Tại sao đi tu thì phải cạo đầu?

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

Tại sao đi tu thì phải cạo đầu?

Gửi bàigửi bởi dailong0606 » Thứ 6 06/02/09 20:45

Các ACE có thể cho tôi biết tại sao đi tu thì phải cạo đầu???
RANDOM_AVATAR
dailong0606
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 4 31/10/07 17:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao đi tu thì phải cạo đầu?

Gửi bàigửi bởi hienhiendichsac » Thứ 6 06/02/09 22:33

Đời một con người có rất nhiều mối quan hệ mà không dễ gì dứt bỏ được một cách dễ dàng. Theo tôi được biết thì cạo đầu đi tu là sự thể hiện quyết tâm đoạn tuyệt với đời sống trần tục của hành giả để chuyên tâm tu tập theo đạo Phật.
"Cạo đầu vào cửa Thích Ca,
Quy y nương bóng Di Đà độ thân"
(Lục Vân Tiên)
Tuy nhiên, không phải cứ cạo đầu đi tu là có thể tu tốt được. Đạo Phật không chấp tướng, nhưng một hành giả đã muốn trở thành tu sĩ thì việc dứt bỏ mớ tóc như đoạn tuyệt về diện mạo bên ngoài với đời sống trần tục là điều đáng làm cho thấy sự quyết tâm của anh ta. Có nhiều hành giả cạo đầu để đi tu rồi nhưng tâm còn vướng bận nhiều việc trần tục quá như tham, sân, si và rốt cục họ phải hoàn tục mà thôi.
Có nhiều hành giả đi tu mà không cạo đầu vì đối với họ, có cạo đầu hay không không còn là điều quan trọng. Quan trọng là họ có quyết tâm đi tu và có "yên tâm" để đi tu hay không. Trong lịch sử Phật giáo Việt Nam có Tuệ Trung Thượng Sĩ đời Trần là một trường hợp điển hình của việc đi tu không chấp tướng. Ông là cư sĩ nhưng được các bậc tu hành kính trọng như thầy của họ mà tiêu biểu là vua Trần Nhân Tông. Vua Trần Nhân Tông có bài thơ ca tụng đạo của thầy mình như sau:
"Vọng chi nhĩ cao
Toàn chi nhĩ kiên
Hốt nhiên tại hậu,
Chiêm chi tại tiền,
Phù thị chi vị,
Thượng Sĩ chi Thiền.”
Dịch:
“Càng nhìn càng cao,
Càng khoan càng bền,
Chợt phía sau đó,
Ngắm phía trước liền,
Cái này tên gọi,
Là Thượng Sĩ Thiền”.
Bản dịch của Đỗ Văn Hỷ (Thơ Văn Lý Trần II, trg 485)

Vài điều chia sẻ cùng bạn.
Hình đại diện của thành viên
hienhiendichsac
 
Bài viết: 25
Ngày tham gia: Thứ 6 26/10/07 16:26
Đến từ: HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Tại sao đi tu thì phải cạo đầu?

Gửi bàigửi bởi HenTu » Thứ 7 07/02/09 10:28

Cám ơn bạn đã đặt một vấn đề, theo tôi là "thời sự ngầm".
"Ngầm" bởi vì có vẻ ít người quan tâm, đặc biệt là giới trẻ ngày nay với cơ lốc hiện đại hoá. "Thời sự" bởi, dường như, cuộc sống qua mọi thời lúc nào cũng cần đến tôn giáo, cách riêng là PG tại VN. Không kể lịch sử sáng chói của tôn giáo này trong quá khứ dân tộc; ngày nay, dưới thể chế chính trị vô thần, PG vẫn được ưu ái trân trọng: rất gần đây như sự kiện lễ hội VESAK, đúc mới Chùa Đồng (Yên Tử), tích cực khôi phục dòng thiền VN (sau Tuyền Lâm- Đalat là Bạch Mã- Huế), rồi "hệ thống" chùa Bái Đính (Khu chùa có diện tích rộng nhất: 107ha, Tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, Hai quả chuông lớn nhất Đông Nam Á, Chùa có nhiều tượng La Hán nhất với 500 vị bằng đá cao hơn đầu người...)...
Còn chuyện "cạo đầu đi tu" theo tôi là tất nhiên. 1 người quyết tâm theo đạo pháp, phải có một dấu chỉ bên ngoài để làm dấu chứng cho trần gian. Tuy dấu hiệu này không phải là tất cả, nhưng thầy tu thì cần chiếc áo. Có người sẽ nói "chiếc áo không làm nên thầy tu". Đúng vậy! ta không đồng nhất hình thức với nội dung, nhưng nội dung nào hình thức ấy, theo lý thuyết. Trong thực tế, phải chấp nhận (đôi khi độ lượng) có những "bài văn chứng minh" nhưng khoác "chiếc áo miêu tả".
Dường như người xuất gia theo Phật phải cạo đầu là dấu chỉ "xuất thế", còn các tu sĩ tôn giáo khác không cạo đầu là "nhập thế"? Nếu buộc phải "phân loại" thì có thể nói thế, còn trong thực tế, nhất là trong xã hội hiện đại, chiếc áo lương tâm, tu phục tâm hồn mới là điều quyết định!
Hiện tại, tôi vẫn theo cách hiểu thông thường: Chiếc áo (cạo đầu) không làm nên thầy tu, nhưng thầy tu thì cần chiếc áo.
RANDOM_AVATAR
HenTu
 
Bài viết: 73
Ngày tham gia: Thứ 6 14/12/07 21:20
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao đi tu thì phải cạo đầu?

Gửi bàigửi bởi thaouyen » Thứ 5 19/03/09 15:21

Có một người từng giải thích cho mình vấn đề này. Họ xem mái tóc chính là nơi hội tụ những phần trần tục nhất trong cuộc sống con người. Vì vậy, khi quyết định đi tu cũng là quyết định dựt bỏ phần trần tục ấy, và những người đi tu phải cạo đầu.
Tuy nhiên, theo mình đó chỉ là một hình thức mà thôi. Tu hay không chủ yêu là do cái tâm của người đó. Chứ không phải cứ cạo sạch đầu đi là có thể trở thành thầy tu. Chẳng phải " đầu trọc" đang trở thành mode đầy sao?
RANDOM_AVATAR
thaouyen
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 18/03/09 22:32
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao đi tu thì phải cạo đầu?

Gửi bàigửi bởi Dao Vu Hoang » Chủ nhật 22/03/09 22:31

[justify]Mình thừa nhận những gì hienhiendichsac nói là hoàn toàn hợp lý. Mình rất trân trọng điều đó. Bởi vì, mình cũng là một tín đồ Phật giáo, nhưng chưa cạo đầu và khoác y! :D
Tuy nhiên, quan điểm của thaouyen cũng có cái lý của nó. Đó cũng có thể chỉ là hình thức. Bởi vì đã quyết tâm tu tức là quyết tâm dứt bỏ trần tục.

Riêng Hoàng, Hoàng cũng có quan điểm của mình: "Đi tu, cạo đầu và khoác y".
Thứ nhất: "Tu", mình tu tâm, tu tánh còn gọi là tu thân, khẩu, ý và dứt bỏ tham, sân, si. Vấn đề này có thể dành cho tất cả các tín đồ Phật giáo. Có nghĩa là những người này "tu" nhưng không cần cạo đầu, ta còn gọi là cư sĩ hay phật tử. Họ có cuộc sống trần tục, có gia đình, có vợ con, họ làm kinh tế... nhưng lòng họ luôn hướng Phật, họ thích làm việc lành và tránh ác. Như thế cũng gọi là "tu" rồi.

Thứ hai: "Cạo đầu và khoác y", đó là yếu tố để ràng buộc bản thân. Cái này thuộc về sư sãi hay chư tăng. Nếu đã biết mình đang cạo đầu và đang mang trên mình là y Phật thì tự dưng họ biết khắc phục mọi tham lam, dục vọng và một lòng hướng Phật. Có những lúc lòng tham tột cùng hay dục vọng đang trỗi dậy, nhưng chính y casa, chính hình tướng của họ sẽ mách bảo họ không nên làm việc đó. Nếu làm việc đó thì sẽ gánh quả xấu.

Ngày nay, cạo đầu không có nghĩa là "tu" đâu! Đó có thể là mode đó thôi.

Có câu vui "tu đâu cho bằng tu nhà, kính cha hiếu mẹ mới là chân tu". :P[/justify]
RANDOM_AVATAR
Dao Vu Hoang
 
Bài viết: 31
Ngày tham gia: Thứ 5 15/01/09 21:12
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao đi tu thì phải cạo đầu?

Gửi bàigửi bởi dailong0606 » Thứ 5 14/05/09 12:41

Xin cảm ơn các anh chị rất nhiều!
RANDOM_AVATAR
dailong0606
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: Thứ 4 31/10/07 17:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao đi tu thì phải cạo đầu?

Gửi bàigửi bởi nguoikhohieu_emdo102 » Thứ 7 20/03/10 20:06

ờ há.đề tài này hay nè,mà chính em cũng không hiểu sao phải cạo đầu mà không phải để tóc.để tóc mình cũng tu được vậy.
em cứ nghĩ là khi cạo đầu rồi mà có 1 lí do nào đó rất khả quan người ấy muốn quay lại trần thế thì sao mà khôi phục lại dung nhan đây,chắc phải giống ca sĩ Phan Đình Tùng quá(con gái mà như j suốt thì sẽ ra sao ta)
em coi phim thấy như j đó nên thắc mắc lắm
RANDOM_AVATAR
nguoikhohieu_emdo102
 
Bài viết: 17
Ngày tham gia: Thứ 6 12/12/08 20:39
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao đi tu thì phải cạo đầu?

Gửi bàigửi bởi duahug » Thứ 5 15/04/10 22:46

Bạn Thaouyen nói rằng "mái tóc chính là nơi hội tụ những phần trần tục nhất trong cuộc sống con người".
Mình chưa hiểu biểu hiện của cái được gọi là trần-tục-nhất như thế nào. Xin bạn nói rõ.
RANDOM_AVATAR
duahug
 
Bài viết: 8
Ngày tham gia: Thứ 2 05/04/10 16:29
Đến từ: Khoa Văn hóa học- ĐH Văn hóa Hà Nội
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao đi tu thì phải cạo đầu?

Gửi bàigửi bởi to_ngoc_anh » Thứ 7 14/08/10 14:28

mình đã từng nói chuyện với các vị sư thầy, sở dĩ cạo đầu vì đạo Phật "tu hình tướng", tức là nhìn vào là biết ngay rằng đây là thầy chùa với đầu cạo trọc và mặc nâu sòng. Ngoài ra các đạo khác ví dụ như đạo Minh sư của Trung Hoa cũng ăn chay trường, thờ tam giáo đồng nguyên nhưng lại để tóc, ăn mặc bình thường. đây gọi là "tu tại tâm".mình chỉ biết nhiêu đó , chia sẻ với bạn đó. :P
RANDOM_AVATAR
to_ngoc_anh
 
Bài viết: 34
Ngày tham gia: Thứ 3 08/04/08 17:13
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Tại sao đi tu thì phải cạo đầu?

Gửi bàigửi bởi Thoai Linh » Thứ 4 02/03/11 8:54

Mỗi bạn đều có một chính kiến của mình, còn theo mình thì:
Đầu tiên có lẽ là do điển tích khi Phật Thích ca trong đêm trốn bỏ hoàng cung tìm chánh đạo, khi qua sông thì Phật đã bảo người tùy tùng cùng ngựa của mình trở về và cắt bỏ lại tóc của mình để tìm vào rừng tu luyện. Nên các vị sư cũng lấy quan niệm như Đức Phật, cạo bỏ râu tóc khi xuất gia.
Thứ hai, các bạn nói đúng bề ngoài không giải quyết được vấn đề bên trong, nhưng bề ngoài lại là cái khuôn khổ để định hình các đức hạnh bên trong, vì dù cho là chân tu thì cũng vẫn là con người, và từ người bình thường rèn luyện mà nên. Theo mình nghỉ, cũng nhờ cái vẻ bề ngoài "đầu trọc, áo nâu" đang hiện diện hàng giây bên cạnh mình mà các vị giữ mình cũng như giữ đạo, mình thích câu "chiếc áo không làm nên thầy tu, nhưng thầy tu cần phải có chiếc áo cà sa".
Có điều bạn Hoàng nói mà mình không hiểu là: bạn là tín đồ Phật giáo chưa cạo đầu? ủa Phật giáo đâu có bắt tín đồ cạo đầu? chỉ các vị tu sĩ thôi mà. Còn câu của bạn "tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ hơn là chân tu" thì không phải là câu vui đâu, mà là của Đức Giáo chủ Huỳnh Phú Sổ dạy tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bạn ạ, đây là đạo Phật bản địa của miền Tây Nam Bộ, và đạo này theo khuynh hướng chỉ tu tại gia, và cũng không có chùa để người xuất gia tu đâu.
Vài ý trao đổi cùng các bạn, thân. :oops:
RANDOM_AVATAR
Thoai Linh
 
Bài viết: 20
Ngày tham gia: Thứ 5 05/03/09 12:18
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến2 khách

cron