Chôn hay hoả táng???

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

Chôn hay hoả táng???

Gửi bàigửi bởi trieuvhhk02 » Thứ 4 13/05/09 19:51

Người chết thì phải chôn,phải thờ,phải cúng.Đó là phong tục,tập quán lâu đời của ông cha ta và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.Trong chiến tranh không biết bao người đã hy sinh,đã trở về lòng đất mẹ.Những nấm mộ đơn sơ đựơc đắp lên.Dần dần, ngôi mộ được xây bằng xi măng,khang trang hơn trước.Tự nhiên tôi lại nghĩ:chẳng biết mấy trăm năm nữa,thế kỉ này qua thế kỉ khác thì còn đất để "người sống dung thân" không ta???Mồ mã,nghĩa trang quá nhiều...Bởi vậy,theo tôi hình thức hoả táng cần phải được áp dụng nhiều hơn....
Nói thì nói vậy thôi,chứ người ta vẫn còn quan niệm người chết thì phải chôn cho yên mồ,yên mã,thiêu đi thì nóng lắm và chẳng còn thể xác nguyên vẹn nữa.Chỉ còn là lớp tro tàn mà thôi...
Nhưng đó là chuyện rất xa và còn lâu lắm mới xảy ra trường hợp người sống không có đất dung thân như tôi tưởng tượng...Nếu có xảy ra thì sẽ có cách giải quyết mà đúng không???!!!...
RANDOM_AVATAR
trieuvhhk02
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 5 07/05/09 15:08
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chôn hay hoả táng???

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 3 26/05/09 21:44

Tôi thấy phương cách Hỏa táng là tốt nhất. Bảo rằng thiêu thì thân xác không còn nguyên vẹn, thế chôn rồi cải mộ lên thì còn nguyên vẹn được sao? Đúng là nhiều người sợ "thiêu" sẽ nóng, nhưng nếu biết nóng thì tức là "chưa chết", chứ chết rồi biết gì nóng nữa?
Hỏa táng có những cái lợi sau đây:
Không sợ mất mồ mả, không phải vất vả thăm viếng xa hàng năm
Không phải tốn tiền và mất công cải táng
Tiết kiệm đất, vệ sinh tốt
Đằng nào thì chục năm sau cải lên vẫn phải hỏa táng => vẫn nóng!
À, mà bài này tôi thấy bạn đăng sang mục Văn hóa Xã hội thì hay hơn, vì đâu có thấy gì liên can đến Tôn giáo đâu ạ? Tại vấn đề bạn nêu ra thiên về xã hội hơn là tâm linh
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Chôn hay hoả táng???

Gửi bàigửi bởi onlyyou38 » Thứ 7 27/06/09 12:58

mình nghĩ hoả táng sẽ rất tốt và sẽ tốt hơn khi bạn dặn dò người thân mình rằng hãy đem cốt của mình sau khi hoả táng chôn vào chậu hoa và trồng giống cây gì đó vào chậu vì làm như thế sẽ rất hay và làm cho người thân mình k buồn mỗi khi nhìn thấy hài cốt trong hũ đặt trên bàn thờ.Con người sinh ra và sống là nhờ tự nhiên .vì vậy quay về với đất sẽ là cách thoải mái và bình yên nhất.
onlyyou38
 
Bài viết: 84
Ngày tham gia: Thứ 3 09/12/08 13:54
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 1 lần

Re: Chôn hay hoả táng???

Gửi bàigửi bởi trungphien » Thứ 4 01/07/09 9:04

Mỗi người một quan điểm và ai cũng có cái lý của mình.

Thực ra, văn hóa là sự chọn lựa, là hệ giá trị. Giá trị quan khác nhau sẽ có sự chọn lựa khác nhau.

Riêng tôi, tôi thích hình thức chôn hơn. Cảm giác người thân chết rồi có ngôi mộ giống như ngôi nhà của họ, họ không mất đi hòan tòan mà vẫn còn hiện diện trong đó. Hàng năm, vào những dịp giỗ chạp hoặc vào ngày cầu cho các linh hồn, người thân và con cháu ra thăm mộ (nhưng trong lòng đang nghĩ là đi thăm người đã khuất), dọn dẹp, làm vệ sinh rồi cùng nhau cầu nguyện cho linh hồn họ được siêu thóat hoặc được lên thiên đàng. Vào thời khắc thiêng liêng đó, giữa người sống và người đã khuất dường như không còn cách biệt ...

Đây là một nhu cầu tâm linh, đồng thời cũng là dịp giáo dục thế hệ sau biết tưởng nhớ đến các bậc tiền nhân, giáo dục lòng hiếu thảo.

Như đã nói ở trên, văn hóa là sự chọn lựa. Tôi chưa có nguời thân hỏa táng nên không hình dung được cảm giác đó như thế nào. Nếu như phải chọn lựa, tôi vẫn ủng hộ hình thức địa táng hơn.

Mong mọi người tiếp tục đóng góp ý kiến
When the road ahead is not so easy, OUR LOVE will lead the way for us, like a guiding star ...
Hình đại diện của thành viên
trungphien
 
Bài viết: 153
Ngày tham gia: Chủ nhật 02/11/08 12:43
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chôn hay hoả táng???

Gửi bàigửi bởi nguyenthikieuoanh » Thứ 5 16/07/09 8:17

Tôi đồng ý chôn hơn. Vì như vậy đến ngày nhữn ngày giáp tết thì chúng ta mới có dịp đi giải mộ. Mộ đươc xem là sợi dây nối kết còn lại giữa người chết và người sống. Nếu chúng ta đem người chết hỏa thiêu đi, thì đúng là chết rồi không con gì nữa. Hơn nữa. việc tang ma mang rất nhiều các giá trị văn Hóa của dân tộc. Về việc bạn lo lắng không có chỗ ở trong tương lai. Thì yên tâm, theo tôi nghĩ tương lai chúng ta sẽ phát triển mô hình nhà chung cư cao tầng. Nó sẽ tiết kiệm rất nhiều diện tích.
RANDOM_AVATAR
nguyenthikieuoanh
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: Thứ 3 21/10/08 20:47
Đến từ: Việt Nam
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chôn hay hoả táng???

Gửi bàigửi bởi mintcandy » Chủ nhật 16/08/09 21:24

Theo mình biết trên thế giới có nhiều cách an táng người chết khác nhau, riêng ở Việt Nam hiện nay tùy theo vùng miền, dân tộc và tín ngưỡng, tôn giáo mà có nhiều hình thức an táng người chết. Ví dụ như tục “thiên táng” – bỏ người chết vào chiếc quan tài gỗ rồi treo lên cây của người Giẻ Triêng ở Kon Tum, hay dân tộc Bru Vân Kiều lại có tục quấn người chết trong chăn hoặc chiếu rồi thả xuống vực, hoặc bỏ trong các hang động…Còn người Việt từ xưa đến nay có hai cách an táng phổ biến là địa táng và hỏa táng.
Địa táng là cách chôn quan tài người chết xuống đất, sau đó xây thêm bia mộ phía trên để ghi tên tuổi và những thông tin về người đó. Có quan điểm cho rằng việc chôn thi thể người chết vào lòng đất là do ảnh hưởng từ Nho giáo Trung Hoa, nhưng thực tế, từ xa xưa thời kì tiền sử, thì người Việt cổ đã biết đặt người chết trong những quan tài hình thuyền hay trong các chum vại, sau đó chôn xuống đất cùng rất nhiều đồ tùy táng. Người Việt Nam, đặc biệt là các cụ già rất thích được chôn gần nhà, ngay trong vườn hoặc khu đất quanh nhà, để được gần gũi con cháu và người thân. Mỗi năm vào tiết thanh minh, người Việt còn có lễ tảo mộ, là dịp để con cháu cũng như những người thân còn sống đến mộ phần người quá cố quét dọn, sửa sang và cúng bái.
Hiện nay do nhu cầu cuộc sống và đất đai nên việc chôn cất người chết chỉ còn dành cho những gia đình giàu có điều kiện kinh tế, còn với những người lao động nghèo thì việc hỏa táng được chuộng hơn vì chi phí thấp hơn.
Hỏa táng được du nhập vào Việt Nam theo Phật giáo, ở miền Bắc tuy chịu ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa và một phần bị tác động bời Nho giáo nhưng vẫn có tục hỏa táng. Sau khi cử hành tang lễ, người ta đem quan tài người mất đi hỏa thiêu thành tro bụi rồi nhặt tro bụi cùng những xương cốt còn sót lại bỏ vào một cái hũ đem gửi trong chùa. Tuy nói rằng hỏa táng là cách an táng theo đạo Phật nhưng ngày nay vẫn có rất nhiều người theo Thiên Chúa giáo sau khi chết cũng được hỏa táng, ở nhiều nhà thờ còn xây nhà cốt để cất giữ tro người chết, và các linh mục hàng ngày đọc kinh cầu nguyện cho các linh hồn đó.
Hiện nay ở Việt Nam cũng xuất hiện một số tục thả tro cốt người chết xuống sông, để trôi theo dòng nước về thế giới bên kia. Quan niệm này rất phổ biến ở một số nước theo Phật giáo như Ấn Độ, Nhật Bản, Korea…
Tuy có nhiều cách an táng khác nhau nhưng nhìn chung các cách an táng này đều rất tôn trọng thân xác người chết
trungphien đã viết:Riêng tôi, tôi thích hình thức chôn hơn. Cảm giác người thân chết rồi có ngôi mộ giống như ngôi nhà của họ, họ không mất đi hòan tòan mà vẫn còn hiện diện trong đó. Hàng năm, vào những dịp giỗ chạp hoặc vào ngày cầu cho các linh hồn, người thân và con cháu ra thăm mộ (nhưng trong lòng đang nghĩ là đi thăm người đã khuất), dọn dẹp, làm vệ sinh rồi cùng nhau cầu nguyện cho linh hồn họ được siêu thóat hoặc được lên thiên đàng. Vào thời khắc thiêng liêng đó, giữa người sống và người đã khuất dường như không còn cách biệt ...

Em không nghĩ như vậy, vì khi hỏa táng bỏ xương cốt vào hũ gửi trong chùa hoặc nhà thờ để các tu sĩ đọc kinh cho linh hồn người chết, người thân , con cháu vẫn có thể thường xuyên đến để quét dọn hoặc thắp nhang. Rõ ràng là không có cách nào ưu điểm hơn cách nào cả :)
mưa làm áo em dường như trong suốt...
RANDOM_AVATAR
mintcandy
 
Bài viết: 60
Ngày tham gia: Chủ nhật 30/03/08 22:50
Đến từ: nhà của tui
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chôn hay hoả táng???

Gửi bàigửi bởi thienphuong » Thứ 4 09/09/09 21:43

Tôi đồng quan điểm với bạn mintcandy. Không thể nói rằng, khi hỏa táng xong thì không còn được đi giải mộ. Vì đến viếng ông bà ở nghĩa trang cũng đâu có khác gì viếng ông bà ở nhà lưu cốt? Có khác chăng là ra nghĩa trang thì rộng rãi, thoáng mát hơn, nếu vậy thì ta cứ đi viếng nhà lưu cốt rồi về đi công viên. Tôi cũng không hiểu tại sao khi hỏa táng thì không còn sợi dây nối kết rồi như vậy là hết? Việc tang ma mang nhiều giá trị văn hóa của dân tộc thì hỏa táng cũng là một giá trị văn hóa của dân tộc đó thôi? Còn về tương lai thì thực tế đã trả lời rồi. Ngoài Hà Nội đang có kế hoạch xây nghĩa trang "tầng" mà chỉ để chôn tro hỏa táng. Văn Điển thì chuyển sang lắp lò điện và yêu cầu không được chôn nữa. Nha Trang cũng vừa có thêm hai lò Gaz. Người theo đạo Công Giáo thì hiện tỷ lệ hỏa táng là 37%, riêng ở TP.HCM là 96%, cũng tại TP.HCM, số nhà thờ có nhà lưu cốt là 218/247 và hồi cuối năm vừa qua có hẳn một cuộc hội thảo giữa các linh mục về chuyện nhà lưu cốt.
Tôi nghĩ rằng, địa táng sẽ làm cho người ta có cảm giác người thân được êm ái hơn, đỡ đau đớn hơn. Đó là việc nên làm khi mà chúng ta có dư dả quỹ đất như ở nông thôn để có thể chôn người quá cố vĩnh viễn. Còn ở các đô thị rất chật chội, nghĩa trang lại bị dời ra xa, thì liệu mỗi năm đi thăm mộ một lần với mỗi tuần viếng người thân ở nhà lưu cốt một lần, cái nào tình cảm hơn? Mà như tôi đã nói, chôn rồi thì cũng phải cải táng lên đem thiêu sau ba bốn năm!
Xin chia sẻ trường hợp bà của tôi. Bà tôi khi còn sống quyết liệt với việc hỏa táng, khi sắp qua đời thì giống như anh trungphien, chỉ còn thích địa táng hơn. Khi bà tôi ra đi, tôi nghĩ rằng, hỏa táng sẽ đem tro về đặt trong nhà lưu cốt Giáo xứ, như thế mỗi tuần thân nhân đều vào thăm viếng được. Ngược lại, khi an táng thì lại xa, bà sẽ lạnh lẽo một mình, con cháu đi thăm thì khó khăn cách trở, sau ba năm lại tốn kém tiền cải táng và phải đem tro vào nhà thờ, như thế thì rốt cục cũng vẫn là đem tro vào nhà thờ, chi bằng hỏa táng luôn một thể cho tiện. Thế là bây giờ nhà tôi đỡ phải chăm sóc mồ mả, đỡ đi xa, đỡ tốn tiền cải táng, còn giáo dục con cháu thì cứ dẫn con cái vào chỉ cho nó biết đây là bà, rất tiện, suy ra còn tiện hơn là cứ phải đợi có dịp mới đưa trẻ lên mộ được.
Riêng tôi, tôi muốn được con cháu hay thân nhân hỏa táng, xong rồi quăng luôn hũ tro xuống sông, cũng không cần tốn công trồng cây như thế tiện lợi nhất, vì trồng cây thì phải chăm sóc cây. Nói có vẻ trịch thượng và phi đạo lý, nhưng thực tình là tôi muốn được như vậy sau khi chết.
Non ministrari , sed ministrare
Hình đại diện của thành viên
thienphuong
 
Bài viết: 200
Ngày tham gia: Thứ 3 04/11/08 17:12
Đến từ: LocHung
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 2 lần

Re: Chôn hay hoả táng???

Gửi bàigửi bởi trinhhiep » Thứ 7 23/10/10 22:45

Bạn thienphuong bảo rằng nên để bài này sang mục văn hóa xã hội, vì có gì liên quan đến tôn giáo đâu? Thực ra để ở đây là đúng rồi, sao lại không phải là vấn đề tâm linh? Nếu không phải là vấn đề tâm linh thì chôn hay hỏa táng chắc không có ai bàn cãi nữa rồi. Vì tâm linh nên mới có người sợ nóng mà không muốn hỏa thiêu, cũng vì tâm linh nên ngược lại, có người muốn được thiêu, gửi hũ tro vào chùa để hàng ngày được nghe kinh thính pháp. Tùy vào phong tục, tôn giáo mà có nơi địa táng, hỏa táng, điểu táng..., tùy vào niềm tin của mỗi người mà họ lựa chọn cách ra đi của mình. Gia đình tôi theo Phật giáo - có thể nói là Phật giáo thuần thành, nhưng mỗi người lại có một quan điểm khác nhau: Má tôi muốn chôn vì sợ nóng, Ba tôi khi trước muốn hỏa thiêu để được vào chùa nghe kinh thính pháp, nhưng bây giờ, khi càng lớn tuổi, có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu kinh sách Phật pháp, ba tôi chọn cách hiến xác, bởi lẽ theo ông như vậy ông sẽ đến gần với Đức Phật hơn, vì lẽ cái thân tứ đại rồi cũng đâu còn? Con người sống hay chết, đau khổ hay hạnh phúc chính do con người chấp trước. Cái tâm mình cảm thấy nóng thì nó sẽ nóng, tâm nghĩ thanh tịnh thì thân thanh tịnh. Dĩ nhiên, không phải ai trong gia đình tôi cũng ủng hộ ba tôi. Vậy mới nói, niềm tin của mỗi người khác nhau, và họ chỉ hạnh phúc khi làm được điều họ mong muốn. Thử nghĩ, nếu má tôi muốn chôn, mà khi ngày đó đến, gia đình tôi cũng nghĩ ích kỷ, rằng thiêu để sau này đỡ phải đi tảo mộ, ắt hẳn dưới suối vàng, má tôi sẽ vô cùng đau đớn! Ba tôi cũng sẽ như thế nếu như con cái không thuận theo suy nghĩ, mong ước của ba. Riêng tôi, tôi chỉ nói với ba rằng: Con ủng hộ ba, chỉ có điều, khi quyết định làm điều đó, hàng ngày ba phải tâm niệm thường xuyên, để khi đến lúc ra đi, tâm không thối lui nữa, vì nếu tâm vọng đọng, thối lui thì sẽ tạo nghiệp, đau khổ vô cùng! Tôi nghĩ, tôn trọng niềm tin, mong ước của mỗi cá nhân là tốt nhất. Đâu có chính quyền nào bắt ép hỏa thiêu vì không có đất chôn đâu?
Ta hãy sống với những ngày đáng sống
Không giận mừng, không oán ghét, sầu thương...
Hình đại diện của thành viên
trinhhiep
 
Bài viết: 48
Ngày tham gia: Thứ 3 21/09/10 14:09
Cảm ơn: 1 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chôn hay hoả táng???

Gửi bàigửi bởi To Anh Thu » Thứ 3 16/11/10 19:10

Thật là khó nghĩ ha các bạn! Chúng ta đưa ra khá nhiều lựa chọn cho nhiều người sắp khuất ^^ và đây cũng là trăn trở của họ.

Trước hết, chôn hay hỏa táng thì đều được, miễn đừng thủy táng nhỉ, đọc xong vài bài viết của các bạn về thủy táng ở Ấn Độ, mình bị dòng sông ấy ám ảnh và cũng né né tránh tránh đề tài nóng bỏng này. Không biết là, sâu dưới mặt đất, sông Hằng và sông Mekong có bà con cô bác gì không :?

Chôn dưới đất thì gọi là địa táng, thiêu thì là hỏa táng, rồi thì thiên táng, vậy chôn sống gọi là gì cả nhà ha? Hổng rành vụ này cho lắm.

Ông bà mình đều địa táng cả. Con cháu lúc nhìn mặt ông bà lần cuối cùng, đau đớn lắm. Đến khi chôn, từng nắm đất mọi người sẻ chia nỗi buồn mất người thân hay tiễn đưa người chết về nơi vĩnh hằng là từng từng xót xa. Có người thích vào nghĩa trang để gần gũi với anh em đồng chí từng vào sinh ra tử. Có người lại thích gần gũi với ông bà, cha mẹ mình. Có người lại thích ở trong vườn, trên ruộng, gần nhà gần con cháu để họ có thể dõi theo, phù hộ. Mỗi năm, vào dịp Thanh minh, tôi thường cùng gia đình đến nghĩa trang từ rất sớm, chuẩn bị nào hoa, nào nhang đèn, bánh trái... vừa dọn dẹp "nhà cửa" vừa chuẩn bị cái Tết cho người mất. Người Hoa thì thường ngồi lại, đợi nhang đèn đã nguội tắt, ít nhất cũng đợi cháy đến nửa cây nhang, gia đình xúm xít lại ăn phần bánh trái đó. Sống sao chết vậy, lúc sinh thời thích uống bia thì cúng thêm bia, thích ăn thịt gà thì cúng gà... Mọi người thường dùng những đoạn giấy nhiều màu sắc, trang trí lên thành mộ. Có nhiều gia đình khá giả, còn đặt hai tượng lân hay hổ, có khi 2 chú cẩu trước mộ phần của người thân họ. Có lần, tôi nghe một câu nói đùa mà có lẽ, không bao giờ quên được. Chuyện là, cũng hôm Thanh minh, một người đàn ông đứng trước một ngôi mộ cũng được trang trí phía trước 2 tượng hổ. Nhìn gương mặt "suy tư" của ông ta, tôi không khỏi tò mò cho đến khi ông ta nói rằng: "tội nghiệp cha này, lúc sống có một con đã khổ lắm rồi, lúc chết phải tới 2 con cọp...".
Nhiều người đi Thanh minh ý thức rất tốt, không quên vệ sinh, dọn rác sạch sẽ trước khi ra về. Và nếu có đi tảo mộ, hãy nhớ đến anh hồn của những chiến sĩ vô danh. Mỗi năm, vào dịp này, tôi thấy rất nhiều bạn sinh viên quê tôi, tay cầm những bó nhang thật lớn, đến hương khói cho các chú chiến sĩ, nghĩa cử của các bạn ấy thật là cao đẹp.

Hình ảnh

Hỏa táng có nhiều điểm hay đấy. Dân cư ngày càng đông, chỗ người sống ở thì ngày càng lấn chỗ của người chết. Mà người sống thì ở chung cư, nhà tầng thì người chết tại sao không? Tôi đã tìm đọc những bản thảo Di chúc của Bác và thấy thật xúc động. Trước khi chết, Bác căn dặn người ở lại hãy hỏa táng, vừa để Bác gần gũi với đồng bào, nhất là miền Nam, Bác chưa có dịp về thăm, vừa vệ sinh cho người còn sống. Tro cốt của người được hỏa táng có thể được đem vào chùa, nhờ các thầy tụng niệm, cầu siêu; cũng có thể đem về nhà con cháu có thể thờ phụng; hay là nghĩa trang.

Điều muốn nói nhất là tôi rất kính phục những người hiến xác. Không ít trường đại học y dược, nhiều xác hiến đã cũ, đã cống hiến rất lớn và lâu dài cho nhiều đời y bác sĩ, và cho nền y học nước nhà. Tôi nghĩ đã đến lúc họ nên được nghỉ ngơi.

Hình ảnh
Học làm người
Hình đại diện của thành viên
To Anh Thu
 
Bài viết: 103
Ngày tham gia: Thứ 7 02/10/10 22:28
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: Chôn hay hoả táng???

Gửi bàigửi bởi Thuy Nguyen » Thứ 5 18/11/10 13:51

Trong thời buổi “tắc đất tấc vàng” hiện nay thì quả thật việc có được 2m vuông cho một người nằm xuống càng ngày càng có vẻ khó khăn hơn. Đất không sinh ra thêm mà người thì vẫn ra đời và mất đi. Chuyện hỏa táng dần trở nên phổ biến hơn cũng là điều dễ hiểu. Dù muốn, dù không bạn cũng phải chấp nhận hình thức này bởi nó đang được nhiều người lựa chọn. Tuy vậy, không thể nói địa táng hay hỏa táng hình thức nào hơn hình thức nào. Vấn đề là tùy hoàn cảnh, tùy cách lựa chọn của mỗi gia đình – và quan trọng hơn, là tâm nguyện của người đã mất thôi.
Mỗi hình thức có một giá trị riêng. Lại xét trong hệ tọa độ C-T-K. Trước hết về chủ thế, có thể với người này địa táng là tốn kém, phiền phức trong khi hỏa táng vừa đỡ mất công cải mộ, đi thăm trong nhà lưu cốt tiện lợi hơn… thì với người khác, hỏa táng mang tính thực dụng và ít tình cảm hơn. Về không gian, cuộc sống đô thị chật chội có thể chọn hỏa táng nhưng nếu ở thôn quê, làng xã người ta vẫn muốn mất đi được chôn cất hơn là đem thiêu. Đặt trong trục thời gian thì hỏa táng ngày nay dần được chấp nhận và phổ biến hơn xưa, tuy nhiên bên cạnh đó địa táng cũng vẫn được nhiều người chọn lựa như một truyền thống. Như vậy, không nên quá đề cao hỏa táng mà cho rằng nó “ưu việt” hơn địa táng và ngược lại.
Ông nội tôi mất cách đây gần 7 năm, theo như phần đông các gia đình truyền thống khác lúc ấy, bố mẹ tôi không dám nghĩ đến việc chọn hình thức thiêu mà ngay lập tức phải lo tìm nơi để ông có thể an nghỉ. Tất nhiên – đất ở Biên Hòa cách đây 7 năm cũng khá “một trời một vực” với bây giờ. Bà nội tôi, bây giờ sức khỏe cũng khá yếu, mỗi khi tôi về thăm nhà vẫn thường tỉ tê tâm sự bao chuyện của người già trong đó không thiếu nỗi lo: “Bà chỉ lo sau này phải thiêu. Nếu trong này không có chỗ thì khi bà bệnh nặng xin bố mẹ mày cho về ngoài quê chôn bên cạnh mộ của các ông cụ, ông kỵ nhà mình”. Nghe đến xót xa.Và tôi biết, đến lúc mất bà cũng sẽ không thay đổi quan niệm ấy.
Có vẻ như quan niệm sợ lúc mất đi cũng không được yên ổn toàn vẹn hình hài khiến nhiều người mang tâm lý sợ hỏa táng, thấy nó thực dụng hơn trong khi tâm lý người Việt – nhất là những người lớn lên trong môi trường không gian nông thôn, làng xã như ông bà tôi vốn coi trọng tính trọng tình, ước mong khi chết được “mồ yên mả đẹp” đã đi vào tiềm thức.
Thienphuong nói: viếng ở nghĩa trang – khác chăng chỉ là thoáng mát hơn, nếu vậy viếng ở nhà lưu cốt xong rồi về đi công viên. Không hẳn người ta chỉ có cảm giác thoáng mát hơn khi đến viếng người thân ở nghĩa trang. Cảm giác thiêng liêng và rợn ngợp trước không gian mênh mông ấy, quỳ gối trước mộ người thân mình, thắp những nén nhang cho bao ngôi mộ từ lâu bị bỏ quên… Đó là cảm giác của chính tôi mỗi lần lên thăm mộ của ông mình. Năm nào, mỗi lần lên thăm mộ ông, mẹ tôi cũng chuẩn bị đủ hoa, giấy vàng, trái cây… và mấy bố con lại rộn ràng hẳn lên – nhất là vào dịp Tết, tảo mộ. Giữa mỗi tuần đi thăm người thân trong nhà lưu cốt 1 lần và 1 năm đi thăm mộ người thân một lần, hình thức nào tình cảm hơn – cái đó không xuất phát từ việc so sánh ở chính 2 hình thức địa táng hay hỏa táng mà nó ở trong tâm thôi. Có những cái gần nhưng xa và nhiều cái xa nhưng lại rất gần.
Việc hỏa táng và rắc tro trên sông hay ném bình tro cốt xuống sông thì điều này chưa phố biến ở Việt Nam dù đã có mặt ở nhiều nơi khác. Nói chung, phần đông người nhà dù chôn hay hỏa táng vẫn muốn được ở bên người thân của mình và nấm mộ hay hũ tro cốt cho họ cảm giác người thân vẫn còn đó để thăm nom, thờ cúng. Đó là chưa kể nếu ai cũng muốn sau khi hỏa táng lấy tro rắc xuống sông sẽ làm ảnh hưởng môi sinh. Hãy cứ nhìn những dòng sông như sông Hằng sẽ rõ.
Hình đại diện của thành viên
Thuy Nguyen
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 4 15/09/10 11:29
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến20 khách

cron