻ luôn thất bại.Có người sung sướng, có người trông có vẻ được yên ổn may mắn và an định tâm hồn.Lắm kẻ dường như luôn phải đối diện với những bất hạnh lớn lao,khác với dự đoán của chúng ta.Có người ,bạn mong sao họ gặp tai ương thì họ lại bình an vô sự.Tất cả điều đó, đều nói lên rằng không phải mọi sự việc đều nằm trọn trong tay ta.Khi bắt đầu một dự án nào đó, đôi khi ta cố gắng hết sức,tích lũy mọi điều kiện cần thiết để đạt đến thành công, nhưng vẫn bỏ sót một vài việc nào đó.Ta bảo người này hên.Người kia kém may mắn.Nhưng chỉ thế thôi vẫn chưa đủ; vận may chắc chắn phải có lý do và nguyên nhân.Theo lối giải thích của Phật giáo, đây là kết quả của những hành vi tạo tác trong đời quá khứ hoặc đã tạo trước đây ngay trong đời này.Khi tiềm năng chín mùi,tuy đang đối đầu với nghịch cảnh nhưng bạn vẫn thành công.Tuy nhiên,trong một vài trường hợp khác,dù tập hợp được mọi điều kiện cần thiết nhưng bạn vẫn cứ thất bại.Nhân dân Tây Tạng chúng tôi trở thành lưu vong tị nạn và trải qua nhiều cam go đau khổ nhưng vẫn tương đối thuận lợi và thành công.Tại Tây tạng,Trung Cộng cố gắng bình đẳng hóa toàn dân bằng cách quốc hữu hóa và hạn chế tư sản.Nhưng trong thị xã vẫn có vài lâm sản này trồng được nhiều hoa màu hơn nơi khác và vài con bò này vẫn cho nhiều sữa hơn con khác. Điều đó chứng tỏ có sự sai khác lớn lao giữa công đức phước báu của từng cá thể.Khi thiện nghiệp chín mùi,cho dù chính phủ có tịch thu tài sản nhưng người ta vẫn thành công vì nhờ vào năng lực của phước báu và thiện nghiệp.Tương lai và đời sau sẽ được ích lợi nếu bạn biết tích tập một cách chân xác các hành vi lương thiện như tránh sát sanh mà lại phóng sanh; hoặc bồi dưỡng hạnh nhẫn nhục đối với tha nhân.Trong khi ấy,nếu cứ mãi cuốn hút theo những hành vi bất hảo thì chắc chắn bạn sẽ gặp quả báo trong tương lai.Nếu không tin theo định luật của nghiệp báo thì bạn có thể hành động tùy theo sở thích.

Một khi đã tạo nghiệp,nghiệp nhân tương ứng sẽ lưu lại và gia tăng cho đến khi nghiệp báo hiện tiền.Nếu chưa từng tạo nghiệp thì bạn sẽ không bao giờ gặt quả báo.Một khi đã tạo nghiệp rồi thì nghiệp quả sẽ ứng hiện trừ phi bạn thanh tịnh hóa nó xuyên qua các tiến trình tu hành thỏa đáng.Hoặc đối với một hành vi đạo đức,thì nghiệp quả cũng sẽ ứng hiện và nó chỉ hủy diệt trừ phi có một sự cuồng nộ hay nguyên nhân đối kháng nào đó. Ảnh hưởng của nghiệp[2] dù tạo tác từ nhiều đời trước sẽ không bao giờ phôi pha theo thời gian cả.

Nghiệp tốt hay xấu đều được định đoạt từ chính sự tác ý của ta mà ra.Nếu tác ý tốt thì mọi hành động đều lương thiện; nếu tác ý sai lầm, mọi hành động đều trở nên xấu ác.Hành nghiệp có nhiều hình tướng khác nhau;có nhiều loại nghiệp thuần thiện,có nhiều loại hoàn toàn bất thiện và có loại nghiệp lẫn lộn cả hai.Dù hành động dường như biểu lộ hình tướng khá dữ dội bạo động,nhưng nếu tác ý chân chánh thì nó vẫn mang đến an lạc hạnh phúc.Trong khi ấy,nếu tác ý sai trái và bất chánh thì dù cho hành động dường như hữu ích và tốt đẹp nhưng thật tế vẫn sẽ mang đến nghiệp báo xấu.Tất cả đều tùy tâm:nếu tâm bạn đã thuần thục và khéo huân tập rồi thì mọi hành động đều trở nên chánh đáng tốt đẹp.Trái lại,nếu tâm bạn chưa được thuần thục, lại còn thường xuyên ảnh hưởng bởi tham dục và sân hận,thì tùy việc làm dường như chánh đáng nhưng thực tế bạn vẫn sẽ tiếp tích tập nghiệp báo xấu.Nếu càng có nhiều người hơn tin vào phép tắc nghiệp báo thì ta có thể tuyệt đối không cần đến lực lượng cảnh sát hay những chế độ hình phạt.Dù trên hình thức ngoại tại,người ta có thể áp dụng đủ loại kỹ thuật để chấp pháp nhưng nếu thiếu mất niềm tin nội tại đối với các hành nghiệp thì cũng không thể mang đến một xã hội hòa bình được.Trong xã hội hiện đại,máy móc tối tân phức tạp được dùng để kiểm soát theo dõi và nhận diện những kẻ phạm pháp.Nhưng dụng cụ càng tinh vi tối hảo thì tội phạm càng trở nên giải hoạt ngoan cố hơn.Nếu muốn cải thiện xã hội nhân loại thì tăng cường pháp luật ngoại tại không thôi vẫn chưa đủ; chúng ta cần có sự tiết chế nội tâm.

Phương thức sống văn minh,hòa bình và nền đạo lý tâm linh cần phải được tiến hành song song.Trước khi Trung Cộng xâm chiếm năm 1959;các quốc vương Tây Tạng đã dựa theo quan niệm đạo đức Phật giáo để chế định luật pháp quốc gia.Nhân dân khắp toàn thế giới bảo rằng người Tây Tạng ôn hòa nhân từ một cách phi thường.Tôi không thể thấy lý do nào khác giải thích nết đặc thù của nền văn hóa chúng tôi hơn là sự việc nó đã được đặt trên nền tảng giáo pháp bất bạo động của Phật Giáo từ quá nhiều thập niên qua.

Chúng ta có thể tạo nghiệp qua ba cửa ngõ:thân,ngữ,và ý.Qua các cửa ngõ này, ta có thể tạo hoặc thập thiện nghiệp hoặc thập bất thiện nghiệp.Trong các bất thiện nghiệp có ba việc thuôc về thân,bốn việc thuộc về khẩu và ba việc thuộc về ý.Việc phạm tội thứ nhất do thân gây ra là sát sanh. Để tạo nên tội sát sanh, đương nhiên phải có sự liên quan đến một sanh mạng nào khác.Còn tự sát là một trường hợp biệt lệ vì không liên quan gì đến những kẻ khác.Nếu bạn khởi lên tâm niệm muốn hạ sát một kẻ nào đó, nhưng bạn lại giết lầm người khác; hành động này hoàn toàn chưa phải là một bất thiện ngiệp đối với tội sát sanh.Mặt khác nếu trong tâm thức vốn có sẵn động cơ sát hại muôn loài,và bạn sẵn sàng giết bất cứ ai bạn gặp; trường hợp này đã xác định rõ rệt,hoàn toàn đây là một bất thiện nghiệp của tội sát sanh.

Sát sanh có thể vì tam độc; tham,sân,si mà ra.Ví dụ: vì tham ăn thịt mà ta có thể sát sanh,vì sân mà ta có thể giết địch thủ và vì si mà ta giết thú để cúng tế.Bất kể là bạn đích thân tạo nghiệp hoặc xúi dục người khác tạo nghiệp đều gây nên nghiệp ác sát sanh như nhau. Để cho hành vi sát sanh rõ ràng hoàn thành,người bị giết chắc chắn phải chết trước hung thủ.

Nghiệp ác thứ nhì do thân tạo ra là trộm cướp.Trộm cướp có thể thúc đẩy vì tham hoặc giả vì sân hận mà muốn hãm hại người nào.Trộm cướp cũng có thể do si,vì lầm tưởng rằng bạn có thể cướp lấy bất cứ gì mình muốn.Chủ tâm là muốn khai phân vật sở hữu và chủ sở hữu..Trộm cướp có thể thực hành bằng bạo lực hoặc do lén lút; hoặc do bạn vay mượn xong,chờ chủ nhân quên rồi giữ lại luôn cho mình; hoặc mượn tiền không chịu trả.Hành động trộm cướp được kể như hoàn tất khi bạn có ý nghĩ rằng món đồ vật giờ đây thuộc về mình.Dù chính bạn không trực tiếp mà để cho kẻ khác làm dùm mình vẫn bị xem như tội trộm cướp.

Nghiệp cuối cùng trong ba nghiệp ác của thân là tà dâm Đó là liên hệ sinh lý với một người không thích hợp,thực hiện tại một cơ phận không thích hợp; vào một thời giờ không thích hợp; tại một điểm không thích hợp hoặc vi phạm ý muốn của người khác-đương nhiên là bao gồm cả việc hãm hiếp. Đối với người đàn ông thì người đàn bà không thích hợp bao gồm mẹ mình; vợ hoặc người yêu của kẻ khác; cô gái giang hồ do người khác trả tiền thuê bao, thân quyến của chính mình hoặc những người nữ đã xuất gia như các ni sư.Cũng bao gồm luôn cả những người đàn ông khác.Những cơ phận không thích hợp trong thân thể là hậu môn và miệng.Những nơi chốn không thích hợp là chung quanh tịnh thất của sư phụ mình,gần tháp miếu hoặc ngay trong chùa hoặc ngay trước mặt cha mẹ mình.Thời gian không thích hợp đối với người đàn ông là khi người đàn bà đang thời kỳ kinh nguyệt,lúc mang thai và khi người đàn bà đang vướng phải một chứng bệnh mà sự giao hợp làm cho bệnh trở nên trầm trọng.Nếu người đàn ông giao hợp sinh lý theo những cách trên thì dù với chính vợ mình vẫn kể là tà dâm.Thông thường mà nói,sự giao hợp là do từ tham luyến,nhưng người ta vẫn có thể giao hợp vì sân hận ví dụ như người đàn ông ngủ với vợ của kẻ thù của hắn.Có lúc cũng do vì vô minh mà nghĩ rằng sự liên hệ sinh lý có thế giúp con người đạt đại giác ngộ.Nghiệp xấu của hạnh tà dâm chỉ do mình tự tạo và hành động trở nên cụ thể khi có sự va chạm giữa hai cơ quan sinh dục.

Bốn loại nghiệp xấu kế tiếp là khẩu nghiệp.Trước tiên là vọng ngữ; bao gồm việc nói những ngôn từ trái với điều đã thấy, đã nghe và đã biết.Vọng ngữ có thể do bởi tham,sân hoặc si.Chủ tâm là gây hoang mang cho người khác,có thể diển đạt bằng lời nói,gật đầu hoặc chỉ cần ra một dấu tay.Bất cứ hành động nào có chủ ý làm người ta hoang mang đều tạo nên nghiệp xấu vọng ngữ.Và nếu người khác nghe thấy những vọng ngữ này, điều đó đã làm cho hành động vọng ngữ được thành hình.Tiếp theo,là nói lời chia rẽ ly gián.Chủ tâm là gây sự bất hòa phân tranh giữa bạn bè hoặc tăng đoàn vì quyền lợi của chính mình hoặc vì quyền lợi của người khác.Dù một người nào đó có thành công hay không trong việc tạo ra sự phân tranh bất hòa thì hành động ly gián của họ hoàn tất ngay trong phút giây mà người khác nghe được những lời nói chia rẽ này.

Kế tiếp là ác ngữ.Chủ tâm là nói lời thô ác,và nghiệp ác ngữ sẽ hoàn tất ngay khi người bị nói xấu nghe được những lời mắng nhiếc nhắm đến họ.Gièm pha nói xấu bao gồm những lời sỉ nhục người khác,chỉ trích lỗi lầm người ấy dù đúng hay sai.Nếu người nào sử dụng ngôn ngữ ác độc để gây tổn thương cho người khác, đó gọi là ác ngữ.Kế tiếp là ỷ ngữ (nói chuyện thị phi). Ỷ ngữ là nói chuyện thị phi bỉ thử do một trong tam độc[3] thúc đẩy.Chủ đích đơn giản là chỉ muốn hàn huyên vô cớ hặn nhàn đàm tâm sự không mục đích. Ỷ ngữ không cần có người thứ hai.Bạn chẳng cần có một người tri âm, bạn có thể nói lời ỷ ngữ( lời thị phi) bằng cách nói chuyện với chính mình.Nhàn đàm vô ích bao gồm việc bàn luận chiến tranh thời sự,việc lỗi lầm của kẻ khác hoặc biện luận chỉ biện luận thôi.Cũng bao gồm luôn việc đọc các loại sách không quan trọng gì cả,các loại sách vô bổ mất thì giờ chỉ vì ái chấp.

Sau cùng là ba nghiệp xấu được tạo ra bởi ý, điều đâu tiên là tham dục.Đối tượng của tham dục là vật sở hữu của người khác.Phiền não cổ súy cho lòng tham dục có thể do tam độc tham,sân si gây nên.Hoàn thành việc làm bất thiện này liên hệ đến năm yếu tố: tham chấp mãnh liệt tài vật của người khác; ý đồ tích chứa của cải; dã tâm thèm muốn tài vật người khác; muốn giựt của cải người khác tạo thành của riêng mình; không trông thấy được sự nguy hại vì thèm khát tài vật của người.Nếu hội đủ năm yếu tố này khi người ta ao ước thèm khát vật gì đó thì hành vi tâm lý này (tham dục) đã hoàn thành.

Kế đến là tâm sân hận; tâm sân hận tương tự như ác ngữ, chủ đích là do ý muốn gây thương tổn cho người; hoặc là nói lời ác ngữ hoặc là mong cầu người ta gặp hoạn nạn tai ương và bị thất bại,hỏng việc.Một khi bị cuốn hút theo tâm niệm như vậy thì cũng đã hoàn thành nghiệp sân rồi. Điều này (nghiệp sân) cũng đòi hỏi cần phải có năm yếu tố: 1/phải có động cơ căn bản là lòng sân hận hoặc lòng phẫn nộ.2/thiếu tinh thần nhẫn nhục.3/không tri nhận được những lỗi lầm của sự giận dữ.4/cố tình hãm hại kẻ khác.5/không tự tri nhận rằng nếu bạn chỉ cần thấu hiểu được những hậu quả tai hại của tâm sân hận không thôi,thì sự tri nhận này cũng đủ sức giúp bạn chế ngự được ý muốn hãm hại kẻ khác rồi.Chỉ cần bạn đơn thuần mong muốn người khác gặp khổ đau ách nạn, đó chính là tâm sân hận.

Hành vi cuối cùng trong mười hành vi bất thiện là tà kiến hoặc chấp kiến (tức là bám víu một cách ngoan cố vào những tri kiến sai lầm); những điều này có nghĩa là bạn phủ nhận bản tánh tồn tại của các pháp hiện hữu.Thông thường có bốn loại tà kiến: tà kiến đối với nhân;tà kiến đối với quả; tà kiến đối với tác dụng của các pháp và tà kiến đối với sự hiện hữu của một vật thể. Đối với tà kiến về nhân thì tin rằng không có hành nghiệp; đối với tà kiến về quả thì tin rằng có những hành vi nào đó không tạo ra nghiệp báo; tà kiến đối với tác dụng của các pháp thì nghĩ rằng con cái không phải do cha mẹ nuôi nấng,và hạt giống không thể kết trái và cũng nghĩ rằng không có tiền kiếp hoặc không có đời sống sau khi chết.Tà kiến thứ tư là tà kiến đối với sự hiện hữu của mọi vật thể-do vì vô minh và tham chấp mà tin tưởng rằng các bậc A La Hán,Niết Bàn và Tam Bảo đều không hiện thực.Ngài Tsong Kha-Pa nói rằng:mặc dù có nhiều loại tà kiến khác nhau nhưng các tà kiến này thật sự cắt đứt mọi cội rễ tích lũy công đức của con người và chính vì lý do đó đã khiến cho người ấy bị cuốn hút theo các hành vi bất thiện một cách không kiềm chế nổi.Vì thể,tà kiến không tin Tam Bảo và tà kiến không tin luật nhân quả được gọi là tà kiến lớn nhất.

Chúng ta cũng nên biết rằng có sự sai biệt nặng nhẹ trong các hành nghiệp.Khi hành vi được thôi thúc bởi những phiền não mãnh liệt thì hành vi này được gọi là hành vi vô cùng nghiêm trọng.Phương thức hành vi tạo tác cũng quyết định mức độ khinh trọng của nghiệp.Ví dụ như một cuộc mưu sát được diễn ra trong tâm thức hân hoan,trước tiên là tra tấn,rồi chế giễu và phỉ báng người ta thì cuộc mưu sát này được gọi là cuộc mưu sát rất nghiêm trọng vì con người đã bị giết một cách vô nhân đạo.Nếu kẻ sát nhân không có lương tâm và không có ý thức hổ thẹn thì hành vi sát sanh ác độc này được kể là rất nghiêm trọng bởi vì hắn đã đánh mất khả năng hoặc lực lượng đối trị.Nếu sát sanh vì do ngu si, với mục đích sát sanh để làm tế phẩm chẳng hạn và nghĩ rằng hành động sát sanh này thật sự là một nghi lễ tôn giáo chứ không phải là một hành vi xấu ác thì theo kinh dạy,nghiệp tạo ra xem như rất nghiêm trọng.

Thông thường,nếu bạn tái phạm một vài hành vi nào đó càng nhiều lần thì nó càng trở nên nghiêm trọng hơn.Nghiệp lực nặng hay nhẹ cũng còn tùy thuộc kẻ tạo tác.Nếu bạn hồi hướng công đức do sự phúc lợi của chúng sanh để tầm cầu chứng ngộ,kinh dạy,năng lực sẽ mạnh mẽ hơn.Trong khi ấy,nếu hồi hướng công đức do mục tiêu thấp kém hơn,kinh dạy,năng lực cũng sẽ yếu hơn. Điều này cũng còn được áp dụng cho hành vi bất thiện nữa.Phiền não càng thôi thúc dữ dội chừng nào thì hành nghiệp càng gia tăng mạnh mẽ chừng ấy; và trong tất cả các phiền não này thì sân hận được kể là loại phiền não mạnh mẽ nhất.Một niệm sân rất nhỏ đối với một vị Bồ Tát sẽ thiêu hủy mọi công đức tích tụ từ ngàn kiếp của bạn.

Quả báo của những hành vi bất thiện dựa trên cường độ của các phiền não đã xúi giục sai sử chúng.Cũng có các quả báo tương ứng với các loại nghiệp nhân.Ví dụ:vì đã từng sát sanh,con người sẽ bị đọa sanh vào các cảnh giới thấp kém;sau đó dù màng được thân người nhưng thọ mạng cũng sẽ rất ngắn.Bởi vì đã từng trộm cướp nên sẽ thiếu thốn vật chất.Bởi vì tà dâm nên sẽ có người phối ngẫu không trung thành.Bởi vì ác ngữ nên người ta sẽ nhục mạ bạn.Bởi vì nói lời ly gián nên bằng hữu bất hòa chia rẽ v.v…Một loại quả báo khác là cách hành xử theo bản năng bẩm sinh.Bởi vì đời trước sát sanh,cho nên dù được đầu thai làm người nhưng vẫn tự nhiên có tính tình rất xung động và thích giết chóc.Cũng có loại quả báo tùy theo hoàn cảnh và môi trường; loại quả báo này chín mùi và tích lũy chung cho cả tập thể cộng đồng.Ví dụ như,do bởi sát sanh mà một người đã sinh sống ở vùng lúa mạ trái trăng không được xum xuê dồi dào,làng cùng hẻo lánh,khí hậu không tốt, đầy dẫy cây độc gai góc.Bởi vì trộm cướp nên gặt quả báo làm người nông phu bị thất mùa.Bởi vì tà kiến mà có quả báo phải chịu hoàn cảnh thiếu sự cứu hộ và không nơi nương tựa.

Nếu do nhờ giới luật mà con người có thể tự kềm chế và không đắm chìm vào các hành vi xấu ác; ngược lại còn quyết tâm không để dính líu vào những sự kiện như thế thì người đó đã tích lũy được nhiều thiện hành.Nếu không đủ sức hoặc không có khả năng để tạo tác ác nghiệp nhưng vì đạo đức nên tự chế không làm mới được kể là tích tụ thiện hành.

Tuy hành vi đã tạo tác rồi nhưng không phải do cố ý; ví như ngộ sát,sát sanh trong giấc mộng,hoặc làm những việc trái với ý nguyện cá nhân; trong những trường hợp như vậy,hành động tuy đã tạo tác nhưng nghiệp vẫn không tích lũy.Do vì thiếu yếu tố cần thiết là sự chủ tâm cố ý nên nghiệp báo của hành động cũng không thành hình.Mặt khác nếu bạn cưỡng bách người nào phải dính líu đến các hành động bất hảo thay thế cho bạn thì nghiệp xấu tích tụ là do từ bạn mà ra.

Nghiệp quả có thể ở đời này, đời sau hoặc cách khoảng nhiều đời mới chín mùi.Một vài hành động quá trọng đại gây ra do sự vô minh và sân hận kịch liệt nên được xem như rất trầm trọng và đã mang đến quả báo ngay trong hiện đời.Các hành vi tốt đẹp tích cực cũng thế.Nếu cưu mang bi tâm lai láng đối với tất cả chúng sanh,nếu vững tâm quy y Tam Bảo và đền đáp ân đức sư trưởng cùng cha mẹ mình thì hoa trái của các hành động này được kể là quá thù thắng đến nỗi chúng sẽ khởi sự chín mùi ngay trong hiện kiếp.

Mang được thân người chủ yếu là do trì giới thanh tịnh và tự chế không tạo mười ác nghiệp.Tuy nhiên để có được thân người với nhiều trợ duyên ưu đãi giúp vượt tiến trên quá trình tu hành thì vẫn phải cần đến các nhân tố khác nữa. Điều này bao gồm cả việc sống lâu để hành trì Phật pháp một cách viên mãn.Cũng đồng thời cần bổ túc thêm; nếu có được thân hình tráng kiện,trang nghiêm,khỏe mạnh,lại sanh trưởng trong một gia đình tôn quý; đương nhiên bạn sẽ tạo được niềm quy ngưỡng lớn lao từ tất cả mọi người và gây được sức ảnh hưởng rất to lớn.Trong kinh điển có đề cập đến nhân tố khác, đó là ngôn từ đáng tin cậy và thân tâm cường tráng để tránh không bị công kích bởi những sự hỗn mang khuấy phá.Chỉ cần thoáng trông thấy bạn,thì với nhân dáng thu hút,bạn sẽ không khó khăn gì trong vấn đề thu nạp đệ tử và tạo cho họ vững tin nơi bạn.Khi thuộc dòng dõi của một gia đình tôn quý,mọi người sẽ lắng nghe và lưu tâm đến lời khuyên của bạn hơn.Bằng sự giúp đỡ vật chất cho nhiều người,bạn có khả năng phối hợp đông đảo quần chúng với sức ảnh hưởng của bạn và với ngôn từ đáng tin ,bạn sẽ làm cho quần chúng tin tưởng vào lời nói như thật của bạn.Những gì bạn nói đều có thể thành tựu sớm sủa đúng theo ý nguyện.chẳng khác nào như chiếu chỉ của một vị quốc vương.Trước đám đông,bạn không còn sợ sệt hay rụt rè khi giảng pháp cho họ.Và cũng sẽ có rất ít chướng ngại trong việc tu hành.Nhờ thân tâm vững mạnh,bạn có thể nhẫn chịu được sự thử thách cam go của thể xác và cũng không còn hối hận hoặc gặp bất cứ chướng ngại nào trong nỗ lực đạt được bất cứ ước nguyện gì của mình và của người.

Mỗi một trong những ưu điểm khác nhau này đều do một nghiệp nhân đặc thù của nó.Nhân trường thọ là do hằng thường có thái độ vị tha giúp ích, không bao giờ gây thương tổn cho kẻ khác.Thân thể cường tráng khỏe mạnh là do cung cấp quần áo mới cho người và kềm chế không nóng giận.Sanh trưởng trong gia đình tôn quí là do nhân luôn luôn khiêm cung,tuyệt đối không cao ngạo và tự xem mình như tôi tớ cho sư trưởng và cha mẹ của mình.Nhân đại phú là do bố thí tài vật cho người nghèo,và nhân có lời ăn tiếng nói uy tín là do kềm chế khẩu nghiệp.Gây được nhiều uy tín ảnh hưởng sâu sa là do nhân cúng dường Tam Bảo và cha mẹ sư trưởng mình v.v…Có thân tâm vững mạnh là bởi cung cấp thức ăn vật uống cho người.Bạn sẽ có một thân người đặc biệt hy hữu với nhiều ưu điểm kể trên nếu bạn tích tập các nghiệp nhân vừa dẫn.

Nếu cứ trì trệ biếng nhác,không chịu suy gẫm kỹ càng về luật nghiệp báo,có thể ta tự cho rằng mình chẳng làm gì xấu ác và tự cho mình là một người tu hành đạo hạnh.Tuy nhiên,nếu tự phân tích cặn kẽ những ý nghĩ và việc làm của mình thì sẽ khám phá rằng hằng ngày ta đang vướng vào những lời nói vô căn cứ gây tổn thương cho người; hoặc đang vướng vào lỗi tham đắm.Ta sẽ khám phá rằng mình thật sự thiếu mất yếu tố hành đầu cần thiết của lòng tín tâm vững vàng kiên định để có thể tuân thủ pháp tắc nghiệp quả một cách chân chính.Ngay bây giờ ta cần tri nhận được sự khác biệt và khiếm khuyết giữa việc tu hành theo pháp Phật và phương thức sinh sống thường nhật.Hãy liên kết tầm hiểu biết về luật nhân quả với việc làm của bạn để kết thúc sự dị biệt này.Nếu tri nhận được mối nguy hiểm tiềm ẩn trong đường lối tư duy và hành động thì ta sẽ không ngừng bồi dưỡng quyết tâm nhằm sửa đổi cách cư xử và ý tưởng của ta.Ngài Tsong-Kha-pa dạy rằng:vì đã liên kết quá lâu với những phiền não nên dù chúng ta có tận sức để không vướng mắc vào các hành vi bất thiện,tuy nhiên đôi khi ta tự phát hiện ra rằng mình không thể nào tự chủ được để tránh tạo tác thêm nhiều hành vi bất thiện.Ta không nên khinh xuất đối với những chuyện như vậy.Trái lại hãy dấn bước theo những phương pháp thanh tịnh hóa do chính đức Phật khuyến dạy.Ta có thể thanh tịnh hóa và khắc phục điều xấu ác đã tạo bằng cách áp dụng bốn oai lực đối trị. Đầu tiên là sám hối lực[4].Bằng cách tư duy đến tính cách nghiêm trọng về quả báo của các hành động xấu ác,bạn nên phát khởi nỗi niềm ân hận sâu xa về những hành vi đã tạo ngay tự đáy lòng mình.Thứ hai là thanh tịnh lực[5],có thể đạt được xuyên qua nhiều phương pháp khác nhau bao gồm việc thọ trì đọc tụng kinh điển,quán tu lý không tánh,trì chú, đắp tạo Phật tượng,cúng dường,xưng tán danh hiệu chư Phật.Những pháp tu thanh tịnh này cần phải cương quyết thực thi cho đến khi bạn thấy được dấu hiệu và triệu chứng thành công.Những dấu hiệu ấy bao gồm mộng thấy ói mửa;mộng thấy uống sữa bò hoặc sữa đặc; mộng thấy mặt trời và mặt trăng; mộng thấy bay bổng hay lửa cháy hay chế phục các bò rừng hay người mặc áo choàng đen; mộng thấy các vị tăng ni; mộng thấy trèo núi; và mộng thấy nghe kinh.Những điều đó đều là triệu chứng thành công trong pháp tu thanh tịnh.

Thứ ba là năng lực quyết tâm không tạo tác nghiệp ác[6] trong tương lai.Nếu có năng lực quyết tâm và tự khắc chế không tạo mười ác nghiệp; không những bạn có khả năng thanh tịnh hóa sự tiêu cực của mười ác nghiệp không thôi mà bạn còn có khả năng thanh tịnh hóa phiền não và các dấu ấn do phiền não để lại.Nếu năng lực quyết tâm của bạn rất phiến diện thì pháp tu thanh tịnh cũng sẽ cạn cợt.Năng lực sau cùng là quán tưởng quy y Phật, Pháp và Tăng và vì phúc lạc cho mọi loài chúng sanh mà phát nguyện thành tựu quả vị giác ngộ.

Nếu ác nghiệp đã tạo mà không hề thanh tịnh hóa thì sẽ tạo nên cơ duyên thác sanh vào cảnh giới thấp kém.Ác nghiệp có thể được hoàn toàn thanh tịnh hóa trong ý nghĩa là tiềm năng của nó hoàn toàn tận diệt,hoặc duyên thác sinh vào những cảnh giới thấp hơn cũng đã tận diệt duy chỉ còn một vài việc rắc rối đau đầu đơn giản trong đời này. Đó là,bất cứ hành vi xấu ác nào vốn phải thời gian dài mới sanh ra kết quả,nhưng nay trong thời gian ngắn nghiệp báo đã chiêu cảm rồi.Kết quả còn tùy theo pháp tu thanh tịnh của hành giả có thiện xảo chăng,tứ oai lực có hoàn bị không và đồng thời sự hạ thủ công phu của hành giả có dõng mãnh không và pháp tu tịnh trị kéo dài bao lâu rồi.Trong vài trường hợp,nghiệp chiêu cảm đã bị hủy diệt; trong vài trường hợp khác vẫn còn thọ nhận một vài chiêu cảm nhẹ hơn.Bạn chớ nên xem như điều này mâu thuẫn với lời dạy trong kinh điển rằng nghiệp đã tạo tác không baogiờ xóa nhòa được mức độ chiêu cảm dù cả trăm kiếp. Điều này có nghĩa là nghiệp đã tạo ra chưa được thanh tịnh hóa thì không bao giờ có thể phôi pha được tiềm năng chỉ vì thời gian trôi qua.Không có hành động nào mà không thể thanh tịnh hóa được.Sự thanh tịnh hóa sẽ giúp diệt trừ tất cả mọi tiềm năng chiêu cảm gây nên từ các nghiệp xấu; cùng thế ấy,mọi hành động thiện hảo cũng đều bị giảm mất sức chiêu cảm khi khởi lên một niệm sân.Nhưng Đức Phật đã dạy rằng bạn không bao giờ thanh tịnh hóa được hành nghiệp một khi nó đã tạo thành kết quả.Ví dụ: những kinh nghiệm tiêu cực xấu trong hiện đời là quả của hành vi xấu đã tạo từ quá khứ; những nghiệp quả đã diễn ra rồi,bạn không thể tịnh trừ chúng được.Ngài Tsong-Kha-pa bảo rằng;những thiện nghiệp có thể vì các nhân tố đối kháng như sân hận mà mất hẳn năng lực; cho nên ta không chỉ cẩn trọng để tích tập công đức không thôi; mà còn cần phải bảo vệ các công đức đã tích tập được một cách hết sức thận trọng nữa. Điều này thực hiện được bằng cách hồi hướng công đức để thành tựu sự chứng ngộ cho mục đích thượng cầu Phật quả.Kinh dạy rằng một khi bạn đã hồi hướng công đức để đạt đến những mục tiêu như vậy thì chỉ khi nào đã đạt thành viên mãn rồi,các thiện nghiệp bạn tạo mới không bao giờ bị mất hẳn tiềm năng của nó.Chẳng khác nào như đã ký thác tiền bạc vào ngân hàng thì bạn rất yên tâm đối với giặc cướp-giặc cướp ở đây là tham,sân si.

Dù ta có thể thanh lọc hoàn toàn mọi xấu ác và hủy diệt tiềm năng mang lại các hậu quả đáng sợ của nó xuyên qua cách vận dụng các lực lượng đối trị thích nghi nhưng chỉ cần đơn giản không phạm vào các ác nghiệp từ lúc đầu thì vẫn tốt hơn rất nhiều.Do vậy,tốt hơn hết là bạn không nên phạm vào và không bao giờ để cho nội tâm bị vây bẩn bởi những ác nghiệp như vậy.Ngài Tsong-Kha-pa nói rằng cũng tương tợ như một người bị gãy chân;sau đó,lành lại nhưng quả thật chiếc chân bị gãy khác xa so với chiếc chân chưa hề bị gãy bao giờ.

Có lẽ có người nghĩ rằng vì lý do trong một số kinh điển khác có đề cập đến sự phú quý và các quyền lợi của kiếp sống hiện nay trong vòng luân hồi như những đối tượng cần phải xả bỏ và khước từ,nên một hành giả nào đó còn có ý nguyện đạt được hình thức tồn tại lương hảo là điều không thích hợp. Đây là thái độ rất sai lầm.Tâm nguyện mà chúng ta vừa nói gồm có hai loại; chí nguyện tạm thời và chí nguyện cứu cánh.Chí nguyện tạm thời bao gồm sự truy cầu thân người quí giá trong kiếp tới.Dựa vào thân người quí giá như vậy bạn có thể liên lỉ tu hành Phật pháp để cuối cùng đạt thành chí nguyện cứu cánh, đó là sự thành tựu giác ngộ.Tuy rằng đối với một Đại thừa hành giả; mục đích cứu cánh là muốn nỗ lực đạt được Nhất Thiết Trí nhằm mưu cầu phúc lợi cho quần sanh.Nhưng cũng đồng thời rất cần thiết cho vị hành giả này nguyện cầu đạt được một sự tái sanh tốt đẹp trong đời vị lai,như có được một thân người chẳng hạn để vị ấy có thể tiếp tục tu hành.Ngài Tịch Thiên nói rằng;thân người quí giá cần được nhớ nghĩ như chiếc thuyền vượt ngang qua biển luân hồi. Để đạt đến mục đích cứu cánh thành tựu cảnh giới Nhất Thiết Trí,bạn phải có được thân người hiếm quí này trong rất nhiều kiếp. Đạt được hình thức tái sanh tốt đẹp như vậy,nguyên nhân cơ bản là do trì giới.

Đối với đa số nhiều người,quả thật khó khăn để bỏ hẳn thế gian sau khi họ phát nguyện tu hành.Người tu hành tốt nhất là xả bỏ mọi sinh hoạt thế gian,hy hiến cuộc đời còn lại của mình ở một nơi biệt lập đơn độc để tu hành. Điều này đáng khen ngợi và có nhiều đại lợi ích nhưng rất khó để tu như vây đối với đa số nhiều người trong chúng ta.Bạn phải lo nghĩ về chúng cuộc đời của mình,làm việc trong cộng đồng và phục vụ cho nhân quần nữa.Bạn không nên hoàn toàn bận lòng với mọi sinh hoạt thế tục mà hãy dùng nhiều năng lực và thời gian để tu hành ngõ hầu cải thiện đời sau.Bạn sẽ bắt đầu liễu ngộ rằng mọi hành sự trong hiện đời không đến nỗi quan trọng lắm so với vận mệnh tương lai.

Bạn có thể sẽ có được một cuộc chuyển sanh tốt đẹp ở đời vị lai do sự quy y và phụng hành giáo pháp theo luật tắc nghiệp báo; bằng nỗ lực từ bỏ các hành động xấu ác và tích tập những hành vi lương thiện.Tuy nhiên,vì vấn đề chuyển sanh thích hợp là một vấn đề còn nằm trong phạm vi luân hồi mà bản chất của luân hồi là “khổ” nên ta không nên lấy đó làm thỏa mãn,Trái lại,ta hãy bồi dưỡng sự nhận thức rằng mọi hình thức hiện hữu trong vòng luân hồi đều mang tính chất “khổ não”.Từ vô thỉ đến nay,ta từng quen thuộc với tâm chấp thủ đối với sự sung mãn của luân hồi mà chẳng hề liễu tri được rằng sự khoái lạc của luân hồi là :một sự khổ đau đích thực.Cho đến ngày nào mà các phạm nhân chưa hiểu rằng mình đang bị giam cầm và cũng chẳng tri nhận được rằng cuộc đời trong ngục thất rất khó và rất khổ để nhẫn chịu thì họ sẽ vẫn không phát khởi niềm ước mong chân thật để được thoát khỏi vòng lao ngục ấy.Luân hồi cũng vậy,cho đến khi nào mà bạn chưa nhận thức được các khiếm khuyết của đời sống trong vòng tuần hoàn hiện hữu này,thì bạn sẽ chẳng bao giờ chân chánh phát nguyện đạt được Niết Bàn tức là giải thoát khỏi luân hồi.

Bạn không nên có quan niệm sai lầm rằng Phật giáo là đạo bi quan yếm thế.Trái lại, Phật giáo rất lạc quan bởi vị mục đích mà mỗi cá nhân nhắm đến, đó là sự chứng ngộ viên mãn hầu có thể đạt được một niềm an lạc toàn bích và vĩnh cửu.Phật giáo gợi nhắc chúng ta rằng mỗi người đều có thể đạt thành mục đích tối thượng này.Những khoái lạc nhất thời của luân hồi dường như có vẻ vui thú, nhưng chúng không thể thỏa mãn chúng ta được,cho dù ta có được hưởng thụ lâu đến cách mấy đi nữa.Chúng chẳng bền vững vì chúng dễ biến hóa thay đổi.Trái lại,với cứu cánh thường hằng và vĩnh cữu của an lạc rốt ráo Niết Bàn thì những khoái lạc và an vui tạm bợ trong vòng luân hồi này đều trở thành vô nghĩa.

Trích @: http://www.thuvienhoasen.org/huongdenconduonggiaithoat-07.htm

HƯỚNG ĐẾN CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT
Nguyên Tác: THE WAY TO FREEDOM
Tác giả: HIS HOLINESS THE DALAILAMA
Dịch giả: Nguyễn Thuý Phượng


--------------------------------------

[1] Asoka: A Dục Vương,
[2] Dịch giả chú thích: An action: dịch là nghiệp vì trong trường hợp này rõ ràng tác giả muốn nói là hành vi có tác ý.Mà hành vi có tác ý chính là nghiệp.
[3] Tam độc: ba độc tham sân si
[4] Sám hối lực: power of regret
[5] Thanh tịnh lực: power of purification
[6] Năng lực quyết tâm không tạo tác nghiệp ác: power of resolve not to engage in the non virtuous deed
RANDOM_AVATAR
Rain
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 5 04/12/08 10:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến26 khách