Tại sao đi tu thì phải cạo đầu?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

Re: Tại sao đi tu thì phải cạo đầu?

Gửi bàigửi bởi vuthihanhtrang » Thứ 4 14/11/12 18:20

Mình xin có một vài ý kiến chia sẻ cùng bạn như sau.

Người xuất gia vốn là “tâm hình dị tục”, cả dáng hình bên ngoài lẫn tâm thức bên trong đều không giống với người thường. Mái tóc được xem là vật trang điểm cho con người - “cái răng cái tóc là góc con người” – chấp nhận cạo bỏ nó đi rồi ý chỉ việc không muốn dính líu đến những chuyện thế tục thị phi nữa. Xuất gia chính là “xuất thế tục gia”. Dáng hình “đầu tròn áo nâu” của các tu sĩ cũng là một cách nhắc nhở chính bản thân họ và cả những người xung quanh về sự khác biệt, rằng làm gì cũng nên cẩn trọng: suy nghĩ, nói năng và hành xử cẩn trọng. Một điều quan trọng, không chỉ thân xuất gia mà quan trọng nhất là tâm cũng phải “xuất gia” nữa. Nếu cạo tóc mà không “cạo bỏ” cái tâm phàm phu đi để lần lần chuyển hóa mình trên bước đường tìm đến sự giác ngộ thì không ích lợi gì. Có người bảo không cần chấp tướng, tu chủ yếu là tu tâm, cần gì phải cạo tóc, nhưng thật ra mấy ai biết cái tâm ấy dáng hình ra sao mà bảo là tu? Thái độ phá chấp chỉ nên dành cho các bậc đốn ngộ, có căn cơ thượng thừa, chẳng hạn một Tế Điên hòa thượng râu tóc xồm xoàm thõng tay vào chợ uống rượu la cà để hóa độ chúng sinh, một cư sĩ Duy Ma Cật với dáng hình người thế tục mà tâm tư diệu vợi khiến các hàng Thanh Văn và Bồ Tát đều phải kính nể. Mới xuất gia, tốt nhất cứ nên cạo tóc theo truyền thống từ trước đến nay, một kiểu “nhập gia tùy tục”, có lẽ không cần phải thắc mắc hay băn khoăn, mà nên dành tâm lực cho việc trọng đại hơn là tu hành giải thoát sinh tử.

Mặt khác, cạo tóc có một lợi ích rất thực tế là khỏi tốn nhiều tiền cho dầu gội và … lược chải đầu. Người mới xuất gia, chưa có công hạnh gì thì nên tiết kiệm, nếu phung phí tiền của đàn na tín thí thì rất dễ bị đọa.

Thân mến.
"Trăm năm tao ngộ một giờ
Tình thương vô tận bất ngờ tái sinh"
Hình đại diện của thành viên
vuthihanhtrang
 
Bài viết: 53
Ngày tham gia: Chủ nhật 11/11/12 22:35
Cảm ơn: 2 lần
Được cám ơn: 7 lần

Re: Tại sao đi tu thì phải cạo đầu?

Gửi bàigửi bởi nguyentrunghiep » Thứ 3 20/11/12 21:02

Mọi người ơi, có ai biết xuất xứ của việc tạo ra các chấm trên đầu (để phân biệt thứ bậc, ví dụ 9 chấm là trụ trì) không?
cho mình biết với
Dark Knight
Hình đại diện của thành viên
nguyentrunghiep
 
Bài viết: 134
Ngày tham gia: Thứ 6 10/02/12 14:59
Đến từ: Faculty of Korean Studies, USSH, VNU-HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Tại sao đi tu thì phải cạo đầu?

Gửi bàigửi bởi mrTruongSon » Thứ 4 21/11/12 9:32

Trong kinh Phật có nói là đốt một chấm hương trước hình tượng của Như Lai sẽ xóa bỏ nghiệp chướng nhiều đời của người này. Nói đến sự quyết tâm theo Phật của người chấm hương, thể hiện niềm tin theo Phật ...
Còn về việc chấm hương ở đâu không quan trọng, có thể ở bất kỳ nơi đâu trên cơ thể. Số lượng chấm hương cũng không phải quyết định vị trí hay địa vị của người đi tu.
Các bạn xem phim Trung Quốc nhiều quá rồi lên hiểu sai về lịch sử của Phật Giáo, chỉ có trong phim mới có khái niệm 9 chấm là trụ trì ^^
Các bạn xem lại hình tượng của Trần Huyền Trang (Đường Tam Tạng) đâu có chấm hương nào đâu.
MẠNG XÃ HỘI NGƯỜI YÊU DU LỊCH

Mười năm cắp sách theo thầy
Những năm còn lại xách cày theo trâu
:roll:
Hình đại diện của thành viên
mrTruongSon
Quản trị viên
 
Bài viết: 51
Ngày tham gia: Thứ 5 15/03/07 15:10
Đến từ: một nơi nào đó ...
Cảm ơn: 4 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao đi tu thì phải cạo đầu?

Gửi bàigửi bởi nguyentrunghiep » Thứ 6 23/11/12 0:03

oh, thì ra là thế
xin cảm ơn
P/S: mình không có tìm hiêu về lịch sử PG nên k biết
Dark Knight
Hình đại diện của thành viên
nguyentrunghiep
 
Bài viết: 134
Ngày tham gia: Thứ 6 10/02/12 14:59
Đến từ: Faculty of Korean Studies, USSH, VNU-HCM
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 5 lần

Re: Tại sao đi tu thì phải cạo đầu?

Gửi bàigửi bởi tutran » Thứ 5 27/12/12 23:09

Trước hết, xin thú nhận với các bạn, tôi là một tu sĩ cạo đầu mặc nâu sòng thực thụ.
Tất cả các ý kiến trên đều đúng, tôi ấn tượng nhất với ý kiến của bạn Linh Thoại. Xin nói thêm 1 chút về mái tóc:
Theo quan niệm của nhiều nền văn hóa Á Đông( Ấn Độ, Trung Hoa...) Mái tóc, chòm râu và trang phục là biểu hiện đầu tiên và sinh động nhất về " đẳng cấp" của họ trong xã hội. Đối với 1 bậc vương giả, quý tóc, mái tóc của họ được chăm sóc rất chu đáo, kỷ lưỡng. Phật Thích Ca, xuất thân cũng là một thái tử, nên trong đêm băng thành tìm đạo, đứng trước con sông A Nô Ma-ranh giới của rừng sâu và làng mạc, Thái tử đã rút kiếm cắt mái tóc của mình cùng với chiếc áo bào, đai nạm ngọc và thanh kiếm về " báo cho phụ hoàng". Với ý nghĩa đó, cần hiểu quan niệm đầu tiên của Phật giáo về vấn đề cạo tóc là " xã bỏ tất sự giàu sang, quyền quý-biểu hiện qua hình thức".
Kế nữa, mái tóc( theo cách hiểu này) cũng đòi hỏi sự chăm sóc kỹ lưỡng, nên mất nhiều thời gian, công sức-ảnh hưởng đến sự tu tập của 1 người tu hành.
Trong luật Tỳ Ni nhật dụng thiết yếu( những điều căn bản hàng ngày mà 1 người tu phải hành trì), có 1 bài kệ phải thầm đọc mỗi khi cạo tóc( thường thì mỗi tháng cạo 2 lần vào 14 và 30): " Thế trừ tu phát-đương nguyện chúng sanh- viễn ly phiên não-cứu cánh tịch diệt" có nghĩa là: cạo bỏ râu tóc-xin nguyện với chúng sanh-vĩnh viễn xa lìa các phiền nảo- đạt đến mục tiêu cuối cùng: tịch diệt( diệt trừ hết phiền nào, đạt sự thanh tịnh cao nhất).
Có lẽ từ ý nghĩa đầu tiên đó, theo truyền thống Phật giáo, việc làm đầu tiên khi muốn " cầu đạo" là phải Cạo đầu".
Còn 1 ý nghĩa khác, xin đồng ý vơí 1 ý kiến của một bạn nào đó khi nói rằng " chiếc áo không làm nên người tu- nhưng thầy tu thì không thể không cần chiếc áo". Đây là mối quan hệ giửa nội dung và hình thức.
Nếu xét theo lý, thì không cần hình thức vẫn tu được. Không cần cạo đầu, ko cần cấ, ko cần tượng Phật, cũng chẳng cần kinh sách,...vì theo Phật dạy" ta là phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành". Phật giáo luôn quan niệm, mỗi chúng sanh đều có hạt giống Phật trong tâmm, nhưng vì nhiều đời kiếp, bị bụi phiền não phủ lên nên tăm tối, đau khổ. Tu tập là lau sạch bụi để viên ngọc ấy lộ ra.
Nhưng chỉ một vài bậc thượng nhân thượng trí mới có thể làm được chuyện " tu nội, dung, ko chấp hình thức" như các bạn đề cập, còn lại, đa phần chúng sanh, vì căn cơ kém cỏi, nên phải có cái để nương tựa. Hình thức là chiếc cầu để giúp người tu nương vào đó mà tìm ra nội dung. Nhờ Thấy tượng Phật, lạy Phật, người đó mới dần dần " nhớ ra" cái phẩm chất Phật vốn có trong mình.
Cũng vậy, chiếc áo cấ, việc cạo đầu là cách , vừa là nhưng hàng rào để người tu nhớ ra " mình là tu sĩ Phật giáo" khi đứng trước những hoàn cảnh mà có thể động tâm, hỷ nộ, ái ố hiện lên";
Cạo Đầu, mặc cấ còn là thực hiện nghĩa vụ: "duy trì hình bóng của Phật còn mãi giửa thế gian", giúp cho tín đồ không quên đi Phật và đạo lý Phật dạy.
Một trong những lý do mà đoàn thể những người tu là " Tăng bảo", một trong 3 thứ quý báu nhất của thế gian ( Tam Bảo-là Phật/Pháp/Tăng) là: đi theo con đường của Phật, duy trì và tiếp nối hình bóng của Phật giửa cuộc đời.
còn những hình ảnh phản cảm mà các bạn/xã hội nhìn thấy đối với những vị cao đầu, mặcâc sa ngày nay, chỉ là những hình thái biến tướng, thoái hóa phẩm chất mà theo quy luật, sinh-trụ-hoại-diệt của vạn sự vật trên cuộc đời này mà thôi.
Nói như thế để hiểu rằng, cạo đầu, mặc ca sa là việc làm rất quan trọng, rất thiềng liêng trong Phật giáo.
Một vài ý kiến nhỏ trao đổi với các bạn trong diễnđàn
Hình đại diện của thành viên
tutran
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 12:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Tại sao đi tu thì phải cạo đầu?

Gửi bàigửi bởi tutran » Thứ 5 27/12/12 23:31

Trả lời thêm thắc mắc của bạn Hiệp về mấy cái chấm trên đầu.
Phật giáo xuất thân ở Ấn Độ, không có truyền thống này, chỉ khi sang Trung Hoa( 1 nhánh lớn của Phật giáo ẤN Độ), Phật giáo Đại thừa( Phật giáo Bắc truyền) thì tư tưởng Bồ Tát đạo mới có dịp phát triến mạnh. Bồ tát theo cách hiểu thông thường là người giác ngộ và làm lợi ích cho chúng sanh.
ý nghĩa đầu tiên của việc chấm trên đầu( thường là 3 chấm) là: đốt thân cúng dường Phật, thể hiện quyết tâm " xã thân để cầu đạo, ko ngại gian khổ, không sợ cái chết để cầu đạo giải thoát., thường để có được 1 cái gì quý báu, người ta phải trả 1 cái giá nào đó tương xứng
Trong kinh Pháp Hoa, có Bồ Tát Dược Vương nguyện " tự thiêu thân mình để cúng dường Phật.
Ngày xưa, khi Huệ Khả muốn cầu đạo, quỳ suốt 3 ngày đêm trong tuyết lạnh trước động thiếu thất, nhưng Đạt Ma Sư Tổ j không nói 1 lời nào. sau 3 ngày, Đạt Ma nói: " trừ khi trời mưa tuyết đỏ"; Huệ khả bèn rút kiếm chặt 1 cánh tay, máu phun lên, tuyết trắng trở thành tuyết đỏ. sau đó, Huệ Khả được Đạt Ma truyền Y bát, làm vị tổ thứ 2 của Thiền tông Trung Hoa.
Trong Phim Tây du ký, khi 4 thầy trò Đường Tăng đến Tây Trúc, Phật Thích Ca dạy 2 vị thị giả( A Nan-Ca Diếp" dẫn mấy Thầy trò đi lấy kinh. ca Diếp hỏi, ông có gì làm quà biếu ta ko? Tam tạng nói: ko có. Sau đó, mang kinh sách ko có chử( giấy trắng-Kinh không chữ, vốn là chân kinh, nhưng vì căn cơ chúng sanh thấp kém, ko đọc được). sau đó, Tam Tạng phải tặng chiếc bình bát bằng vàng- tài sản quý báu nhất cho ca Diếp thì mới thỉnh được kinh. Cái quý của chiếc bát vàng đây, ko phải nó " made from gold", mà ở chổ: " với người tu, chiếc bình bát là phương tiện xin cơm, là mạng sống của người tu. Một người tu ko thể ko có chiếc bình bát( theo truyền thống Phật giáo. Khi muốn thọ giới tỷ kheo, hai vật dụng bắt buộc phải có là 3 chiếc Y và Bình Bát).
những ví dụ trên cho Thấy, muốn cầu được đạo giải thoát, người cầu đạo phải hy sinh, hy sinh những cái quý nhất, kể cả sinh mạng của mình.
Đốt thân ( bằng 3 vết đốt bằng than trên đầu) là mang ý nghĩa đó.

Ngoài ra, đốt trên đầu cũng thể hiện quyết tâm : " Phát tâm đại bồ tát, vì cúng sanh sẳn sàng nhảy vào biễn lửa".
Ý nghĩa thứ 2, có vẽ thực tiễn hơn, gần gủi hơn. Đó là, khi Phật giáo truyền qua Trung Quốc, phải linh hoạt để phù hợp với văn hóa bản địa. Trang Phục của Tu sĩ, về cơ bản, giống với trang phục của người Hán. Vì thế, để tạo 1 rào cản cho một bộ phận tu sĩ trẻ có thể ham chơi, la cà nơi những trà đình tửu điếm( vì về cơ bản, không khác người đời bao nhiêu. cái đầu, ko phải khi nào cũng láng bóng), nên tạo 3 cái sẹo trên đầu là dấu hiệu dễ nhận biết nhất, người ta sẽ e ngại khi có ý định " vi hành".
p/s: ý nghĩa thứ 2, là do tôi tự nghĩ ra, không tìm thấy trong các kinh sách.
Một vài ý kiến trao đổi với bạn Hiệp và các bạn
Hình đại diện của thành viên
tutran
 
Bài viết: 37
Ngày tham gia: Thứ 2 12/09/11 12:19
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Tại sao đi tu thì phải cạo đầu?

Gửi bàigửi bởi minhhong » Chủ nhật 27/04/14 20:52

tình cờ xem đề tài này, mình thấy hay hay nên cũng xin chia sẽ cùng các anh chị và các bạn một số vấn đề. trước hết mình đồng ý với các bạn đã trình bày các quan điểm như:
1. Người tu phải cạo đầu vì học theo Đức Phật xưa kia khi vượt thành xuất gia đã cắt mái tóc xanh để đánh dấu một bước ngoặc mới trong cuộc đời từ hình tướng của một người thế tục chuyển sang hình tướng của một vị tu sĩ xuất thế.
2. Chiếc áo không làm nên người tu nhưng người tu phải cạo đầu là lẽ tất nhiên để phân biệt với người thế gian và tôn giáo khác.
3. Đầu tóc được vi như bụi trần phiền não tham sân si nên người tu cần phải bỏ đi, do đó người tu khi cạo tóc thường đọc bài kệ "Thế trừ tu phát, đương nguyện chúng sanh, viễn ly phiền não, cứu cánh tịch diệt" nghĩa là "Cạo bỏ râu tóc, nguyện cho chúng sanh, xa lìa phiền não, hoàn toàn vắng lặng"
Ngoài ra, còn 2 điểm chưa thấy các bạn đề cập đến đó là:
4. Người ta thường nói "cái răng cái tóc là vóc con người", ý muốn nói răng và tóc là hai thứ rất quý của con người, nếu thiếu một trong hai thì con người sẽ không hoàn hảo về hình dáng, sắc đẹp. trong khi đó, người tu theo đạo Phật lại phải cạo bỏ tóc, như vậy chẳng lẽ đạo Phật không xem trọng sắc đẹp hay sao? Thật ra, Đạo Phật vẫn xem trọng hình dáng sắc đẹp (cụ thể là nếu một người tu 6 căn khiếm khuyết sẽ không được thọ đại giới để xứng đáng trở thành bậc Thầy mô phạm của mọi người), tuy nhiên, việc cạo tóc nhằm mục đích nhắc nhở người tu đừng vướng mắc vào hình dáng sắc đẹp bên ngoài mà cần chú trọng làm đẹp tâm hồn của người tu theo đạo giải thoát.
5. Cạo tóc sẽ giúp cho người tu bớt mất thời gian để chăm sóc mái tóc, dành thêm thời gian cho việc tu học.
RANDOM_AVATAR
minhhong
 
Bài viết: 29
Ngày tham gia: Thứ 5 12/09/13 20:07
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron