NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

Re: NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

Gửi bàigửi bởi tranhungminhphuong » Thứ 5 10/03/11 0:34

Chủ đề của bạn, làm tôi rất thích. Tôi xin đóng góp một số ý kiến
Nhà chùa với người Khơme vùng đồng bằng sông Cửu Long trong quá khứ hay hiện tại đều đóng một vai trò quan trọng. Việc giáo dục được xem là một chức năng quan trọng của Phật giáo. Các nhà sư Phật giáo hệ Nam tông đều nhận thức vị trí đặc biệt của mình với việc giáo dục con người dù là Acha hay Maha (người hiểu biết, người trí thức, học giả) đều phải đề cao trách nhiệm chăm lo việc giáo dục học trò ở chùa như các tín đồ của cộng đồng. Các vị sư sãi dạy học được kính trọng và gọi bằng một tên gọi trìu mến là Kru hoặc Acha Kra.
Chùa là mội trường giáo dục rất tích cực. Nó bắt nguồn từ xa xưa trong nhận thức của đức Phật rằng chính sự ngu dốt (vô minh) là nguồn gốc của mọi dục vọng…Phật giáo Khơme sử dụng kinh sách bằng chữ Pali. Người Khơme đã khắc ghi kinh sách bằng chữ Pali trên lá bồ (lá cọ, lá thốt nốt) để học, đọc và truyền tụng..
Hình đại diện của thành viên
tranhungminhphuong
 
Bài viết: 46
Ngày tham gia: Thứ 2 07/03/11 19:32
Đến từ: Khoa Đông phương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

Gửi bàigửi bởi congtudatinh » Thứ 6 11/03/11 1:31

[justify]Gần 2 năm rồi congtudatinh không được nghe ý kiến của bạn Dao Vu Hoang trả lời mà thay vào đó là bạn có nick thanhnhan va StarLady. Mình chỉ có một thắc mắc là sao bạn Dao Vu Hoang không biết nguyên nhân vì sao phụ nữ Khmer không cạo đầu đi tu, và còn tự cho rằng mình bất lực với câu hỏi đó của bạn ngantam. Một thắc mắc về Phật giáo Khmer của người chưa biết cũng là điều bình thường. Vậy mà các bạn StarLady và thanhnhan cho rằng tôi hỏng kiến thức vô cùng. Câu còn lại là sự hiểu biết của tôi về Phật giáo Thái Lan: “Theo tôi được biết, Thái Lan là một nước Phật giáo Nam tông, tuy phụ nữ không được xuất gia làm ni nhưng họ cũng đi tu cơ mà! Phụ nữ cũng có thể cạo đầu, nhưng không được mặc áo vàng như Tăng giới cho nên họ không thuộc một thành phần của Tăng già Thái. Vậy ở Cam-pu-chia và cộng đồng người Cam-pu-chia ở Việt Nam có trường hợp này không?” Ở đây tôi nêu trường hợp Thái Lan là một nước có truyền thống Phật giáo Nam Tông theo tôi được biết là có phụ nữ cạo đầu đi tu nhưng họ không được khoác áo cà sa. Tôi không so sánh, mà nếu có so sánh để nêu ra vấn đề tương tự ở Phật giáo Khmer thì lại càng có ý nghĩa. Tôi có nhầm lẫn khi đưa ra từ người Cam-pu-chia ở Việt Nam. Đúng ra phải nói là đồng bào Khmer Nam Bộ. Xin thành thật xin lỗi và đính chánh!
Đã là Phật giáo Khmer thì làm gì có Phật giáo Bắc tông nữa mà bạn phải viết thừa là Phật giáo Nam Tông Khmer. Bạn chỉ dùng Phật giáo Khmer là mọi người hiểu đó là Phật giáo Nam tông rồi. Tông ở đây viết hoa cũng là sai chính tả nốt.
Bạn thanhnhan khi cho rằng các thuật ngữ tỷ kheo, tỷ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di không có liên quan gì đến Phật giáo Nam tông Khmer (thật ra bạn chỉ dùng Phật giáo đồng bào Khmer là người đọc sẽ hiểu đó là Phật giáo của người Khmer ở Nam Bộ). Làm gì có từ Phật giáo Nam Tông Khmer chứ!!!! Vì làm gì có Phật giáo Bắc Tông Khmer hồi nào mà bạn phải dùng thêm từ như vậy. Nếu vậy thì đẻ ra hàng loạt các thuật ngữ mới khi đề cập đến Phật giáo Thái Lan, Phật giáo Miến Điện, Phật giáo Lào, Phật giáo Sri Lanka là Phật giáo Nam Tông Thái Lan, Phật giáo Nam Tông Miến Điện, Phật giáo Nam Tông Lào, Phật giáo Nam Tông Sri Lanka, hay sao?
Đạo Phật ngay từ thời đức Phật vốn có bốn chúng tỷ kheo, tỷ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di. Bạn thanhnhan có hiểu các thuật ngữ này không?
Bạn dùng lại từ ngữ mà tôi nêu trên mà dùng không đúng thì có khác nào nói sai.
Còn rất nhiều vấn đề trong bài viết của bạn Dao Vu Hoang mà tôi không có thì giờ để nói ở đây. Có lẽ bữa nào đó, tôi xin phép gặp bạn một bữa.
“Do đó, bạn congtudatinh không nên đem Phật giáo Tiểu thừa ở Thái Lan và những quan điểm liên quan đến Phật giáo Bắc tông mà đánh giá thiếu khoa học vào bài viết của Hoàng nhé”??? Thế nào là thiếu khoa học ở đây chứ ban StarLady?
Làm sao mà tôi đồng tình được với ý kiến của ban StarLady, thanhnhan chứ!
“Có lẽ, khoảng thời gian ở Chùa 5 năm, Hoàng được học kinh kệ, giáo lý và kể cả tiếng Pali và hơn nữa bản thân Hoàng là người Khmer, Hoàng khẳng định chắc chắn quan điểm của mình là đúng.”
Làm gì bạn ở chùa 5 năm, học kinh kệ, giáo lý, tiếng Pali mà bạn có quyền uy dám khẳng định rằng ý kiến của bạn là đúng chứ! Không tới lượt bạn nói như vậy đâu. Đúng không là do người khác có quan điểm khách quan đánh giá. Quan điểm của bạn hoàn toàn chủ quan mà thôi (chẳng khác nào mèo khen mèo dài đuôi, gà đẻ gà cục tác [xin lỗi tôi nói hơi thô thiển]).
Nếu tôi dự đoán không lầm (điều này đối với tôi cũng là thô thiển nốt vì có thể sai) thì bạn có nick Dao Vu Hoang, StarLady và thanhnhan là một. Bài gửi bởi StarLady » 09 Tháng 3 2011 21:29 đã cho tôi cơ sở để tin như vậy. Tôi có niềm tin như vậy, còn đúng hay không là chuyện khác.
Nếu các bạn đã khẳng định Phật giáo Khmer Nam Bộ không có phụ nữ cạo đầu đi tu mà không giải thích được tại sao và xem lời nói của các vị sư sãi ở chùa: “Trong phong tục tập quán của đồng bào Khmer không có trường hợp nữ cạo đầu đi tu” là lời nói có quyền uy cũng không có sự giải thích. Tôi lại đặt vấn đề có lẽ mọi người không biết nguyên do.
Theo tôi suy nghĩ đó là do ảnh hưởng của Bà-la-môn giáo đối với nền văn hóa Khmer. Truyền thống Bà La Môn giáo có những quy định rất khắc khe đối với phụ nữ. Phụ nữ được xem là không trong sạch, là ô uế và tất nhiên là họ không được phép can dự vào tôn giáo như đàn ông. Đây là một cái nhìn rất cực đoan của Bà La Môn giáo, có thể nói là cực đoan không kém gì Nho giáo Trung Hoa. Tôi tạm hài lòng với suy nghĩ trên. Các bạn có ý kiến gì không.
Bài gửi bởi congtudatinh 01 Tháng 4 2009 10:42 thử trả lời câu hỏi hình thức kỷ luật đối với tu sĩ phạm giới tà dâm “Đã là Tăng sĩ thì chính dâm và tà dâm đều cấm tuyệt. Vậy nếu theo suy luận của tôi thì Tăng sĩ Phật giáo Khmer nếu phạm tội tà dâm tức là phạm luật Pàràjika tức sẽ bị Tăng chúng trục xuất ra khỏi Tăng già, tức đã mất tư cách, thân phận làm Tăng rồi. Đó là hình thức kỷ luật cao nhất đối với tu sĩ Phật giáo”. Không biết các bạn có ý kiến gì không?
congtudatinh xin được chia sẻ ý kiến với các bạn![/justify]
RANDOM_AVATAR
congtudatinh
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: Thứ 6 20/07/07 6:10
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

Gửi bàigửi bởi tranhungminhphuong » Thứ 6 11/03/11 23:45

Tôi có một số ý kiến về vấn đề : Đôi nét về sự phân chia Phật giáo mà các bạn đang bàn luận
Giáo lý Phật giáo không hề có sự phân chia Nam tông – Bắc tông cũng như Tiểu thừa hay Đại thừa như người đời quan niệm. Giáo lý Phật giáo được trình bày từ thấp đến cao để phù hợp với từng đối tượng tiếp thu, trong toàn bộ giáo lý Phật giáo chỉ riêng Kinh Tạng được chia thành nhiều bộ khác nhau theo trình tự thang bậc.
Sau khi Đức Phật Thích Ca nhập diệt khoảng 100 năm, trong hàng đệ tử Phật có tư tưởng muốn thay đổi một số điều trong giới Luật mà Đức Phật đã chế định từ buổi đầu khi có quy định về giới Luật cho phù hợp với trào lưu tiến hóa của lịch sử và phù hợp với điều kiện hiện tại. Tư tưởng này đã được đưa ra bàn luận tại buổi kết tập kinh điển lần thứ ba.
Các vị Tỳ khiêu già trong hàng trưởng lão đã không tán thành ý kiến sửa đổi của phái tân tiến, mà chiếm đa số là các vị Tỳ khiêu trẻ. Do không thống nhất ý kiến các vị Tỳ khiêu trẻ đã tự động tách ra thành một hệ tư tưởng gọi là “Đại chúng bộ” (hệ phái của số đông), còn các vị Tỳ khiêu già giữ nguyên những điều trong giới Luật chế định, được gọi là “Thượng tọa bộ”. Từ đó, đệ tử xuất gia của Đức Phật Thích Ca tách thành hai hệ phái, hai hệ tư tưởng. Sau đó, hệ Đại chúng truyền lên phía Bắc sang Trung Hoa, được gọi là “Bắc tông” (hay “Bắc truyền”). Phát Thượng tọa bộ phát triển xuống phía Xrilanca, Miến Điện, Thái Lan, Campuchia, Lào và Nam bộ của Việt Nam nên gọi là “Nam tông” (hay “Nam truyền”). Nhiều nhà sư Bắc tông gọi phái Nam tông là Tiểu thừa
Vậy phái Tiểu thừa trong Phật giáo với Thượng tọa bộ có gì liên quan với nhau?
Tiểu thừa (s.Hinayana) có nghĩa là cỗ xe nhỏ, có ghi “Nguyên là danh từ của một số đại biểu phái Đại thừa (Mahayana) thường dùng chỉ những người theo “Phật giáo nguyên thủy”. Các đại biểu của Tiểu thừa tự xem mình theo phái Thượng tọa bộ (Theravada), mặc dù Thượng tọa bộ chỉ là một trong những trường phái Tiểu thừa và là trường phái duy nhất của Tiểu thừa còn tồn tại đến ngày nay. Theo truyền thuyết, Tiểu thừa gồm có 18 bộ phái khác nhau, xuất phát từ tăng già nguyên thủy.
Ở Việt Nam, có cả hai hệ phái Phật giáo truyền đến, một phái là Bắc truyền và một phái là Nam truyền. Phái Nam truyền – Nam tông có một bộ phận người Kinh, còn đa số Nam tông là người Khơme ở Nam bộ.
Hình đại diện của thành viên
tranhungminhphuong
 
Bài viết: 46
Ngày tham gia: Thứ 2 07/03/11 19:32
Đến từ: Khoa Đông phương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

Gửi bàigửi bởi luonggiatoan » Thứ 4 16/03/11 9:29

"Người không được tu trong chùa là người có nhiều tội lỗi trong đời sống”. Có lẽ, quan niệm này, ngày nay, ít nhiều bị thay đồi. Trong đợt thực tập đến với chùa Dơi, tôi đã được phó sư cả của chùa giải thích rằng: đó chỉ là quan niệm xưa kia thối. Nếu ngày xưa, con cái không vào chùa tu để hoạc về đạo đức, cách ứng xử cho phải phép, đọc kinh trả hiếu cho cha mẹ để được cộng đồng công nhận là người trưởng thành, thì sẽ không được phép cưới vợ. Những nhà sư đều có quyền hoàn tục bất cứ lúc nào họ muốn nếu như cảm thấy còn nhiều vấn vương cõi tục và đó là đều bình thường. Đây là yếu tố thể hiện tính linh hoạt của Phật phái Nam tông so với phái Bắc tông "vừa xuất thế vừa nhập thế".Tuy nhiên, người dân thường lại có dấu hiệu trở lại về chùa khi tuổi già. Tu có thể là suốt đới hay một giai đoạn nào đó của cuộc đời Chùa của người Khmer còn là trung tâm sinh hoạt văn hóa xã hội tín ngưỡng của người Khmer. Bởi trong khuôn viên chùa, sân chùa là nơi diễn ra lễ hội, còn có trường học, phòng thuốc từ thiện... Và sư của phái Nam tông chỉ cầu duyên, cầu siêu, cầu an chứ không bao giờ giảng kinh Phật. Bởi họ cho rằng, nếu giảng sẽ làm lệch đi ý nghĩa của câu kinh, bởi giàng là theo ý niệm chủ quan của sư và khiến cho người nghe hiểu lệch đi, Vậy là sư cả ấy mang tội! Do đó, phái Nam tông chủ trương đọc kinh bằng tiếng Pali, để mỗi cá nhân tự đọc tự nghiền ngẫm để tự hiều. Khi nào từ nào quá khó hiểu, thì mới đi hỏi sư nghĩa của từ đó mà thôi. Hiện nay, các người đi tu giảm dần theo thời gian là vì:
- Do quy định thời gian tu hành không cố định và tùy vào khả năngtự nguyện là chính. Vì vậy có thể hoàn tục bất cứ lúc nào.
- Do chương trình dạy trong chùa: Phải học tiếng Pali nhưng sau khi hoàn tục, các vị tu không biết làm gì với lượng kiến thức này
- Có thể do hoàn cảnh trước đây, phải vào chùa để trốn lính
- Do sự thay đổi về quan niệm " báo hiếu cha mẹ": Thay vì vào chùa cầu nguyện thì người thanh niên ấy cần đầu tư vào công việc, tạo thêm thu nhập và báo hiếu cha mẹ tốt hơn. Do đó, hiện nay, thanh niên không vào chàu tu cũng được phép lấy vợ.
RANDOM_AVATAR
luonggiatoan
 
Bài viết: 24
Ngày tham gia: Thứ 3 08/03/11 8:13
Đến từ: Đông Phương học
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

Gửi bàigửi bởi tranhungminhphuong » Thứ 4 16/03/11 13:15

Xin trả lời bạn congtudatinh về một số ý kiến về việc phụ nữ Khơme Nam Bộ đi tu.
Tôi có một số ý kiến:
Phụ nữ Khơme không thể xuất gia vào chùa làm ni cô như người Việt tu theo ngành Đại thừa. Nhà chùa không nhận ni và cũng không có chùa riêng cho phụ nữ tu.
Tuy vậy, nếu người phụ nữ muốn tu chỉ nguyện giữ giới là đủ. Người phụ nữ thọ giới gọi là Dây Chi. Phần đông những người phụ nữ thọ giới đều đã lớn tuổi, đã lo xong nghĩa vụ cho gia đình, con cái nên người, mới nương nhờ cửa Phật để tu. Tuy theo hoàn cảnh mỗi người có thể chọn cách tu khác nhau: có người vào chùa xin cất một cái am hoặc cái cốc nhỏ để tham thiền, tụng kinh niệm Phật và làm công quả cho nhà chùa; hay chọn cách tu tại gia. Người phụ nữ sau khi thọ giới thì cạo đầu, cạo chân mày, mặc toàn quần áo trắng hay đen, trình diện với các vị sư trong chùa và làm lễ quy y tam bảo.
Hình đại diện của thành viên
tranhungminhphuong
 
Bài viết: 46
Ngày tham gia: Thứ 2 07/03/11 19:32
Đến từ: Khoa Đông phương
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NGÔI CHÙA TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CỦA ĐỒNG BÀO KHMER

Gửi bàigửi bởi thanh duyen » Thứ 7 09/07/11 16:16

chào Hoàng!!
năm trước mình có nghiên cứu đề tài về "đời sống văn hóa tinh thần của người Khmer Tiểu cần -trà vinh", giá như mình đã tham khảo bài viết của bạn trước thì có lẽ mình sẽ được bạn tư vấn về văn hóa người Khmer!!
Bạn đã từng tu nên bạn am hiểu sâu về VH Khmer Nam Bộ thế?
Mà hiện giờ bạn làm nghề gì nhỉ?
RANDOM_AVATAR
thanh duyen
 
Bài viết: 16
Ngày tham gia: Thứ 2 04/07/11 22:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang trước

Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến1 khách

cron