NHỮNG ĐIỂM GẶP GỠ GIỮA KHOA HỌC VÀ ĐẠO PHẬT

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

NHỮNG ĐIỂM GẶP GỠ GIỮA KHOA HỌC VÀ ĐẠO PHẬT

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 4 14/11/07 21:15

[justify]Khoa học và tôn giáo có điểm chung gì không? Khoa học và tôn giáo có loại trừ hay có khả năng dung hoà với nhau? Mấy câu nhận định của Albert Einstein về khoa học và tôn giáo như: "Khoa học không có tôn giáo là khoa học què; tôn giáo mà không có khoa học là tôn giáo mù." "Nhân loại là một người điên. Khoa học kỹ thuật là cái búa. Chúng ta đang đặt cái búa vào tay một người điên!" [dẫn lại từ quyển Đại Cương Triết Học Phương Đông, phần I, Minh Chi viết]. Về sự lựa chọn của khoa học đối với tôn giáo tương lai và sự thích ứng của nó. Về sự ca ngợi đạo Phật của Einstein như ông đã viết trong di chúc của mình:" The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a personal God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description. If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism"
Giáo sư Minh Chi là người nhà nghiên cứu về triết học và Phật học lâu năm. Ông rất quan tâm đến vấn đề này. Vào thời điểm các dịch giả như Phạm Văn Thiều-Ngô Vũ dịch các tác phẩm của Gs. Trịnh Xuân Thuận, một nhà vật lý-thiên văn hiện đại, người Mỹ gốc Việt, ông cũng đã dịch một số bài trong quyển "L’infini dans la paume de la main" mà ông dịch là Vô Biên Trong Lòng Bàn Tay. Ông chỉ dịch những chương có liên quan nhiều đến đạo Phật. Ngôn ngữ của ông thật thâm thuý.
Nhiều người có thể đã đọc quyển Cái Vô Hạn Trong Lòng Bàn Tay dịch từ L'INFINI DANS LA PAUME DE LA MAIN của Trịnh Xuân Thuận và Matthieu Ricard. Tôi có trong tay một số bài của ông về quyển L'INFINI DANS LA PAUME DE LA MAIN đã được đăng hầu hết trên Nguyệt San Giác Ngộ. Tôi có nhã ý post lên đây để mọi người cùng thưởng thức và chia xẻ.
Trân trọng được giới thiệu một loạt bài dịch của GS. Minh Chi về quyển L'INFINI DANS LA PAUME DE LA MAIN.
VVT.[/justify]

[center]NHỮNG ĐIỂM GẶP GỠ GIỮA KHOA HỌC
VÀ PHẬT GIÁO
[/center]
[center]Minh Chi
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
[/center]
[justify]Lời người giới thiệu:
Matthieu Ricard, người Pháp, không chỉ là tu sĩ, thầy đỗ tiến sĩ sinh học tế bào ở Viện Pasteur (Paris). Thầy từng sống ở vùng Hymalaya 25 năm, và bây giờ đang tu học tại tu viện Schechen tại Nepal. Như vậy, để chúng ta biết, người đối thoại với giáo sư vật lý thiên văn Trịnh Xuân Thuận không phải chỉ là một tu sĩ có 25 năm kinh nghiệm tu tập miệt mài mà còn là một nhà khoa học. Trong phần dẫn nhập cho cuốn sách ghi lại một nội dung cuộc đối thoại, thầy viết: “Khoa học là một công cụ không phải tốt cũng không phải xấu. Đề cao hay mạt sát nó cũng như đề cao hay mạt sát sức mạnh vậy. Sức mạnh của bàn tay có thể cứu một mạng sống hay diệt một mạng sống… Khoa học không tạo ra sự minh triết. Nó chứng tỏ nó có thể tác động đến thế giới nhưng lại không làm chủ được thế giới. Chỉ có những đức tính nhân bản mới có thể hướng dẫn chúng ta sử dụng thế giới như thế nào. Mà những đức tính đó chỉ có thể nảy sinh từ một “nền khoa học tâm linh”. Phương pháp tiếp cận tâm linh không phải là một trò chơi xa xỉ mà là một tất yếu. Dưới đây là tóm tắt bài phát biểu kết luận của Ricard, khi kết thúc cuộc đối thoại với giáo sư Trịnh Xuân Thuận.
(Minh Chi)

MATTHIEU RICARD: Khoa học nghiên cứu “những dữ kiện quan sát được”, còn các thuyết vật lý thì giải thích những dữ kiện đó. Như Niels Bohr (1) viết: “Mục đích của khoa học là tăng thêm và hệ thống hóa thực nghiệm của chúng ta. Mục đích của khoa học không phải là phát hiện bản chất của các hiện tượng (2) và hy vọng của các ngành khoa học cơ bản hiểu biết được bản chất của thực tại hình như là hy vọng hão huyền. Tuy rằng, các ngành khoa học, nhờ tập trung vào nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên, đã hoàn thiện được những phương pháp chính xác, nhằm phát hiện, đo đạc, mô tả chúng và tác động đến chúng một cách có hiệu quả. Thế nhưng các ngành khoa học lại tỏ ra bất lực không giải đáp được những vấn đề cơ bản của nhân sinh: Vì sao chúng ta lại sinh ra ở đời này, và vì sao chúng ta chết? Vì sao chúng ta đau khổ? Vì sao chúng ta hạnh phúc? Vì sao chúng ta yêu thương nhau hay thù ghét nhau? v.v…
Sự bất lực đó của các ngành khoa học tự nhiên cũng không có gì đáng trách, bởi lẽ những ngành khoa học đó không bao giờ đề ra mục đích giúp chúng ta tìm kiếm hạnh phúc, hay là tạo ra hòa bình xung quanh chúng ta. Các ngành khoa học cơ bản của tự nhiên chỉ có mục đích mô tả và tìm hiểu tự nhiên. Tuy ý định đó là đáng khen, thế nhưng nghiên cứu khoa học của các vì sao hay là phân loại côn trùng không thể có ý nghĩa quan trọng ngang bằng những vấn đề cơ bản nhất của nhân sinh. Nếu chúng ta xét lại những giây phút có ý nghĩa nhất của cuộc đời chúng ta, thì chúng ta phải nói tới tình yêu, tình bạn, tình thương, niềm vui của sự sống, vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên, niềm vui của nội tâm, tình thương đồng loại.
Nói chung, khoa học không có tiếng nói trong những vấn đề như vậy. Còn về mặt ứng dụng của khoa học, thì những lĩnh vực sau đây của đời sống được ảnh hưởng tích cực. Săn sóc y tế, tuổi thọ, phạm vi hoạt động tự do của con người, tiện nghi đời sống. Chất lượng săn sóc y tế được cải thiện nhiều, mặc dù có sự chênh lệch quá đáng (trung bình 2.765 đô la/ năm chi phí y tế công và tư trên một đầu người ở Mỹ và 3 đô la / năm ở Việt Nam. Nếu phạm vi hoạt động tự do vật chất, tiện nghi sinh hoạt, khả năng tác động của chúng ta đối với thế giới tăng lên không ngừng, thì trái lại nhiều mặt của đời sống chúng ta lại xấu đi. Chúng ta đã làm ô nhiễm hầu như toàn bộ những gì có thể bị ô nhiễm được. Nhiều tai nạn và nguy hiểm mới đe dọa hành tinh chúng ta. Chúng ta có thể tự hỏi, con người có được sung sướng gì không khi phải sống trong một thành phố bị ô nhiễm bởi các khí độc, đồ nhựa, ức chế thần kinh, dân số đông quá mức cùng những mặt tiêu cực khác của cuộc sống hiện đại. Đó là hậu quả của giáo điều phát triển công nghệ và kinh tế bằng mọi giá.
Tuy nhiên, khoa học là trung lập. Nó không có tư tưởng riêng của bản thân nó. Tất cả đều tùy thuộc chúng ta sử dụng nó như thế nào, tùy thuộc vào động cơ của con người.
Đối với tôi (Ricard), cạnh khía hấp dẫn nhất của cuộc gặp gỡ giữa Đạo Phật và các ngành khoa học tự nhiên là ở sự phân tích thực tại tối hậu của sự vật (realité ultime des choses). Tôi đã học hỏi được nhiều qua cuộc đối thoại. Cuộc đối thoại giúp tôi đối diện những vấn đề mới thuộc cả hai lĩnh vực khoa học tự nhiên và Phật giáo, đặc biệt là vấn đề bản chất của tâm thức, và mối quan hệ tương hỗ giữa các hiện tượng. Đó là những vấn đề cốt lõi của cả ngành vật lý học hiện đại và giáo lý đạo Phật.
Bản chất của tâm thức vẫn là vấn đề hấp dẫn. Phải chăng tâm thức chỉ là não bộ? Phải chăng nó nảy sinh từ vật chất? Phải chăng, như Phật giáo khẳng định, nó có thể tiếp tục tồn tại mà không cần một nương tựa vật chất? Các tu sĩ Phật giáo nó tới những bình độ tâm thức khác nhau, mà họ xác định trên cơ sở một thực nghiệm nội quán đích thực.
Phương pháp của họ xứng đáng được sự chú ý của các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp khoa học thực nghiệm. Đó là một hướng nghiên cứu vô cùng hứng thú, tập hợp các nhà sinh học thần kinh và các tu sĩ hành thiền.
Còn tôi có thể nói gì đây về gợi ý của giáo sư Thuận, là có thể có một nguyên lý tổ chức vũ trụ?
Chắc chắn là vấn đề nguồn gốc ban đầu đòi hỏi một lập trường siêu hình học (prise de position métaphysique). Chúng ta hãy nhắc lại đây câu nói của Francois Jacob: “Cả một lĩnh vực hoàn toàn tách khỏi mọi tìm tòi nghiên cứu khoa học, đó là lĩnh vực về nguồn gốc của thế giới” (3)
Nhưng đối với đạo Phật, khi người ta đặt vấn đề một điểm khởi đầu, thì lập trường siêu hình đứng vững trước mọi thử thách phân tích là không có điểm bắt đầu. Bất cứ một lập trường nào khác đều dẫn tới hàng loạt mâu thuẫn, như: một nguyên nhân không có nguyên nhân, một cái gì bất biến lại biến đổi, hay một cái hư không lại trở thành một cái gì đó.
Còn về câu hỏi của Leibniz: “Sao lại có cái gì đó, thay vì không có cái gì cả” mà giáo sư Thuận đã nhắc lại, thì tôi cho rằng, câu hỏi đó chỉ có ý nghĩa, nếu chúng ta đứng trên quan điểm thực tại duy vật luận. Nghĩa là, một quan điểm chấp nhận các hiện tượng tồn tại như là thực thể.
Còn đưa ra một nguyên lý tổ chức vũ trụ cũng là vô nghĩa, bởi lẽ, có thể đặt câu hỏi như Leibniz “Tại sao có một nguyên lý tổ chức, thay vì không có cái gì cả?”
Theo đạo Phật, câu hỏi đó của Leibniz có thể diễn đạt lại bằng hai cách. Cách thứ nhất: “Vì sao lại nảy sinh ra hiện tượng, thay vì không nảy sinh gì hết?”. Trả lời: “Vì là trống rỗng cho nên có thể hiện ra đủ thứ”.
Cách thứ hai: “Vì sao lại trống rỗng, trong khi có thể nảy sinh ra cái gì đó?” Trả lời: “Sự vật không tồn tại, cũng không phải không tồn tại. Cái trống rỗng đó về căn bản không khác gì cái có thể nảy sinh ra.”
Đối với đạo Phật, không có một thực tại nào tồn tại tự nó cả. Giác ngộ chính là không còn thấy sự vật tồn tại tự bản thân chúng, không còn vô minh nữa.
Về lời của giáo sư Thuận: “Căn cứ những quan sát thiên văn gần đây nhất, thì trong vũ trụ không đủ loại vật chất vô hình (matière invisible) để ngăn trở hay là đảo ngược quá trình giãn nở vũ trụ.” Theo tôi, vân đề này hiện nay chưa có một kết luận căn bản nào. Tạp chí phổ cập khoa học của Pháp, Khoa học và đời sống (Science et vie), đã dành số tháng 1 năm 2000 cho vấn đề “Trước Big bang có gì?” Các nhà khoa học đã sôi nổi tranh luận và đề xuất nhiều gợi ý sáng tạo. Andre Linde nói tới một vũ trụ như dòng thác chảy, với những big bang xuất hiện trong từng giây phút một. Maetin Rees nói tới không phải một mà nhiều vũ trụ sóng đôi, tự tái tạo mãi không ngừng, không điểm kết thúc. Theo Gabriele Vaneziano, thì Big bang không phải là khởi điểm của vũ trụ, mà chỉ là một bước ngoặt trong lịch sử của vũ trụ.”
Sự khác biệt và mâu thuẫn giữa những gợi ý cho thấy tính bấp bênh, không vững chắc của mọi giả thuyết về sự khởi đầu của vũ trụ.
Theo đạo Phật, sở dĩ các nhà khoa học phương Tây có những tư tưởng lộn xộn về điểm khởi đầu vũ trụ, là vì từ rất lâu họ đã bám chặt vào định kiến thâm căn cố đế sự vật là có thật, và đã có thật thì phải có cội gốc ban đầu của chúng. Định kiến này chỉ được gạt bỏ khi các nhà khoa học biết rút ra những kết luận thích đáng từ những phát hiện của ngành cơ học lượng tử.
Trả lời câu thách thức của Steven Weinberg, giải thưởng Nobel vật lý: “Chỉ có tôn giáo mới có thể thúc đẩy những người tốt làm những chuyện xấu xa”, người ta có thể trả lời ông theo kiểu giáo điều: “Chỉ có ngành tâm linh mới có thể thúc đẩy những người xấu làm những chuyện thiện lành”. Không, tôi không trả lời Weinberg theo kiểu giáo điều và thách thức như thế. Phương pháp nội quán của đạo Phật tuy giúp chúng ta siêu việt giới hạn của lý trí, nhưng điều này không có nghĩa là, trước đó, phương pháp của đạo Phật mâu thuẫn với lý trí. Triết lý và phương pháp nội quán của đạo Phật không nhằm mục đích xây dựng một cấu trúc lý thuyết đồ sộ và đòi giải thích tất cả. Ngược lại, nó đòi hỏi những chuyển biến nội tâm cụ thể.
Đạo sư Tây Tạng Khyentsé Rinpoche khuyên chúng ta như sau: “Dấu hiệu của sự minh triết là làm chủ được mình, và dấu hiệu của thực nghiệm tâm linh thành thục là không còn có những cảm xúc tiêu cực và mâu thuẫn nữa. Khi một người trở thành minh triết và uyên bác, thì cũng trong mức độ như thế, anh ta phải trở thành bình thản, an tịnh, và kỷ luật chứ không phải cẩu thả, kiêu hãnh và tự cao tự đại. Phải thường xuyên kiểm tra bản thân, xem mình có thể sử dụng được thực nghiệm tâm linh để chế ngự được những cảm xúc tiêu cực của mình hay không. Nếu có một thực nghiệm nào đó đem lại những kết quả trái ngược làm tăng trưởng tính vị kỷ, khiến tâm loạn, và nảy sinh những cảm xúc tiêu cực, thì phải thôi ngay. Thực nghiệm đó không thích hợp với anh.
Tuy chúng ta phải tin vào lời hướng dẫn của những đạo sư có kinh nghiệm, có một nhận thức siêu việt hơn chúng ta nhiều, cũng như đi biển thì phải tin vào lời khuyên của những thủy thủ giàu kinh nghiệm, nhưng chúng ta cũng không được chấp nhận một lời khuyên, chỉ vì người tuyên bố là một nhân vật mà chúng ta kính trọng. Giá trị của những lời đức Phật chính ở chỗ, mỗi người chúng ta đều có khả năng kiểm nghiệm tính xác thực của những lời đó.
Francois Jacob viết như sau: “Nguy hiểm đối với nhà khoa học là không lượng định những giới hạn của ngành khoa học của mình, tức là giới hạn của kiến thức mình. Tức là lẫn lộn điều mình tin với điều mình biết. Và đặc biệt nguy hiểm là niềm tin chắc rằng mình có lý.” (4)
Lời cảnh cáo của Jacob có giá trị không những đối với nhà khoa học mà cả đối với ngành tâm linh nữa.
Trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, các cuộc cách mạng liên tục trong kiến thức đối với tự nhiên, cho thấy khái niệm gọi là “niềm tin chắc tối hậu” thật là mỏng manh và bấp bênh.
Còn trong lĩnh vực tâm linh, sự giác ngộ tâm đem lại một niềm tin, được kiểm nghiệm thường xuyên và liên tục bởi thực nghiệm. Niềm tin đó thể hiện bằng một nhận thức vững chắc không thay đổi về bản chất của sự vật, và bằng những đức tính nhân bản, mà chúng ta ai nấy đều muốn có. Nếu thiếu những đức tính nhân bản này, thì dựng lên những cấu trúc trí thức đồ sộ như lâu đài trên hồ đóng băng để làm gì? Những lâu đài kiểu đó sẽ mất hút dưới nước, mỗi khi mùa xuân đến. Một thực nghiệm tâm linh, chỉ dùng thuần những khái niệm, không thể hiện được bằng những chuyển biến sâu sắc của toàn bộ con người chúng ta, cũng sẽ không đứng vững nổi trước những thử thách của cuộc sống.
Theo đạo Phật, nhận thức về tánh không rỗng của sự vật thể hiện bằng một tình yêu, tình thương không giới hạn và bến bờ. Như đạo sư Tây Tạng Shabkar viết:
“Ai có lòng bi thì nắm được mọi giáo lý.
Ai không có lòng bi thì không nắm bắt được bất cứ giáo lý nào.
Ngay người suy tư về tính không rỗng (của sự vật).
Cũng cần có lòng bi, vì lòng bi là cốt lõi của tính không rỗng đó”. (5)
CHÚ THÍCH
(1) Neils Bohr – Atomic theory and the description of Nature (Lý thuyết nguyên tử và mô tả thiên nhiên). Tr 18, bản Anh văn.
(2) Niels Bohr. Physique atomique et connaissance (Vật lý nguyên tử và kiến thức con người), tr 283, bản Pháp văn.
(3) Fraincois Jacob – La Souris, la Mounche et I’Homme (Con chuột, con ruồi và con người).
(4) Francois Jacob – cùng cuốn sách trên đã dẫn.
(5) Shabkar – Tiểu sử tự thuật của một đạo sư Du Già Tây Tạng, bản dịch Pháp văn của M. Richard và C. Busquet, Albin Michell, 1999.


Michel Botnol – A cure of metaphysical illusions. Kant, quantum Mechanics and the Madhyamaka, trong tập Buddhism and science (Chữa trị những ảo tưởng siêu hình học. Kant, cơ khí lượng tử và thuyết Trung quán), trong tập sách đang chuẩn bị của B. A. Wallace: Đạo Phật và khoa học).[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHỮNG ĐIỂM GẶP GỠ GIỮA KHOA HỌC VÀ ĐẠO PHẬT

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 4 14/11/07 21:37

[center]VẤN ĐỀ TỒN TẠI HAY KHÔNG TỒN TẠI[/center]
[center]Minh Chi
Học Viện Phật Giáo Việt Nam
[/center]

[justify](Giới thiệu tiếp nội dung cuộc đàm thoại giữa hai nhà bác học Trịnh Xuân Thuận và Matthieu Ricard về một số vấn đề Phật giáo và lý thuyết Vật lý hiện đại)

Vũ trụ có điểm khởi đầu hay không, đó là một mối quan tâm bức thiết của mọi tôn giáo và mọi ngành khoa học. Theo Trịnh Xuân Thuận thì thuyết Big-bang, cho rằng vụ trụ khởi đầu với vụ nổ Big-bang cách đây 15 tỷ năm, là thuyết giải thích thỏa đáng nhất khởi nguyên của vũ trụ.
Nhưng Phật giáo đặt vấn đề này một cách khác.
Một là: Vụ nổ Big-bang có thật sự là vụ nổ duy nhất đầu tiên hình thành vũ trụ, hay chỉ là điểm bắt đầu của một chu kỳ cá biệt trong vô số chu kỳ, đã tạo ra vô số vũ trụ trong không gian vô tận?
Hai là: Những hiện tượng do Vật lý hiện đại quan sát, đo lường là thật sự tồn tại hay là không phải thật sự tồn tại, hay là như Phật Thích Ca đã từng nói, không phải tồn tại, cũng không phải không tồn tại?
Sau đây là nội dung trao đổi về vấn đề này giữa hai nhà bác học, trong đó có một người là người Mỹ gốc Việt, hiện là giáo sư ở trường Đại học Virginia Hoa Kỳ.
Thuận: Với trình độ kiến thức của chúng ta hiện nay thì thuyết mô tả thỏa đáng nhất khởi nguyên của vũ trụ là thuyết Big-bang. Theo thuyết này, thì vũ trụ đã hình thành cách đây 15 tỷ năm từ một vụ nổ chớp nhoáng, phát khởi từ một vật chất vô cùng nhỏ bé, nóng và đậm đặc vô cùng. Vụ nổ này đồng thời cũng tạo ra không gian và thời gian. Từ đó, giản nỡ ra không ngừng, loãng đi và lạnh đi rất nhiều. Thuyết Big-bang hình thành sau khi năm 1929, nhà Thiên văn học Mỹ Edwin Hubble quan sát thấy hầu hết các tinh vân đều chạy xa tinh vân của chúng ta là giải Ngân Hà. Điều rất lạ, những tinh vân ở càng xa, thì chúng chạy càng nhanh. Thuyết Big-bang có thể nói là đã thay thuyết sáng thế của tôn giáo thần quyền.
Theo nhà Vật lý học Mỹ gốc Nga là George Gamow thì trong 300.000 năm tồn tại đầu tiên của vũ trụ, nhiệt độ và mật độ của nó lớn tới mức chỉ có những hạt cơ bản và ánh sáng là có thể tồn tại, còn những cấu trúc như tinh vân, các vì sao đều chưa có thể hình thành được. Ánh sáng nguyên thủy đó hiện nay vẫn còn, nhưng đã lạnh đi rất nhiều, do trải qua 15 tỷ năm! Các nhà Vật lý học gọi đó là nhiệt xạ dư tàn (rayonnement fossile).
Matthieu: Thuyết Big-bang tuy giải quyết một cách khá thuyết phục sự diễn biến của vũ trụ, nhưng không giải quyết được vấn đề khởi nguyên của Big-bang. Những nguyên nhân gì dẫn tới vụ nổ Big-bang? Theo đạo Phật, thời gian và không gian tuy chỉ là những khái niệm, gắn liền với nhận thức của chúng ta đối với thế giới hiện tượng, thế nhưng những khái niệm đó cũng không phải tự nhiên mà có. Không thể nào lý giải được vì sao từ không chuyển thành có. Vụ nổ Big-bang mà chúng ta nói phải chăng chỉ là điểm bắt đầu của một chu kỳ trong một hệ liên tục chu kỳ không có điểm bắt đầu cũng không có điểm kết thúc.
Thuận: Anh đặt vấn đề trước Big-bang có gì, nhưng trước Big-bang chưa có thời gian.
Matthieu: Dù là chưa có thời gian, nhưng Big-bang không thể không có nguyên nhân của nó.
Thuận: Khoa học không cho phép chúng ta mò ra được điểm khởi đầu của vụ nổ Big-bang. Không. Có bức tường ngăn chúng ta không thể biết được điểm khởi đầu đó. Bức tường đó gọi là bức tường Planck, gọi theo tên của nhà khoa học Đức, người đầu tiên nghiên cứu vấn đề này. Bức tường đó hiện hữu với thời điểm 10-43 giây. Thời điểm này cũng gọi là thời lượng Planck. Sau con số I là 43 con số 0! Vũ trụ lúc bấy giờ nhỏ bằng 10 triệu tỷ tỷ một nguyên tử hydrô. Đường kính của nguyên tử hydrô nhỏ bé này bằng 10-33cm. Đường kính này cũng gọi là chiều dài Planck.
Matthieu: Cái chiều dài cá biệt đó có một giá trị tuyệt đối hay không? Tôi có cảm giác như đó là một bức tường cứng, tồn tại tự nó, mà khoa học không thể vượt qua.
Thuận: Thời lượng Planck cũng như chiều dài Planck không phải là những giá trị tồn tại tự chúng và tuyệt đối. Bức tường Planck thật ra chỉ là do sự ngu dốt và nhận thức còn hạn chế của chúng ta mà thôi. Hiện nay, chúng ta còn chưa biết kết hợp như thế nào hai lý thuyết lớn của Vật lý là thuyết cơ học lượng tử và thuyết tương đối. Thuyết cơ học lượng tử mô tả thế giới cực vi mô (l’infiniment petit), mô tả vận động của các nguyên tử và ánh sáng. Còn thuyết tương đối thì mô tả thế giới cực vĩ mô (l’infiniment grand), giúp chúng ta hiểu vũ trụ và các kết cấu tầm cỡ vũ trụ khi các lực hạt nhân và lực điện từ trường (force électromagnétique) không tác động mạnh và chi phối. Thế nhưng vào thời lượng Planck tức là 10-43 giây, sau vụ nổ Big-bang, chúng ta thật không biết được vật chất và ánh sáng vận động như thế nào.
Matthieu: Sao lại có thể có một sự khác biệt chủ yếu về tính chất cơ bản của thế giới cực vi mô (l’infiniment petit) và thế giới cực vĩ mô (l’infiniment grand) vì thế giới vĩ mô chỉ là do thế giới vi mô giản nỡ mà có.
Thuận: Đúng như vậy. Bức tường Planck không phải là giới hạn tuyệt đối của nhận thức của chúng ta. Nó chỉ đánh dấu sự bất lực của chúng ta không thể kết hợp được cơ học lượng tử với thuyết tương đối. Ở đàng sau bức tường Planck là một thực tại mà các nhà Vật lý hiện đại còn chưa biết được. Một vài học giả cho rằng, ở đàng sau bức tường Planck, cặp không gian-thời gian bị giải thể, bị tan vỡ. Thời gian không còn tồn tại nữa. Các khái niệm quá khứ, hiện tại và tương lai mất hết ý nghĩa, bị tách khỏi thời gian, không gian không còn là cái gì hết. Tất cả đều là tạm bợ và tạm thời.
Có một số học giả cho rằng, các hạt vật chất cơ bản hình thành do sự ba động của những “siêu giây” (supercordes) mà chiều dài chỉ bằng chiều dài Planck. Không thể có một vật nào có thể nhỏ hơn những siêu giây đó. Thuyết siêu giây hứa hẹn có thể kết hợp được thuyết tương đối với thuyết cơ học lượng tử. Nhưng thuyết siêu giây còn chưa được chứng minh bằng thực nghiệm. Có thể ở đàng sau bức tường Planck, là một thời gian vô tận.
Matthieu: Nói thời gian vô tận, có nghĩa là không có điểm bắt đầu chăng?
Thuận: Mọi giả thuyết đều có thể. Ở đàng sau bức tường Planck thì các luật vật lý của chúng ta không còn có giá trị nữa, không còn tác động nữa. Ngành vật lý của chúng ta chỉ tồn tại vào lúc 10-43 giây sau Big-bang. Các nhà Vật lý nói là vũ trụ sanh ra từ hư không, nhưng đó là hư không lượng tử, tràn đầy và sôi nổi năng lượng, mặc dù lúc bấy giờ, chưa có vật chất trong hư không lượng tử đó. Năng lượng của hư không nguyên thủy lôi kéo vũ trụ trong một sự bành trướng có thể nói là điên cuồng, bởi lẽ, trong một thời lượng cực nhỏ giữa 10-35 giây và10-32 giây , sau vụ nổ Big-bang, vũ trụ từ một thể tích nhỏ bằng 10 triệu tỷ tỷ lần một nguyên tử hydrô, giản nỡ thành có kích thước một quả cam. Trong thời gian đó, vũ trụ loãng ra và lạnh đi rất nhiều, do đó kết cấu của nó cũng trở nên phức tạp hơn. Lịch sử vũ trụ là một lịch sử diễn biến lâu dài đến sự phức tạp hóa. Vì lúc ban đầu, vũ trụ nóng và khô đặc tới mức không một cấu trúc nào có thể hình thành được. Chính nhờ vũ trụ lạnh đi mà các cấu trúc như các hạt cơ bản, hạt quarks, điện tử, nguyên tử có thể hình thành. Năng lượng của hư không tạo ra vật chất, theo công thức nổi tiếng của Einstein là E = mc2 , có thể là công thức nổi tiếng nhất trong lịch sử khoa học. Một khối năng lượng có thể chuyển thành một hạt vật chất mà khối lượng m bằng khối lượng E chia cho bình phương của tốc độ ánh sáng c.
Như vậy, những hạt cơ bản, như các hạt quarks và điện tử xuất hiện từ hư không theo công thức của Einstein, rồi kết hợp với nhau tạo thành nguyên tử, phân tử và cuối cùng là tạo ra những vì sao. Rồi hằng trăm tỷ vì sao kết hợp lại thành những tinh vân, và hàng tỷ tinh vân tập hợp lại thành cả một biển, hay nói đúng hơn là những biển tinh vân khổng lồ. Cái gọi là thế giới vi mô cực nhỏ đã đẻ ra thế giới vĩ mô cực lớn như vậy.
Tối thiểu là trong một những tỷ tỷ tinh vân đó, tức là giải Ngân Hà, gần một vì sao gọi là Mặt trời, có một hành tinh gọi là Trái đất, trên đó, có những phân tử tập hợp lại thành những chuỗi ADN, dẫn tới sự sống, tâm thức, và những con người có khả năng tìm hiểu thế giới bao quanh họ, tìm hiểu vũ trụ đã sinh ra họ. Tóm tắt, đó là lịch sử hình thành vũ trụ, theo quan điểm của các nhà Vật lý học hiện đại. Tôi muốn hỏi, đạo Phật có quan niệm về vũ trụ hay không?
Matthieu: Theo đạo Phật, các hiện tượng không phải “sinh” ra từ không thành có. Chúng không tồn tại tự chúng một cách tuyệt đối. Chúng tồn tại theo chân lý quy ước và tương đối của chúng ta, như là chúng ta nhận thức chúng, và gán cho chúng một quy chế tồn tại khách quan. Đối với đạo Phật, nhận thức đó là sai lầm. Nếu phân tích đến cùng, các hiện tượng đều không tồn tại đích thực, tuyệt đối, nghĩa là tự bản thân chúng, không lệ thuộc vào những cái khác. Đặt vấn đề sáng thế là đặt vấn đề sai. Không thể có một sự sáng thế nào từ hư không, không thể có sự sáng tạo ra một vũ trụ tồn tại đích thực tự nó. Sáng thế chỉ thành vấn đề khi chúng ta xem hiện tượng là sự tồn tại đích thực. Còn đối với đạo Phật, hiện tượng tồn tại như một giấc mơ, một ảo ảnh, tuy hiển hiện ra rất rõ, nhưng không khác gì bóng trong gương, tuy rõ nét đấy, nhưng không tồn tại đích thực, không phải tồn tại tự bản thân chúng. Triết gia vĩ đại người Ấn Độ là Long Thọ (Nagarjuna) nói rằng “bản chất của các hiện tượng là sự lệ thuộc giữa chúng với nhau, không có một hiện tượng nào tồn tại cá biệt cả...” Các hiện tượng diễn biến, không phải do một Thần linh nào an bài, cũng không phải ngẫu nhiên mà là theo luật nhân quả, trong một sự lệ thuộc lẫn nhau toàn bộ.
Vấn đề khởi nguyên vũ trụ dựa vào niềm tin rằng các hiện tượng là có thật, cũng như thời gian và không gian là có thật. Còn theo quan điểm của chân lý tuyệt đối, thì không có sáng thế, không có sự tồn tại kéo dài, cũng không có sự đoạn diệt hẳn. Thế giới hiện tượng có tính chất ảo ảnh là vì như vậy. Vì bản chất của hiện tượng là không rỗng, cho nên nó có thể biểu hiện thành những hình dáng khác biệt vô cùng tận. Đạo Phật khi nói cảnh giới luân hồi (samsara) không có điểm bắt đầu, vì rằng mỗi trạng thái đều do một trạng thái trước đó tạo ra. Không thể có chuyện có sinh ra từ không. Tôi muốn hỏi anh, thuyết Big-bang có phải là thuyết sáng thế hay không, hay chỉ thể hiện một tiềm năng vốn có. Nó là một điểm bắt đầu thật sự, hay chỉ là một giai đoạn trong sự diễn biến của vũ trụ?
Thuận: Tôi đã nói là ngành Vật lý hiện đại, không biết gì hết ở đàng sau bức tường Planck. Trước Big-bang có thể là thời gian vô tận, cũng có thể không có thời gian. Hay là trong trường hợp một vũ trụ chu kỳ thì Big-bang chỉ là khởi nguyên của một chu kỳ mới, trong vô số chu kỳ mà thôi. Trong cả hai trường hợp này, vấn đề sáng thế từ số không, từ một thời điểm 0 (không), không đặt ra nữa. Thế nhưng, điều này cũng chỉ là tư biện, chứ không dựa vào một quan sát hay một thực nghiệm nào cả.
Matthieu: chúng ta có thể quan niệm Big-bang như là sự xuất hiện của thế giới hiện tượng, từ một tiềm năng vô tận, nhưng chưa biểu hiện. Tiềm năng đó cũng tương tự như hư không của nhà Vật lý, như năng lượng của hư không (l’energie du vide).
Thuận: Nhưng vấn đề là hư không đó từ đâu mà có. Phải chăng lúc ban đầu là hư không thuần túy, rồi có một đứt quãng, và xuất hiện một hư không tràn đầy năng lượng, đồng thời cũng xuất hiện thời gian và không gian?
Matthieu: Ngay sự đứt quãng đó cũng có nguyên nhân của nó. Vụ nổ Big-bang hay bất cứ một khởi nguyên nào khác của vũ trụ cũng không thể xảy ra mà không có nguyên nhân. Điều này không có nghĩa là thế giới hiện tượng phải có một khởi nguyên đầu tiên và duy nhất, nhưng nó không thể xuất hiện từ hư không được. Phật giáo cho rằng, các hiện tượng, kể cả thời gian không thể có khởi nguyên đích thực, cũng không thể đoạn diệt hẳn, như là những sự vật cá biệt đích thực, bởi lẽ chúng không phải là tồn tại tự chúng. Các khái niệm điểm bắt đầu và điểm đoạn tận của vũ trụ đều thuộc về lĩnh vực chân lý tương đối. Đứng trên quan điểm chân lý tuyệt đối , thì những khái niệm trên không có nghĩa gì hết. Tất cả các tôn giáo và các triết thuyết đều vấp phải vấn đề sáng thế. Khoa học gạt bỏ vấn đề sáng thế bằng cách phủ định một Thần linh tạo thế, còn đạo Phật thì gạt bỏ luôn khái niệm điểm bắt đầu...
Khái niệm về bản chất của những hiện tượng lệ thuộc lẫn nhau, tuy hiển hiện có hình dáng, màu sắc nhưng lại không tồn tại đích thực tự chúng là một khái niệm mà lương tri con người bình thường không quen thuộc hay là chưa quen thuộc. Vì vậy mà Phật Thích Ca từng dạy “Ta không nói thế giới tồn tại, ta cũng không nói thế giới không tồn tại...” Trí thức hạn chế của con người không cho phép nắm bắt được bản chất của thực tại qua các khái niệm. Chỉ có một nhận thức trực tiếp, vượt lên tư duy khái niệm mới nắm bắt được bản chất của thế giới hiện tượng theo một phương thức phi nhị nguyên, không phân biệt chủ thể và khách thể.
Thuận: Tôi đã mô tả nhận thức khoa học về lịch sử của vũ trụ. Anh có thể giới thiệu cho nghe nhận thức của đức Phật về lịch sử của vũ trụ hay không?
Matthieu: Khi đức Phật Thích Ca đản sanh tại Ấn Độ, thì Ấn Độ giáo, vốn là tôn giáo truyền thống của người Ấn Độ, đã có một nhận thức huyền thoại và biểu trưng về vũ trụ rồi. Khi Phật thành đạo, vào năm 528 trước CN, thì đức Phật với tâm sáng suốt của thiền định, thấy rõ đặc trưng của thế giới là sự lệ thuộc lẫn nhau của các hiện tượng, và các hiện tượng không phải tồn tại đích thực tự chúng. Tâm thức con người cũng bao gồm trong những hiện tượng đó. Nghĩa là tâm thức con người cũng không phải tồn tại như một thực tại cá biệt. Đối với đạo Phật, khái niệm hình thành vũ trụ thuộc lĩnh vực chân lý tương đối, thuộc lĩnh vực thế giới hiện tượng. Trên quan điểm chân lý tương đối, sách Phật cũng nói tới những “hạt không gian” (particules d’espace), không phải như những vật thể mà như những tiềm năng biểu hiện (potentiel de manifestation). Sách Phật cũng nói tới cái gọi là “hư không đầy” (vide plein), dưới dạng của 5 khí (chữ Sanskrit là pranas, chữ Anh có thể dịch là energy, có sách Pháp dịch là souffles). Những khí đầy này biểu hiện thành ánh sáng 5 màu, cụ thể hóa dần dần thành năm yếu tố, sách Hán gọi là năm đại: không khí, nước, đất, lửa và hư không. Do tác động của năng lượng nguyên thủy (energie initiale), 5 đại này kết hợp lại, tạo thành các thiên thể, các lục địa, núi sông v.v... Đó là những nét cơ bản của lịch sử hình thành của một vũ trụ, trong số lượng vô tận của những vũ trụ khác đang tồn tại. Đạo Phật không nói tới sự sáng thế nguyên thủy, vì không thể có một nguyên nhân duy nhất hình thành vũ trụ.
Đối với đạo Phật, vũ trụ không phải tồn tại biệt lập với tâm thức. Tâm thức và vũ trụ luôn tồn tại song hành với nhau, tác động lẫn nhau, do đó mà chúng ta có một nhận thức về vũ trụ như hiện nay. Sách Phật mô tả một vũ trụ chu kỳ (univers cyclique) nhưng không phải chu kỳ kiểu vòng tròn và lắp lại theo kiểu vũ trụ của các nhà triết học phái Khắc Kỷ (Stoiciens). Một chu kỳ cá biệt gồm có bốn giai đoạn mà sách Phật gọi là thành, trụ, hoại, không. Không ở đây không phải là không có gì hết, không ở đây là giai đoạn quá độ từ một vũ trụ này sang một vũ trụ khác. Sự liên tục được đảm bảo bởi những hạt không gian (particules d’espace) đã nói trên đây. Các chu kỳ vũ trụ nối đuôi nhau, không có điểm bắt đầu cũng không có điểm kết thúc. Khi một chu kỳ vũ trụ chấm dứt, thường xảy ra thiên tai lớn. Sách Phật nói tới sự xuất hiện nối đuôi nhau của bảy Mặt trời thiêu cháy vũ trụ. Sau đó, vũ trụ tan vào hư không, từ đó một chu kỳ khác lại bắt đầu.
Thuận: Khái niệm vũ trụ chu kỳ cũng có trong Thiên văn học hiện đại. Nhưng các chu kỳ nối tiếp nhau mà không phải giống nhau. Nếu vũ trụ tích lũy ngày càng nhiều năng lượng, thì kết quả là chu kỳ mới kéo dài hơn chu kỳ cũ, và quy mô tối đa của vũ trụ ngày càng lớn. Điều này cũng giống như khái niệm chu kỳ không lắp lại mà anh nói (univers cyclique non repetitif).
Khi quan sát các vụ nổ của các vì sao ở những tinh vân xa (supernovas), chúng ta thấy vũ trụ ngày càng bành trướng rộng ra, thay vì thu hẹp lại. Sự bành trướng đó có giới hạn hay không, chúng ta không biết! Nhưng phải có một sức mạnh tồn tại, chống lại lực hấp dẫn (force antigravité), khiến cho vũ trụ bành trướng mãi không ngừng. Trừ phi có một Big-bang mới xảy ra, theo một kiểu khác. Tuy nhiên, kết luận này cũng đang được bàn cãi, do đặc điểm của những vụ sao nổ (supernovae) ở các tinh vân xa hiện nay vẫn chưa được biết rõ.
Matthieu: Điều tôi muốn lưu ý là thuyết vũ trụ diễn biến qua các chu kỳ, không có điểm bắt đầu cũng không có điểm kết thúc, không phải chỉ bao gồm riêng vật chất mà còn bao gồm cả tâm thức nữa. Tâm thức tồn tại cũng không có điểm bắt đầu. Sự kiện vật chất cũng như tâm thức tồn tại không có điểm bắt đầu thuộc loại vấn đề mà Phật giáo xếp là siêu nghiệm, mà đức Phật từ chối không trả lời cụ thể. Siêu nghiệm với nghĩa là tư duy khái niệm không thể nắm bắt được. Con người, vì sống trong thế giới hiện tượng, chịu sự chi phối của luật nhân quả, cho nên bất lực, không thể nhận thức được nguyên nhân của sự tồn tại của chính mình. Con người phải thoát ra khỏi vòng luân hồi, thì mới biết được điểm khởi nguyên của luân hồi. Đó là cảnh giới nhận thức trực tiếp của các bậc Thánh trong đạo Phật, đã vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi.
Thuận: Điều anh nói giống một cách kỳ lạ với định đề bất toàn của Godel (theorème d’incomplétude de Godel), theo định đề này thì khi còn ở trong một hệ thống, thì không thể chứng minh hệ thống đó là nhất quán. Muốn chứng minh, phải thoát ra khỏi hệ thống đó.


Lời bàn của người giới thiệu:
Như vậy là mọi quan sát khoa học Vật lý hiện đại đều phải dừng ở cái gọi là bức tường Planck, và ở bên kia, bức tường đó, khoa học Vật lý hiện đại với những công cụ đo lường và tính toán hiện đại nhất cũng đành bó tay, các quy luật Vật lý hiện hành trong thế giới hiện tượng chúng ta không còn hoạt động, không còn giá trị nữa. Thời gian dừng lại, không gian tách khỏi thời gian cũng không còn nghĩa gì nữa hết!
Đối với bản chất của vật chất, khoa học hiện đại tỏ ra bất lực không giải đáp được, do bức tường Planck. Thí dụ, quá thời lượng 10-43 giây, hay là dưới chiều dài 10-33 cm, khoa học Vật lý bó tay không thể đo đạc, quan sát gì nữa hết.
Đối với vật chất, con người đã bất khả tri, thì đối với tâm thức là đối tượng phức tạp và tế nhị hơn nhiều, khoa học lại càng bất lực sao?
Đối với vấn đề này, quan điểm của Phật giáo như thế nào? Trong Kinh “Phật thuyết như vậy” (Tiểu Bộ Kinh, thuộc Kinh Tạng Pàli) có một ảnh dụ rất có ý nghĩa:
“Có một ông vua, một hôm cho tập hợp tất cả người mù trong thành lại, bảo họ sờ con voi và phát biểu về con voi như thế nào? Người mù sờ đuôi voi nói con voi giống như cái chổi. Người sờ lưng voi nói con voi giống như tấm phản. Người sờ chân voi nói con voi giống như cột nhà v.v.
Luân lý của câu chuyện này là: Đã là mù thì không thể sờ soạng mà thấy và biết con voi đích thực là như thế nào, chỉ có một cách duy nhất là siêu việt thân phận người mù, không còn là người mù nữa, trở thành người mắt sáng như mọi người bình thường khác.
Các nhà khoa học Vật lý hiện đại cũng vậy, muốn hiểu vật chất đích thực là gì, thì chỉ có cách duy nhất là siêu việt lên thân phận người, thoát khỏi mọi hạn chế của thân phận người, bởi lẽ có phát minh ra thêm những công cụ quan sát tối tân mấy đi chăng nữa thì cũng chỉ có thể đẩy lùi đôi chút bức tường Planck, chứ không thể đạp đổ bức tường đó.
Đo được thời lượng 10-43 giây tức là 10 trên 1 và 43 con số 0. Hay là đo được chiều dài bằng 10-33 cm , tức là 1- trên 1 và 33 con số không nữa! Dù có thêm vài con số 0 nữa sau 43 hay 33 con số 0 thì cũng vậy thôi.
Tất cả vấn đề là siêu việt lên chuẩn mức người (the muman reference point) là chuyện không thể làm được. Nói như nhà Vật lý học Mỹ Bridgman:
“Cuối cùng, tôi tiến tới một nhận thức mà đứng về quan điểm lâu dài mà nói, một nhận thức rút ra được từ những thực nghiệm Vật lý gần đây của chúng tôi, một nhận thức cách mạng hơn những nhận thức đem lại bởi các phát kiến của Galileo và Newton, hay là Darwin... Đó là nhận thức cho rằng, không thể nào siêu việt lên trên chuẩn mức con người (MC gạch dưới). Nhận thức này đến từ sự nhận thấy rằng cấu trúc của tự nhiên có thể đến mức quá trình tư duy chúng ta không còn tương ứng với nó nữa, khiến chúng ta thậm chí không thể tư duy về nó nữa... Hiện nay chúng ta đang tiến tới một giới hạn, khiến chúng ta mãi mãi bị chặn đứng lại và chỉ có thể đẩy tới sự tìm tòi của chúng ta không phải bằng sự xây dựng thế giới mà là bằng sự xây dựng bản thân chúng ta. Hiện nay đang có một sự tất yếu gay gắt cải tạo lại bản thân chúng ta. Chúng ta phải hiểu chúng ta, hiểu con người ở đằng sau tất cả mọi hoạt động của nó, khoa học, đạo đức, tâm linh.”
(Modern Science And Modern Man–Khoa học hiện đại và con người hiện đại. Trang 50-51, NXB Trường Đại học Columbia)
Đoạn trên có lời văn khúc mắc, nhưng tư tưởng của tác giả rất rõ. Các nhà Vật lý học hiện đại, trong công cuộc tìm tòi của họ về bản chất của vật chất và cấu trúc của tự nhiên đang vấp phải cái mà giáo sư Thuận gọi là bức tường Planck. Thế nhưng tác giả đoạn văn trên không gọi là bức tường Planck, mà gọi là điểm chuẩn mức của con người (the muman reference point), mà nhà vật lý hiện đại không thể vượt qua. Muốn vượt qua thì như Bridgman nói phải cải tạo lại con người, hay là nói như Phật giáo, phải thay con mắt thịt bằng con mắt tệ (tuệ nhãn), con mắt pháp (pháp nhãn), con mắt Phật (Phật nhãn).
Nhưng để có con mắt tuệ, hay là nói như trong Tâm Kinh (Bát Nhã Ba-la-mật-đa Tâm Kinh), để có thể hành thâm trí tuệ Bát Nhã Ba-la-mật, nếu chỉ đọc sách, làm việc trong phòng thí nghiệm vật lý tối tân, rồi tính toán suy nghĩ, thì tối đa cũng chỉ đẩy lùi đôi chút bức tường Planck, còn mắt thịt vẫn chỉ là mắt thịt. Cũng như trong truyện ảnh dụ về người mù sờ voi, dù có dùng máy để sờ voi, thì cũng chỉ là mù sờ voi mà thôi. Trí tuệ Bát Nhã chỉ có thể qua tu đức (giới) và tu định mới có được. Tôi không nghĩ rằng tất cả các nhà Vật lý học hiện đại đều phải làm như tiến sĩ sinh học Matthieu Ricard là bỏ phòng thí nghiệm, khoát áo nâu sồng của Lạt Ma Tây Tạng... Không, tôi không nghĩ như vậy. Bởi lẽ, không phải xuất gia, mà tại gia cũng tu đức và tu định được. Không cần phải đến núi Hi mã lập sơn như Matthieu, mà ở giữa đời, như vua Trần Nhân Tông dạy, cũng có thể tu đạo và vui với đạo được.
Theo tôi, nhà Vật lý học hiện đại cần thứ nhất, có nhận thức giống như giáo sư Thuận, là có bức tường Planck mà nhà Vật lý không vượt qua được. Đó là bức tường của nhận thức hạn chế, gắn liền với thân phận con người, hay là nói như sách Phật, bức tường của vô minh. Hai nữa, là phải có nhận thức cách mạng như nhà Vật lý học Bridgman. Nhà Vật lý học phải tự cải tạo lại bản thân con người của mình, nếu muốn vượt qua bức tường Planck.
Phật giáo chính là tôn giáo đặc biệt, giúp con người, ngay trong khi đang làm người, vẫn có thể nhờ tu tập theo lời của Phật Thích Ca mà siêu việt được thân phận người, trở thành bậc Thánh ngay trong cõi thế này. Đó chính là chân giá trị của đạo Phật đối với loài người, giúp cho loài người siêu việt thân phận người.
Hậu bút: Mong sao việc tôi giới thiệu cuốn “Vô Biên Trong Lòng Bàn Tay” của giáo sư Vật lý-thiên văn Trịnh Xuân Thuận, và tiến sĩ sinh học Matthieu Ricard không những giúp cập nhật hóa kiến thức của chúng ta về Vật lý học hiện đại, mà điều quan trọng hơn, là khích lệ tất cả Phật tử Việt Nam, các nhà Phật học Việt Nam nổ lực hơn nữa, quyết tâm hơn nữa trên con đường tu tập, để tự mình thăng hoa, siêu việt lên trên thân phận con người.[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHỮNG ĐIỂM GẶP GỠ GIỮA KHOA HỌC VÀ ĐẠO PHẬT

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 4 14/11/07 21:44

[center]VỀ CUỘC ĐÀM THOẠI GIỮA HAI NHÀ
BÁC HỌC CỦA THẾ GIỚI CÓ LIÊN QUAN TỚI PHẬT GIÁO
[/center]


[center]Minh Chi
(Học Viện Phật Giáo Việt Nam)[/center]


[justify]“Khoa học không đem lại sự minh triết (sagesse). Nó chứng tỏ có thể tác động đến thế giới, nhưng không thể kiểm soát được thế giới...
Đối diện với cái đó, chỉ có những đức tính nhân bản mới có thể hướng dẫn chúng ta sử dụng thế giới. Nhưng những đức tính đó chỉ có thể nảy sinh từ môn “Khoa học tâm linh”, phương pháp tiếp cận tâm linh không phải là chuyện xa xỉ mà là một chuyện tất yếu”
Trên đây là lời phát biểu của Matthieu Ricard, một nhà bác học về ngành sinh vật học, trong cuốn sách “Vô biên trong lòng bàn tay” (L’infini dans la paume de la main). Nội dung cuốn sách là cuộc đàm thoại giữa Ricard và Trịnh Xuân Thuận, người Việt Nam, giáo sư Vật lý thiên văn tại trường Đại học Mỹ Virginia (trg 9).
Đạo Phật là khoa học của sự giác ngộ.
Thiền sư Tây Tạng Milarepa nói: “Đừng có nuôi hy vọng một sự giác ngộ nhanh chóng, hãy suy tư đến hơi thở cuối cùng”.
Trịnh Xuân Thuận, nhà bác học Vật lý thiên văn, là điểm gặp gỡ của ba nền văn hóa, Việt Nam , Pháp và Mỹ. Sinh năm 1948, tức là 6 năm trước Điện Biên Phủ, ông theo học trong các trường học Pháp tại Sài Gòn. Năm 1966, ông sang Pháp học ngành vật lý. Sau đó, ông qua Mỹ, đến làm việc tại Viện công nghệ học California, ở đây có chiếc viễn vọng kính đường bán kính 5 mét, là viễn vọng kính lớn nhất thế giới năm 1967. Hiện nay ông là một trong những nhà Vật lý thiên văn học nổi tiếng nhất ở Mỹ, đồng thời là giáo sư tại trường Đại học Virginia.
Còn nhà Sinh vật học Matthieu Ricard, từng công tác lâu năm tại Viện Pasteur Paris, khoa nghiên cứu gen tế bào, mà người trưởng khoa chính là Fracois Jacob, giải thưởng Nobel Y học. Năm 1967, ông đi Ấn Độ, gặp gỡ các Thiền định Tây Tạng, trở thành đệ tử của Khyenze Rinpoche. Năm 1972, sau khi nhận học vị tiến sĩ, ông trở lại Ấn Độ, Bhoutan, Nepal. Và hiện nay ông tu hành tại tu viện Shechèn gần Katmandu (Napal).

Giới thiệu nội dung cuộc đàm thoại này giữa hai nhà bác học lớn, trong đó có một người là Việt Nam, thật là một điều hứng thú đối với các nhà Phật học Việt Nam, bởi lẽ, qua nội dung cuộc đối thoại, có thể cập nhật hóa kiến thức của chúng ta đối với những vấn đề bức xúc nhất trong lĩnh vực tâm linh của thời đại và trong mỗi con người.
Tôi sẽ giới thiệu cuộc đàm thoại không phải theo trình tự của cuốn sách gồm tất cả 19 chương, mà là theo một số chủ đề, theo thiển ý của riêng tôi, là gần gũi nhất với các nhà Phật học Việt Nam.
Bài 1: Với chủ đề Vô thường.
(Chủ đề này là nội dung của chương sáu trong
cuốn sách từ trang 145 đến trang 161. )

Trong chương này, hai nhà khoa học Thuận và Ricard bàn về tính vô thường của mọi hiện tượng, trạng thái thô thiển và vi tế của vô thường, và đặt câu hỏi: Có cái gì là thường tại trong cái biển vô thường này hay không? Với tư cách là nhà Vật lý học hiện đại, họ đặt vấn đề có hay không những hạt cơ bản thường tại, vĩnh cửu. Phải chăng trạng thái vô thường vi tế, nhỏ nhiệm là động lực của mọi thay đổi, từ đó có thể kết luận mọi hiện tượng đều là không rỗng (vacuité). Hai nhà khoa học nói tới thiên văn học của sự vô thường, từ Héraclite đến Einstein và kết luận về tính vô thường như là chủ đề của nội quán Phật giáo.
Matthieu: Có hai loại vô thường, một loại thô thiển dễ thấy như các mùa qua lại, núi bị xói mòn, con người già đi...và một loại vô thường vi tế, nhỏ nhiệm diễn ra trong thời lượng nhỏ nhất, tất cả mọi sự vật “hình như” tồn tại đều thay đổi và thừa nhận điều này khiến chúng ta hiểu rằng vũ trụ không phải gồm có những đơn vị thể cứng và riêng biệt mà là những dòng chảy năng lượng, sóng, hạt thường xuyên tác động lẫn nhau. Và như vậy tức là không có một yếu tố nào của thực tại có thể gọi là đơn vị vĩnh cửu cả.
Thuận: Ngay những hạt cơ bản, gọi là quarks, mà trước đây các nhà Vật lý tưởng là có ba hạt thành tố duy nhất của vật chất (tức chất tử–proton, điện tử–électron và trung tử–neutron), nhưng hiện nay đã phát hiện có quá nhiều hạt cơ bản đến nỗi các nhà khoa học phải sửng sốt. Hiện nay, có tới ba loại quarks, và mỗi loại có những thuộc tính trừu tượng mà các nhà Vật lý gọi một cách thi vị là mùi vị (saveur) và màu sắc (couleur). Nhưng nên nhớ, khi nói mùi vị của quarks, thì không nên nghĩ tới mùi vị của phở, khi nói màu sắc của quarks, không nên nghĩ tới màu xanh da trời. Có loại quarks , mỗi loại như vậy có thể có hai mùi vị và ba màu sắc, tổng cộng có tới 18 loại quarks.
Loại vật chất bình thường, chỉ gồm có chất tử và trung tử, của các hạt nhân nguyên tử là loại vật chất tạo thành thân thể chúng ta hay là các hoa ...chỉ gồm có hai mùi vị, mà các nhà Vật lý tạm gọi là mùi vị cao và mùi vị thấp (gọi bằng tiếng Anh, theo ông Thuận là quarks up và quarks down ). Còn các loại quarks khác chỉ xuất hiện trong những lò gia tốc hạt cơ bản năng lượng cao (accelerateurs de particules à haute energie). Các hạt quarks đó không phải là cố định, không thay đổi. Một quark up có thể biến thành một quark down, thậm chí quark có thể thay đổi loại, nếu tích điện của nó thay đổi.
Đúng như vậy, bản thân quark cũng thay đổi, và sự thay đổi đó dẫn tới những thay đổi trong các hạt chất tử và trung tử (proton và neutron) mà quark là yếu tố cấu thành. Thí dụ, khi một quark up biến thành một quark down, thì lập tức hạt proton chất tử biến thành trung tử (neutron) đồng thời nảy sinh ra một positon là phản hạt của điện tử (antiparticule của électron), cùng với một hạt neutrino là một hạt có dung lượng bằng 0, hay không đáng kể, tác động rất ít đến các loại vật chất bình thường. Ngay khi tôi đang nói đây, hàng trăm tỷ những hạt neutrino nảy sinh từ những giai đoạn đầu tiên hình thành vũ trụ, bay xuyên qua thân thể tôi và thân thể các bạn trong từng giây tấc.
Matthieu: Như vậy ngay bản thân các hạt quarks cũng không phải là vĩnh cửu, không phải là không biến đổi, và như thế là khái niệm những “Hạt cơ bản tối hậu” xem như không còn ý nghĩa!
Tuy nhiên cũng có một số nhà Vật lý cho rằng, một số hạt cơ bản, nếu để chúng yên một mình, không để cho các hạt khác bắn vào, thì các hạt điện tử, hạt photon (quang tử), và hạt neutrino (vi trung tử) có thể tồn tại vĩnh cửu, nhưng đây là một giả thiết không thể có trong thực tế.
Thuận: Trên lý thuyết, hạt proton (chất tử) có thể sống 100 tỷ tỷ lần đời sống của vũ trụ. Tuy nhiên, nếu tập trung một khối lượng proton 10-33 hay là như các nhà Vật lý Mỹ và Nhật Bản đã làm, tập trung 5000 tấn nước trong một cái thùng lớn (nước là một nguồn proton rất lớn), để quan sát sự giải thể của các hạt proton. Tuy vậy, đó cũng là trên lý thuyết, chứ cho tới nay, không người nào chứng kiến được một hạt proton chết như thế nào. Nhưng đó là nói về hạt proton, còn hạt neutron (trung tử), một hạt khác cấu thành hạt nhân của nguyên tử, thì nếu để cho nó tồn tại tự do, thì chỉ trong vòng 15 phút, nó sẽ tự phát biến thành một hạt proton (chất tử), bằng cách phát ra một hạt điện tử (électron) và một hạt phản vi trung tử (anti-neutrino). May mà hạt neutron (trung tử) không tồn tại ở tình trạng tự do, mà chỉ tồn tại trong khuôn khổ của hạt nhân, và như vậy, nó cũng tồn tại hết sức lâu dài. Đó là điều may cho sức khoẻ chúng ta, vì nếu không thì thân thể chúng ta sẽ tan biến trong vòng 15 phút!
Trên đây, là tôi giả thiết là các hạt cơ bản tồn tại ở tình trạng tự do, còn nếu để chúng tác động với các hạt khác thì lập tức chúng thay đổi ngay. Thí dụ, một hạt proton (chất tử) tác động qua lại với một hạt điện tử thì lập tức biến thành một hạt neutro (trung tử) và phát ra một hạt neutrino (vi trung tử).
Matthieu: Như vậy có nghĩa là tất cả mọi hạt cơ bản đều là vô thường, và nhanh hay chậm rồi cũng hủy diệt. Ở đây, chỉ có vấn đề thời gian và cả vấn đề độ sâu của nhận thức nữa. Vật chất mà chúng ta tưởng là ổn định, thật ra thì biến đổi trong từng giây tấc một cách nhỏ nhiệm, vi tế. Mà nếu không có sự biến đổi nhỏ nhiệm, vi tế đó thì sự vật sẽ không có thay đổi, hiện nay cũng như trong tương lai. Nếu một sự vật có thể đứng nguyên trong tình trạng đó. Nguyên nhân của sự hủy diệt của một sự vật, chính là vì nó đã nảy sinh. Tính vô thường nằm ngay trong cốt lõi của quá trình diễn biến nhân quả. Trong toàn bộ vũ trụ, không có bất cứ sự vật nào dù là hạt cơ bản hay bất cứ một đơn vị nào khác có thể ở trong tình trạng vĩnh cửu tuyệt đối. Đó là bản chất của mọi sự vật trong thế giới hiện tượng. Vấn đề là ở chỗ này: Thực tại có phải được cấu tạo bằng những yếu tối bất biến, có thể tự chúng tồn tại hay không? Một sự vật không thể là nguyên nhân của bản thân nó, và đã tùy thuộc vào một tác nhân bên ngoài, thì nó tất yếu là vô thường. Ngay bản thân các hạt quarks là lúc ban đầu các nhà Vật lý tưởng tượng là “những viên gạch cơ bản bất biến của vật chất” cũng là vô thường, chỉ là một cấu trúc tâm thức mà thôi (une construction mentale).
Thuận: Tôi nói rằng các hạt quarks có thể được xem như là những cấu trúc của tâm thức, và có như vậy, người ta mới giải thích được động thái của các hạt cơ bản trong cấu trúc của hạt nhân nguyên tử. Bản thân vật chất hầu như không rỗng. Cái bàn này xuất hiện trước mắt chúng ta như là dầy dặn, vững chắc, nhưng trên thực tế, cái bàn chủ yếu là không rỗng. Mà không phải là cái bàn, cả vũ trụ cũng là vô thường, và thuyết vũ trụ vô thường đã được xác nhận với thuyết big bang. Thuyết vũ trụ tĩnh tại của Newton nay đã thành lạc hậu rồi.
Thuyết big bang cho thấy không những những phần tử cấu thành vũ trụ là vô thường mà toàn bộ vũ trụ cũng là vô thường, toàn bộ vũ trụ cũng diễn biến không ngừng kể cả những hạt cơ bản mà trước đây các nhà vật lý tưởng là những phần tử đơn nhất cấu thành vật chất cũng không phải là đơn nhất, mà lại là những hợp chất của các hạt nhỏ hơn nữa gọi là quarks. Rồi những hạt quarks này cũng có tới 18 loại, và các hạt quarks cũng biến đổi liên tục...
Và khái niệm vô thường “vĩnh cửu” này trở thành khái niệm cơ bản của thiên văn học hiện đại.
Không gian bao quanh chúng ta mà chúng ta lầm tưởng là hoàn toàn không rỗng, trái lại chứa đầy một số lượng không thể tưởng tượng nổi những hạt sanh và diệt với một tốc độ cũng không thể nghĩ bàn. Đời sống của mỗi hạt như vậy, tính theo thời gian vật lý là 10 giây, tức là thời lượng Planck. Ngay trong khi tôi đang nói đây, thì có 1000 tỷ tỷ tỷ điện tử trong một centimét khối không gian. Không nghi ngờ gì nữa, tính vô thường hiện hữu khắp mọi nơi.
Matthieu. Giai đoạn tiếp theo của đạo Phật là kết hợp khái niệm vô thường với lối nhìn của chúng ta đối với sự vật. Đức Phật từng nói: “Cũng như dấu chân voi là dấu chân lớn nhất, tư tưởng vô thường là ý niệm quan trọng nhất mà người Phật tử có thể suy tư.” Tính vô thường của thế giới vỹ mô là hiển nhiên, ai cũng có thể thấy, nhưng tính vô thường vi tế, nhỏ nhiệm còn có những kết quả sâu sắc hơn nữa. Tự nhiên, mọi hiện tượng đều mang ở trong bản thân chúng chất xúc tác khiến chúng phải biến đổi, và không có một đơn vị vĩnh cửu nào có thể tồn tại trong vũ trụ này. Và chính tính “mềm dẻo” (malléabilité) của sự vật và của tâm thức là cơ sở của quá trình chuyển biến dẫn tới sự Giác ngộ.
Kết thúc chủ đề Vô thường “ Chương 6” “ Như một tia chớp trong đám mây mùa hè–Tánh vô thường giữa thực tại.”
(Comme un éclair dans un nuage d’été–L’impermanence au coeur de la realité. Trg 145)
Bình luận của người giới thiệu:
Giáo sư Trịnh Xuận Thuận, trong lời phát biểu của mình, có nói tới không gian bao quanh chúng ta đầy rẫy những hạt mà giáo sư gọi là hạt virtuel–particules virtuelles. Những hạt này theo giáo sư, thì sinh ra rồi diệt ngay với tốc độ nhanh không thể tưởng tượng 10-43 giây ( 10 lũy thừa âm 43 ). Loại hạt này sinh ra rồi diệt ngay với tốc độ nhanh đến nỗi các máy phát hiện tinh vi nhất của vật lý học hiện đại cũng không theo rõi nổi. Có thể vì vậy mà giáo sư Thuận dùng từ virtuel để nói về các loại hạt này, bởi vì chúng sinh ra rồi diệt ngay với tốc độ nhanh đến mức có thể xem chúng như là không có hiệu quả đích thực, tuy vẫn hiện hữu. Đó chính là lẽ vô thường ở cõi vi mô theo giới hạn cuối cùng mà vật lý học hiện đại có thể nắm bắt. Đó là giới hạn mà các nhà vật lý gọi là subatomic, tức là dưới cả bình độ nguyên tử nữa. Từ điển Anh-Hán gọi là thứ nguyên tử với các hạt như proton (chất tử), neutron (trung tử), và các hạt cấu tạo nên proton và neutron tức là các hạt quarks.
Điều này có nghĩa là thuyết vô thường của Phật giáo cuối cùng cũng được các nhà vật lý học hiện đại chấp nhận, ngay trong phạm vi của thế giới vi mô. Tôi nghĩ rằng, đây lại là một bước xê xích lại gần hơn của khoa học hiện đại đối với những chân lý mà các bậc Thánh trong đạo Phật đã từng tiếp cận cách đây hơn 2500 năm. Tất nhiên là tiếp cận không phải bằng những thiết bị vật lý hiện đại như là các máy gia tốc năng lượng cao, mà bằng trực cảm thiền định (yogic intuition). Như thế là giấc mơ của các nhà vật lý học hiện đại muốn tìm ra cho vật chất những hạt cơ bản vĩnh cửu và đơn chất, giấc mơ đó hiện nay đã biến thành mây khói. Vì ngay hạt quarks cấu thành các hạt cơ bản proton hay neutron cũng có đến 18 loại, và biến đổi từ loại quark này sang loại quark kia, theo một quy trình mà vật lý học hiện đại không thể dự đoán được. Đó là thuyết bất định (principe d’incertitude) của nhà vật lý học Đức Werner Heisenberg, theo đó thì tốc độ và vị trí của hạt cơ bản không thể nào đo lường chính xác được, dù cho thiết bị đo lường có chính sác và tinh vi mấy đi nữa. Đó cũng là khái niệm mà vật lý học hiện đại gọi là sự mờ tối lượng tử (flouquantique).
Trong đạo Phật, có thuyết gọi là sát na diệt mà các bộ phái Phật giáo Tiểu cũng như Đại Thừa đều chấp nhận. Thuyết sát na diệt là thuyết cho rằng tất cả mọi sự vật và hiện tượng không phải là vững trãi như chúng ta tưởng tượng sai lầm, mà là sanh diệt qua mỗi sát na, (sát na, tiếng Sanskrit là ksana, biểu trưng cho khoảng thời gian hay thời lượng nhỏ nhất có thể tưởng tượng được), thậm chí có thể nói là sanh ra rồi diệt ngay không xen hở, và mỗi sự vật hay hiện tượng chỉ là một chuỗi những điểm sanh diệt liên tục tạo ra ảo ảnh một cái gì tồn tại vững chắc! Tất nhiên, thời bấy giờ ở Ấn độ, vật lý học không có những thiết bị đo đạc tối tân có thể đo được thời lượng Planck, bằng 10-43 giây! Nhưng đây chỉ là vấn đề từ ngữ. Các bậc Thánh trong đạo Phật thời bấy giờ biết rõ là không có ngôn ngữ thế gian nào có thể truyền đạt được chính xác thuyết sát na diệt mà họ trực cảm nhận thức được qua thiền định hay là bằng tuệ nhãn hay pháp nhãn (con mắt trí tuệ hay con mắt pháp chứ không phải con mắt thịt như con mắt chúng ta.)
Câu nói thể hiện tương đối gây ấn tượng nhất về thuyết sát na diệt có thể là của luận sư Ấn độ, thuộc phái Trung Quán Santiraksita: “Sự vật sát na diệt thể hiện sự hủy diện của bản thân nó.” Viện sỹ Nga Th.Scherbatsky dịch ra tiếng Anh như sau trong cuốn “Buddhist logic”:
“The momentary thing represents its own annihilation” (Buddhist logic)
Thuyết sát na diệt của Phật giáo là hệ quả tất yếu và lô gíc của thuyết vô thường. Đó là một chủ đề rất là hứng thú của nhận thức luận Phật giáo, xứng đáng được bàn tới trong một công trình nghiên cứu riêng.
Trên đây đã giới thiệu khái niệm vô thường của Phật giáo hay đúng hơn là của vật lý học hiện đại trong thế giới vi mô, còn trong thế giới vĩ mô của vật lý thiên văn, thì có thể nói là từ 1965, sau khi thuyết big bang được chấp nhận, thì khái niệm của vũ trụ tĩnh tại của Newton đã sụp đổ hoàn toàn.
Trong không gian vũ trụ bao la vô tận, không có gì đứng yên cả. Mặt trời của chúng ta, xuất hiện cách đây 4 tỷ rưỡi năm, tức mười một tỷ rưỡi năm sau vụ nổ big bang, đã là một ngôi sao thuộc thế hệ thứ ba rồi.
Trái đất lôi kéo tất cả chúng ta bay trong không gian, với tốc độ 30km/giây trong cuộc hành trình hăøng năm xung quanh Mặt Trời. Và bản thân Mặt Trời lại lôi kéo Trái Đất chúng ta trong cuộc hành trình của nó xung quanh giải Ngân Hà, với tốc độ 230km/giây. Và cả giải Ngân Hà (một trong nhiều tinh vân-galaxie) cũng đang rơi xuống tinh vân Andromede với tốc độ 90km/giây. Chưa hết, cả giải Ngân Hà và tinh vân Andromede lại cùng rơi xuống giải tinh vân có tên gọi là Vierge (bà Trinh nữ) với tốc độ 600km/giây...
Những số liệu và tình hình nói trên đều do nhà bác học vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt Trịnh Xuân Thuận cung cấp trong cuốn sách “Vô biên trong lòng bàn tay” (L’infini dans la paume de la main) trg 160. Giáo sư Thuận kết luận: “Bầu trời tĩnh tại, bất biến của Aristốt đã chết hẳn rồi. Tất cả chỉ là vô thường, thay đổi, biến hóa” (Le ciel statique et immuable D’Aristote est bien mort. Tout n’est qu’impermance, changement, transformation)
Không còn nghi ngờ gì nữa, thuyết vô thường của đạo Phật ngự trị trong cả thế giới vi mô và vĩ mô của vật lý học thiên văn hiện đại.
Kỳ sau: Chủ đề “Thuyết nghiệp Phật giáo qua nội dung đàm luận của hai nhà bác học thế giới. Chương 8, các trang 181-191.

Một số từ vật lý và thiên văn học hiện đại.
(Rút ra trong cuốn “Vô biên trong lòng bàn tay”)
(L’infini dans la paume de la main)

Máy gia tốc (accelérateur)
Thiết bị đặc biệt dùng điện từ trường để gia tốc các hạt cơ bản, có điện tích, nhằm nghiên cứu động thái của những hạt cơ bản này.
Năm ánh sáng (année-lumière)
Chiều dài quãng đường ánh sáng vượt qua với tốc độ 300.000(km/giây), trong một năm, tức khoảng 9.460 tỷ (km).
Phản hạt (anti particule)
Phần tử cấu thành vật chất mà các thuộc tính thì giống hạt, nhưng với dấu hiệu điện tích ngược lại.
Big Bang
Thuyết Thiên văn học cho rằng vũ trụ nguyên thủy vốn rất nóng và đậm đặc, được hình thành bằng một vụ nổ lớn, xảy ra cách đây khoảng 15 tỷ năm.
Điện tử (electron)
Hạt cơ bản tương đối cố định, có khối lượng (masse) nhỏ nhất. Nó có điện tích âm, và cùng với các hạt protons (chất tử) và neutrons (trung tử) đều là thành phần cấu thành nguyên tử.
Lực điện từ (force électromagnétique)
Lực tập hợp nguyên tử và phân tử lại với nhau, và khiến cho các hạt khác nhau về dấu điện tích hấp dẫn nhau và các hạt cùng một dấu điện tích đẩy lui nhau ra.
Tinh vân (Galaxie)
Một tập hợp gồm trung bình 100tỷ vì sao, tập hợp lại nhau do lực hấp dẫn vũ trụ. Tinh vân là đơn vị cơ bản của những cấu trúc lớn của vũ trụ.
Cơ học lượng tử (mécanique quantique)
Ngành vật lý mô tả cấu trúc và động thái của các nguyên tử, và sự tác động qua lại giữa các nguyên tử với ánh sáng.
QuarkHạt được giả thiết là cơ bản nhất, có điện tích có thể mang dấu âm hay dương, và bằng khoảng 1/3 hay 2/3 điện tích của điện tử.
Chất tử (proton)
Hạt có điện tích dương, cấu thành bằng ba quarks. Chất tử cùng với trung tử tạo ra hạt nhân nguyên tử.
Hạt ánh sáng, tức quang tử ( photon)
Hạt tạo ra ánh sáng, không có khối lượng và điện tích. Nó di chuyển với tốc độ 300.000(km/giây).
Hạt nhân nguyên tử (noyau atomique)
Bộ phận có khối lượng lớn nhất trong nguyên tử, được cấu thành bằng các hạt chất tử (protons) và trung tử (neutrons). Xung quanh hạt nhân, bay lượng các điện tử. Hạt nhân nhỏ hơn nguyên tử đến 100.000 lần, như vậy có thể nói vật chất là không rỗng.
Thời lượng Planck (le temps de Planck)Khoảng thời gian ngắn nhất mà vật lý học đo được, bằng 10-43 giây.
Thuyết bất định vật lý (principe d’incertitude)
Thuyết của nhà vật lý học người Đức Werner Heisenberg, theo đó, thì không thể nào đo đạc biết được chính xác tốc độ và vị trí các hạt cơ bản, dù cho thiết bị đo đạc có tinh vi mấy đi nữa.[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHỮNG ĐIỂM GẶP GỠ GIỮA KHOA HỌC VÀ ĐẠO PHẬT

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 4 14/11/07 21:51

[center]THỰC TẠI CỦA RIÊNG MỖI NGƯỜI[/center]
[center]Minh Chi dịch và giới thiệu[/center]

[justify]Con người, dù là nhà bác học tầm cỡ Einstein, dù có nhìn vũ trụ với những viễn vọng kính với kích thước lớn nhất, dù bản thân ông có bộ óc thông minh siêu nhân, cũng không thể siêu việt thân phận người của mình, vì vậy mà Einstein, trong di chúc của ông, đã nói khiêm tốn là ông không thể biết đích thực ánh sáng là gì, trừ phi ông có thể bay được với tốc độ ánh sáng tức 300.000km/giây.
Đó là thân phận người, hay là nói theo từ ngữ Phật giáo, đó là nghiệp con người. Muốn siêu việt nghiệp con người, thì nhà khoa học phải cải tạo lại bản thân mình. Các nhà khoa học hiện đại, trong đó có Einstein, gặp gỡ đạo Phật chính là ở chỗ này. Mà đây cũng là điểm trao đổi ý kiến giữa hai nhà bác học: Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý thiên văn, người Mỹ gốc Việt, và Matthieu Ricard, tiến sĩ sinh học người Pháp, hiện nay là tu sĩ tại một thiền viện tại Katmandu (Nepal). Phần này thuộc các trang 164-180 của tác phẩm “Vô biên trong lòng bàn tay”.
Matthieu Ricard (Matthieu): Cái đối tượng tồn tại mà không có thực đó là gì? Các nhà vật lý học cho rằng đối tượng đó là có thực, nhưng đồng thời lại cho rằng, trí thức thông thường không thể nắm bắt được thực tại đó.
Trịnh Xuân Thuận (GS.Thuận): Trên thực tế, môn sinh học thần kinh chứng minh là thực tại xuất hiện chỉ giống nhau đối với cùng một loài sinh vật có hệ thần kinh giống nhau. Những loài sinh vật khác, với hệ thần kinh khác biệt sẽ thấy thực tại đó một cách khác. Các công trình nghiên cứu về các loài cá, loài chim và côn trùng cho thấy những loài vật này thấy hình dáng và màu sắc sự vật khác với con người rất nhiều. Như vậy, thực tại bị biến đổi bởi hệ thần kinh nắm bắt nó.
Loài người có hệ thần kinh tương đối giống nhau cho nên nhìn thấy thế giới hiện tượng cũng tương đối giống nhau.
Matthieu: Nhưng nếu từ đó kết luận rằng, thế giới hiện tượng đó là một thực tại độc lập, có đặc tính của riêng nó; thì đạo Phật không chấp nhận.
Còn bản chất cứu kính của hiện tượng đó là gì, thì đạo Phật cho rằng, hiện tượng không thể tồn tại tự bản thân nó, các hiện tượng đều tồn tại lệ thuộc lẫn nhau (interdependance). Nhưng nó cũng không phải là không tồn tại.
Vấn đề cần xem xét kỹ là những hiện tượng và sự vật đó tồn tại như thế nào? Nhưng ở đây, trí thức con người đã đạt tới giới hạn cuối cùng của nó. Con người không thể qua khái niệm hiểu được một sự vật vừa tồn tại vừa không tồn tại. Chỉ có trí tuệ của bậc Thánh giác ngộ mới nắm bắt trực tiếp được một thực tại như vậy. Vì vậy mà sách Phật nói: “Các pháp không sinh, các pháp không diệt, không phải có, không phải không, không phải một, không phsỉ hai, không phải đi, cũng không đến…” Các pháp đó siêu việt mọi định nghiã bằng khái niệm.
Con người nhận thức sự vật và hiện tượng thông qua tâm thức và cảm quan của nó. Vì tâm thức và cảm quan đó của loài người tương đối giống nhau, cho nên loài người nhận thức sự vật hiện tượng tương đối giống nhau, thế thôi. Không thể từ đó kết luận rằng sự vật và hiện tượng là cố định, và có những thuộc tính cố định. Thế giới của con người khác rất nhiều với thế giới của côn trùng, và thế giới của côn trùng khác với thế giới của loài chim.
GS.Thuận: Đúng như vậy, các nhà sinh học thần kinh (neurobiologistes) sẽ nói cho chúng ta biết rằng, các loài vật khác nhau có nhận thức khác nhau về thế giới. Thí dụ, mắt của chúng cảm ứng với những ánh sáng có màu sắc khác, hay là với những tia sáng mắt người không thấy được. Thí dụ, mắt con chó có thể thấy trong bóng tối vì cảm ứng được với tia hồng ngoại tốt hơn so với người. Con chim bồ câu cảm ứng với những tia tử ngọai mà chúng ta không cảm nhận được. Con dơi không thấy được, nhưng phát ra những siêu âm mà tiếng vang sẽ hướng dẫn nó bay liệng thay vì con mắt. Các nhà sinh học cho rằng, sở dĩ có những khác biệt như vậy là do mỗi loài sinh vật đều phát triển những khả năng nhận thức thích hợp nhất với môi trường sống của mình, có lợi nhất cho sự tồn tại, tái tạo và sinh nở của mình.
Matthieu: Anh nói mỗi loài nhìn thấy một sự vật tương đối giống nhau ở vị trí tương đối giống nhau. Nhưng ngay khái niệm sự vật và vị trí cũng được nhận thức rất khác nhau tùy theo các lòai, và không có nhận thức nào được xem là cứu kính hoàn thiện. Vì vậy mà đạo Phật cho rằng, nhận thức cảm quan không đáng tin cậy. Sách Phật hay lấy ví dụ một cốc nước. Chúng ta thấy nước là có thể uống hay để tắm rửa. Nhưng một người bị chó dại cắn sẽ sợ nước vô cùng. Đối với một nhà vật lý dùng kính hiển vi điện tử thì nước chỉ là một tập hợp những phân tử. Con cá thì xem nước như nhà ở của nó.
GS.Thuận: Nhà duy vật sẽ nói là ở đằng sau những nhận thức khác nhau đó, có một cơ sở chung và cốc nước có một thực tại của riêng nó.
Matthieu: Tôi không phủ nhận là cốc nước là một thực tại có thể quan sát được như chúng ta thấy nó. Điều tôi muốn nói là cốc nước không có một thực tại của riêng nó, mà nó tồn tại phụ thuộc vào những hiện tượng khác, và những hiện tượng khác này cũng tồn tại lệ thuộc vào những hiện tượng khác nữa. Điều này đúng với cả các hạt nguyên tử cũng như với tâm thức. Đối với bậc Thánh giác ngộ, như đức Phật, nước được nhận thức như là sự kết hợp của tánh không rỗng với các hiện tượng bề ngoài (l’union de la vacuité et des apparences). Mọi nhận thức khác nhau về nước đều không đứng vững với một phân tích theo chiều sâu. Nhận thức của chúng ta về nuớc như hiện nay là do những tập khí (tendances habituelles), tích lũy trong nhiều đời do vô minh, do không hiểu biết. Tính ướt là một thuộc tính của nước, như chúng ta thường quan niệm. Nếu thuộc tính ướt là thực sự khách quan, thì mọi sinh vật đều cảm nhận nước là ướt. Nhưng chắc chắn con dơi chỉ thấy nước là một mặt phẳng, nơi sóng siêu âm do nó phát ra tác động và gây ra tiếng vang hướng dẫn cho nó bay liệng đây đó. Ơû những cảnh giới thiền định cao, như ở các cấp thiền Vô sắc giới, người ngồi chỉ thấy khoảng không vô biên hay là tâm thức vô biên, không thấy nước ở đâu cả, chứ đừng nói gì tánh ướt của nước.
Thế giới hiện tượng là thế giới của những hiện tượng hay ảnh tượng, chúng tồn tại nhưng không thực có, tánh của chúng là không rỗng (Matthieu dùng từ tiếng Pháp là vacuité, nhưng từ tiếng Anh tương đương là voidness). Những hiện tượng đó không tồn tại độc lập mà lệ thuộc lẫn nhau, và trước hết là lệ thuộc với tâm thức của lòai sinh vật quan sát chúng.
Phái Trung Quán của Phật giáo cho rằng, thế giới hiện tượng nảy sinh do sự tương tác của các hiện tượng có tâm thức và vô thức. Cả hai loại hiện tượng đó đều không tồn tại tuyệt đối. Nếu một trong hai loại hiện tượng đó, hiện tượng hữu thức và hiện tượng vô thức, không tồn tại thì loại hiện tượng kia cũng không tồn tại được.
GS.Thuận: Như vậy, Phật giáo phủ định không có một thực tại nào tồn tại độc lập. Bohr cũng nói như vậy khi ông nói các sự vật cấp nguyên tử và thứ nguyên tử (objects atomique set subatomiques) đều không có thuộc tính nào của riêng chúng. Chúng kết hợp với các công cụ quan sát thành một tổng thể không thể phân chia. Mục đích của vật lý học thành ra không phải là mô tả thực tại của riêng nó (realité en soi), mà chỉ là mô tả thực nghiệm của con người, thực nghiệm có thể quan sát và đo lường được đối với con người.
Matthieu: Tuy đó là khẳng định của ngành cơ khí lượng tử, nhưng các nhà vật lý học thực tại luận vẫn cố chấp vào một thực tại độc lập, khác biệt với quan điểm của Phật giáo. Mọi hiện tượng trái thường, mà người ta cho là thuộc ngành cơ khí lượng tử thực ra là do chúng ta áp đặt vào ngành này một số khái niệm của triết học phương Tây. Phật giáo có một quan điểm về thế giới trung dung giữa thực tại và cái không rỗng, một quan điểm có thể làm sáng tỏ mối quan hệ giữa chân lý tương đối và chân lý cứu kính, giúp giải quyết và loại bỏ những hiện tượng gọi là trái thường của vật lý học hiện đại.
GS.Thuận: Tôi cho là không phải ngẫu nhiên mà các nhà vật lý học, sáng lập ra ngành cơ khí lượng tử như Bohr và Schorodinger tuyên bố về một sự thống nhất tư duy giữa khoa học phương Tây và tư tưởng triết học phương Đông. Hai ông cho rằng, tư tưởng phương Đông có thể cung cấp một lối thoát cho nhiều hiện tượng trái thường của ngành cơ khí lượng tử, được nghiên cứu theo một mô thức phương Tây. Đối với nhà vật lý học Đức Heisenberg, thì “Cống hiến quan trọng của Nhật Bản vào lý thuyết vật lý học, từ sau trận thế giới chiến tranh vừa rồi, là chỉ cho chúng ta thấy một sự gần gũi nào đó giữa những tư tưởng triết hhọc truyền thống Viễn Đông và bản chất triết học của thuyết lượng tử”. Còn Bohr thì nói: “Song song với những bài học của lý thuyết nguyên tử, chúng ta phải hướng tới những vấn đề nhận thức luận, mà các nhà tư tưởng như đức Phật và Lão tử đã từng đối diện…”
Matthieu: Nhận thức của con cá đối với nước là thực tại nuớc của nó. Bây giờ hãy tưởng tượng hai loại nhận thức: một là của một sinh vật, mà tầm nhìn chỉ bằng kích thước của một quark(*) của chúng ta. Hai là của một sinh vật có một tầm nhìn mà vật nhỏ nhất là một tinh vân. Nhận thức của hai sinh vật đó đối với thế giới chắc là khác nhau một trời một vực. Ở đằng sau hai nhận thức đó, vừa không có hư không (cái không, không có gì hết – lenéant), cũng không có một thực tại chuẩn nào tồn tại khách quan.
GS.Thuận: Tuy vậy, khi tôi quan sát vũ trụ, các tinh vân và các vì sao với viễn vọng kính của tôi, thì tôi thấy và đo lường cùng một thực tại ánh sáng và những thuộc tính của nó, cùng một giá trị tốc độ bay ra xa của các tinh vân, cùng một độ chiếu sáng và một màu sắc của các vì sao, giống như một nhà quan sát vũ trụ nào khác cũng thấy và đo lường như vậy. Các hằng số vật lý không có sự thay đổi trong thời gian và không gian.
Matthieu: Điều đó đúng với cái mà Phật giáo gọi là “chân lý tương đối đồng thuận” (vérité relative par consensus). Tuy những hiện tượng không phải là những sự kiện thực tại độc lập, nhưng chúng vẫn tồn tại dưới dạng những ảnh tượng đơn giản, và những ảnh tựơng này có thể được quan sát và đo lường, và vì chúng không phải là số không hoàn toàn, cho nên chúng vẫn có tác động, và những tác động của chúng theo đúng luật nhân quả. Do những luật đó, mà chúng ta đo lường được và có những số liệu, hằng số và những thuộc tính của chúng. Trong một bối cảnh như vậy, thì khối tích của một điện tử sẽ là một hằng số không thay đổi, và các nhà vật lý học khác nhau đo lường chúng đúng như thế. Nhưng từ đó, không thể kết luận được rằng, những sinh vật rất khác với chúng ta sẽ nhận thức những thuộc tính của điện tử cũng giống như chúng ta.
Điều chúng ta có thể nói về các hiện tượng là chúng xuất hiện và làm một số chức năng. Ngoài các ảnh tượng đó thì không có gì nữa hết. Nếu 100 người cùng xem một cuốn phim, thì trên lý thuyết, họ có thể mô tả từng chi tiết của cuốn phim ấy không sai. Người ta cũng có thể in ra hàng nghìn phiên bản của cuốn phim đó. Không ai chối cải được rằng, những nguời đó có xem cuộn phim và cuộn phim đó tồn tại. Nhưng tuyệt đối điều này không có nghĩa là những sự kiện mô tả trong phim là sự thật. Ơû đây, một lần nữa, chúng ta trở lại các khái niệm chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Chân lý tương đối thuộc về cách thức các hiện tượng xuất hiện như thế nào trước mặt chúng ta, với những đặc trưng mà chúng ta nắm bắt được. Còn chân lý tuyệt đối là những đặc trưng đó không tồn tại đích thực và độc lập. Tính không rỗng của hiện tượng, siêu việt mọi mô tả và khái niệm. Kinh Bát Nhã Ba La Mật viết: “Hiểu thấu đáo rằng sự vật không tồn tại tự riêng chúng. Đó chính là nhận thức siêu việt tối thượng”
GS.Thuận: Chính sự tương tự nhau trong nhận thức của thế giới hiện tượng, đối với những người khác nhau khiến có thể áp dụng được phương pháp thực nghiệm trong khoa học. Những quan sát và thực nghiệm đó phải có thể lặp đi lặp lại được bởi những đoàn các nhà nghiên cứu khác nhau, dựa vào những công cụ và kỷ thuật khác nhau. Chỉ trong tình hình đó, các kết quả mới được xem là giá trị.
Matthieu: Quan điểm của đạo Phật là thực tại được quyết định bởi mối tương tác giữa chủ thể quan sát và hiện tượng được quan sát. Nói chủ thể ở nay là nói tâm thức, và nói hiện tượng ở nay là nói một bộ phận của thế giới hiện tượng tổng thể mà tâm thức cũng là một bộ phận. Trên thực tế, thực tại chỉ là con mắt nhìn của tâm thức.
Hiểu được hiện tượng như vậy, chính là sự minh triết bất biến (sagesse immuable), và với sự minh triết đó, mọi khác biệt giữa hiện tượng và thực tại không còn nữa. Cũng từ sự minh triết đó, nảy sinh ra long từ vô hạn đối với những chúng sinh, mà vô minh, sự không hiểu biết nhận chìm trong biển khổ vô tận.
Lời của người giới thiệu:
Như chúng ta đều biết, hòn đá tảng của triết học Phật giáo là thuyết vô ngã, không có cái “ta”. Không có cái “ta”, không có nghĩa là chỉ cá nhân con người không có cái “ta”, mà tất cả mọi sự vật hiện tượng thế giới hiện tượng, trong đó chúng ta đang sống, đều không có cái “ta”, nghĩa là không có thực thể của riêng chúng, cũng nghĩa là chúng không thể nào tự chúng tồn tại độc lập. Tất cả mọi sự vật và hiện tượng đều lệ thuộc vào nhau mà tồn tại, và trong cái tổng thể vô ngã đó, tâm thức con người cũng như các sinh vật khác cũng là vô ngã.
Chính vì sự vật và hiện tượng không tồn tại độc lập, mà lệ thuộc lẫn nhau để tồn tại như ảnh tượng, nghĩa là tồn tại mà không thật có, mà chúng là vô thường. Vô thường có nghĩa là sự biến đổi liên tục trong từng giây tấc, trong một thời lượng nhỏ nhất mà chúng ta có thể tưởng tượng. Đó là thuyết sát na diệt, nghĩa là sự vật sinh diệt trong từng sát na. Sát na dịch âm từ chữ Sanskrit ksana, chỉ cho thời lượng nhỏ nhất, theo các triết gia cổ đại Ấn Độ, có thể đem so với thời lượng nhỏ nhất của vật lý học hiện đại, thời lượng Planck, bằng 10-43giây. Thuyết sát na diệt được dịch ra Anh ngữ là theory of momentariness, hay theory of instantaneous being (xem Scherbatsky – Buddhist Logic, bản Anh ngữ, trang 80-118).
Cũng chính vì sự vật và hiện tượng là sát na diệt, là vô thường, không có tự ngã cho nên cùng một sự vật và hiện tượng, nhưng lại được nhận thức khác biệt nhau. Đó là do sự vật và hiện tượng đó không có bản chất xác định. Bản chất của chúng là bất định (indeterminate). Một người có thể bị kẻ thù ghét, bạn bè thương, con cháu kính trọng. Nước là nơi ở của cá, nhưng người rơi xuống nưốc mà không biết bơi sẽ bị chết đuối. Một vật cân nặng 10kg dưới đất, nhưng trên một quỹ đạo, ngoài sức hút của trái đất, nó sẽ không có trọng lượng. Aùnh sáng khi thì có dạng sóng với những thuộc tính của sóng, khi thì mang dạng hạt với những thuộc tính của hạt…
Tại sao lại như vậy? Chỉ có một giải thích có thể chấp nhận, là giải thích của Phật giáo: sự vật thực ra không phải là sự vật, mà là ảnh tượng, là quá trình trở thành, là sự biến đổi trong từng giây tấc, không có thực thể của riêng chúng.

(*)Vật lý học hiện đại xem quark là hạt cơ bản nhỏ nhất. Có thể quan sát, có điện tích có thể mang dấu âm hay dương, và bằng khoảng 1/3 hay 2/3 điện tích của điện tử (electron).[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHỮNG ĐIỂM GẶP GỠ GIỮA KHOA HỌC VÀ ĐẠO PHẬT

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 4 14/11/07 21:59

[center]BIỆT NGHIỆP VÀ CỘNG NGHIỆP[/center]
[center]Minh Chi
(Học Viện Phật Giáo Việt Nam)
Chương 8
(của cuốn “Vô biên trong lòng bàn tay”–L’infini dans la paume de la main)
[/center]

[justify]Nội dung cuộc đàm thoại giữa hai nhà Bác học thế giới: một là Matthieu Ricard, người Pháp, tiến sĩ Sinh vật học, trở thành một tu sĩ Phật giáo tại một Thiền viện Tây Tạng ở Katmandu (Nepal). Người thứ hai là Trịnh Xuân Thuận, một người Mỹ gốc Việt, một nhà Bác học về Vật lý thiên văn, đang công tác tại Viện Công nghệ học California, và là giáo sư ở trường Đại học Virginia.
Chủ đề của cuộc đàm thoại ở chương 8 như sau: Khái niệm về nghiệp (karma) của Phật giáo có ý nghĩa hay không? Thuyết nghiệp liên hệ như thế nào với luật nhân quả và tư tưởng định nghiệp (destin deterministe). Nếu theo đạo Phật, cái ta và con người cá nhân là ảo ảnh, thì cái gì luân hồi trong vòng sanh tử?
Matthieu: Về từ nguyên mà nói, karma có nghĩa là “hành động.” Những điều chúng ta làm, nói và suy nghĩ không những có một tầm quan trọng về đạo đức, mà chúng còn tạo ra thế giới của chúng ta. Nhận thức của chúng ta đối với thế giới là kết quả của toàn bộ thực nghiệm của tâm thức chúng ta từ nhiều đời, nhiều kiếp. Ngược lại, tâm thức đó lại bị chi phối bởi cấu trúc của thân thể chúng ta, bộ não và hệ thần kinh chúng ta. Đây là một ví dụ nữa của luật tương tác nhân quả (causalité réciproque). Chắc chắn là con người nhận thức vũ trụ khác với bầy ong và bầy dơi. Cách thức hoạt động của tâm thức chúng ta gắn liền với cái mà chúng ta gọi là vũ trụ của “chúng ta.” Do có những thực nghiệm tương tợ nhau trong nhiều kiếp quá khứ, mà có những cộng đồng loài hữu tình có một nhận thức tương tự nhau về thế giới. Đó là kết quả của cái mà đạo Phật gọi là cộng nghiệp (karma collectif) nói lên nhận thức chung của chúng ta đối với thế giới, ngoài ra, còn có biệt nghiệp (karma individuel) là kết quả của kinh nghiệm cá nhân của mỗi người.
Thuận: Nhận thức về thế giới có thể khác nhau giữa các sinh vật trong các thế giới khác nhau trong vũ trụ này, thí dụ, những sinh vật sống ở một hành tinh khác, có một vì sao khác làm Mặt trời, nhưng theo tôi nghĩ, nhận thức của họ đối với thế giới, có thể không khác biệt lắm so với nhận thức của chúng ta, bởi lẽ, tất cả đều cùng có một lịch sử vũ trụ, giống nhau, đều là sản phẩm của vụ nổ đầu tiên–Big bang, với các tinh vân, sao và hành tinh v.v... Đối với hàng triệu triệu sinh vật không phải loài người, sống trên Trái đất này cũng vậy, vì có cùng chung một lịch sử vũ trụ, cho nên nhận thức của chúng đối với thế giới có thể không phải là khác nhau lắm.
Matthieu: Đấy bất quá là do chúng ta quá chấp thủ vào nhận thức của chúng ta đối với thế giới, đến mức chúng ta cho là các sinh vật khác cũng thấy thế giới, gần giống như chúng ta thấy. Tôi cho rằng, con kiến hay con dơi nhìn thế giới khác chúng ta rất nhiều. Quen thuộc với ba chiều kích (dimension) của thời gian, chúng ta mệt lắm mới mường tượng chiều kích thứ tư, bây giờ các nhà Vật lý học nói có tới 10 hay 12 chiều kích! Một sinh vật sống ở bình độ thứ nguyên tử (subatomic) (xem ngữ vững), chắc là thấy thế giới khác chúng ta rất nhiều.
Đức Phật là Bậc toàn giác, hẳn là cũng thấy thế giới rất khác với chúng ta. Kinh Phật nói tới một số thế giới và vũ trụ nhiều như cát trong biển, và mô tả chúng một cách rất hình ảnh và khác lạ. Có những thế giới giống như bánh xe quay vòng (phải chăng đó là những tinh vân hình xoáy–galaxies spirales), những vũ trụ hình giống miệng sư tử (phải chăng đó là những lỗ đen–trous noirs–là loại thiên thể đặc biệt, có trọng lực bản thân lớn đến nỗi, không có vật chất hay ánh sáng nào có thể thoát ra được), những vũ trụ hình dẹp (phải chăng đó là vũ trụ có không gian hai chiều?), những vũ trụ giống như núi lửa đang phun (phải chăng đó là những novae–là ngôi sao bùng nổ rồi tan biến) v.v...
Thuận: Hình ảnh của các vũ trụ theo Phật giáo thật là kỳ lạ. Đức Phật có thể đã nói tới những sinh vật không phải là loài người, phát triển khác hẳn chúng ta trong một môi trường khác biệt hoàn toàn.
Matthieu: Theo vũ trụ quan Phật giáo, có tới sáu loại chúng sanh, trong số này chỉ có hai loại, chúng ta còn nhận thức được, tức là loài người và loài động vật, còn bốn loại kia thì chúng ta không biết được. Đó là không kể loài Trời gọi là Vô sắc, tức là không có sắc thân, là một hình thái sống không thể nghĩ bàn (bất khả tư nghì) đối với loài người chúng ta.
Thuận: Nếu hai loại biệt nghiệp và cộng nghiệp theo Phật giáo đều do quá khứ quyết định, thì phải chăng đây là một hình thức của quyết định luận (determinisme)?
Matthieu: Không, thuyết nghiệp phản ánh luật nhân quả, thuyết nghiệp không phải là quyết định luận. Nghiệp là hành động, nghiệp do hành động tạo ra, thì nghiệp cũng do hành động của con người mà thay đổi. Chúng ta có thể thay đổi quá trình chuyển nghiệp, bằng cách tác động vào nó, trước khi hình thành quả vui hay buồn, tốt hay xấu. Cũng như một quả bong bóng đang rơi, chúng ta có thể bắt lấy nó và ném lên ở một độ cao hơn.
Cuộc sống chúng ta hạnh phúc hay bất hạnh là kết quả của toàn bộ ý nghĩ, lời nói và hành động của chúng ta, được thực hiện trong vũ trụ này, trong đời này hay là trong các đời sống trước. Đó là một tổng thể hết sức phức tạp của những yếu tố tương tác lẫn nhau, mà chúng ta có thể thay đổi quá trình, trong từng giây phút. Đó là thuyết bất định nghiệp của đạo Phật, rất khác với các thuyết quyết định luận hay số mệnh luận.
Thuận: Như vậy, điều xảy ra cho chúng ta trong đời này là kết quả trực tiếp của hành động và tư duy của chúng ta trong các đời sống trước. Như vậy phải chăng là thuyết nghiệp có liên hệ với thuyết tái sanh, thuyết luân hồi qua nhiều cuộc sống nối tiếp nhau. Đối với tôi, niềm tin về thuyết tái sanh làm giảm nhẹ nỗi lo âu trước sự chết, và cung cấp một giải thích hợp lý cho sự xuất hiện những đứa bé thiên tài. Mozart, mới 5 tuổi đã là một nghệ sĩ dương cầm xuất sắc và đã soạn được nhiều bản nhạc...phải chăng trong cuộc sống trước, Mozart đã là một thiên tài âm nhạc? Thuyết tái sanh cũng giải thích vì sao có những đứa trẻ, chưa lớn lên đã mắc những chứng bệnh hiểm nghèo và phải đau đớn vô cùng. Phải chăng chính chúng phải gặt hái hậu quả những hành động của chúng trong một cuộc trước?
Matthieu: Nếu không tin vào thuyết tái sanh, thì thật là khó chấp nhận tình hình những đứa bé “vô tội” phải gánh chịu hậu quả những hành động mà dường như chúng không có ý niệm gì hết, không có trách nhiệm gì hết. Nhưng thuyết tái sanh và nghiệp sẽ giúp cởi bỏ thắc mắc đó.
Thuận: Đạo Phật nói không có “cái ta”, cái ta là không thật có. Nếu không có cái ta thì ai hưởng hạnh phúc, ai chịu bất hạnh?
Matthieu: Đúng là có một sự liên tục cho phép nói “tôi” hưởng hạnh phúc hay là chịu nỗi bất hạnh, thế nhưng đó chỉ là sự liên tục của một cái gì thay đổi liên tục. Chính sự liên tục đó tạo ra ảo ảnh một cái gì có thật và bất biến. Cũng như một người đứng xa nhìn con sông, hình như không chảy, hay là nhìn một ngọn đuốc cháy liên tục suốt đêm, nhưng ngọn đuốc đầu đêm, ngọn đuốc giữa đêm, và ngọn đuốc cuối đêm không phải là cùng một ngọn đuốc. Thậm chí, qua từng giây phút, ngọn đuốc cũng đổi khác. Không phải chỉ con người mà mọi sự vật đều là những giòng chảy liên tục của những hiện tượng nối tiếp nhau, và mỗi hiện tượng trong giòng chảy liên tục đó cũng là vô thường, biến đổi không ngừng. Norbert Wiener, một trong những cha đẻ của môn “Thần kinh cơ giới học” (Cybernetics) đã dùng hình ảnh của thi ca để nói lên chân lý đó của đạo Phật “Chúng ta chỉ là những giòng xoáy của một con sông chảy vô tận. Chúng ta không phải là một chất liệu tồn tại mãi, mà là những nét đường luôn được tái phục hồi.”
Một thế kỷ trước Công nguyên, Milinda, vua xứ Bactriane đã đặt câu hỏi đó với Đại Đức Nagasena:
“-Bạch Đại Đức, con người tái sanh với người kiếp trước là một người hay là hai người?
-Không phải là một người, cũng không phải là hai người.
-Hãy cho tôi một ví dụ.
-Nếu chúng ta thắp một bó đuốc, bó đuốc có thể cháy suốt đêm không?
-Tất nhiên, có thể.
-Bó đuốc cuối đêm có giống bó đuốc nửa đêm và bó đuốc đầu đêm hay không?
-Không.
-Như vậy là có ba bó đuốc khác nhau?
-Không, chỉ có một bó đuốc đã cháy suốt đêm.
-Thưa Đại Vương, cũng như vậy, các hiện tượng nối tiếp nhau liên tục, một hiện tượng này nảy sinh, thì một hiện tượng khác mất đi. Chính vì lẽ đó, mà người tái sinh không phải là một người, cũng không phải là người khác, so với người của đời sống trước.”
Khái niệm có một cái ta thường tại, hay một tâm thức thường tại, thực nghiệm hậu quả của những nghiệp tạo ra trong quá khứ, và luân hồi liên tục từ đời sống này qua đời sống khác chỉ là một ảo tưởng. Cái ta ảo tưởng đó tuy không có một sự tồn tại tuyệt đối, nhưng vẫn tồn tại tương đối, cho nên mới có tạo nghiệp và chịu hậu quả của nghiệp. Đó là cái mà sách Phật gọi là cái ta giả (giả ngã), cái ta quy ước.

Ngữ vựng:
Điều khiển học: Từ thông dụng ở Việt Nam chỉ cho môn học Cybernetics, nhưng trong bài tôi dùng từ “Thần kinh cơ giới học” của bộ Từ điển “Viễn Đông Anh-Hán đại từ điển”, hai tập.
Vũ trụ song hành: Univers parallèle. Có những vụ trụ song hành với vũ trụ chúng ta, nhưng lại cách biệt hoàn toàn với vũ trụ chúng ta, khiến không thể nào quan sát được chúng. Tuy nhiên, môn cơ học lượng tử dự đoán và giả thiết phải có những vũ trụ song hành như vậy với vũ trụ chúng ta.
Vũ trụ chu kỳ: Univers cyclique. Vũ trụ không có điểm bắt đầu và điểm tận cùng, mà phát triển qua các chu kỳ sinh thành, phát triển, hoại diệt.
Khoảng không lượng tử: Vide quantique. Khoảng không chứa đầy những hạt ảo và phản hạt ảo (particules virtuelles và antiparticules virtuelles). Những hạt này gọi là ảo vì sinh ra rồi diệt ngay tức khắc với tốc độ nhanh ngoài sức tưởng tượng, do vậy mà không thể quan sát chúng được. Hạt ảo bao giờ cũng xuất hiện với phản hạt ảo (xin xem lại, lời phát biểu của giáo sư Thuận).
[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: NHỮNG ĐIỂM GẶP GỠ GIỮA KHOA HỌC VÀ ĐẠO PHẬT

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 4 21/11/07 23:48

[center]TÂM THỨC TỒN TẠI LIÊN TỤC CHẲNG[/center]

[justify]Sau đây là tổng hợp nội dung cuộc trao đổi lý thú giữa Trịnh Xuân Thuận và Matthieu Ricard về vấn đề: Tâm thức có tồn tại liên tục hay không, trong nhận thức vũ trụ khởi nguyên từ vụ nổ Big-bang, dòng chảy tâm thức đó có thay đổi hay không? Làm sao để cho dòng tâm thức đó đạt tới trình độ giác ngộ của Phật? Những trở ngại gì gây khó khăn cho việc giác ngộ.


Thuận: Theo đạo Phật, phải chăng tâm thức đã tồn tại trong những giây phút đầu tiên, tiếp theo vụ nổ Big-bang, khi chỉ có tồn tại những hạt cơ bản?
Matthieu: Theo cái nhìn cứu cánh của đạo Phật thì cả vũ trụ và tâm thức đều không tồn tại độc lập và đích thực, nhưng trên bình diện chân lý tương đối, thì vũ trụ và tâm thức luôn tồn tại song song. Như tôi đã giải thích, tâm thức để tồn tại, có thể không cần tới cơ sở vật chất. Sự kiện trong hàng tỷ năm, vũ trụ chúng ta không có sự sống, không có nghĩa là dòng tâm thức bị ngắt đoạn. Tâm thức không thể xuất hiện trên những bình diện khác, trên các vũ trụ khác.
Thuận: Quan niệm này của đạo Phật khác về cơ bản với các thuyết sinh học hiện đại, cho rằng có sự chuyển biến từ tình trạng vô cơ sang sự sống, và từ sự sống sang tâm thức.
Matthieu: Phật giáo không phản đối thuyết tiến hoá. Đối với đạo Phật, tính phức tạp ngày càng tăng của giới sinh vật liên quan tới những cơ sở môi trường vật chất của tâm thức. Có sự chuyển biến từ những cơ sở thô sơ nguyên thuỷ, chỉ biểu hiện thành một cảm giác, sang các loài động vật có tri thức hạn chế, rồi đến loài người, có tri thức rất phát triển và một tâm thức có khả năng phản ánh ngoại cảnh. Không kể những hình thái sống đó đạt tới trình độ tiến hoá như thế nào, chúng đều có mẫu số chung là có một dòng chảy tâm thức liên tục, chuyển từ kiếp sống này sang kiếp sống khác.
Gán một điểm khởi đầu cho tâm thức sẽ có nghĩa rằng Phật tánh là trạng thái cơ bản của tâm thức, cũng phát sanh từ cái vô cơ. Theo đạo Phật, không những Phật tánh không nảy sinh từ chất vô cơ, mà cũng không thể nảy sinh từ các ý niệm bị vô minh làm cho mờ ám. Phật tánh là bản chất cứu kính của tâm thức cơ bản, hoàn toàn tách khỏi vô minh. Vô minh có thể tạm thời che lấp Phật tánh, nhưng vô minh không ảnh hưởng gì đến Phật tánh, cũng như đám mây không ảnh hưởng gì tới mặt trời. Vô minh chỉ là một hiện tượng giả tạm, không ảnh hưởng gì đến bản chất cứu kính của tâm thức, nó chỉ khiến chúng ta không nhận thức được bản chất của tâm thức mà thôi.
Thuận: Đạo Phật có cho rằng, loài người đã đạt tới đỉnh cao nhất của trí thông minh đó hay chưa, hay còn có những loài phát triển hơn?
Mattieu: Có những loài phát triển hơn loài người. Chư Phật là một ví dụ. Không có lý do gì để khẳng định không có những chúng sanh thông minh hơn con người sống ở các cõi sống khác. Ngay trong cõi người chúng ta, không những có những khác biệt về trí thông minh, mà còn có những khác biệt rất lớn về thành tựu phát triển tâm linh nữa. Các đức Phật có một trình độ hiểu biết về bản chất của tâm thức, về các cơ chế hạnh phúc và đau khổ sâu sắc hơn hẳn những người có dòng chảy tâm thức chưa được sự tu tập làm cho thanh tịnh.
Thuận: Như vậy, trình độ nhận thức và hiểu biết thế giới phụ thuộc vào trình độ tiến bộ của tâm thức, và các bình diện khác nhau trên đó, tâm thức xuất hiện?
Matthieu: Tâm thức có thể mang những hình thái sống khác nhau, chứ không chỉ có hình thái người, không chỉ có trên hành tinh trái đất, trong vũ trụ của chúng ta. Đạo Phật phân biệt có ba cõi sống: có cõi Dục giới, trong đó có loài người. Chúng sanh ở cõi Dục giới thường bị tác động bởi những cảm xúc rất mãnh liệt. Có cõi “Sắc giới”, ở đây chúng sanh có tâm thức tế nhị hơn, không bị các cảm xúc khuấy đảo. Cuối cùng là cõi “Vô sắc giới”, ở đây tâm thức không cần sự hỗ trợ của một thân xác để tồn tại.
Thuận: Tôi muốn biết, những yếu tố nào quyết định những điều kiện tái sanh của tâm thức của tôi.
Matthieu: Đối với đạo Phật, cải tạo dòng tâm thức mới là cải tạo đích thực. Dòng tâm thức cũng như dòng sông chảy vậy. Có thể làm cho dòng sông trong lên qua lọc nước, cũng có thể làm cho nó nhơ bẩn nếu đem rác rưởi đổ vào. Đối với dòng chảy tâm thức, rác rưởi là các tư tưởng và cảm xúc tiêu cực, hại người hại vật. Với một dòng chảy tâm thức bị ô nhiễm nặng, con người có thể tái sanh vào các cõi ác, như địa ngục, quỷ đói, súc sanh. Trái lại, với một dòng chảy tâm thức được “thanh tịnh hoá” bởi các nghiệp lành, con người khi chết sẽ được tái sanh vào các cõi lành, như cõi trời, cõi người. Trái lại, ở các cõi ác, thì dụ ở cõi bàng sanh (mà con người chúng ta có thể tiếp xúc hằng ngày, như con chó, con mèo), điều đáng phàn nàn là chúng rất ít khả năng cải tạo, sáng tạo tâm thức để tiến bộ. Chúng chỉ có cơ may là sau khi nghiệp lực quá khứ cạn hết, có thể tái sanh ở cõi người, nơi có nhiều khả năng tiến bộ về tâm linh, phát triển một tình thương yêu rộng lớn không thể có được ở cõi súc sanh. Ở cõi người, cũng nhiều khổ não nhưng không tới mức áp đảo đến nổi ngăn trở mọi tiến bộ tâm linh như ở các cõi ác.
Bậc Thánh trong đaọ Phật, đã đạt tới sự giác ngộ hoàn toàn, trong dòng chảy tâm thức của họ không còn tư tưởng hay cảm xúc tiêu cực, họ đã vĩnh viễn thoát khỏi vòng luân hồi, nhưng vì lòng thương tưởng của họ đối với chúng sanh, cho nên họ chủ động tái sanh trong các cõi để cứu độ chúng sanh.
Thuận: Theo đạo Phật, có phải vũ trụ chính là tâm thức?
Matthieu: Không! Vũ trụ không phải là tâm thức. Tâm thức cùng tồn tại với vũ trụ. Dòng chảy tâm thức liên tục cùng tồn tại với dòng chảy vật chất liên tục. Cần chú ý là có những dòng tâm thức tồn tại không cần có cơ sở vật chất, như ở cõi Vô sắc chẳng hạn. Theo đạo Phật, một dòng tâm thức có thể không có khởi đầu (vô thỉ), thế nhưng nếu chúng sanh có dòng tâm thức đó, có duyên lành tiếp cận đạo Phật, khéo tu hành, đạt tới mục đích tối hậu của giác ngộ và giải thoát, thì ở một điểm nào đó, dòng tâm thức đó hoà vào cảnh giới Niết Bàn, như sơ đồ sau đây chỉ rõ.
Không có điểm khởi đầu (Có điểm chấm dứt)

Dòng tâm thức Niết Bàn (Không có điểm chấm dứt)
Tất nhiên, khi bàn vấn đề điểm khởi đầu của vũ trụ và dòng tâm thức, dù muốn hay không muốn, chúng ta đã tiếp cận lình vực mà triết học gọi là siêu hình (metaphysique), một lĩnh vực mà khoa học vốn tự cho mình là bất lực. Như tiến sĩ sinh học Francois Jacob nói: “Cả một lĩnh vực hoàn toàn vượt khỏi tầm nghiên cứu khoa học, đó là các vấn đề nguồn gốc của vũ trụ, ý nghĩa của nhân sinh, “số phận” của cuộc sống con người. Không phải đó là những vấn đề vô ích. Mỗi một chúng ta, chóng thì chầy, phải tự đặt cho mình những vấn đề đó. Những vấn đề mà Karl Popper gọi là tối hậu, chúng thuộc lĩnh vực tôn giáo, siêu hình học, thậm chí cả thơ ca nữa” (Cuốn “Con chuột, con ruồi và con người”, Francois Jacob). Nhưng đức Phật là bậc đại giác ngộ, Ngài có khả năng nhận thức thấu suốt và trực tiếp mối liên hệ hỗ tương bao quát cả vũ trụ và các dòng tâm thức. Sự nhận thức thấu suốt và trực tiếp đó được đạt tới trong đêm thành đạo của đức Phật, ngồi tĩnh toạ dưới gốc cây Bồ đề. Thực nghiệm siêu việt đó của đức Phật đã vạch ra cho chúng ta con đường đạo dẫn tới giác ngộ và giải thoát, chúng ta những người con Phật, chúng ta cứ noi theo con đường ấy mà đi, không nản lòng, không chùn bước. Con đường ấy là con đường khoa học về tâm thức, về dòng chảy tâm thức liên tục, hiện hữu sống động ở ngay trong mỗi một chúng ta.
Đạo Phật không bắt buộc chúng ta tin suông những điều giảng dạy trong kinh sách Phật. Niềm tin của chúng ta phải được chứng nghiệm qua thực tế, tuy rằng vẫn có những điều vượt khả năng chứng nghiệm của những người bình thường, không phải chỉ trong tôn giáo, trong đạo Phật mà cả trong khoa học cũng vậy. Chúng ta làm thế nào chứng nghiệm được sự tồn tại của điện tử. Đây là điều không thể, nhưng chúng ta vẫn tin, vì nhiều nhà bác học đáng kính chứng minh là có điện tử. Mãi gần đây, lại có nhiều nhà bác học đáng kính khác, chứng minh rằng, nền vật lý lượng tử (physique equantique) cho thấy điện tử biến đổi thành làn sóng hay là hạt (photon) tuỳ theo có người quan sát nó hay không. Nếu để yên, không quan sát nó thì nó mang dạng hạt, nếu quan sát nó, thì nó lại mang dạng sóng!
Trong ngành khoa học nội quán cũng vậy, những người bình thường chúng ta tin tưởng ở những phát hiện nhất trí của các vị ấy, torng đó có đức Phật, bởi lẽ, các vị đó là những nhà minh trí mà cả cuộc sống của họ, cả cuộc đời họ chứng minh dứt khoát họ không thể là con người dối trá!
Thuận: Cho phép tôi trở lại vấn đề dòng tâm thức. Phải chăng đức Phật khẳng định tâm thức quan trọng hơn vật chất?
Matthieu: Đây không phải là vấn đề chủ yếu, vì tâm thức và vật chất liên hệ hỗ tương với nhau. Nhưng vì, chỉ có tâm thức mới có thể đạt tới giác ngộ, cho nên về những điều này, có thể nói tâm thức là quan trọng hơn. Sau khi đạt tới sự giác ngộ toàn diện và tối hậu, các đức Phật thể hiện sự giác ngộ bằng một lòng từ bi không bờ bến, đối với tất cả chúng sanh còn chìm đắm trong biển khổ sanh tử luân hồi. Cũng như mặt trăng, tuy không rời khỏi bầu trời, nhưng vẫn hiện bóng ở khắp những nơi nào có mặt nước, các đức Phật có thể thị hiện dưới vô vàn hình thức để cứu độ chúng sanh.
Thuận: Tôi muốn hỏi về vai trò của vô thức trong đạo Phật. Đạo Phật nghĩ như thế nào về những khái niệm của Freud như ức chế, sự khao khát tình dục (libido), Freud cho rằng khao khát tính giáo là động lực cơ bản.
Matthieu: Đạo Phật dùng khái niệm “xung động tiềm ẩn”, nảy sinh từ các tập quán tích lũy nhiều đời trong dòng chảy tâm thức, và ảnh hưởng tới lối tư duy và hành động của con người. Một xung động tiềm ẩn sâu sắc, mạnh mẽ nhất là tính vị kỷ, niềm tin có một cái Ta ngự trị trong nội tâm chúng ta. Xung động tình dục cũng xuất phát từ cái Ta đó. Nó sở dĩ mạnh mẽ là vì nó huy động cả 5 giác quan cùng một lúc. Không thể loại trừ được những xung động mạnh mẽ, chỉ bằng công cụ trí thức tư duy. Đạo Phật đề ra ba phương pháp đối trị là phát huy những xu thế trái ngược lại, như lòng vị tha, tính bao dung, sự xả bỏ, v.v… Quá trình đối trị này phải tiến hành kiên nhẫn và dần dần, vì dòng tâm thức đã bị huân tập qua nhiều đời bởi những xung động tiêu cực đó.
Phương pháp thứ hai là quán tưởng sâu sắc về tính không thực thể, không rỗng của những xung động tiềm ẩn đó, chúng không có cơ sở thực tế gì hết. Phương pháp này, nếu thực hành tốt, sẽ nhanh chóng loại trừ mọi phiền não và xung động tiêu cực.
Phương pháp thứ ba, đối với những người có khả năng, là lợi dụng ngay sức mạnh của những xung động tiềm ẩn đó để tự cải tạo bản thân một cách nhanh chóng và có hiệu quả.
Thuận: Xin cho biết, đạo Phật nhận thức về vai trò của giấc mộng như thế nào? Mọi người đều thừa nhận giấc ngủ là quan trọng đối với con người. Không ngủ được con người sẽ chết. Khi con người ngủ, cơ thể có khả năng bài trừ hết mọi chất độc do não bộ, giống như một xưởng hoá học tinh vi, tạo ra… Nhưng có giấc ngủ thật sự, và giấc ngủ với mộng mị, với não bộ vẫn hoạt động như khi con người tĩnh thức vậy.
Matthieu: Đã có một cuộc họp giữa các nhà khoa học và các nhà Phật học về vấn đề này. Cuộc họp có chủ đề chung “Tinh thần và cuộc sống”. Kết quả là một cuốn sách được xuất bản, dưới đầu đề “Ngủ, mơ mộng và chết”. Phật giáo phân biệt có bốn giai đoạn từ tình trạng tĩnh thức đến giai đoạn ngủ say, không mộng. Giấc ngủ có mộng chỉ là giai đoạn thứ hai. Các thiền sư Tây Tạng ví giấc ngủ say, như là giai đoạn “chết”, giấc ngủ có mộng như là giai đoạn sách Phật gọi là “trung hữu”, tức là giai đoạn trung gian giữa chết và tái sanh.
Ở Tây Tạng, có những thiền sư tu tập để làm chủ giấc mộng trong khi ngủ. Thí dụ, để biết rõ mình đang nằm mộng. Ở giai đoạn thứ hai, họ có thể cải tạo được các giấc mộng của họ theo chiều hướng họ muốn. Và giai đoạn thứ ba, họ có thể chủ động tạo ra giấc mộng mà họ ưa thích. Mục đích của tu tập là nhận thức được cuộc đời cũng chỉ là giấc mộng, không nên để mình bị tham đắm và mê hoặc.
Thuận: Đạo Phật thường nói tới một bình diện tâm thức, cao hơn bình diện thông thường, và có thể đạt tới được qua hành thiền. Nhưng tình trạng thiền định là thế nào? Phải chăng đó là tình trạng trong đó, trí thức không còn hoạt động, sự trực cảm ngự trị hoàn toàn, ý thức về không gian và thời gian không còn, cái Ta cá thể hoà nhập làm một với vũ trụ, thế giới?
Matthieu: Con đường tu tập do đạo Phật vạch ra là con đường kinh qua các giai đoạn làm cho tâm thức được bình lặng, nhờ loại bỏ hết cảm xúc và tư tưởng tiêu cực, tâm thức trở nên định tĩnh và sáng suốt, đầy hỷ lạc và tình thương cởi mở, rộng lớn. Phật giáo là môn khoa học nội tâm, giúp cho con người thấy rõ được, vận dụng được cái tâm chân thực của mình.
Minh Chi
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam
[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần


Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến10 khách

cron