PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Thứ 7 17/01/09 11:24

[justify]Vài khía cạnh trong thế giới quan Khoa học và Phật học

Trong khi nền triết học Phương Tây với bản sắc chú trọng nặng về thần linh, thượng đế thì ở Đông Phương đúng hơn là Ấn Độ, đã có một nền văn minh vô cùng rực rỡ mà cho đến nay các nhà khảo cổ học, và các nhà khoa học chưa khám phá được hết mức độ sâu rộng cũng như những kiến giải về vũ trụ và thế giới chính xác đến độ bất ngờ đặc biệt là trong các kinh điển Phật Giáo, một loại tôn giáo “vô thần”.

Thật vậy, ra đời vào khoảng thế kỉ thứ 6 trước Công nguyên trong bối cảnh xã hội phân hóa cực kỳ phức tạp của xứ Ân mà đạo Bà La Môn ngự trị, Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) cùng với các đồ đệ chỉ trong vòng vài trăm năm (Sau khi Phật Thích Ca qua đời, thì Tăng đoàn Phật giáo thời bấy giờ đã trải qua 3 kì kiết tập nhằm củng cố và điều chỉnh các giới luật cũng như hoàn thiện kinh điển. Hầu hết các kinh điển Phật giáo còn sót lại là có từ 3 tạng kinh của kì kiết tập thứ 3 này do ngài Mahinda mang từ Ấn Độ sang đảo Sri-Lanka; kinh viết bằng tiếng Phạn (Pali) các kinh điển này còn lưu giữ nguyên vẹn) đã khai hóa một hệ thống tư duy (trí huệ) hoàn toàn mới và họ đã để lại một kho kinh sách khổng lồ mà qua đó người ta có thể tìm rút ra được vô vàn những hiểu biết giải thích về thế giới và vũ trụ vẫn có giá trị cho đến tận thiên niên kỷ này.

Khi nói đến tôn giáo sẽ khó tránh cho chúng ta liên tưởng tới nhiều hình ảnh có tính cách thần linh hay siêu thực xa vời hay thậm chí mê tín, thụ động. Tuy nhiên, không ai có thể biết được chính xác những lời dạy ban đầu của Thích Ca có dính dáng gì đến những hình thức tôn giáo trong đó kể cả các hoạt động tích cực hay tiêu cực hiện nay của Phật giáo. Bởi vì ở thời mà đức Phật giảng dạy thì không được ghi nhận nguyên văn. Chỉ có Những kinh sách được chép và dịch lại sau này nên chắc khó tránh khỏi sự điều chỉnh hay sửa chữa của những thế hệ sau đó. Chưa kể rằng, ngay chính trong thời gian thuyết pháp, Thích Ca đã tùy theo hiểu biết, lòng tin, và kinh nghiệm của từng đối tượng để truyền thụ giáo hóa chứ không cứng nhắc, giáo điều. (Đây có lẽ cũng là nguyên do của việc phân hóa phong phú nhưng thống nhất trong tư tưởng của Phật giáo ngày nay).

Tạm thời bỏ qua các tranh cãi về tôn giáo, khi khảo cứu tham vấn các kinh điển Phật học, người ta có thể rút ra được nhiều quan điểm hay giải thích của Phật giáo về thế giới và con người cũng như nhiều phương pháp phân tích khoa học đã được dùng đến. Mặc dù các kinh điển tập trung nhiều trong việc giảng dạy các phương cách thoát khổ, ta vẫn tìm thấy khá đầy đủ những luận cứ và quan điểm của Phật giáo về thể tính vật lý của thế giới và vũ trụ. Ở đây ta chỉ dừng lại trên những ý niệm có liên quan nhưng không đi xa hơn để tránh lạc khỏi đề tài vật lý sử.

Giải thích của Phật giáo về nguồn gốc hình thành, và quy luật phát triển chung của vũ trụ:

Một trong những câu hỏi hóc búa và lâu đời nhất của vật lý và triết học là vũ trụ do đâu mà có? Nó vận động và phát triển ra sao? Hầu hết các quan điểm có được từ khi có câu hỏi trên cho tới khi Phật giáo ra đời đều mang nặng tính thần quyền và ngay cả đến thiên niên kỉ thứ hai này chúng ta vẫn còn thấy nhan nhản các lý thuyết dựa vào niềm tin lên đấng sáng thế, người có toàn quyền tạo ra vũ trụ. Vậy mà Phật giáo một tôn giáo tối cổ lại chạy ra khỏi các giáo điều cứng nhắc và thiết lập nên một hệ thống nhân sinh quan hoàn toàn vô thần. Theo các kinh điển của Phật giáo, vạn vật bất kể sinh giới hay vật chất phải tuân theo những qui luật tác động một cách không thiên vị lên chúng.

Điều quan trọng nhất cần đề cập là nguyên lý Nhân - Quả. Nguyên lý này cho rằng mọi hành vi, vận động đều gây ra các hậu quả tất yếu của nó. Các hậu quả này trước hay sau sẽ đến lúc quay ngược lại tác động vào chính chủ thể của hành vi vận động ban đầu. Đây là nguyên lý bao trùm các hoạt động của vũ trụ.
So sánh ra, thì nguyên lí này là một sự mở rộng của nguyên lí tương tác lực và phản lực mà Newton đã phát biểu. Cái khác ở đây, theo Phật giáo qui luật Nhân - Quả không chỉ đúng cho thế giới vật chất mà nó còn đúng luôn cho cả thế giới giới tâm lý con người.
Phật giáo cho rằng mỗi hiện tượng mà ta có thể nhận biết hay suy diễn ra (hay ngay cả các hiện tượng mà ta chưa đủ khả năng để quan sát qua các giác quan hoặc qua suy diễn), đã là kết quả của sự phối hợp từ các nhân tố vận động (nhân) kết hợp với điều kiện sẵn có của môi trường (duyên).

Điều này thì chúng ta đã có thể thấy rất rõ trong thế giới sống: một hạt giống không thể nảy mầm và phát triển mạnh mẽ nếu không có các điều kiện thích hợp của môi trường. Mặc dù, hạt giống có thể tự thân nó mang những tính trạng rất khoẻ.

Tiếp xa hơn, luật Nhân - Quả không chỉ đứng yên hay tác động trên một sự kiện cô lập mà nó có tính phổ dụng trong toàn vũ trụ. Nghĩa là bất kể vật thể có kích cỡ nhỏ hay to có đời sống dài hay ngắn đều phải tuân theo sư chi phối của Luật nhân - quả. Và chuỗi nhân - quả luôn luôn xảy ra tác động nhau. Mỗi hậu quả của các vận động, tác động một lần nữa cùng với sự biến chuyển mới của môi trường sẽ là tiền đề tạo điều kiện cho các vận động và tương tác mới … và tập họp những vận động và tương tác họp thành một vòng luân chuyển không ngừng nghỉ gọi là “trùng trùng duyên khởi”.

Như vậy, theo cái nhìn của Phật giáo, vũ trụ là sự vận động và tương tác lẫn nhau của các hiện tượng tiếp nối không có bước đầu và cũng không có kết thúc. Các hiện tượng này liên tục, sinh diệt và chuyển biến theo Luật nhân - quả. (Pháp Duyên Khởi).

Quan điểm duyên sinh trong Phật giáo cho ra một hệ quả là không có vật thể nào có thể tồn tại độc lập mà chúng nương tựa vào nhau tồn tại hài hòa nhau. “Vật này có, cho nên vật khác có, cái này không thì cái kia cũng không; vật này sinh, cho nên vật khác sinh, mà cái này diệt thì cái kia cũng diệt” (trích “Đại thừa Phật giáo tư tuởng luận” – Chương 1 của Kimura Taiken, Thích Diễn Bồi dịch). Ở đây ta có thể so sánh với việc cho rằng cả vũ trụ này tồn tại bởi sự tương tác lẫn nhau của vật chất (bằng các lực vật lý chẳng hạn) và không thể nào có một vật thể riêng biệt hoàn toàn không tương tác với các vật thể còn lại. Các ảnh hưởng tương tác lẫn nhau của các sự kiện trong đời sống có khi sâu rộng hơn như chúng ta tưởng. Theo Stephen Hawking, đã trình bày trong Chương 4 của quyển “Vũ trụ trong một vỏ hạt” xuất bản năm 2001 rằng: “Một con bướm vỗ cánh ở Tokyo có thể gây ra mưa ở công viên trung tâm ở NewYork” đã phần nào chứng thực cho cái ý tưởng duyên khởi của nhà Phật.

(Còn nữa…)

Nguồn: http://www.giaodiemonline.com, 01/04/2007.[/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Chủ nhật 18/01/09 6:23

[justify]Quan Điểm của Phật Giáo về Sự chuyển hóa của thế giới vật lý

1. Vai trò Đấng Sáng Thế và sự thành hoại của vật chất

Kế đến, phải kể tới nguyên lý Vô Thường: Phát biểu ngắn gọn của nguyên lý này là Không có vật gì thường tồn vĩnh cửu hay có thể ở mãi trong trạng thái nhất định. Một hệ quả đơn giản là mọi vật có lúc sinh ra thì sẽ có lúc nó bị tiêu diệt. Do đó, trong Phật giáo không tồn tại một đấng vĩnh hằng. Nếu có chăng thì đấng vĩnh hằng đó chính là Tính Không của vạn vật. Mặc dù có sự tạm phân chia sinh giới ra làm 6 loại trong đó có Trời, (và tiếp theo là Người, a-tu-la, súc sinh, ngạ quỉ, và điạ ngục). Nhưng ở đây vai trò của Trời (các đấng phạm thiên) không phải là tối hậu mà tất cả đều phải tuân theo Luật nhân quả.

Một phần cũng do việc phủ nhận sự tồn tại một đấng sáng tạo của vũ trụ này mà nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng: “Phật giáo là một khoa học”. Ngày nay, nguyên lý Vô thường đã được chứng minh rộng rãi trong các lí thuyết vật lý hiện đại. Từ một hạt cơ bản cho đến … vũ trụ bao la cũng đều có thời hạn tồn tại của nó! Ngoài ra, vật chất luôn luôn chuyển hoá không ngừng. Mỗi sự kiện hay sự vật đều có 4 thời kì chính đó là hình thành (thành), tồn tại và lớn lên (trụ), hao mòn và huỷ hoại (hoại), và chân như (không) và không gì có thể thoát khỏi qui luật này.

2. Vũ trụ vô cùng :


Một trong các lý thuyết được nhiều khoa học gia tin tưởng nhất về sự hình thành của vũ trụ đó là thuyết vụ nổ lớn (big bang). Ủng hộ giả thuyết này, có cả nhà vật lý thiên tài Stephen Hawking, người được xem là đã có những bước tiên phong trong nỗ lực thống nhất vật lý lượng tử và thuyết tương đối . Thuyết này cho rằng vũ trụ bắt đầu từ một lỗ đen có kích thước cực nhỏ và có mật độ vật chất ở đó là vô hạn.
Trong Liên Hoa Kinh, đã có phần đề cập đến chuyện này, theo đó, các đại sư của Thiên Thai Tông thường dạy rằng “toàn bộ vũ trụ nằm gọn trong đầu một hạt cải”. Như vậy, rõ ràng triết lý Phật giáo có thể đã thấy được từ lâu hiện tượng vũ trụ không có kích thước này.
Tuy nhiên, cũng theo theo quan điểm Phật giáo thì vũ trụ có số lượng thế giới lớn vô cùng tận. Số lượng thế giới giống như thế giới chúng ta đang sống thì “nhiều như cát ở sông Hằng”:
1000 thế giới nhỏ = 1 tiểu thiên thế giới
1000 tiểu thiên thế giới = 1 trung thiên thế giới
1000 trung thiên thế giới = Tam thiên đại thiên thế giới.
Vũ trụ không chỉ có một Tam Thiên đại thiên thế giới mà có đến vô số.

Và theo chu kì “thành, trụ, hoại, không” thì khi thế giới này hình thành cũng sẽ có sự tận diệt của thế giới khác, cứ như thế luân chuyển không bao giờ dứt.

…(Còn nữa…)

Nguồn: http://www.giaodiemonline.com, 01/04/2007.

PS: Bài tiếp theo, xin post nội dung : “Triết học tánh không và Cấu trúc của vật chất”. [/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Chủ nhật 18/01/09 6:56

[justify]Triết học tánh không và Cấu trúc của vật chất:

1. “Vạn Vật Đều Có Tánh Không !”

Về luận lý, thì trong Phật học không có sự tồn tại của trạng thái nhị nguyên. Nghĩa là không có sự phân biệt giữa hai trạng thái 1 và 0, có và không, … Nguyên do của sự phân biệt này là do chính tự tâm lí con người phân biệt mà ra (bằng các qui ước và định nghĩa). Thế giới tự nó không có sự tách rời phân biệt. Thay vào đó, trạng thái có và không chỉ là sự biểu hiện một thực thể. Sự tồn tại của một hiên tượng (pháp) bất kì phải gắn liền với môi trường đã tạo ra nó và tự nó không thể tồn tại độc lập (vạn vật đều không có tự tính). Có thể đây là khái niệm khó khăn và được bàn thảo, tranh cãi nhiều nhất cho người làm khoa học. Chúng ta tạm gọi đây là quan niệm Nhất nguyên (hay tánh không). Trong đoạn kế ta sẽ đề cập thêm.

2. Cấu thành của vật chất và định luật bảo toàn năng lượng

một câu hỏi khác cũng không kém phần quan trọng và lâu đời trong thế giới vật lý. Đó là câu hỏi về sự cấu tạo của vật chất. Gần như mãi cho đến cuối thế kỷ 20 người ta mới có được một câu trả lờì tương đối rõ ràng dựa trên phương trình E = mc² do Einstein phát triển. Cái ý nghĩa triết học nằm trong phương trình này là một sự khẳng định rằng vật chất đều chỉ là một dạng tích tụ của năng lượng.
Trong Phật học, vật chất thì được phân lớp một cách sơ khởi thành bốn loại (tứ đại) bao gồm: Đất dùng để chỉ tất cả những vật chất ở thể rắn, nước cho vật chất thể lỏng, gió cho thể khí, và dạng vật chất cuối cùng, lửa, chỉ năng lượng chuyển hoá thuần tuý. Các dạng vật này không tồn tại vĩnh cửu mà có thể bị chuyển hoá bởi luật vô thường. Theo quan niệm nhất nguyên thì các thể này chỉ là một (tính không) và tính không này có tính phổ dụng cho vạn vật. (Nói nôm na theo các thiền học Phật giáo: “vạn vật đều có Phật tính!” - Tức là mọi vật đều có bên trong nó thể tính của chân lý).

Để dễ cho các bạn hình dung, thì ta có thể so sánh cách luận giải đó với luận giải của vật lý hiện đại rằng “vạn vật cho dù ở bất kì dạng gì đều có thể mô tả ở một dạng duy nhất đó là năng lượng!”Đáng chú ý hơn nữa, khi mô tả trạng thái của vũ trụ thì trong bộ kinh ngắn (toàn bộ có khoảng hơn 160 chữ): “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” chỉ ra rõ ràng hơn: “…Thị chư pháp không tướng, bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm” ( tạm dịch: vạn vật đều là tướng không, không sinh ra, không mất đi, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm).

Như vậy, bạn nghĩ sao về sự xác tín của điều này nếu ta liên tưởng tới định luật bảo toàn năng lượng của vật chất trong vũ trụ mà các nhà vật lý đang cổ suý?

(Còn nữa…)

Nguồn: www.giaodiemonline.com, 01/04/2007.

PS: Bài tiếp theo, xin post nội dung : “Bản chất thật của Vạn Vật”.[/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Chủ nhật 18/01/09 7:29

[justify]….(tiếp theo và hết)

3. Bản chất thật của Vạn Vật:

Từ mấy ngàn năm trước, Phật giáo đã đưa khái niệm liên quan đến việc phủ nhận sự tồn tại của các dạng nhận thức từ con người về vật chất (tính “không”). Theo ý chỉ này thì tất cả các dạng thông tin mà ta nhận thức về vật chất đều không chính xác. Chẳng hạn, hãy xét hai khái niệm quan trọng nhất là “sắc” và “tướng”. “Sắc” là thuộc tính màu của vật chất mà chúng ta cảm nhận. Còn “tướng” là thuộc tính về hình dáng của vật chất. Như vậy tại sao lại phủ nhận hai thuộc tính này?

Cho đến nay thì người ta đã biết khá rõ rằng màu sắc chỉ là sự thụ cảm của mắt đối với một số bước sóng ánh sáng khác nhau và nó gần như là thuộc tính của tâm lý (hai sinh vật khác nhau có thể cảm nhận về màu khác nhau tuỳ theo kinh nghiệm và bẩm sinh của sinh vật đó).
Cấu trúc không gian của vật chất cũng tương tự, cấu thành bởi vô vàn những hạt cơ bản tùy theo khả năng nhận thức của con người hay cá nhân mà việc thấy biết về vật chất đó các khác nhau.
Nếu như đem cọng tóc phẳng trơn lên kính hiển vi điện tử thì ta sẽ có cảm nhận về hình dáng (tướng) của cọng tóc sẽ hoàn toàn khác (và có lẽ xấu xí và khá đúng hơn) với cảm nhận ban đầu.
Do đó, không thể vin vào hai thuộc tính “sắc” và “tướng” mà cho rằng đó là thể tính chân lý của vật chất mà ta cảm thấy được. Tương tự như vậy cho âm thanh, cảm giác, nhận thức,…(Duy Thức Luận và Bát Nhã Tâm Kinh).

Cũng xin nói thêm ở đây việc phủ nhận mọi thứ trong Phật giáo nhằm mục đích giáo hoá rằng mọi cái nhìn, thụ cảm, suy diễn, quan điểm, hiểu biết, hay hành động của con người đều do tự tâm của chính con người đã dựa vào kinh nghiêm, bản năng, và các điều kiện tác động của môi trường mà có (vạn pháp duy tâm tạo) Nhưng những điều này lại không phải là thể tính chân lý của thế giới. Do đó, nếu hoàn toàn dựa vào hay tin vào những thấy, biết của cảm quan sẽ bị sai lầm (vô ngã – vô chấp).

4. Phương Pháp Luận - Khách quan tuyệt đối:

Trong các nghiên cứu khoa học thì việc tách rời những thiên kiến, hay định kiến ra khỏi các đánh giá hay thực nghiệm khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng. Một lý thuyết càng khách quan bao nhiêu thì càng đem lại kết quả dự đóan chính xác bấy nhiêu. Tuy nhiên, khó mà một nhà nghiên cứu có thể hoàn toàn tách rời được các tư tưởng chủ quan của mình vào trong khoa học.
Thí dụ việc cho rằng vật nặng hơn sẽ rơi nhanh hơn nếu so sánh tốc độ rơi của hai vật trong cùng 1 thời điểm và cùng độ cao đã phổ biến từ rất xa xưa. Mãi cho đến khi Galileo kiểm chứng lại rằng nó sai.
Trong vật lý cổ điển, việc chấp nhận thời gian phẳng lặng và độc lập với không gian đã được Newton mặc nhiên dùng trong các chứng minh của mình và cho đến nay thì hiểu biết này là … không hoàn toàn chính xác. Ngay từ khi mới hình thành, các giáo huấn của Phật đã ý thức rõ ràng về những sai lạc mà con người đã mặc nhiên gán cho thế giới xung quanh và định kiến cho rằng đó là đặc tính thực của thiên nhiên.
Trong phần trên chúng ta đã thấy sự phủ nhận của các giáo huấn về sắc tướng và các cảm quan của cá nhân con người. Bên cạnh, Phật giáo còn chỉ rõ hơn nữa về sự sai sót này nhằm mục đích dẫn dắt tư tưởng con người đến việc nhìn nhận sự vật khách quan hơn (trí huệ) thông qua việc cho rằng “mọi thứ cảm nghĩ hay suy diễn đều là sản phẩm tâm lý của con người” (Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức - Duy thức luận).
Từ đó, để hiểu và đạt được chân lí một cách đúng đắn thì việc quan trọng nhất là tránh tối đa việc dựa vào hay trụ vào bất kì một ý kiến, tri kiến, hay nhận thức nào từ các cơ quan thụ cảm mà cho đó là tuyệt đối (bất ưng trụ sắc sinh tâm, bất ưng trụ thinh, hương, vi, xúc, pháp sinh tâm, ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm. –Kim Cang kinh)

Như vậy, thế giới quan Phật giáo tiềm chứa một cái nhìn rất tương đối về các lý thuyết (pháp). Ngoài ra, việc khuyên bảo giáo đồ trong con đường đi tìm chân lý cũng đã ghi rõ là không được dựa vào sắc, âm hay các cảm xúc (nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thinh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai – Xin hiểu thêm Như Lai ở đây là biểu hiện của chân lý tối thượng của vạn vật chứ không phải là cá nhân xác thịt của Phật Thích Ca: “Như Lai giả, tắc chư Pháp như nghiã” - Kim Cang Kinh).

Phật giáo còn cho rằng: Chân lý không từ đâu đến cũng không đi về đâu; chân lý hiện hữu không có sự áp đặt từ bên ngoài. Như vậy phương pháp mà Phật giáo dùng trong các luận lí là hoàn toàn khách quan.Tiện đây, cũng xin nhắc thêm một phán đoán của Phật: “Trong một bát nước có chứa hàng vạn sinh linh”. Đây đã là một phán đoán về sự tồn tại của thế giới vi sinh (vi trùng, vi khuẩn,…) mà bằng mắt trần người thời đó khó có thể kiểm nghiệm lại được. Sự tiên đoán này thì hiển nhiên được khẳng định từ khi người ta phát minh ra kính hiển vi.

Thay lời kết:

Điểm nổi bật nhất làm cho Phật giáo đặc sắc so với các tôn giáo khác là việc có nhiều kết luận hay giáo huấn tương đồng với khoa học và phương pháp luận hiện đại. Việc phủ nhận đấng sáng thế và việc cho rằng mọi sự việc nếu xảy ra đều phải tuân theo các qui luật công bằng của thiên nhiên (nhân - quả) đã đưa vị trí của Phật giáo lên ngang hàng với một nền khoa học chân chính.
Điều đáng gây ngạc nhiên để cho chúng ta và các nhà khoa học tự đặt câu hỏi và tìm cách trả lời là: Phật giáo đã ra đời từ hơn 2500 năm trước, khi mà con người chỉ có những công cụ sản xuất thô sơ. Không có dụng cụ thí nghiệm mà Phật giáo làm thế nào để hoàn bị được một hệ thống hiểu biết cho đến nay vẫn còn giữ nguyên giá trị thực dụng của nó?

Để thay cho lời kết luận của phần này xin trích lại hai câu nói của nhà vật lý học Albert Einstein: “Nếu có một tôn giáo nào mà có thể thoả mãn được các đòi hỏi của khoa học thì nó chính là Phật giáo.”
Bởi Vì : “Phật giáo có những đặc tính mong muốn cho một tôn giáo phổ dụng của tương lai: Nó vượt quá khả năng thượng đế, tránh khỏi các giáo điều và các thần linh; nó bao hàm cả bản năng và tinh thần, và nó dựa trên nhận thức tôn giáo đòi hỏi mãnh liệt từ kinh nghiệm của vạn vật, từ bản năng và tinh thần, như là một sự thống nhất đầy ý nghĩa” (“If there is any religion that would cope with modern scientific needs it would be Buddhism."Buddhism has the characteristics of what would be expected in the cosmic religion for the future: It trancends a personal God, avoids dogma and theology; it covers both the natural and the spiritual, and it is based on a religious sense aspiring from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity.")Albert Einstein

Tài liệu Tham Khảo:

Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba-La-Mật Đa Tâm Kinh Duy Thức Luận http://www.thuvienhoasen.org/indexkinhdien.htm. http://www.buddhanet.net/e-learning/his ... cripts.htm http://www.silkroad.com/artl/buddhism.s ... orfu02.pdf Trung Luận “Phật Học Phổ Thông bài thứ 9: Vũ Trụ quan Phật Giáo” của Thích Thiện Hoa. http://www.thuvienhoasen.org/phathocphothong-05-09.htm “Lịch Sử Tư Tưởng và Triết Học Tánh Không” của Thích Tâm Thiện.
http://www.thuvienhoasen.org/tt-tanhkhong-02.htm “Nhân sinh quan của Phật giáo” của Chu Sở. http://www.thuvienhoasen.org/nhansinhcuaphatgiao.htm "Đại thừa Phật giáo tư tuởng luận" của Kimura Taiken Thích Diễn Bồi dịch.

Nguồn: http://www.giaodiemonline.com.[/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

Gửi bàigửi bởi hienhiendichsac » Chủ nhật 18/01/09 23:44

Tôi rất thích câu nói của Albert Einstein về tôn giáo và ông xem Phật giáo chính là tôn giáo vũ trụ trong tương lai.
Tôi đã từng được đọc câu nói của Albert Einstein bằng nguyên văn Anh ngữ nằm ở chú thích cuối trang trong cuốn Đại Cương Triết học Phương Đông phần I như sau: "The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a personal God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description. If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism".
Trong bài viết của bạn cũng là những câu có ý nghĩa tương tự nhưng cách sử dụng từ có những sai biệt (kể cả cách chấm câu).
Và sự diễn đạt bằng tiếng Việt cũng có phần không sáng tỏ lắm, và có thể nói là hiểu nhầm ý của Albert Einstein, chẳng hạn "It would transcend a personal God and avoid dogmas and theology.", theo tôi hiểu là: Nó (đạo Phật) siêu việt một Thượng Đế cá nhân, tránh giáo điều và thần học. Còn bạn thì diễn đạt là: "Nó vượt quá khả năng thượng đế, tránh khỏi các giáo điều và các thần linh." Tôi em rằng bạn hiểu không sát nghĩa câu trên.

Trong bản của tôi có từ arising có nghĩa là phát sinh (từ sự thực nghiệm về mọi thứ, tự nhiên và tâm linh như một sự thống nhất có ý nghĩa: from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity).Bản của bạn có từ "aspiring".

Bạn dẫn nguồn http://www.giaodiemonline.com. Nhưng khi nhấp chuột vào, nó không đưa trực tiếp đến bài cần tham khảo. Mong bạn chỉ rõ thêm địa chỉ cụ thể của bài này.
Mong được trao đổi thêm với bạn.
hienhiendichsac.
Hình đại diện của thành viên
hienhiendichsac
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 26/10/07 16:26
Đến từ: HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Thứ 4 21/01/09 2:02

[justify]Xin lỗi, mấy ngày nay bị cuốn đi trong không khí chuẩn bị Tết cùng gia đình, nên tôi không chăm chút được thường xuyên, chu đáo chủ đề này. Rất cảm ơn TV hienhiendichsac đã quan tâm và có những góp ý nghiêm cẩn về một số điểm trong nội dung bài “Vài khía cạnh trong thế giới quan Khoa học và Phật học”, nhất là phần chuyển ngữ câu nói của Albert Einstein từ nguyên văn tiếng Anh được trích dẫn trong bài viết. Nội dung trao đổi trở lại ấy giúp tôi mở mang thêm kiến thức, học tập phương pháp nghiên cứu khoa học chủ động, tích cực và cẩn trọng hơn. Tuy nhiên, có một điểm cần xác nhận rõ ràng: Tôi không phải là tác giả của bài viết, tôi chỉ là người chọn và post bài viết này từ Giaodiemonline.com (qua Google), với mong muốn từ bài viết này dần dần gợi mở để các TV Gia đình VHH, nếu đồng cảm thì cùng đối thoại về chủ đề: Phật giáo và khoa học. Sau khi đọc góp ý của Bạn, tôi đã kiểm tra lại nguồn thông tin. Xin post nguyên văn phần tài liệu tham khảo được dẫn trong Nguồn và địa chỉ cụ thể cuối bài viết:

(Tài liệu Tham Khảo:
Kinh Kim Cang
Bát Nhã Ba-La-Mật Đa Tâm Kinh
Duy Thức Luận
http://www.thuvienhoasen.org/index-kinhdien.htm
http://www.buddhanet.net/e-learning/his ... cripts.htm
http://www.silk-road.com/artl/buddhism.shtml
http://www.photogrammetry.ethz.ch/resea ... orfu02.pdf
• Trung Luận “Phật Học Phổ Thông bài thứ 9: Vũ Trụ quan Phật Giáo” của Thích Thiện Hoa.
http://www.thuvienhoasen.org/phathocphothong-05-09.htm
• "Lịch Sử Tư Tưởng và Triết Học Tánh Không" của Thích Tâm Thiện.
http://www.thuvienhoasen.org/tt-tanhkhong-02.htm
• “Nhân sinh quan của Phật giáo” của Chu Sở
http://www.thuvienhoasen.org/nhansinhcuaphatgiao.htm
• "Đại thưà Phật giáo tư tuởng luận" của Kimura Taiken Thích Diễn Bồi dịch
Source : http://us.f571.mail.yahoo.com/ym/ShowLe ... ch=1&Idx=4

Link: http://www.giaodiemonline.com/noidung_d ... ewsid=1098)

Ngoài ra, với tên bài đã được xác định: Vài khía cạnh trong thế giới quan Khoa học và Phật học, chỉ cần đặt nguyên cụm từ này trong công cụ Google là Bạn có thể có được nhiều đường dẫn khác để tới với nội dung trên, ví như www.khongtu.com hoặc thuvienchuaphuochung.blogspot.com hay www.phatgiaovnn.com...

Một lần nữa, cảm ơn những góp bàn nghiêm túc và chân thành của Bạn. Mong tiếp tục nhận được phản hồi của Bạn và các Thành viên khác về chủ đề này để quá trình trao đổi, học tập càng thêm có chiều sâu. Trân trọng![/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Thứ 4 18/02/09 11:06

[justify]Xin tiếp tục “chăm sóc và nuôi dưỡng” chủ đề này… Có mối quan hệ giữa Phật giáo và Khoa học không? Sự tương đồng hay khác biệt giữa chúng? Các nhà khoa học và những vị chân tu thoát tục, lánh đời nghĩ gì, nói gì về mối quan hệ ấy? Mời quý anh – chị và các bạn đọc, tham khảo một số thông tin, tư liệu sau rồi chúng ta cùng bình luận:


Phật Giáo là một triết học, khoa học, hay là thần học?

Ðây là một thắc mắc của đại đa số nhiều người.

Ðạo Phật không thuộc lãnh vực nào cả ngoài một mục đích là giúp cho chúng sanh thoát Mê thành Ngộ, hết khổ được vui, và đưa họ thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi, đạt đến chân như tịch tịnh (Niết Bàn). Con đường tu học của Ðạo Phật là Trung đạo, nghĩa là không gò bó trong khổ hạnh, không xa xỉ vô ích. Triết lý của Phật giáo bao gồm cả nhân sinh quan và vũ trụ quan; cho nên Phật giáo chứa đựng triết lẫn khoa học. Phật giáo không ở trong triết và khoa học, mà ngược lại, nói cho đầy đủ là triết học và khoa học là hai môn ở trong kho tàng vô tận của Phật giáo. Vì sự hạn hẹp về khuôn khổ của bài viết, chúng tôi chỉ trình bày một vài sơ điểm để chứng minh tại sao Phật giáo là một nền tảng bao trùm khoa học.

Như chúng ta đã biết, cách đây 25 thế kỷ, Ðức Phật đã thị hiện tại trung Ấn, nói ra những pháp vô thượng thậm thâm vi diệu mà trong thời gian đó loài người chỉ biết nương tựa, cầu phúc, bám chỉ vào các thần như thần lửa, thần gió, thần rắn, thần đá, thần núi, thần sông v.v. Khoa học vào thời đó chưa tượng hình. Một vài con số đơn sơ được nặn ra để đơn thuần tính đếm; giấy chưa có, họa chăng người ta chỉ dùng bằng vỏ lá cây. "Trời tròn, đất vuông" hoặc "Mặt trời quay chung quanh trái đất" vẫn là quan niệm cố hủ, không thay đổi của loài người cho đến thời Galileo và được sự kiểm chứng của khoa học sau này. Thế nhưng, Ðức Phật đã nói: Vũ trụ không nhỏ, có đến tam thiên đại thiên thế giới (ba ngàn đại thiên thế giới) Một ngân hà là một tiểu-thiên thế giới, một ngàn tiểu-thiên thế giới là một trung-thiên thế giới, một ngàn trung-thiên thế giới là một đại-thiên thế giới. Và, ba ngàn đại thiên thế giới như thế trong vũ trụ bao la này. Với sự giác ngộ của Ðức Phật, vũ trụ trong mắt Ngài như chúng ta nhìn một dòng chữ trên trang giấy. Sự sự vật vật không ngừng biến đổi trong chu kỳ Thành (cấu thành, sinh ra) - Trụ (tồn tại) - Hoại (hư hỏng, băng hoại) - Diệt (mất đi); bốn trạng thái này không bao giờ tách rời bất cứ một sự vật nào trong vũ trụ theo chu kỳ biến diệt của nó, chỉ có sự khác biệt là nhanh hay chậm mà thôi. Ngày 9 tháng 11, 1994, lúc 4g39 chiều, tại viện Gesellschaft fur Schwerionenforschung ở Ðức, các khoa học gia đã tìm thêm một nguyên tố mới gồm có 110 nguyên tử. Một điều đáng chú ý là nguyên tố này có đời sống vô cùng ngắn ngủi, nó chỉ tồn tại trong khoảng 1/1000 giây đồng hồ.

Hãy lấy ví dụ: một cục đá mà chúng ta cứ tưởng là nó trường tồn mãi. Không, nó không tồn tại mãi! Ban đầu, núi lửa phun lên thạch nham lỏng, gặp nhiệt độ thấp hơn tạo thành đá, rồi bị hao mòn qua những tác động của mưa, nắng, gió, bão... để thành những hạt cát. Những hạt cát này tiếp tục chịu những chi phối trên để trở thành bụi... và, những hạt bụi chỉ là sự kết hợp của các phân tử, nguyên tử, điện tử, hạt nhân, lượng tử...Sự băng hoại này đòi hỏi một thời gian dài mà mắt của chúng ta không thể nhìn thấy rõ được. Ví dụ khác nữa là nước. Vì có ba trạng thái khác nhau nên các khoa học gia gọi danh từ đúng gọn là H2O (kết hợp của Hidrogen và Oxigen). Tại nhiệt độ thấp dưới 0oC, nước ở dạng đông đặc. Với nhiệt độ từ trên 0oC đến dưới 100oC, nước ở dạng lỏng. Trên 100oC, nước ở dạng hơi. Vì vậy, sau khi dày công nghiên cứu nhiều thí nghiệm về trọng lượng hóa chất, một nhà hóa học đã kết luận: "Không có vật nào tự nhiên sinh ra và tự nhiên mất đi, mà nó chỉ biến từ dạng này sang dạng khác." Và, đó cũng là tinh ý của câu " Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc" trong Bát Nhã Tâm Kinh của Phật giáo vậy.

Suy diễn rộng thêm một chút nữa, chúng ta thấy trái đất chúng ta ở là một thực thể trong muôn vạn thực thể trong vũ trụ này, nó được cấu tạo bởi nhiều yếu tố, hóa chất và khoáng chất khác nhau. Mặc dù chúng ta không thấy nó lớn thêm lên hay nhỏ dần bớt bằng cặp mắt kiếng màu này, nhưng thực sự nó đang biến chuyển theo sự thay đổi không ngừng của từng yếu tố ti vi tạo nên nó. Những biến chuyển này không những chỉ từng giây, mà là từng phần tỉ tỉ giây; Ðức Phật gọi đó là sát-na biến chuyển hay sát-na vô thường. Sự thay đổi này bao gồm luôn cả không gian và thời gian. Con người cũng vậy, chúng ta đang sống trong sự chết chóc, hủy diệt. Từng tế bào trong cơ thể (dễ thấy nhất là tế bào da) chết đi, và tế bào khác sinh ra. Trái đất quay chung quanh mặt trời không cố định, có lúc nó đi gần mặt trời, có lúc nó đi xa hơn. Hơn nữa, các khoa học gia ước tính là quỹ đạo bầu dục của trái đất quanh mặt trời ngày càng thu hẹp lại, năng lượng mặt trời ngày càng bị giảm dần...

Giả sử khi nhân duyên không còn nữa, tất cả mọi sự vật đều tan rã để bảo hòa trở về các thành phần nguyên tố (hiện nay, các khoa học gia đã tìm ra tổng cọng là 118 nguyên tố trong bảng hóa học tuần hoàn); hoặc xa hơn nữa, chúng tự tách ra để trở thành các đơn vị nhỏ như hạt nhân, điện tử, lượng tử, không lẽ chúng ta nói là vũ trụ tận diệt hay sao? Tận diệt là do chúng ta không nhìn thấy, chứ không phải là chúng mất đi! Trong kinh Ðại Bát Nhã có nói chư pháp vốn bất sinh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm là thế.
"Có thì có tự mảy may
Không thì cả thế gian này cũng không".


Cho nên nhà bác học trứ danh Robert Eistein có nói: "Nếu có một tôn giáo nào gần gũi với khoa học, thì đó chỉ là Phật giáo mà thôi." Câu nói này đúng, nhưng không đủ; mà phải nên nói rằng: Khoa học chỉ là một môn học nhằm phục vụ, khảo nghiệm, chứng minh giáo lý của Ðạo Phật. Nếu ai đã nghiên cứu Phật giáo thì Thuyết Tiến hóa của nhà bác học Darwin cũng là một sự chứng minh trung thực cho học thuyết Nhân Duyên trong Ðạo Phật, không ai có thể chối cãi. Ðó chỉ nói về mặt Thế gian mà khoa học còn bị vướng mắc vì chưa đủ phương tiện để trả lời câu hỏi: "Có bao nhiêu hành tinh, hệ mặt trời, ngân hà trong vũ trụ? Vũ trụ rộng bao xa?" mặc dù có hệ thống Humble Telescope giúp sức; huống hồ về mặt Xuất Thế gian thì khoa học bị tắc nghẽn.

Hãy đi sâu thêm một chút nữa về sự ứng dụng của khoa học trong lãnh vực tâm linh. Trong toán học, mặt phẳng chỉ dùng để diễn tả góc cạnh, đó là hệ thống hai chiều (2-dimensional); khi diễn tả một sự vật có bề rộng, dài và cao, thì phải đưa nó vào hệ thống không gian ba chiều (3-dimensional). Ðây là hệ thống hình học cao nhất hiện có để giúp các khoa học gia nghiên cứu đồ hình không gian (hệ ba chiều dịch vị, chuyển hoán v.v.) Tuy nhiên, họ không thể nhìn thấy một thế giới khác của các sinh vật siêu hình như ma quỷ, mặc dù ma quỷ đang hiện hữu trên trái đất của chúng ta. Rõ ràng đây là thế bí của khoa học. Loài sinh vật ở thế giới siêu hình đó nhìn thấy chúng ta một cách rõ rệt. Họ có hình thể, nhưng chúng ta không thể trông thấy họ bằng mắt trần, hoặc diễn tả họ qua hệ thống hình học. Thế thì làm cách nào chúng ta giao dịch với họ? Một nhà toán học người Ðài Loan đã khởi sự nghiên cứu đưa dạng thức không gian bốn chiều (4-dimensional) vào toán học để nghiên cứu sự vật trong thế giới siêu hình này, nhưng không thành công.

Muốn nghiên cứu về thế giới siêu hình đó, thiết nghĩ nên lập hệ thống sáu chiều (6-dimensional). Ba chiều thật (real) và ba chiều ảo (imaginary). Chúng ta có tạm gọi mô hình này là "Mô hình phức". Thế nhưng, toán học biện chứng không thể phỏng dạng mô hình phức trên được, mà cần phải có một Siêu nhiên tâm học để giúp ta bước vào ngưỡng cửa của lãnh vực siêu nhiên và hòa nhập với thế giới này; đó là, mỗi một thí sinh muốn nghiên cứu phải đạt đến trình độ tu chứng, đại thông. Một điều đáng chú ý là khoa học chỉ dựa trên thực tiển và xác nhận bằng sự chứng minh qua con số. Một vũng nước trên đường nhựa trỗng mùa hè oi bức khi chúng ta lái xe là một ảo ảnh tựa như tấm gương; thế nhưng tấm gương này không phản chiếu sự vật như một tấm gương mà chúng ta thường dùng soi mặt. Ảo ảnh đơn thuần như thế mà khoa học còn phải đặt nhiều giả thuyết để đi đến kết luận tạm thời là do sức nóng trên đường nhựa mà tạo nên mảng kiếng, huống hồ đưa khoa học đi vào thế giới thần bí để khảo sát, tìm tòi? Thực chất, muốn đi vào thế giới huyền bí này, con người không còn phải vướng vào khoa học, mà phải vượt qua lãnh vực khoa học để đi đến vô chấp, vô ngã, hòa hợp với thiên nhiên, vũ trụ. Ví như qua sông thì dùng thuyền, đến bờ bên kia thì phải vứt thuyền, dùng chân để tiếp tục leo lên trên đỉnh núi. Luyến tiếc không chịu bỏ, cứ mang thuyền theo là một trở ngại lớn trên đoạn đường còn lại. Phật giáo gọi là đoạn đường khai mở trí huệ (giới - định - huệ) để đi đến trình độ vô ngại, đại thông. Khoa học muốn thực chứng được điều này thì phải buông đì những con số, cởi đi quan niệm lý luận để bước vào thế giới siêu nhiên của vũ trụ. Cũng giống như khi chúng ta nhìn bức tranh 3-chiều: bức tranh được chụp/vẽ như là cả hàng ngàn quả bóng cầu trên một tờ giấy. Khi nhìn thẳng vào bức tranh đó, chúng ta không thể phân biệt được hình gì trên bức tranh. Thế nhưng, khi chúng ta hơi nheo một con mắt, và nhìn một cách rất mơ hồ, thì chúng ta thấy một cầu thủ đang đá một bóng cầu trên sân bóng v.v.

Vậy, tu chứng trong Phật giáo là một cực điểm của khoa học nhưng không còn bị vướng mắc khoa học. Khoa học dùng "động" để quan sát điểm. Phật giáo chủ trương dùng tĩnh để quán chiếu sự vật. Khoa học thể hiện tính xô xát, tò mò. Phật giáo mang tính chất tịch lặng và giải thoát. Tâm thức không còn bị giao động thì trạng thái Chân Như hiển hiện, như bóng trăng trong ao không gợn sóng. Ví như khi chúng ta chưa bao giờ ăn một chiếc bánh bao, thành thử khi ăn, chúng ta thường tỉ mỉ để ý xem cái bành bao được làm bằng nhân gì. Khi chúng ta đã quen thuộc với thứ bánh đó rồi, thì chúng ta chỉ có việc ngấu nghiến rồi nuốt vào bụng mà thôi.

Tương tự, Ðức Phật và các vị Tổ sư đã tu đến trình độ vô ngại, thấu rõ về lý tánh của các pháp, thì không còn muốn tò mò tìm xem nhân duyên sinh diệt của các pháp đó làm gì nữa. Khi chưa tu tập thì ước mơ tìm hiểu; nhưng khi chứng ngộ rồi thì sự bám víu đó tự nhiên tiêu tan. Ðó không là trường hợp tối thượng của Phật giáo trên khoa học, thì là gì?

Trong sự cấu thành của sự vật, khoa học nói về sự xúc tác còn Ðạo Phật quan niệm về Nhân duyên. Hai thứ khí Hidrogen và Oxigen khi gặp nhiệt độ thấp sẽ trở thành nước đá, ở nhiệt độ thường sẽ thành nước lỏng. Trong Phật giáo, sự cấu thành các pháp đều do nhân duyên; nước do ba nhân duyên hợp thành (Hidrogen, Oxigen và nhiệt độ); con người do nhân duyên sinh lực của cha mẹ (noãn cầu, tinh trùng), thần thức (A-lại-Da thức, hay Vô thức, hoặc linh hồn) và tứ đại (đất, nước, gió, lửa) mà hợp thành v.v. Thiếu một trong những nhân duyên, sự vật không thể có được.

Ðó chỉ mới nói về Sự, còn bàn về Lý thì không tài nào khoa học đạt được! Hơn nữa, dùng nhân thuyết luân hồi trong Phật giáo để giải thích tại sao khi sinh ra, cùng một lứa tuổi, nhưng con người thông minh, ngu dốt, lanh lợi, đần độn, sung sướng, khổ cực v.v. khác nhau, thì rất là dễ dàng. Thế nhưng khoa học vẫn bị tắc nghẽn muôn đời, muôn kiếp...

Ðức Phật thị hiện tại chốn Sa bà này cũng vì một nhân duyên lớn: Khai thị chúng sanh ngộ nhập tri kiến. Ðối với chúng sanh, sự ra đời của Phật giáo như là một đóa hoa đàm chỉ nở một lần trong mấy vạn năm. Sống trong thế giới uế trược, phiền não, bệnh hoạn này, Ðạo Phật là một phương thuốc vô cùng diệu dụng trị tất cả mọi căn bệnh của chúng sanh. Chúng ta, nay gặp được Ðạo Phật còn quý hơn gặp kim cương, vàng bạc. Không lo nghiên cứu, học hỏi, tu học theo phương pháp của Ðức Phật chỉ dạy, chỉ tham vọng theo tính tò mò tìm hiểu về sự tương quan giữa Phật giáo và khoa học không là một uổng phí sao? Không khác gì một người đang bị trúng tên độc, thầy thuốc hiện ở trước mặt, nhưng người bị trúng tên không cho vị y sĩ này chữa bệnh cho mình, lại không chịu rút mũi tên ra, đòi phải tìm hỏi cho ra ai đã bắn tên độc và bắn từ chỗ nào, khi đó mới chịu cho chữa bệnh. Ðợi tìm ra nguyên nhân, ông ta đã chết mất!?

Nói về nhân sinh trong Phật giáo là nói về đề tài vô tận trong triết học... " Nhân chi sơ tánh bản thiện" là Phật tánh. Con người khi mới bắt đầu được sinh ra là một con người toàn thiện, chưa bị ô nhiễm bởi thế tục. Dần dà theo thời gian khôn lớn, trưởng thành, con người chịu nhiều tác động bên ngoài (mưa, nắng, nóng, lạnh không điều hòa, ngoại thương...) và những ảnh hưởng của nội tâm (vui, buồn, giận, thương, ghét, vinh, nhục, thắng, thua, mất, được, đau ốm, gầy gụa, bệnh hoạn, chết chóc v.v.) đã tạo cho con người trở nên cau có, xảo quyệt, tính toan, thủ đoạn để vật lộn với cuộc sống, giành phần tồn sinh. Thắng thì kiêu ngạo, ngã mạn nổi lên. Thua thì chán nản rồi tìm cách trả thù. Không bằng được người thì tìm cách gian lận cướp giựt. Tham, sân, si, mạn, nghi, từ đó bộc khởi. Vô minh thêm lan tràn, Phật căn bị che lấp. Vì thích thú và yêu thương vợ con, tiền bạc, của cải quá (ái), nên tìm cách giành giựt, chiếm đoạt chúng về mình (thủ), rồi cho rằng chúng là của mình (hữu). Không hiểu rằng tiền bạc, vợ con, của cải... có được từ KHÔNG. Cho nên mới vùi đầu trong trầm luân, ái dục; để rồi trở thành "tâm tựa ác nguyên, hình vi tội tẩu". Ðó là quan niệm ái - thủ - hữu trong Phật giáo. (Một dịp nào đó, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn.)

Tóm lại, đứng về Sự, khoa học đã một phần nào chứng minh được thực tế, gần gũi với quan niệm của Phật giáo; đứng về Lý, khoa học hiện đang còn mù tịt ở phía sau. Vì, mục đích của khoa học, triết học là cầu tri kiến. Trái lại, mục đích của Phật pháp là lìa tri kiến. Triết học sở trường về lý trí, nghĩa là dùng lý trí để đi đến chân lý. Mặt khác, Phật học xem lý trí là "tri sở chướng" trên con đường tu đạo giải thoát. Triết học dùng lời nói, sách vở; Phật học chủ trương xa lìa ngôn ngữ: "chánh pháp nhãn tàng, Niết bàn diệu âm, thực tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật". Dùng văn tự, đồ thị, ngôn ngữ, công thức để biểu thị chân lý thì tạm được; nhưng dùng để đạt đến chân lý tuyệt đối thì không thể nào, cũng như dùng ngón tay để chỉ mặt trăng. Ðó là khuyết điểm của ngành triết học và khoa học vậy. Triết lý của Triết học tùy theo thời gian và hoàn cảnh để thay đổi cho phù hợp với nhân sinh. Phật học là chân lý, sự thật, tuyệt đối, muôn đời bất di, bất dịch, tồn tại vĩnh viễn, siêu việt với không gian và thời gian. Trải qua vô số kiếp từ thời Ðức Phật A-Di-Ðà, và cách đây hơn 2500 năm kể từ khi Ðức Thích Ca thành đạo dưới cội Bồ Ðề, giáo lý của Ngài vẫn muôn một y nhất, không bao giờ thay đổi. Chưa bao giờ có cựu ước Phật học hay tân ước Phật học... Khoa học chỉ tạo cho chúng ta thêm tính tò mò, mang thêm gánh nặng trên quãng đường tu học giải thoát mà thôi! Ðó là lý do tại sao Ðức Phật chú trọng về nhân sinh hơn vũ trụ. Mục đích của đạo Phật là tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn (tự độ mình, rồi độ chúng sanh hoàn toàn thành tựu rốt ráo). Do đó, đừng mong cầu sở học của khoa-triết để nghiên cứu Phật giáo trên con đường tu học giải thoát, mà nên dùng vô ngại tâm để đạt đến Niết Bàn. Nếu hiểu được rằng dùng Khoa học cho môi sinh trong cuộc sống làm người tạm bợ hiện tại của mình; dùng Phật giáo, không phải vì tính hiếu kỳ, mà cho sự tu học, khai mở trí huệ, thực chứng, thoát sinh tử luân hồi là con đường chân chính. Ðó mới là không phụ ân đức của Ðấng Từ Phụ đã vì khổ đau của chúng sanh mà nhập thế.

Phật giáo không phải là Thần giáo. Vì, thần giáo là một giáo phái mà trong đó tín đồ phải tôn thờ và phục tùng vị giáo chủ của mình. Tín đồ dù có tu tập cách mấy cũng không bao giờ đạt đến địa vị ngang hàng với vị giáo chủ, và phải chịu sự chi phối, thưởng, phạt của vị giáo chủ ấy. Khác hẳn điều trên, trong Phật giáo, Ðức Phật không chiếm địa vị độc tôn. Ngài nói: "Ta là Phật đã thành, các con là Phật sẽ thành". Nội câu nói đó đã đủ thể hiện tinh thần bình đẳng của Phật giáo. Lạy Phật, niệm Phật, phúng tụng kinh chú trong nghi lễ Phật giáo chỉ là phương tiện bồi bổ, trợ duyên, cách thức nhiếp tâm trên con đường tu học để trở thành chánh đẳng, chánh giác; chứ không phải tin Phật, tụng kinh là mong cầu Ðức Phật ban phước, cứu độ...

“Niên niên đồng trụ khai hoa dị.
Nhất thất nhân thân vạn kiếp nan (phục)”.


Ðó là lời thúc giục chúng ta hãy nên mau mau tu học kẻo "một phút sẩy chân ngàn đời ân hận, quay đầu trở lại chín suối ngậm ngùi."

Nguồn: www.lotuspro.net/chonquang/pgvkh.htm [/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

Gửi bàigửi bởi levan_hanh_k9 » Thứ 7 21/02/09 21:53

Chị Trúc Anh trình bày về Phật Giáo một cách bài bản và hay thế.
Không biết kiếp trước chị đã tu ở chùa nào mà bây giờ sành sõi về kinh điển Nhà Phật như thế?
Có lẽ kiếp trước tu khắc khổ rồi, nên bây giờ phải ăn mặc thật đẹp đẽ chăng? Hihihi!
Vấn đề chị trình bày ở đây khá hay. Tuy nhiên, đem kinh điển tôn giáo ra để đối chiếu với khoa học là điều hết sức tế nhị. Kinh nghiệm cho thấy, có tôn giáo đã bị “hớ” khi hiểu những vấn đề trong kinh điển của mình như là khoa học! Đối với Phật giáo cũng thế thôi. Nếu lấy một số điểm để đối chiếu với khoa học thì thấy đúng. Tuy nhiên, xét về tổng thể, cũng có nhiều vấn đề không êm xuôi như thế đâu!
RANDOM_AVATAR
levan_hanh_k9
 
Bài viết: 15
Ngày tham gia: Chủ nhật 07/12/08 14:31
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Thứ 2 23/02/09 16:17

[justify]… “ta thấy em trong tiền kiếp với cọng buồn cỏ khô”… Bạn levan _hanh_ k9 hay thiệt đấy, “nhìn là biết” kiếp trước mình có đi tu! Kiếp này, trong tử vi, mình vẫn có “căn tu” đấy… nhưng do yêu đời quá, không “nỡ” lạnh lòng nên “tuyền” thích áo quần kiểu “bảy sắc cầu vồng” thôi. Thông cảm nhé, mình đã cố tỏ ra điềm đạm theo kiểu “đẹp rạng ngời mà không chói lóa”, nhưng bệnh thích sắc màu khó chữa ghê, nên đôi khi làm khổ các bạn cứ phải “chịu đựng” một đồng môn lúc nào cũng như “vườn hoa di động”… Hihi. I’m sorry!
Đùa dzui chút thôi! Cảm ơn levan _hanh_ k9 đã phát hiện và đối thoại đúng nội dung mình đang chờ được nghe “phản biện”. Bạn viết: “đem kinh điển tôn giáo ra để đối chiếu với khoa học là điều hết sức tế nhị. Kinh nghiệm cho thấy, có tôn giáo đã bị “hớ” khi hiểu những vấn đề trong kinh điển của mình như là khoa học! Đối với Phật giáo cũng thế thôi. Nếu lấy một số điểm để đối chiếu với khoa học thì thấy đúng. Tuy nhiên, xét về tổng thể, cũng có nhiều vấn đề không êm xuôi như thế đâu!”. Sự so sánh, đối chiếu giữa tôn giáo và khoa học (trong chủ đề này là Phật giáo và Khoa học) không chỉ “là điều hết sức tế nhị”, có thể “bị “hớ” như bạn đã viết, mà quan trọng là nếu các vấn đề đặt ra không được phân tích, lý giải và chứng minh tường tận sẽ dễ tạo ra không ít ngộ nhận, áp đặt, khiên cưỡng… về mối quan hệ khá phức tạp của hai lĩnh vực này. Bản thân bạn đã nhận xét: “Kinh nghiệm cho thấy, có tôn giáo đã bị “hớ” khi hiểu những vấn đề trong kinh điển của mình như là khoa học!”. Vấn đề nẩy sinh ở chỗ “như là khoa học!”, nghĩa là gần giống, gần giống thì chưa thể gọi “là khoa học” đích thực được! Tiếc là bạn đã phát hiện rất hay: “Nếu lấy một số điểm để đối chiếu với khoa học thì thấy đúng. Tuy nhiên, xét về tổng thể, cũng có nhiều vấn đề không êm xuôi như thế đâu!” nhưng lại chưa dành thời gian thỏa đáng để chỉ ra một cách cụ thể “vấn đề không êm xuôi” ấy nằm ở đâu, biểu hiện thế nào, nguyên nhân của những nhận thức sai lệch…, nếu có (mà chắc chắn “phải có” rồi- nhất là khi căn cứ vào bài viết trên)!

Chúng ta sẽ tiếp tục suy nghĩ và thảo luận nhé. Trong chủ đề này, bài viết vừa nêu đã được mình “cố ý” lựa chọn và post lên để giới thiệu một quan điểm về Phật giáo và Khoa học từ góc nhìn của các vị Chân Tu thoát tục, lánh đời. Để rộng đường dư luận, xin gửi tiếp một số bài liên quan đến nội dung này từ cách đánh giá của các nhà nghiên cứu, học giả gần xa…

ĐẠO PHẬT VÀ KHOA HỌC
Trịnh Nguyên Phước

Ðặt vấn đề

Chúng ta đang sống ở một khúc quanh quan trọng của lịch sử loài người, với những đổi thay vô cùng nhanh chóng, với những vấn đề phức tạp, đầy hiểm nguy nhưng cũng đầy hào hứng. Giải quyết được những vấn đề này hay không tùy thuộc vào ý thức và khả năng thích ứng của mỗi người, của mỗi xã hội.

Nhìn lại những vấn đề trùng điệp của thời đại, chúng ta khó thể nào tránh khỏi bi quan: nào nạn nhân mãn với hậu quả nghèo đói, nào khoảng cách mỗi ngày một sâu rộng giữa những nước giầu và nghèo, nào sự ô nhiễm môi trường mỗi ngày một lan rộng trên địa cầu, nào những chiến tranh và tàn sát chủng tộc, nào những vụ vi phạm nhân quyền và đàn áp thiểu số, nào những vấn đề đô thị, bạo động, ma túy, bệnh do siêu vi trùng HIV, nào những khủng hoảng gây nên bởi thất nghiệp, ly tán gia đình, rối loạn thần kinh, và còn bao nhiêu vấn đề khác nữa.

Ðiểm đặc biệt là những thử thách gay go đó xuất hiện trong khi nhân loại chưa bao giờ đạt được mức độ phát triển vật chất cao hơn bây giờ. Nhờ những tiến bộ vượt bực của khoa học kỹ thuật, con người đã lên được mặt trăng, thông tin liên lạc với tốc độ điện tử, máy móc hóa cuộc sống một cách rộng rãi, ghép các bộ phận cơ thể, thụ thai trong ống nghiệm, thay đổi di truyền,v.v. Nói tóm lại, con người đã làm chủ được thiên nhiên trên hầu hết mọi lãnh vực, tuy rằng chỉ có một thiểu số trên thế giới được hưởng những thành quả đó.
Nhưng có một lãnh vực mà con người vẫn chưa thông hiểu và làm chủ được : đó là cái tâm của chính mình.
Tại các nước tân tiến, dưới sức ép của xã hội tiêu thụ, con người không ngừng đuổi theo tiện nghi vật chất, và chẳng mấy khi tìm được hạnh phúc trong những tiện nghi đã trở thành trói buộc. Trong khi đó, tại các nước chậm tiến, "cái khó bó cái khôn", ai ai cũng chạy theo miếng cơm manh áo, không màng tới ý nghĩa sâu xa của cuộc sống. Ðâu đâu cũng có vấn đề tiền bạc, nhưng tiền bạc không giải quyết được mọi vấn đề. Ở khắp nơi, tuổi trẻ mất tin tưởng, lao động thiếu hăng say, tham nhũng lan tràn, gia đình lỏng lẻo, đạo đức suy thoái. Con người cảm thấy bơ vơ và không định hướng như hơn bao giờ hết. Có thể nói chính là một cuộc khủng hoảng tinh thần, phát xuất từ sự mất thăng bằng giữa vật chất và tinh thần, từ sự trống trải tinh thần đang lan rộng.

Quả thật hiện nay có nhiều dấu hiệu cho ta thấy rõ có một khoảng trống lớn về mặt tinh thần. Tại Tây phương, sau mười mấy thế kỷ thống trị gần như độc tôn, Ki Tô giáo, đặc biệt Công giáo, đã bắt đầu suy thoái một cách lần mòn, do sự thiếu thích nghi của Tòa Thánh La Mã trước những biến đổi của cuộc sống. Và sau khi lan tràn thế giới trong một phần lớn thế kỷ 20, chủ nghĩa Mác-Lê đã xụp đổ một cách bất ngờ trong khoảng ngót chục năm trời. Chỉ còn lại Hồi giáo với sự tăng trào của khuynh hướng quá khích, đang trở thành một hiểm nguy lớn cho tất cả các phần tử ôn hòa. Và Phật giáo, hiện đang còn bị gò bó trong một số nước Á châu, và vẫn chưa triển khai được tiềm lực của mình.

Gần đây có xuất hiện một số bài suy tư về thời đại, tác giả là những nhà khoa học, xã hội học, văn hóa có tên tuổi. Hầu hết đều nhận định rằng nhân loại đang sống một khúc quanh cực kỳ quan trọng, có thể gọi là một cuộc khủng hoảng văn minh. Theo họ, những vấn đề khúc mắc đặt ra cho thế giới không thể nào giải quyết được, nếu con người còn tiếp tục đi theo chiều hướng hiện tại.

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, đức Ðạt Lai Lạt Ma có nói : "Tôi cảm thấy một cách sâu đậm rằng chúng ta sẽ phải cùng nhau tìm ra một giá trị tinh thần mới. Khái niệm mới đó, một giá trị tinh thần thế tục (spiritualité laique), sẽ phải được xây dựng bên cạnh các tôn giáo, để cho tất cả những người có thiện chí có thể tham gia được. Chúng ta phải xúc tiến khái niệm mới đó cùng với các nhà khoa học, cho một tương lai thế giới tốt đẹp hơn" (1).

Như vậy, giá trị tinh thần đó phải là một giá trị tinh thần phổ biến, thế tục và phù hợp với khoa học:
- Phổ biến, vì chiều hướng chung của sự phát triển là vượt khỏi mọi biên giới, không phải để đi tới sự đồng nhất, mà là sự hòa đồng trong sự tôn trọng khác biệt.
- Thế tục, vì "giá trị tinh thần" không bắt buộc phải là "tôn giáo", và giá trị tinh thần muốn được phổ biến phải ở ngoài, hay ở bên cạnh các tôn giáo.
- Phù hợp với khoa học, bởi vì con người hiện đại không thể nào bỏ qua được vai trò tất yếu của khoa học trong cuộc sống.

Trong công cuộc xây dựng giá trị tinh thần này, đạo Phật có thể đóng một vai trò không nhỏ. Bởi vì đó vừa là một truyền thống đạo lý cổ xưa đã in sâu vào tâm hồn người châu Á, vừa là một con đường, một lối sống đang được người Tây phương phát hiện và ưa chuộng. Ðạo Phật lại thêm một đặc điểm so với các tôn giáo khác: đó là sự phù hợp với tinh thần khoa học.

I. Phần lý thuyết: Tương quan giữa đạo Phật và khoa học

Nếu có một tôn giáo nào có thể gọi là phù hợp với khoa học thì chắc hẳn là Phật giáo. Bởi vì, khác những tôn giáo khác, đạo Phật không mang tính chất giáo điều và không dựa lên trên đức tin; đạo Phật chưa bao giờ tìm cách thay thế khoa học giải thích mọi hiện tượng; và trong quá trình phát triển của loài người, các tổ chức Phật giáo chưa từng kết án một phát minh hay một nhà khoa học nào.

Người ta có thể giải thích những điều đó bằng tinh thần bao dung, phá chấp của đạo Phật. Nhưng thật ra không phải chỉ có vậy. Ðạo Phật và khoa học còn chia xẻ với nhau một số đặc tính mà chúng ta sẽ phân tích sau.

Hơn nữa, trải qua hơn 2500 năm lịch sử, đạo Phật đã tích lũy nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm mà ngày nay các nhà khoa học cũng đang quan tâm tới và tìm cách khai thác. Ông Francisco Varela, một nhà nghiên cứu sinh học về khoa học nhận thức (sciences cognitives), cho biết rằng chính nhờ tìm hiểu và thực nghiệm đạo Phật trong hơn 15 năm, ông mới khai phá ra những chân trời mới lạ : "Trong truyền thống đạo Phật có từ hơn 20 thế kỷ nay, hiện tượng học kinh nghiệm đã mang lại một khối hiểu biết mênh mông. Ðạo Phật đã đề xướng ra một phương pháp rất gần với phương pháp của Husserl, nghĩa là ngưng lại mọi tin tưởng, để quan sát và nhận thức trực tiếp bởi giác quan. Có thể nói rằng đức Phật Thích Ca là người đã đi trước Husserl, và những người tu Phật là những nhà chuyên môn về hiện tượng học tâm thần. Truyền thống đạo Phật thật ra không mấy liên quan tới tín ngưỡng, nhưng lại có liên quan mật thiết với khoa học tâm thần. Người ta không thể nào không biết đến kho tàng hiểu biết đó, cũng nằm trong tinh thần hiện tượng học Tây phương, nhưng được áp dụng vào hành động, được thực nghiệm. Có thể hai con đường hiện tượng học và phương pháp khoa học đó sẽ bổ túc và gây thêm phong phú cho nhau" (2).

Ðứng về mặt lý thuyết, sở dĩ đạo Phật và khoa học phù hợp với nhau là vì chung với nhau một nền tảng, một số thái độ tinh thần, một số nhận định, tuy rằng có những điểm khác biệt về đối tượng và mục tiêu.

Một nền tảng chung: Trí tuệ

Ðiểm gặp gỡ căn bản giữa đạo Phật và khoa học là nền tảng dựa lên trên trí tuệ. Khoa học dựa lên sự hiểu biết xây dựng bởi lý trí con người. Ðạo Phật cũng dựa lên trên trí tuệ con người, noi theo gương đức Phật, là "đấng phước trí vẹn toàn".
Trong khoa học cũng như trong đạo Phật, không có đức tin, và không cần tới đức tin. Tiếng Anh "believe" (tin tưởng) phát nguồn từ tiếng Ðức cổ xưa "liebe" có nghĩa là "yêu". Do đó, có thể nói rằng đức tin thuộc vào phạm vi tình cảm chứ không phải là lý trí. Và đa số vấn đề đặt ra, đa số bất đồng giữa tôn giáo và khoa học xẩy ra cũng chỉ vì các tôn giáo thần khải đều đặt nền tảng vào đức tin, vào tình cảm chứ không phải vào lý trí. Ðạo Phật không vướng mắc vào điều đó.

Chủ thể là con người

Trên con đường trí tuệ, khoa học cũng như đạo Phật khẳng định chủ thể là con người. Cả hai đặt trọng tâm vào con người, vì vậy có thể nói rằng đạo Phật và khoa học đều là những con đường nhân bản (humanisme).
Theo khoa học, tất cả sự hiểu biết đều tùy thuộc bản chất và kinh nghiệm của con người, và ai ai cũng có thể nâng cao trình độ học thức, nhờ sự nỗ lực của chính mình. Chân lý đạt được không phải là chân lý thần khải do Thượng Ðế ban cho, mà là chân lý do con người phát hiện.

Theo đạo Phật, tự con người làm cho mình mê muội, gây khổ đau cho mình, và cũng tự con người giác ngộ, giải thoát cho mình. Không ai có tác động vào con người, không có sự cứu rỗi hay thưởng phạt bởi Thượng Ðế hay một đấng thần linh nào. Không có định mệnh, cũng không có ngẫu nhiên, chỉ có luật nhân quả. Hơn nữa, ai ai cũng có thể giác ngộ, ai ai cũng có thể thành Phật được.

Như vậy, khoa học cũng như đạo Phật mang lại cho con người tinh thần trách nhiệm, lòng tự tin ở khả năng của chính mình, quyền tự do chọn lựa, ít ra ở trong một chừng mực nào, và tinh thần bình đẳng trên con đường trí tuệ.

Những khác biệt về mục tiêu và đối tượng

Bàn về mục tiêu và đối tượng, chúng ta phải công nhận có những điểm khác biệt giữa khoa học và đạo Phật:
Ðối tượng của khoa học là tất cả những gì có thể quan sát, thí nghiệm và nhận thức được: mọi hiện tượng, tự nhiên hay không, con người và mọi sinh vật, xã hội, v.v., thậm chí khoa học có thể tự nghiên cứu về chính mình. Có thể nói là không có một lãnh vực nào nằm ngoài tầm khoa học, và phạm vi của khoa học mỗi ngày một tỏa rộng.

Nhưng cũng có thể nói là khoa học không có một chủ đích nào ngoài sự hiểu biết mỗi ngày một sâu rộng và chính xác hơn. Tự khoa học không mang lại gì cho con người, ngoài sự hiểu biết. Khoa học đứng một vị trí trung lập và không liên quan gì đến đạo đức, tình cảm. Còn áp dụng khoa học ra sao lại là một vấn đề khác, mà chúng ta sẽ đề cập đến sau.

Ngược lại với khoa học - hay đúng hơn bổ túc cho khoa học - đạo Phật có một mục tiêu nhất định, đó là diệt khổ, là giải thoát. Ðức Phật đã nhấn mạnh : "Này các tỳ kheo, cững như nước biển chỉ có một vị mặn, những điều ta dậy chỉ có một mục đích, đó là giải thoát". Do đó, đạo Phật không chủ trương tìm hiểu tất cả những gì có thể hiểu biết được, mà chỉ đặt trọng tâm vào những gì đưa con người tới diệt khổ và giải thoát.

Và vì quan niệm rằng "Phật tại tâm", cho nên đối tượng của đạo Phật là cái tâm, điều đó rất rõ trong Thiền và Duy Thức. Thay vì nghiên cứu ngoại cảnh như khoa học, đạo Phật chủ trương trở về với "bản lai diện mục". Ðể mượn một hình ảnh, chúng ta có thể so sánh ánh sáng của khoa học như một ngọn đèn chói tỏa khắp nơi, trong khi đó ánh sáng của đạo Phật như một tia laser hội tụ vào một điểm.

Rất có thể đức Phật Thích Ca lấy một thái độ như vậy là vì vào thế kỷ thứ 6 trước CN tại Ấn Ðộ, có nhiều khuynh hướng siêu hình luẩn quẩn trong những giả thuyết không đi tới đâu, trong khi đó khoa học chưa ra đời. Ðối với đức Phật, đời người quá ngắn ngủi để có thể mất thời giờ trong những hoạt động không mang lại lợi ích gì cho mục tiêu chính, tức là giải thoát. Nhưng ngày hôm nay, sau bao nhiêu thế kỷ tiến hóa của loài người, với những sự hiểu biết không ngừng phát triển, có thể nào không tiếp nhận ánh sáng của khoa học? Giữa "biển khổ" mênh mông và "biển học" vô tận, người trí thức Phật tử làm thế nào để chọn lựa? Và liệu có cần chọn lựa?

Hai con đường trí tuệ


Khoa học dùng lý trí, lý luận để diễn giải, dùng những từ ngữ, biểu tượng để diễn đạt tư tưởng. Những hiểu biết được truyền đạt, thông tin qua những từ ngữ, biểu tượng, và nhờ đó có tính chất phổ biến, trên khắp hoàn cầu và vượt qua các thời đại.
Ðạo Phật dùng lý trí để tìm hiểu giáo lý và gìn giữ giới luật, nhưng lý trí không đủ để đạt tới giác ngộ. Trí tuệ viên mãn (hay Bát Nhã) vượt khỏi phạm vi tri thức thông thường, vượt khỏi ngôn từ, biểu tượng. Ðó là một sự tỉnh thức toàn bộ và đột ngột, một trạng thái tâm linh gọi là "chứng ngộ", có thể thực nghiệm sau một thời gian tu tập.
Chính khoa học hiện nay cũng phải công nhận những hạn chế của lý trí, và khả năng trực giác phát xuất từ tiềm thức con người. Có lẽ "cái chính yếu không thể thấy được"(l'essentiel est invisible pour les yeux), cũng như lời con chồn nói với "Hoàng tử Bé" trong truyện của Saint-Exupéry.

Tinh thần thực tiễn và thực nghiệm

Thái độ của đức Phật Thích Ca không khác gì thái độ của một người thầy thuốc. Chúng ta có thể nhận thấy qua bài giảng đầu tiên của ngài về Tứ Diệu Ðế, một trình tự khoa học, hợp lý và thực dụng, một phương pháp y học gồm 4 giai đoạn: chẩn đoán bệnh, tìm nguyên nhân bệnh, tiên lượng và điều trị bệnh bằng một liều thuốc hữu hiệu. Ðạo Phật chính là đạo thực nghiệm, bởi vì từ cái khổ cho tới cái diệt khổ đều là những kinh nghiệm của cuộc sống, và tu theo đạo Phật chính là tìm cách đi theo con đường đức Phật đã đi qua.
Tại Tây phương, sở dĩ nghiên cứu y học phát triển mạnh mẽ cũng là nhờ phương pháp khoa học thực nghiệm (sciences expérimentales) đề xướng bởi Francis Bacon và Claude Bernard, theo một trình tự gồm 4 giai đoạn: từ quan sát các hiện tượng, rút ra một số sự kiện, rồi tìm ra những định luật giải thích các sự kiện, và sau cùng xét nghiệm để kiểm soát những định luật đó.

Như vậy, chúng ta có thể nói rằng tinh thần thực tiễn và thực nghiệm là những đặc điểm làm cho đạo Phật và các khoa học áp dụng gần gũi với nhau.

Tinh thần phê phán, phá chấp, cởi mở, khoan dung

Ðặc biệt phù hợp với khoa học là tinh thần phê phán của đạo Phật. Phật tử nào cũng nhớ những lời dậy của đức Phật cho người dân làng Kalama, khuyên họ luôn luôn giữ tinh thần phê phán, không chấp nhận một sự thật nào trước khi tự mình kiểm chứng bằng lý trí và thực nghiệm. Tinh thần khoa học chính là tinh thần phê phán, và cũng là tinh thần thực chứng (esprit positif), chối từ những cảm tưởng chủ quan, những truyền thuyết, tin tưởng, những giải thích huyền bí, siêu hình.

Phá chấp, cởi mở và khoan dung, thường liên quan mật thiết với nhau, là những tinh thần cốt tủy trong đạo Phật. Ðức Phật coi con đường mình vạch ra như một phương tiện, như một "cái bè để qua sông", như "ngón tay chỉ mặt trăng", có tính chất vô thường như tất cả mọi pháp môn. Ðạo Phật không dựa lên trên kinh điển, mà chỉ coi kinh điển như những phương tiện giúp người Phật tử hiểu thêm giáo lý. Kinh điển chỉ là những lời dậy được chép lại, truyền từ đời này qua đời khác, và không tránh khỏi những hạn chế thời gian. Do đó, đức Ðạt Lai Lạt Ma đã không ngần ngại nói rằng: "Nếu khoa học chứng minh là kinh điển sai, thì phải thay đổi kinh điển" (1). Thật là một bài học phá chấp hiếm có trong lãnh vực tôn giáo.

Lẽ dĩ nhiên, tinh thần cởi mở, khoan dung đó đã mang lại cho cả hai bên những phát triển bổ ích. Khoa học mỗi ngày một thêm phong phú nhờ những lý thuyết mới, đôi khi mâu thuẫn nhưng luôn luôn bổ túc cho nhau, mỗi lý thuyết đem lại thêm một phần ánh sáng. Chẳng hạn như quan niệm vũ trụ cơ học của Newton, thuyết tương đối của Einstein và thuyết lượng tử của Bohr và Heisenberg, đã lần lượt làm cho con người hiểu biết thêm về thế giới. Còn đạo Phật sở dĩ trở thành đa dạng và xum xuê như một cây đại thụ, cũng là nhờ ở sự đóng góp của chư vị tổ sư, luận sư và thiền sư như các ngài Phật Minh, Long Thụ, Vô Trước, Thế Thân, Huệ Năng, v.v., đã khai sáng những trường phái phong phú như Trung Quán, Duy Thức, Thiền tông v.v.

Những nhận định phù hợp với khoa học: luật nhân quả, vô thường, vô ngã, lý duyên khởi.

Trong những nguyên lý căn bản của đạo Phật, những điểm cốt yếu như luật nhân quả, vô thường, vô ngã, và lý duyên khởi, đều được khoa học kiểm chứng hay ít ra công nhận là có căn cứ.
Luật nhân quả, tuy đã có trước đạo Phật nhưng đã được hòa hợp vào giáo lý nhà Phật, chính là một trong những điểm tựa căn bản của khoa học. Bởi vì tất cả những bước tiến của khoa học đều nhằm thiết lập những tương quan từ nguyên nhân tới kết quả giữa các hiện tượng quan sát. Có thể nói rằng cũng như đạo Phật, phần lớn các nhà khoa học, từ Galilei tới Einstein đều theo thuyết quyết định (déterminisme). Sau này mới xuất hiện thuyết vô định (incertitude) của Heisenberg áp dụng trong vật lý nguyên tử, và định lý không thể quyết định (indécidabilité) của Gödel, đặt lại vấn đề căn bản của sự hiểu biết.

Vô thường là một gạch nối giữa Ðông và Tây, bởi vì đồng thời với đức Phật Thích Ca, hiền triết Hy Lạp Héraclite cũng đã nhấn mạnh vào khía cạnh lưu chuyển không ngừng của sự vật (panta rhei) : "Người ta không bao giờ tắm hai lần ở một dòng sông" (và ngay một lần cũng không vì dòng sông luôn luôn biến đổi). Có những triết gia khác như Parménide, Platon, và những tôn giáo thần khải lại quan niệm rằng có những hiện hữu vĩnh cửu, đó là Thượng Ðế, là linh hồn, là tư tưởng. Ðiều đó dĩ nhiên không thể nào chứng minh hay phủ nhận được. Nhưng trong cuộc sống hàng ngày, vô thường là điều được thực nghiệm hiển nhiên nhất. Sinh học cho ta biết mỗi giây phút có vô số biến chuyển trong mỗi động vật, thực vật, và ngay cả khoáng vật. Hàng triệu tế bào sinh ra và chết đi trong mỗi khoảnh khắc, trong da thịt, trong từng bộ phận cơ thể chúng ta. Và ngay cả hàng tỷ nơ rôn mang tư tưởng của chúng ta cho đến hơi thở cuối cùng cũng không ngừng biến đổi. Có thể nói rằng vô thường chính là biểu hiện của thời gian, của sự sống.

Vô ngã là một nét đặc thù tinh hoa của đạo Phật, đồng thời là sợi dây nối liền các ngành Nguyên Thủy và Ðại Thừa. Ngược lai với đạo Bà La Môn cho cái tiểu ngã cá nhân là một thực thể, một phần vĩnh cửu của cái đại ngã tuyệt đối, đức Phật cho cái "ta" chỉ là một ảo tưởng, một sự cấu kết tạm thời bởi ngũ uẩn. Ðức Phật phủ nhận mọi cá nhân như một thực thể có tự tánh, biệt lập khỏi vũ trụ.

Tại Tây phương vào thế kỷ 18, ngược lại với Descartes đặt nền tảng lên trên sự biểu tượng của cái "ta" (cogito, ergo sum), triết gia người Anh David Hume, tuy không biết gì về giáo lý của đức Phật hơn hai nghìn ba trăm năm trước, cũng quan niệm rằng cái "ta" chỉ là một sự tập hợp các khái niệm trong ý thức, nối tiếp nhau một cách liên tục và biến đổi luôn luôn. Sau này, khoa học cũng mang lại nhiều luận chứng cho quan niệm vô ngã : chẳng hạn như cơ thể con người bao gồm hàng chục cơ quan, hàng ngàn bộ phận, hàng tỷ tế bào, càng đi sâu vào phân tích càng không biết đâu là cái "ta". Ngay cả những tư tưởng, những cảm xúc, cũng không biết cái nào có thể gọi là cái "ta". Hơn nữa, cơ thể con người luôn luôn biến chuyển và không ngừng trao đổi với thế giới bên ngoài.

Gọi là bên ngoài, nhưng thực ra là bên trong, bởi vì con người, về thể xác cũng như tinh thần, nằm bên trong một thế giới vĩ đại, và có liên quan ít nhiều với mọi thành phần trong thế giới đó. Nhờ những phát hiện của vật lý vũ trụ, người ta có thể khẳng định rằng con người chỉ là những hạt bụi của những ngôi sao xuất hiện cách đây khoảng 14 tỷ năm. Sau những biến chuyển không ngừng, từ những trạng thái cơ thể đơn bào cách đây 3 tỷ năm, rồi tới các cơ thể đa bào, qua những loài cá, loài bò sát, loài chim, rồi các động vật có vú, các loài khỉ, con người đã xuất hiện trên trái đất này từ 2 triệu năm, cho tới chúng ta ngày hôm nay. Trải qua bao nhiêu đổi thay, phân hóa (différenciation), đấu tranh, thích ứng, loài người đã đạt tới vị trí tột đỉnh nhờ khối óc của mình, có thể gọi là cơ quan tinh vi nhất của sự sống. Nhưng con người cũng không thể quên được rằng mình chính là anh em bà con với thú rừng, chim cá, sâu bọ, cỏ cây và ngay cả sỏi đá. Con người tưởng mình đơn độc giữa hàng triệu loài sinh vật, hàng tỷ tỷ ngôi sao, nhưng thật ra có những sợi dây vô hình nối liền mình, trong không gian và thời gian, với vô số hiện hữu trong vũ trụ. Hiểu được như vậy có lẽ Trần Tử Ngang đã không có câu thơ : "Tiền bất kiến cổ nhân, Hậu bất tri lai giả. Niệm thiên đia chi du du, Ðộc thương nhiên nhi thế hạ". (Ai người trước đã qua? Ai người sau sắp tới? Ngẫm trời đất không cùng. Một mình rơi giọt lệ). Hoặc Blaise Pascal đã không kêu lên : "Le silence éternel de ces espaces infinis m'effraie" (Sự im lặng vô cùng của những khoảng không gian vô tận làm tôi hãi sợ).

Tất cả đều có liên hệ, tương quan mật thiết với nhau, phụ thuộc vào nhau. Ðiều đó được ý thức một cách sáng tỏ trong đạo Phật, qua nguyên lý duyên khởi : "Khi cái này có thì cái kia có, cái này hiện thì cái kia hiện. Cái này không thì cái kia không, cái này diệt thì cái kia diệt" (Trung Bộ Kinh). Cách đây không lâu, vật lý hiện đại đã chứng minh điều đó, qua thí nghiệm quả lắc của Foucault (luôn luôn đi về một hướng, dù đặt ở đâu trong không gian), hay nghịch lý EPR (Einstein, Podolsky và Rosen: khi một hạt nhân bị tan rã thành hai hạt A và B, mỗi hạt dường như "đoán trước" được hướng đi của hạt kia). Các nhà khoa học xác nhận rằng ở cấp vi mô cũng như ở cấp vĩ mô, vũ trụ bao gồm những mối liên hệ hỗ tương và có một trật tự toàn bộ, không phân chia (3). Khi một nhà khoa học nói : "Mỗi thành phần bao gồm toàn thể, và toàn thể phản ánh mỗi thành phần", thì thật ra cũng không khác gì câu thơ của một vị thiền sư : "Một hạt bụi chứa đựng cả vũ trụ. Khi một đóa hoa nở, toàn thế giới hiển lộ". Hay lời của Chandrakirti (Nguyệt Xứng), thuộc trường phái Trung Quán : "Ai nhìn thấy một sự vật sẽ thấy tất cả mọi sự vật. Cái không của một sự vật là cái không của tất cả mọi sự vật".

Ðể tóm tắt lại, chúng ta có thể nói rằng đạo Phật và khoa học có nhiều điểm chung với nhau :

1. Nền tảng đặt lên trí tuệ, tuy rằng khoa học thuần lý trí, và đạo Phật vượt qua khỏi lý trí.
2. Chủ thể là con người, tự mình đạt tới trí tuệ do tu học.
3. Tinh thần phê phán, cởi mở và khoan dung.
4. Tinh thần thực tiễn, thực nghiệm.
5. Một vũ trụ quan trong đó mọi sự vật đều có liên hệ mật thiết với nhau, biến đổi không ngừng, theo những định luật tự nhiên.

Bên cạnh đó, có vài điểm khác nhau là về mục tiêu và đối tượng: khoa học không có chủ đích ngoài sự hiểu biết mỗi ngày một gần hơn sự thật, trong khi đạo Phật lấy giải thoát làm cứu cánh. Khoa học lấy cái "chân" làm tiêu chuẩn, lấy tất cả những gì có thể học hỏi được làm đối tượng. Trong khi đó, đạo Phật không tách rời "chân" và "thiện", và lấy cái tâm của con người làm đối tượng.

Như vậy có thể khẳng định rằng đạo Phật và khoa học trong những nét chính phù hợp với nhau và bổ túc cho nhau. Những kinh nghiệm của đạo Phật không mảy may chống đối với khoa học, mà còn có thể giúp cho khoa học phát triển, đặc biệt về khoa học tâm thần. Còn những hiểu biết của khoa học cũng không phủ nhận những nguyên lý căn bản của đạo Phật, mà có thể giúp đạo Phật hiện đại hóa, thích hợp với thời đại.
Con người vừa cần đến khoa học, vừa cần đến một con đường hướng dẫn tâm linh. Cách đây 500 năm, khi con người mới bắt đầu đi vào con đường khoa học, nhà văn Rabelais đã mượn lời của nhân vật Pantagruel để cảnh giác: "Science sans conscience n'est que ruine de l'âme" (Khoa học mà không có lương tri chỉ đi tới sự phá sản của tâm hồn).

Ngày nay, khoa học đã lan rộng trong mọi lãnh vực, thấm nhuần mọi khía cạnh của cuộc sống, thay đổi sâu xa lối nhìn của con người. Các nhà khoa học đã lấn dần vào những lãnh vực ngày xưa dành riêng cho các triết gia, các nhà tôn giáo, để lên tiếng về những vấn đề của thời đại. Nhưng, vì sự hiểu biết mỗi ngày một rộng lớn (hiện nay người ta ước lượng cứ mỗi 7 năm sự hiểu biết của nhân loại lại tăng lên gấp đôi), cho nên khoa học không thể nào tránh khỏi sự chuyên môn hóa và sự phân hóa thành những chi nhánh nhỏ tách rời nhau. Chỉ có mở rộng những giao thông liên lạc giữa các ngành khác nhau, mới có thể đi tới một sự hiểu biết toàn diện về cuộc đời. Vả lại, biên giới mỗi ngày một thêm mỏng manh giữa khoa học và triết học, giữa thể chất và tinh thần, giữa ngoại cảnh và nội tâm.

(Còn tiếp...)

Nguồn: www.thuvienhoasen.org/thuyettienhoa [/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

Gửi bàigửi bởi Le Truc Anh » Thứ 2 23/02/09 16:31

[justify](Tiếp theo bài ĐẠO PHẬT VÀ KHOA HỌC của Trịnh Nguyên Phước)

II. Phần thực tiễn:

Ðạo Phật và những vấn đề thời đại liên quan tới khoa học

Thực tế mà nhìn, chúng ta phải công nhận rằng khoa học kỹ thuật đã đi sâu vào cuộc sống thường nhật, bao trùm mọi lãnh vực xã hội và lôi cuốn con người với một sức mạnh không thể nào cưỡng lại được. Chúng ta có thể coi nó như một dụng cụ mỗi ngày một tối tân và lớn mạnh, hay tiêu cực hơn, như một cái trục lăn ép tất cả những gì nằm trên đường đi của nó. Nhưng dù muốn hay không, con người cũng cần tới khoa học kỹ thuật, cũng như cần tới kinh tế xã hội. Hơn nữa, tách rời khoa học kỹ thuật khỏi những lãnh vực khác là một điều không tưởng, vì tất cả đều liên quan mật thiết với nhau, là Phật tử ai ai cũng biết rõ điều đó.

Ðiểm thứ nhì là khi nói tới khoa học kỹ thuật, ai cũng thấy rõ có những điều tích cực và những điều tiêu cực, hay nói một cách khác, bao giờ cũng có "mặt trái của mề đay". Nhưng lên án một số điều tiêu cực gây nên bởi khoa học kỹ thuật ngày hôm nay, cũng chỉ là một thái độ tiêu cực, không lợi ích gì. Thiết tưởng chúng ta nên cố gắng tìm hiểu một cách khách quan một số vấn đề đặt lên bởi khoa học kỹ thuật, và tạm thời đề ra một số giải pháp thích hợp với thời đại và soi sáng bởi những giá trị tinh thần của đạo Phật.

Hơn nữa, khoa học không phải từ trên trời rơi xuống : khoa học chỉ là một phương tiện, các nhà khoa học cũng chỉ là những bộ phận trong một guồng máy xã hội phức tạp, dưới sự chỉ huy của các nhà lãnh đạo chính trị. Lịch sử đã cho ta thấy rõ một số trường hợp lợi dụng khoa học trong những hành động vô nhân đạo. Áp dụng khoa học ra sao hoàn toàn tùy thuộc ý chí của xã hội, của con người.

Y học : những phát triển và thực trạng

Trong những ngành khoa học, ngành y được coi là gặt hái được nhiều thành quả và lợi ích nhất cho nhân loại.
Một tấm gương trong khoa học là nhà sinh học Louis Pasteur đã cứu sống được bao nhiêu nhân mạng và mở đầu cho những chiến thắng của con người trên bệnh tật.

Nhờ vệ sinh, chích ngừa, thuốc kháng sinh, nhiều bệnh truyền nhiễm và bệnh dịch ngày xưa vô phương cứu chữa đã được phòng ngừa và điều trị một cách hữu hiệu. Phẫu thuật đã tinh vi tới mức độ vi phẫu, dùng tia laser, thay bộ phận giả, ghép các bộ phận như thận, tim, gan, v.v. Nhờ những máy siêu âm, nội soi, CT scanner, RMI, người ta đã có thể nhìn xuyên qua cơ thể con người, và chẩn đoán được nhiều trường hợp ung thư từ giai đoạn ban đầu. Thụ tinh nhân tạo và thụ thai trong ống nghiệm đã mang lại hạnh phúc gia đình cho bao nhiêu cặp vợ chồng hiếm muộn. Và trong chỉ vài năm nữa, bản đồ génome của con người sẽ được xác lập, và sẽ là chìa khóa mở cửa cho tiên đoán và điều trị bệnh tật từ gốc rễ.

Ðó là những thành quả của y học, những gì đang xẩy ra tại các nước tân tiến. Nhưng sự thật lại khác hẳn tại các nước chậm tiến, nghĩa là một phần lớn của nhân loại. Trong một báo cáo gần đây (4), bác sĩ Nakajima, giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (OMS), cho biết "hơn một phần năm nhân loại sống trong một tình trạng cục kỳ thiếu thốn, gần một phần ba trẻ em thiếu dinh dưỡng và một nửa dân số không được dùng những thuốc men cần thiết nhất. Con người sống trung bình trên 75 tuổi tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, trong khi đó tại Ouganda chỉ chung quanh 40 tuổi. Bốn mươi phần trăm tử vong trên thế giới là do các bệnh truyền nhiễm, phụ sản và sơ sinh, tức là các bệnh gần như là không còn thấy tại các nước tân tiến". Ông kết luận : "Bệnh nghèo khó là bệnh giết hại nhiều nhất trên thế giới. Ðối với hàng triệu người phải tranh đấu mỗi ngày để sống còn, thì viễn tượng kéo dài cuộc sống có thể có thể coi như một hình phạt hơn là một điều tốt".

Thực trạng của ngành y tế thế giới là như vậy. Một bên, tại các nước chậm tiến, vấn đề y tế rốt cục lại là một vấn đề kinh tế: những hiểu biết y học căn bản và hiện đại không được áp dụng cũng chỉ vì thiếu phương tiện và tài chánh. Bên kia, tại các nước tân tiến, y tế đã đạt được chất lượng cao, nhưng mỗi ngày một thêm tốn kém, và trở thành một gánh nặng kinh tế cho toàn thể xã hội.

Hơn nữa tại đây, những tiến bộ của y học và sinh học lại gây nên một số vấn đề mới.

Những vấn đề mới của sinh học và y học

Ðó là những vấn đề sinh đạo đức (bioéthique) đặt ra bởi : ngừa thai và phá thai, ghép bộ phận, thụ thai trong ống nghiệm (fécondation in vitro), trợ tử (euthanasie), thay đổi di truyền, hay các bệnh xã hội mới như ma túy, nhiễm trùng HIV.

Ða số những vấn đề này chưa tìm được giải pháp thích hợp, vì phức tạp và liên quan tới nhiều lãnh vực của cuộc sống, từ tâm lý, xã hội, đạo đức cho tới luật pháp, kinh tế, với bao nhiêu quan điểm khác nhau.
Những vấn đề này dĩ nhiên quá mới mẻ đối với đạo Phật, cũng như đối với các tôn giáo khác. Nhưng cái khác của đạo Phật là không có Thánh kinh bắt các tín đồ phải đi theo một con đường cố định. Người Phật tử phải biết khế cơ, khế lý, tức là làm thích hợp đạo Phật vào mỗi hoàn cảnh đặc biệt.

Chẳng hạn như vấn đề kiểm soát dân số, là một trong những vấn đề trọng đại nhất trong những thập niên tới, không những cho các nước chậm tiến mà còn cho cả toàn thế giới. Hiện nay trên trái đất có khoảng 5 tỷ rưỡi người, và con số này được ước lượng sẽ nhân lên gấp đôi trong khoảng hai ba chục năm tới. Mỗi năm có thêm 100 triệu người, hay mỗi ngày thêm 200 ngàn người nữa phải nuôi thêm. Ngoại trừ một số nhà lãnh đạo tôn giáo, tất cả những nhà khoa học, xã hội, kinh tế, chính trị có tinh thần trách nhiệm đều đồng ý với nhau rằng đó là một vấn đề then chốt cho tương lai nhân loại, bắt buộc phải dùng đến những biện pháp hạn chế sinh đẻ hữu hiệu.

Tuy rằng vấn đề này chưa đặt ra vào thời đức Phật Thích Ca (dân số thế giới lúc bấy giờ chỉ mới có vài trăm triệu), nhưng chúng ta có thể nghĩ rằng với mục tiêu diệt khổ, đạo Phật không có lý do nào chống đối sự kiểm soát dân số và hạn chế sinh đẻ, ngược lại. Nếu quá đông dân số đưa tới nghèo nàn, lạc hậu, tức là khổ đau, thì phải chống lại nguyên nhân của khổ đau, tức là phải hạn chế sinh đẻ, điều đó rất rõ rệt. Khác với các tôn giáo thần khải, quan niệm rằng sự sống có tính chất thiêng liêng do Thượng Ðế ban cho con người, đạo Phật đặt sự sống trong vòng vô thường vô ngã nhân duyên, nên không lấy sinh đẻ làm một tín điều bất khả xâm phạm. Ðối với đức Ðạt Lai Lạt La, không những phải chủ trương hạn chế sinh đẻ, mà còn "phải phát huy điều quan trọng này nữa" (1).

Ngược lại, phá thai là một hành động đi ngược lại với tôn chỉ không giết hại (ahimsa) của đạo Phật, cũng là giới đầu tiên trong năm giới. Ðạo Phật dĩ nhiên không thể nào chủ trương phá thai, tức là giết hại mầm sống đang nẩy lên trong lòng người mẹ. Vấn đề là bắt đầu khi nào cái thai, lúc đầu chỉ là một số tế bào, trở thành một con người, một mạng sống? Ðối với một số nhà khoa học, có thể coi là một mạng sống từ khi bắt đầu có hệ thần kinh, tức là vào tuần thứ ba. Một số khác quan niệm rằng chỉ có thể gọi là một con người khi có đầy đủ các bộ phận, tức là từ tuần thứ mười hai. Trước đó, cái thai thuộc vào cơ thể người mẹ, và không có lý do gì người mẹ không có quyền quyết định trên cơ thể của mình. Tất cả những ai đã sống trong thời kỳ cấm phá thai còn ghi sâu trong ký ức những trường hợp tử vong do phá thai dấu diếm, thiếu vệ sinh gây nên bao nhiêu tang tóc, khổ đau. Dĩ nhiên, nên ngừa thai hơn là phá thai, ai ai cũng đồng ý về điều đó. Phá thai chỉ là điều bất đắc dĩ, khi tất cả các phương pháp ngừa thai đều thất bại, và lúc đó phải để người mẹ cùng gia đình quyết định. Con người phải tự trách nhiệm lấy mình, đó luôn luôn là tôn chỉ của đạo Phật.

Vấn đề chẩn đoán tiền sinh (diagnostic anténatal) cũng như vậy. Khoa học ngày nay đã có khả năng chẩn đoán những bệnh tật của cái thai trước khi sinh đẻ, từ những tật nhẹ cho tới những bệnh thể sắc (maladies chromosomiques), có thể đưa tới điều trị trong tử cung hoặc phá thai. Gần đây, đức Giáo Hoàng lại lên tiếng kết án những phương tiện chẩn đoán tiền sinh, vì lý do tôn trọng tính chất thiêng liêng của sự sống. Là Phật tử, chúng ta có thể nghĩ rằng không có lý do gì cấm đoán sự hiểu biết trước khi sinh đẻ, nếu sự hiểu biết này đưa tới những phương pháp điều trị hữu hiệu. Lại một lần nữa, quyết định phải để cho người mẹ và gia đình chọn lựa, với những dữ kiện khoa học khách quan và những giá trị tinh thần của họ.

Những vấn đề ghép bộ phận, thụ thai trong ống nghiệm, thay đổi di truyền cũng không gặp chống đối gì trong đạo Phật. Lấy bộ phận một người chết ghép cho một người bệnh để cứu sống người đó là một hành động từ bi, cứu khổ của gia đình người chết, và cũng là một thí dụ điển hình cho quan niệm vô thường, vô ngã. Nếu có tinh thần đạo Phật thì các nước Tây phương đã không gặp tình cảnh khan hiếm bộ phận ghép như ngày hôm nay.

Thụ thai trong ống nghiệm chỉ là một kỹ thuật sinh học, không thay đổi gì trong sự hình thành của con người bắt đầu từ hai tế bào của người cha và người mẹ, cho nên cũng không đặt vấn đề gì cho người Phật tử. Còn thay đổi di truyền dĩ nhiên là một vấn đề quan trọng, nhưng tất cả vấn đề là làm theo chiều hướng nào. Nếu sự thay đổi đó nhằm giảm bệnh tật, chống lại với khổ đau thì dĩ nhiên phù hợp với đạo Phật. Nhưng nếu dùng những phương tiện đó để tạo nên những dòng vô tính (clones), để phân biệt chia rẽ những con người lẫn nhau, thì đạo Phật không thể nào chấp nhận được. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề, các nhà trách nhiệm khoa học, chính trị cũng đã cùng nhau soạn thảo những định luật gắt gao để phòng ngừa những sự trệch đường nguy hại có thể xẩy ra.

Gây chết nhẹ nhàng hay trợ tử (euthanasie) hiện đang là một đề tài thảo luận sôi nổi tại các nước tân tiến. Tại một số nước như Hoa Kỳ, Hòa Lan, luật pháp tương đối khoan dung với những kẻ gây chết nhẹ nhàng cho bệnh nhân đã tới giai đoạn chót, theo lời yêu cầu của bệnh nhân và gia đình. Tại các nước khác, luật pháp nghiêm ngặt hơn, và có những tôn giáo chống đối lại một cách kịch liệt. Ðối với người Phật tử, lấy mục đích diệt khổ làm chính và quan niệm cuộc sống chỉ nằm trong vòng nhân duyên, thì sự gây chết nhẹ nhàng cho một bệnh nhân tới giai đoạn chót, yêu cầu ra đi một cách thanh thản, tránh cho gia đình kéo dài khổ đau, có lẽ là điều không đáng bị kết án. Dù sao những quyết định này quá hệ trọng để đặt trên vai một người, và có lẽ một ngày kia sẽ được ủy quyền cho một Ủy Ban Sinh Ðạo Ðức (Comité d'Ethique) trong mỗi cơ quan y tế.
Về ma túy và nhiễm trùng HIV, là những bệnh của thời đại, thì đạo Phật cũng có một thái độ rõ rệt: trong năm giới, có hai giới mà nếu con người đi theo thì đã (gần như) tránh được hai bệnh này, tức là không dùng những chất làm mờ ám tinh thần và không tà hạnh. Nhưng đối với người đã phụ thuộc ma túy hay bị nhiễm trùng HIV rồi, thì người Phật tử lại theo tinh thần từ bi hỷ xả, cố gắng hết sức giúp đỡ, chữa chạy, cảm thông.

Vấn đề môi trường


Nếu khởi đầu, khoa học không có chủ đích ngoài sự hiểu biết trừu tượng, vô tư, theo chiều hướng của Aristote, thì sau này khoa học đã có một mục tiêu rõ rệt, đó là dùng sự hiểu biết để thống trị thế giới, để làm chủ thiên nhiên.

Khuynh hướng này đã xuất hiện tại Âu châu vào thế kỷ thứ 17 khi Descartes đề xướng ra một phương pháp "để chúng ta trở thành như người chủ, người sở hữu của thiên nhiên"(nous rendre comme maîtres et possesseurs de la nature). Ðó là một khúc quanh quan trọng của lịch sử khoa học, một đề án mà nhân loại, khởi đầu từ Tây phương, đã theo đuổi cho tới tận ngày hôm nay. Con người không còn tìm hiểu thiên nhiên để ngắm cái đẹp của nó, mà để làm chủ và khai thác nó bằng khoa học kỹ thuật.

Ðề án đó đã không gặp trở ngại nào về mặt tôn giáo, bởi vì trong Thánh kinh đã có câu "Hãy sinh sôi nẩy nở trên toàn trái đất, và khắc phục trái đất này". Chỉ có con người, đúng hơn linh hồn con người, mới có tính chất thiêng liêng bởi vì Thượng đế tạo ra theo hình ảnh hoàn mỹ của Ngài. Do đó, con người đứng một vị trí trung tâm giữa vũ trụ và có quyền hành trên mọi động thực vật trên thế giới này. Hơn nữa, theo Descartes, thể xác và tinh thần hoàn toàn khác biệt với nhau, cũng như loài vật và con người. Thể xác chỉ là vật chất trơ trụi, tuân theo định luật cơ học, cũng như các động vật chỉ là những cái máy, cho nên sự sống tự nó không có mẩy may nghĩa lý gì.

Quan niệm của Descartes hiện nay gặp những chống đối từ nhiều chân trời khác nhau, có kẻ gọi nó là một "đề án điên rồ", có kẻ gọi nó là một thuyết "giả tạo" (artificialisme). Nhưng phải công nhận rằng đề án đó đã đưa tới những phát triển mau chóng, mạnh bạo của khoa học kỹ thuật, với những kết quả tích cực cũng như tiêu cực của ngày hôm nay.

Theo nhà nhân chủng học Louis Dumont (5), cuối thế kỷ 20 này có một khúc quanh lịch sử mới, chấm dứt thuyết giả tạo của Descartes, đó là khúc quanh sinh thái. Cách đây 30 năm, chữ "sinh thái" (écologie) chỉ có nghĩa là tìm hiểu những tương quan giữa sinh vật và môi trường. Nhưng ngày nay, nhờ các nhà khoa học, các nhà chính trị, các hội đoàn, qua những phương tiện truyền thông báo chí, sinh thái đã trở thành một lãnh vực quan trọng của cuộc sống, với ý nghĩa bảo vệ môi trường, cho sự sống còn của trái đất. Những nghiên cứu khoa học cho ta biết rằng trái đất giống như một chiếc thuyền trong không gian, nhỏ bé, mỏng manh và hữu hạn. Không khí bao quanh trái đất cũng vô cùng mỏng manh, và những tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận trước sự khai thác triệt để của con người. Mặc dầu rất muộn màng so với hành động, nhưng tất cả đều ý thức rằng con người không thể tiếp tục ô nhiễm địa cầu một cách vô trách nhiệm, bởi vì làm như vậy tức là tự hủy hoại chính mình. Bằng chứng là các quốc gia đã chi tiêu những số tiền khổng lồ để bảo vệ môi trường, gaz CFC gây lỗ hổng ozone đã bị cấm, các vỏ hộp, chai có thể tuần hoàn lại (recyclable) được sản xuất nhiều hơn, các hội nghị quốc tế về sinh thái được tổ chức đều đều, và sinh thái học đã trở thành một ngành chuyên môn như bao nhiêu ngành khác...

Ðối với đạo Phật, tôn trọng bảo vệ môi trường là một điều dĩ nhiên, tự nhiên, không cần phải nói. Mọi hiện hữu đều liên hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc nhau, không tách rời nhau được, theo tinh thần vô ngã, nhân duyên. Phá hủy môi trường tức là tự phá hủy, và bảo vệ môi trường là một hành động sáng suốt, biết nhìn xa. Nếu đức Phật Thích Ca sống giữa chúng ta ngày hôm nay, thì chắc chắn ngài sẽ tranh đấu để bảo vệ môi trường.

Chiến tranh và khoa học kỹ thuật

Lịch sử loài người đầy rẫy những chiến tranh, tàn sát, phá hủy, tang tóc, đầy rẫy những khổ đau do con người gây cho nhau. Nhưng chiến tranh cũng là một động cơ thúc đẩy con người phát triển, đa số các nhà sử gia, xã hội học đều phải công nhận như vậy. Cũng như tục ngữ La tinh đã có câu "Si vis pacem, para bellum" (Nếu muốn hòa bình, hãy sửa soạn chiến tranh), và câu của nhà văn Plaute "Lupus est homo homini" đã được triết gia Hobbes lặp lại : "Con người là một con chó sói đối với con người".

Trong cuộc chiến, khoa học kỹ thuật đóng góp một vai trò quan trọng. Ðiển hình là hai trái bom nguyên tử đầu tiên nổ trên Hiroshima và Nagasaki cách đây 50 năm, vừa chấm dứt thế chiến thứ hai nhưng cững mở đầu cho chiến tranh lạnh và một cuộc chạy đua vũ khí không ngừng. Ðể chế tạo khí giới kinh hoàng đó, một ngàn nhà khoa học, trong đó vô số giải thưởng Nobel, đã làm việc gấp rút trong 3 năm trời, chung quanh một công trình trị giá một trăm tỷ đô la. Liệu hai trái bom này có kết lìễu chiến tranh mau hơn hay không, và có tránh cho nhân loại nhiều cuộc chiến tàn hại hơn sau này hay không? Lịch sử sẽ trả lời. Chỉ có một điều chắc chắn: khoa học đã mang lại cho con người những phương tiện tàn phá khủng khiếp, có thể trong một khoảnh khắc phá hủy cả nhân loại và thế giới. Ý thức được hiểm họa này, các nhà lãnh đạo cường quốc đã bắt đầu thương nghị và đi tới một số hợp đồng về ngăn chận nguyên tử và giảm bớt một số khí giới. Nhưng chưa có một dấu hiệu nào chứng tỏ rằng các quốc gia tin cậy ở nhau và có thiện chí hủy bỏ khí giới nguyên tử. Trong khi đó, nghiên cứu về các khí giới mới vẫn tiếp tục, và các xưởng chế tạo khí giới làm giầu hơn bao giờ hết nhờ những cuộc chiến địa phương vẫn không ngừng tiếp diễn.

Mới đây, chiến tranh vùng Vịnh đã chứng tỏ tầm quan trọng của những khí giới tân tiến như tên lửa chỉ huy bởi điện tử, tia laser, vệ tinh quan sát và truyền thông. Kiểm soát không trung vùng quanh trái đất đã trở thành một mục tiêu quân sự quan trọng của các cường quốc. Từ vệ tinh đầu tiên Spoutnik năm 1957, qua những bước đầu tiên của con người trên mặt trăng năm 1969, tới tầu con thoi không trung (navette spatiale) Challenger, mục đích vẫn là chiếm ngự không trung để kiểm soát trái đất. Thêm vào đó là mục tiêu kinh tế, với những vệ tinh truyền thông mang lại những thông tin, hình ảnh trên toàn thế giới.

Thái độ của đạo Phật đối với bạo lực, chiến tranh từ xưa tới nay rất rõ rệt. Ðạo Phật chủ trương không giết hại, bất bạo động (ahimsa), tức là dùng từ bi chống lại bạo tàn, dùng trí tuệchống lại sân hận, nhưng không quên lòng dũngcảm. Trong các loại bố thí, có vô úy thí, nghĩa là mang lại sự không sợ hãi, sự dũng cảm trước bạo lực. Yêu chuộng hòa bình không có nghĩa là thụ động, là chịu đựng tất cả những áp bức, bạo lực, là từ chối đấu tranh. Nhưng đấu tranh với tinh thần bất bạo động, theo gương sáng của Mahatma Gandhi. Chỉ bằng ý chí bất khuất của mình, một dân tộc đã hàng phục một cường quốc, đã tranh giành được độc lập, không đổ máu, không gây tang tóc như bao nhiêu cuộc chiến khác. Bạo động dễ, nhưng bạo động chỉ gây nên bạo động, và phá hủy. Bất bạo động khó, bởi vì cần đến một sức mạnh tinh thần vô biên, cần đoàn kết chung quanh bi, trí, dũng, nhưng kết quả mới tốt đẹp làm sao!

Khoa học kỹ thuật trong các lãnh vực khác

Ðiều hiển nhiên là những phát minh lớn của khoa học và những bước tiến của kỹ thuật đã thay đổi một cách sâu đậm lối sống của con người. Kể từ nền văn minh "khoa học", con người sẽ khó lòng trở lại những giai đoạn "thần thoại" và "siêu hình" thuở ban đầu, tuy rằng vẫ còn quá nhiều mê tín dị đoan. Nhờ máy móc, con người đỡ mệt nhọc trong công việc làm. Trong công nghiệp cũng như trong nông nghiệp, năng xuất được tăng trưởng, thời gian làm việc rút ngắn hơn. Những phương tiện di chuyển giao thông giúp con người đi lại dễ dàng, mau chóng. Với những phương tiện truyền thông hiện đại, những máy điện tử, con người nay có khả năng thông tin truyền đạt những hiểu biết trong chớp mắt, từ những nơi cách nhau xa cả ngàn cây số. Và những bước tiến này mỗi ngày một nhanh, với những hậu quả không thể lường được. Nói như hai nhà tương lai học Alvin và Heidi Toeffler (6), thế giới đang đi vào làn sóng thứ ba, làn sóng của tin học hay siêu biểu tượng (supersymbolique), sau hai làn sóng nông nghiệp và công nghiệp. Ðó là một cuộc cách mạng lớn, mà trong đó khoa học kỹ thuật, điều khiển bởi trí óc con người, sẽ đóng một vai trò quan trọng.

Mặt trái của sự phát triển này là khoa học kỹ thuật, bằng máy móc và điện tử, đã thay đổi con người, không những về lối sống mà còn về cách nhìn cuộc đời. Thử nhìn con cháu chúng ta, sẽ thấy chúng đã khác chúng ta đến như thế nào. Chúng coi máy truyền hình, chơi máy điện tử nhiều hơn là đọc sách, nô đùa giữa thiên nhiên. Con người hiện đại có khuynh hướng trở thành máy móc, chạy đua với thời gian, chạy theo tiện nghi vật chất, tự trói buộc mình vào những nhu cầu tạo ra bởi quảng cáo, thị trường. Từ đó đưa tới bao nhiêu lo lắng, căng thẳng, đôi khi tới khủng hoảng tinh thần. Stress đã trở thành bệnh của thời đại, và thuốc an thần đã trở thành loại thuốc được tiêu thụ nhiều nhất trong các nước kỹ nghệ hóa, đó là chưa kể những vấn đề gây nên bởi đô thị, bạo động, ma túy, v.v..

Xã hội đã đi tới một tình trạng mà liên hệ giữa con người với vật chất đã trở thành ưu tiên trên liên hệ giữa những con người. Kinh tế đã trở thành lãnh vực đầu tiên của cuộc sống, đối với xã hội cũng như cá nhân, bất cứ ở nơi nào trên thế giới. Dù muốn hay không, con người cũng bị lôi cuốn bởi kinh tế thị trường (hiện nay là hệ thống kinh tế duy nhất còn lại), và dốc mình vào làm việc, sản xuất để kiếm tiền và tiêu thụ.

Nhưng ngày hôm nay, chính những nhà kinh tế, chính trị, xã hội học cũng phải đặt lại vấn đề căn bản của chiều hướng kinh tế thế giới. Làm sao có thể tiếp tục chạy theo sản xuất để tiêu thụ, tăng trưởng để tăng trưởng, như một cái xe lao mình về phía trước, không kiểm soát được tốc độ và định hướng của mình? Tiếp tục chiều hướng này liệu có mang lại gì cho hạnh phúc con người, mà xét cho cùng, là mục tiêu tối hậu của cuộc sống? Nhiều người đang tìm kiếm một mẫu mực kinh tế xã hội mới, trong niềm tin chắc chắn rằng chỉ có một sự thay đổi toàn diện, một cuộc cách mạng văn hóa thực sự, mới có thể lôi kéo nhân loại ra khỏi hiểm họa một cơn khủng hoảng lớn trên bình diện địa cầu.

Vấn đề là làm sao thay đổi hẳn chiều hướng xã hội, để con người làm kinh tế không phải là để chạy theo tiền bạc, làm khoa học không phải để làm chủ thiên nhiên, mà để sống trong hạnh phúc thực sự, hòa hài giữa những con người và vũ trụ.

Ðể kết luận một cách giản dị : đạo Phật và khoa học có thể cùng nhau mang lại chân hạnh phúc cho con người được hay không, điều đó hoàn toàn tùy thuộc ở cái tâm con người.

Tài liệu trích dẫn

1) S.S. LE DALAI LAMA, J.C. CARRIÈRE, La force du bouddhisme, Robert Laffont 1994
2) Rencontre avec Francisco Varela, Revue Sciences Humaines 8-9/1993
3) TRỊNH XUÂN THUẬN, La mélodie secrète, Fayard 1988
4) Le Monde, 4/5/1995
5) Le Monde, Un entretien avec Louis Dumont, 23-24/4/1995
6) HEIDI & ALVIN TOEFFLER, Créer une nouvelle civilisation : la politique de la troisième vague, Fayard 1995


Nguồn: www.thuvienhoasen.org/thuyettienhoa [/justify]
RANDOM_AVATAR
Le Truc Anh
 
Bài viết: 184
Ngày tham gia: Thứ 4 19/11/08 21:27
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến21 khách