" CÙNG ĐI LỄ NÀO"

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

" CÙNG ĐI LỄ NÀO"

Gửi bàigửi bởi onlyyou38 » Thứ 2 11/05/09 18:45

Ngày nay niềm tin vào tôn giáo càng trở nên mạnh mẽ và các công trình tôn giáo cũng khang trang hơn rất nhiều nhưng tôi vẫn thường thấy không đẹp mắt tí nào khi đi ngang qua các chùa các nhà thờ mà những người đang đi lễ giống như một phiên chợ họp. Họ ngồi ở mọi nơi :trong nhà thờ ngoài nhà thờ ,nói chuyện vui vẻ ,thanh niên thì hút thuốc ,hoặc tán tỉnh ,tán gẫu...ăn mặc thì quá loè loẹt một số thì hở hang... trông rất hỗn độn và thiếu trang nghiêm. có phải vì thiếu thánh đường chăng? hay vì nguyên do nào khác? vậy theo các bạn thế nào là đi lễ chùa và đi nhà thờ có văn hoá? cùng nhau xây dựng chủ đế nhé! :D
onlyyou38
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Thứ 3 09/12/08 13:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: " CÙNG ĐI LỄ NÀO"

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 3 26/05/09 22:05

Điều bạn nói vô cùng chính xác. Vấn nạn đi lễ kiểu "đối phó" đang là chuyện làm cho các chức sắc của Giáo hội Công Giáo Việt Nam nói riêng khó chịu vô cùng, và họ cũng đang bàn tán về chuyện này. Tôi nghĩ cần phải hình thành một cái "Văn hóa đi lễ" thì mới ổn. Ở đây, tôi chỉ xin trình bày về trường hợp nhà thờ mà thôi.
Tuy nhiên, điều này cũng có thể hiểu được phần nào: ấy là do cái văn hóa gốc nông nghiệp của ta bạn ạ. Rất thoải mái, vô tư, bạ đâu ngồi đấy, nhiều khi gần như là vô tổ chức. Trước năm 1962 thì điều này có lẽ hiếm hơn, vì người ta "sợ tội", các ông bà dạy con cháu là đi lễ mà ngồi đứng nháo nhác ngoài nhà thờ thì sẽ bị tội trọng, xuống hỏa ngục, nên họ rất kiêng dè (đấy, đúng là dân Việt Nam chỉ sợ cái gì có tính răn đe hay trừng phạt). Sau Công đồng Vatican II, Giáo luật dễ dàng, thoải mái hơn, quan niệm cũng đổi khác, thế là lập tức cái tính nông dân cố hữu nó thể hiện. Bạn sẽ bảo sao nếu muốn tự do thì cứ ở nhà, chứ can chi đến nhà thờ mà xớn xác bên ngoài. Xin thưa với bạn, cái này là tính "linh hoạt" trong ứng phó đấy. Họ muốn ở nhà lắm rồi, nhưng lại ngại ngại, lo "có tội", nên đến nhà thờ cho đúng nguyên tắc, "đánh lừa" Thượng Đế, để cho nó đúng luật, khỏi bị tội. Tôi đã chứng kiến rất nhiều cặp dựng xe bên kia đường, vừa ngó vào nhà thờ, thỉnh thoảng quay sang ... "hôn nhau".
Điều này khó cải thiện lắm, vả lại, Tôn giáo là tự do lựa chọn của mỗi người, không áp đặt được bạn ạ, thế nên họ làm gì thì đành chịu, chỉ hy vọng họ tự giác. Một số nhà thờ dùng biện pháp cất hết ghế ngoài sân đi, đóng cổng lại. Thế nhưng họ lại kéo sang nhà thờ khác, cũng vô ích. Cuối cùng, các bậc chức sắc đành tự an ủi chính mình: thôi, dù sao thì họ cũng đến nhà thờ được một tiếng, còn hơn họ rủ nhau ra công viên trong suốt một tiếng ấy.
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: " CÙNG ĐI LỄ NÀO"

Gửi bàigửi bởi khuetuong » Thứ 3 26/05/09 22:32

Cũng xin mạo muội đóng góp chút ý kiến nhé :

Thực ra, khi người ta tin tưởng thực sự vào một cái gì đó, thì người ta sẽ tự động làm theo những gì cái đó mách bảo. Tức là, khi xưa, người ta tin vào Thần linh (hay Chúa, hay Phật v.v), vốn là những nhân vật được thần thánh hóa lên. Nhưng về sau, với sự phát triển của khoa học, người ta dần dần phát hiện ra sự hiện thân của họ dần dần chỉ còn là ảo ảnh, thì lòng tin của mọi người cũng giảm dần.

Một cảm giác mà tôi đã từng trải qua như sau: trước đây, tôi không tin là có ma quỷ, nhưng sau khi tôi nghe mọi người đồn đại về nhà ngoại cảm Phan Thị Thúy Hằng, người có khả năng trò chuyện cùng những ngưòi ở thế giới cõi âm. Vốn tính tò mò và cũng muốn tìm hiểu thực hư. Tôi có tìm đọc những bài báo có liên quan đên nhà ngoại cảm này. Câu chuyện của bà, thoạt nghe qua thì thấy quá nhiều chi tiết không tưởng, nhưng cũng không phải là không có cơ sở. Từ đó, tôi cứ băn khoăn mãi về vấn đề này, mà chưa tìm ra được một lí do xác đáng.

Điều đó chứng tỏ là, "trăm nghe không bằng một thấy", nếu cứ giáo dục theo kiểu những lời răn đe, thì cách ấy không còn mới mẻ gì nữa. Dĩ nhiên, điều này sẽ đặt ra một câu hỏi lớn cho những ai làm công tác trung gian giữa giáo dân (tín đồ, Phật tử) với các vị Tối cao. Hy vọng rằng, các vị ấy sẽ không ngoảnh mặt làm ngơ với tín đồ của mình.
Em là ai? Cô gái hay chàng trai?
Hình đại diện của thành viên
khuetuong
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 7 25/04/09 14:13
Đến từ: Lyon, Francais
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: " CÙNG ĐI LỄ NÀO"

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 4 27/05/09 19:14

[justify]Tôi có ý khác với bạn khuetuong một tí. Thật ra, lòng tin không phải yếu tố quyết định tất cả. Tôi vẫn tin rằng không có ma, ấy thế nhưng tại sao tôi vẫn cứ "sợ ma". Tôi vẫn tin rằng, có ông Thiện, ông Ác ở hai bên, thế nhưng tôi vẫn cứ thích làm ác hơn làm thiện. Tôi tin làm ác sẽ gặp nghiệp báo nhưng tại sao tôi vẫn cứ khoái ác? Tôi luôn tin rằng, Bằng cấp không phải yếu tố then chốt cho hạnh phúc, vậy sao tôi cứ thích có nhiều Bằng? Nếu bảo rằng khi tin cái gì thì sẽ làm theo cái đó mách bảo. Vậy thì chẳng hạn như những người thổ dân Châu Úc xưa tin con kăng-gu-ru là Thần thì con kăng-gu-ru sẽ mách bảo và họ làm theo? Còn nếu con Kăng-gu-ru không thể mách bảo gì như chúng ta thống nhất ý kiến, thì chỉ còn cách do chính những thổ dân này tin như vậy. Mà nếu như thế thì lại trở thành mệnh đề tôi đã chứng minh bên trên: "Lòng tin không phải yếu tố quyết định cho hành động". Lòng tin chỉ cổ vũ và định hướng hành động thôi.
Tôi cũng không chắc là Khoa học càng phát triển thì lòng tin càng nhạt dần. Bằng chứng cụ thể nhất là có vô số những nhà Khoa học vẫn đi lễ Nhà thờ, Chùa hằng ngày. Và có điều hơi lạ là: Càng giới trí thức thì càng nhiều người tin. Thậm chí vài người tin cả những điều phi logic nhất.
Nói tóm lại, tôi vẫn cho rằng, nguyên nhân đi Nhà thờ hay Chùa lộn xộn là do văn hóa thể hiện qua thói quen xã hội chứ không do Đức Tin. Cụ thể đây là cái tính nông nghiệp cố hữu được thoát khỏi sự kiềm chế định thức.
Sau cùng, tôi đồng ý với bạn khuetuong rằng, thà để mọi người tự do và tự giác, còn hơn là vẽ ra những cảnh hỏa ngục để răn đe, hù dọa.[/justify]
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: " CÙNG ĐI LỄ NÀO"

Gửi bàigửi bởi hoaiphong » Thứ 4 04/11/09 12:23

[justify]Đi lễ nhà thờ hay chùa là một sinh hoạt văn hóa tinh thần vô cùng cần thiết đối với cuộc sống nhiều người không kể trí thức hay bình dân. Đó là nhu cầu của các tín đồ tôn giáo đối với đạo mà họ lực chọn. Tuy nhiên cũng có trường hợp người ta đi nhà thờ hay chùa vì một thói quen, hay theo truyền thống gia đình. Nếu các bạn thấy rằng, đi lễ nhà thờ (hay đi lễ chùa) "chưa có văn hóa" (tôi tạm dùng) là những thói quen cố hữu cần phải điều chỉnh thì đó là một việc tốt. Nhưng nếu chịu khó xem xét nghiêm túc thì những trường hợp đó là rất ít so với những người đi lễ nhà thờ (hay chùa) có văn hóa.
Thực tế mà các bạn nêu lên không phải đến bây giờ mà đã từ rất lâu người ta đã đề cập đến. Nó thực sự đã làm tổn thương đến hình ảnh thiêng liêng của nhà thờ/ngôi chùa trong đời sống tinh thần con người nói chung và những tín đồ tôn giáo này nói riêng.
Có một điều mà tôi băn khoăn là tại sao người ta hay thấy những nhược điểm của vấn đề mà không có biện pháp cụ thể nào giải quyết, ít ra là những đề xuất mang tính xây dựng, tính định hướng.
Chứ nêu ra vấn đề rồi cuối cùng nhận định "Điều này khó cải thiện lắm, vả lại, Tôn giáo là tự do lựa chọn của mỗi người, không áp đặt được bạn ạ, thế nên họ làm gì thì đành chịu, chỉ hy vọng họ tự giác" thì vấn đề nêu ra để làm gì. Chúng ta phải thấy được sức mạnh của của giáo dục và định hướng văn hóa chứ. Tại sao lại đành chịu? Tại sao đành "bó tay" thay vì thử đưa ra một đề xuất nhằm cải thiện tình trạng chưa có văn hóa đó. Biết đâu đó là giải pháp hay có thể tham khảo đối với những giáo sắc tôn giáo trong việc giáo dục tín đồ tôn giáo của họ thì sao![/justify]
RANDOM_AVATAR
hoaiphong
 
Bài viết: 32
Ngày tham gia: Thứ 2 05/10/09 21:36
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: " CÙNG ĐI LỄ NÀO"

Gửi bàigửi bởi ngoc_nu » Thứ 4 04/11/09 23:16

Hôm trước ở lớp học thêm của tôi.Thầy và trò cùng nói chuyện "ngoài lề" về đạo thiên chúa, thầy hỏi xem trong lớp bạn nào theo đạo có thể kể về "Adam-Eva", có một bạn theo đạo được thầy hỏi, bạn ấy không thể kể được -"vì quên"???cũng không nói về sự tích chúa Jesu, và thậm chí bạn không biết nhà thờ bạn ấy đi lễ tên gì???còn địa điểm thì cũng mơ hồ, vì "không nhớ chính xác là ở đâu"???????? :roll: :?:

Phải chăng một số các bạn trẻ hiện nay đã "hờ hững" hơn với tôn giáo! mà đã không quan tâm rồi còn bị "bắt" đi nhà thờ sẽ dẫn tới thái độ vô tâm, thiếu ý thức ở những nơi linh thiêng như vậy (vì có quan tâm đâu mà ý thức?!) :roll:
Hãy vươn đến bầu trời*dù không hái được những vì sao*nhưng bạn có thể đứng cùng các vì tinh tú*
ngoc_nu
 
Bài viết: 180
Ngày tham gia: Chủ nhật 19/04/09 9:42
Đến từ: AL-BD
Cảm ơn: 3 lần
Được cám ơn: 6 lần


Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến10 khách