THỬ BÀN VỀ NIỀM TIN TRONG ĐỜI THƯỜNG & NIỀM TIN TÔN GIÁO

Đây là nơi các thành viên Diễn đàn trao đổi các vấn đề về văn hoá tâm linh, văn hoá tín ngưỡng, văn hoá tôn giáo...

THỬ BÀN VỀ NIỀM TIN TRONG ĐỜI THƯỜNG & NIỀM TIN TÔN GIÁO

Gửi bàigửi bởi VOVANTHANH » Thứ 3 27/11/07 17:03

[center]THỬ BÀN VỀ NIỀM TIN TRONG ĐỜI THƯỜNG VÀ
NIỀM TIN TÔN GIÁO
[/center]
[center]Võ Văn Thành[/center]
[justify]Trước hết, tôi thấy cần làm rõ thế nào là niềm tin, niềm tin đời thường và thế nào là niềm tin tôn giáo.
Các từ điển khá tên tuổi như từ điển Từ và ngữ Việt Nam của Gs. Nguyễn Lân, NXB TP. Hồ Chí Minh 2000 có một từ nói về niềm tin. Niềm tin = lòng tin tưởng. Việt Ngữ Chánh Tử Tự Vị của Lê Ngọc Trụ, Khai Trí tái bản lần thứ I, 1972 chỉ có một chữ niềm (niệm) = lòng tưởng nhớ. Theo tôi, niềm tin là sự hy vọng của chúng ta vào một điều gì đó hoặc một cái gì đó mà chúng ta chưa thể xác định đó là rõ ràng. Chẳng hạn, một người cầm một đồng xu trong tay sau khi tráo qua trở lại rồi nắm thành hai nắm chìa cho chúng ta đoán trong nắm tay nào có đồng xu. Trong trường hợp đó, ta không biết nắm tay nào có đồng xu, ta có thể đoán nắm tay này có đồng xu nhưng thực tế khi mở ra thì chưa chắc có đồng xu. Theo tôi đó là niềm tin. Niềm tin là cái chưa thể xác thực được, nếu cái gì đó đã được xác thực rõ ràng, không còn phải đoán hay đặt lòng tin vào nữa thì khi đó niềm tin đã trở thành sự thật.
Như vậy khi chúng ta biết một cái gì đó rõ ràng thì đó không còn là niềm tin mà nó đã trở thành sự thật, chúng ta không còn phải đặt cược theo kiểm Pascal nữa, tức là nhảy xuống nước xem mình có bị chết đuối hay không!
Niềm tin trong đời thường là sự hy vọng, trông mong rất bình dị của chúng ta vào những điều trong cuộc sống giúp chúng ta siêu việt (transcend) lên những khó khăn của cuộc sống hay làm cho đời sống tinh thần của chúng ta được thăng hoa (sublimated). Niềm tin đời thường từ những niềm tin của những người bình thường nhất cho đến các bậc vĩ nhân đều có một vai trò rất lớn trong đời sống của họ. Chúng ta thử tượng tượng một con người không có niềm tin thì cuộc sống của nó sẽ như thế nào? Tôi tin tưởng rằng con người đó không thể có được hạnh phúc và sự bình lặng nội tâm cho dù là một phút giây ngắn ngủi và rốt cuộc dẫn anh ta đến sự tự hủy hoại bản thân mình, hủy hoại môi trường sống và hủy diệt cuộc sống của người khác như Eric Fromm đã viết (chúng tôi sẽ đề cập trong phần niềm tin tôn giáo).
Gia đình được xem là tế bào của xã hội, nếu không có niềm tin giữa các thành viên trong gia đình thì sẽ như thế nào? Nhân đây tôi lấy lại câu chuyện Mỵ Châu-Trọng Thủy trong văn học cổ. Câu chuyện kể lại một bi kịch mất nước của người Việt nhưng theo tôi có ý nghĩa về niềm tin rất lớn. Thục phán vì tin con rể nên mới bị mất nước, ông cũng vì tin con gái mình nên cuối cùng bị cùn đường phải tự vẫn. Mỵ Châu vì tin chồng nên mới tiết lộ bí mật quốc gia cho người chồng yêu quý nhất cũng là kẻ bội tín đáng khinh nhất. Nàng cũng vì tin chồng nên mới mang tội phản quốc và bị cha giết. Sau này nhà thơ Tố Hữu viết:
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu,
Trái tim lầm lẫn để trên đầu.
Nỏ thần vô ý trao tay giặc,
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu.”
Niềm tin của nàng đối với chồng là niềm tin thật thà, trong trắng cho nên dù bị kết tội phải quốc và bị cha giết nhưng nhà thơ Tố Hữu cảm thông và viết lên những câu thơ như vậy.
Chúng tôi muốn nói rằng: Nếu trong gia đình mà cha không tin con, vợ không tin chồng thì còn có ý nghĩa gì? Cái gia đình đó còn có thể được gọi là một gia đình đúng nghĩa hay không?
Một trường hợp niềm tin khá phổ biến dẫn đến một tập tục và truyền thống đáng tự hào của các dân tộc Đông Nam Á đó là việc tin vào linh hồn của con người sau khi chết đã dẫn đến tập tục thờ cúng tổ tiên mà tôi xét ở đây là tục thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Người Việt tin rằng sau khi ông/bà, người thân mình mất thì linh hồn của họ vẫn thường còn mãi mãi cho nên mới có phong tục thờ cúng tổ tiên. Khi ông bà, cha mẹ còn sống, con cháu phải báo hiếu và làm việc này một cách thành kính nhất là điều tất nhiên. Người Việt tin rằng, hằng năm vào những ngày giỗ kỵ hoặc lễ, Tết thì linh hồn của tổ tiên, ông bà mình về sum họp với con cháu. Đó là cơ hội để cho con cháu báo hiếu ông bà, cha mẹ; hoài niệm về ông bà, cha mẹ; tưởng nhớ tới công đức của ông bà, cha mẹ. Nếu không có ông bà, cha mẹ mình thì mình sẽ không tồn tại ở cõi đời này, do đó việc báo hiếu khi ông bà, cha mẹ còn sống là điều tất yếu phải làm và làm một cách rất hoan hỷ, tự nguyện. Ông bà, cha mẹ tuy đã mất nhưng vẫn còn quanh quẩn đâu đây xung quanh con cháu để chăm sóc chúng, khuyến khích chúng làm điều tốt, răn chúng không nên làm điều xấu. Xã hội người Việt đã từ lâu xem trọng truyền thống thờ cúng ông bà, cha mẹ và còn xem đó là điều bắt buộc đối với con cháu, một trách nhiệm gia đình bị quy định bởi xã hội nhằm duy trì cái đẹp trong xã hội.
Khi cha mẹ mình đã chết, phải chăng là mọi thứ với họ đều đã chấm dứt, đã hết, kể cả tình thương? Không, những người con cháu vẫn rất thương nhớ không nguôi cha mẹ của mình, trong tâm tưởng của con cháu, họ vẫn còn đâu đó. Tập tục thờ cúng ông bà, cha mẹ là sợi giây vô hình kết nối thế giới của những người đang sống với thế giới của những người đã chết và đang sống ở thế giới khác. Đó là sự kết nối truyền thống của các thế hệ, giúp cho các thế hệ không bị khủng hoảng về niềm tin. Chết không phải là hết, mà chết là về với tổ tiên, ông bà. Điều đó là niềm an ủi và cũng là niềm tin giúp cho những người đang sống được sống yên vui, bình lặng nội tâm, vượt qua những khó khăn của đời sống và giúp những người đang sống thăng hoa về mặt tinh thần. Niềm tin của người Việt về việc thờ cúng tổ tiên một cách thành tín nhất xưa nay vẫn là vậy.
Nếu người Việt quan niệm chết là hết và vứt bỏ tất cả những thờ cúng tổ tiên xưa nay thì có khác gì đang bắt chước những cái sai lầm của phương Tây vốn đã bị các nhà phê bình như Eric Fromm phê phán như:
“Ở thế kỷ 19, vấn đề là Thượng Đế đã chết. Ở thế kỷ 20, vấn đề là con người đã chết.” (In the nineteenth century, the problem is that God is dead. In the twentieth century, the problem is that man is dead.) [dẫn lại từ mục Triết học Ấn Độ đối với cuộc khủng hoảng của văn minh Phương Tây, quyển Đại Cương Triết Học Phương Đông, phần I, Minh Chi viết; Đại học tổng hợp 1993].
Câu trên của Eric Fromm cảnh báo một cuộc khủng hoảng niềm tin vào Thượng Đế của người phương Tây, khủng hoảng niềm tin vào tôn giáo truyền thống. Theo tôi, câu trên chỉ đúng với thế giới phương Tây vốn rất hướng ngoại, rất tham vọng, luôn muốn khám phá mọi thứ, thậm chí đã khai tử cho Thượng Đế như Fromm đã nói. Hay như Marx đã xem tôn giáo là “thuốc phiện của nhân dân”:
“Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sanh bị áp bức, là trái tim của một thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trạng thái không có tinh thần, tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [dẫn lại từ cước chú quyển Các Vấn Đề Phật Học, Minh Chi, Viện Nghiên Cứu Phật Học 1995, tr.63].
Theo tôi, đây cũng là một cuộc khủng hoảng niềm tin ở một thế giới Tư Bản đang phát triển một cách phi nhân bản được coi là “không có trái tim” và tôn giáo là liều thuốc phiện giúp giảm bớt nỗi đau trong cuộc sống hiện thực.
Thế nào là niềm tin tôn giáo? Chúng tôi xin mượn câu nói của Gs. Minh Chi viết về niềm tin tôn giáo như sau:
Niềm tin tôn giáo hay trong hợp từ tín ngưỡng tôn giáo hàm ý một niềm tin ở những cái siêu nhiên, nhưng đối với tôn giáo vẫn rất hiện thực, thậm chí còn hiện thực hơn cả thế giới hiện tượng nữa, nhưng vẫn ở ngoài tầm nắm bắt của giác quan và tri thức của con người bình thường.
Như vậy, niềm tin tôn giáo là niềm tin trong đời thường đã được thăng hoa thành cái niềm tin thiêng liêng trong các tôn giáo lớn, tuy tên gọi có khác nhau nhưng Divine Ground (Thần tánh), Brahman (Đại Phạm, Đại Ngã) theo Ấn Độ giáo, Chân như, hay Phật tánh, hay Niết Bàn hay Pháp thân (theo đạo Phật), Allah (Thượng đế, Thần chủ) bởi Hồi giáo, abyss of Godhead Thần cách vô hạn (theo Gia Tô giáo, phái Huyền Bí) hoặc là bản thể của ba vị Chúa cha, Chúa con và Thánh thần, “Huyền chi hựu huyền, thiên địa chi thủy, vạn vật chi mẫu” theo Đạo giáo v.v… tất cả đều hướng vào cái siêu nhiên ngoài tầm nắm bắt của cảm quan và tri giác của con người. Niềm tin tôn giáo đã thăng hoa con người, giúp con người hướng thượng, tức hướng họ đến cái chân, cái thiện và cái mỹ.
Các tín đồ Phật giáo tin vào Niết Bàn, xem Niết Bàn là mục đích, là khát vọng vươn tới của các tín đồ Phật tử. Các tín đồ Ấn giáo tin và cái Đại ngã là cái ta của vũ trụ, và cái tiểu ngã là cái ta của mỗi cá nhân và tìm cách hòa hợp cái ta Đại ngã hay cái Ta của vũ trụ. Các tín đồ Cơ Đốc giáo đặt niềm tin vào đức Chúa Giê-su hay Thiên đàng hoặc các tín đồ của đạo Hồi tin vào đức Mahômet và kinh Koran v.v… Tất cả đều là niềm tin tôn giáo cao cả của họ đáng được khuyến khích và phát triển.
Trong đạo Phật, địa ngục cũng là một cõi sống của những dạng chúng sinh đã tạo ra những nghiệp cực ác phải nếm trải thì đâu có gì là không tốt với mục đích khuyến khích nhân dân làm điều thiện, xa rời điều ác? Tôi thấy niềm tin vào địa ngục rất có ích trong việc răng ác và khuyến thiện thì tạo sao không nên phát huy mà bị xem là mê tín? Cần nói thêm về mê tín một chút.
Thế nào là mê tín? Mê tín là tin đến mức mê muội và mù quáng, và sự mê muội và mù quáng đó thể hiện thành những hành vi phản xã hội, phi nhân tính, làm rối trật tự công cộng, làm hỏng đạo đức xã hội, thương tổn thuần phong mỹ tục của nhân dân ta. Ví dụ về những biểu hiện mê tín như thế: tuyên truyền cho người ốm uống nước thải, nước tàn nhang, để cho người ốm càng ốm thêm, ốm đến chết. Vu cho người nào đó là có ma quỷ nhập vào rồi hành hạ người đó đến chết. Mượn lời đồng cô, thầy cúng, thầy tướng để lừa đảo những người nhẹ dạ v.v…
Như vậy, chúng ta không được lẫn lộn giữa niềm tin tôn giáo và mê tín vì chúng hoàn toàn khác nhau như đã phân tích.
Bây giờ chúng ta hãy xem những nhân vật nổi bật nhất trong lịch sử nhân loại có niềm tin về tôn giáo như thế nào.
Trước hết tôi xin nói về đức Phật lịch sử, người đã thành lập nên đạo Phật cách đây hơn 2.500 năm. Khi đức Phật Thích Ca tìm ra chân lý giác ngộ rồi, Ngài định là không giảng cho ai hết vì chân lý này không phải dễ gì ai cũng có thể hiểu được, nhưng Ngài lại nhìn xuống ao sen và nói rằng là trình độ tiếp thu giáo lý của chúng sinh cũng giống như những bông hoa sen, có bông thì đã vươn lên khỏi mặt nước thật cao (ví như những người có trình độ tiếp thu giáo lý của Ngài thật nhanh), có những bông sen vừa mới vươn lên ngang mặt nước ví như những người có trình độ kém lớp người đã nói trên và có những bông sen còn ngâm mình dưới nước ví với những người có căn cơ thấp kém. Tuy nhiên tất cả họ đều có thể tiếp thu giáo lý của Ngài theo mỗi cách của họ và Ngài đã quyết định giảng chân lý mà Ngài vừa mới phát lộ. Trường hợp này, niềm tin tôn giáo bản thân của đức Phật Thích Ca đã thôi thúc Ngài phát triển lên thành niềm tin tôn giáo có thiết chế xã hội rõ ràng.
Các nhà khoa học tuy mệnh danh là những người khám phá thế giới vật chất nhưng ở họ, niềm tin tôn giáo vẫn không bị mai một mà trái lại, họ cảm nhận những khám phá của mình là manh mún, vụn vặt so với một vũ trụ đầy sáng tạo mà dường như là có bàn tay của thượng đế đã sắp xếp, hay nói khác hơn, vũ trụ phát triển là có định hướng. Mở đầu cuốn Thế giới Như tôi thấy, Albert Einstein đã viết: “Tình cảnh của những đứa con trái đất chúng ta mới kỳ lạ làm sao! Mỗi chúng ta đến đây như một chuyến viếng thăm ngắn ngủi. Ta không biết để làm gì, nhưng đôi khi ta cảm nhận được điều đó.” [15].
“Tôi tuyệt không tin vào tự do của con người theo nghĩa triết học. Mỗi người không chỉ hành động vì sự thúc ép ngoại cảnh mà còn theo đòi hỏi nội tâm.” (chúng tôi nhấn mạnh).
Einsten nói câu trên giống như các lãnh tụ tôn giáo thế giới đã từng trải nghiệm. Đức Phật Thích Ca sau khi ngồi suy tư và giác ngộ dưới cây Bồ Đề thì nội tâm của Ngài đã thôi thúc Ngài phải làm cái gì đó cho nhân loại đang chịu khổ này. Đức chúa Giê-su sau khi suy tư nhiều ngày trong sa mạc đã xuất lộ cũng chỉ vì nhân loại đang chịu khổ. Tại sao họ phải làm vậy? Có thể trả lời rằng là bởi vì nội tâm đã thôi thúc họ làm như vậy.
Trở lại với Einstein, chính nhà khoa học được tôn sùng là người vĩ đại nhất của thế kỷ 20 cũng trải nghiệm “cái bí ẩn” có thể nói là với thái độ bất khả tri: “Cái đẹp đẽ nhất mà chúng ta có thể trải nghiệm được là cái bí ẩn. Đó là cảm thức nền tảng trong cái nôi của nghệ thuật và khoa học chân chính. Kẻ nào không biết đến nó, không còn khả năng thảng thốt hay kinh ngạc, kẻ đó có thể coi như đã chết, đã tắt rụi lửa sống trong mắt mình.” [20] Và Einstein đã tin là có cái tôn giáo trong nghiên cứu khoa học đó là tôn giáo vũ trụ (cosmic religion), theo ông niềm tin vào một tôn giáo vũ trụ là cần thiết và ông còn chỉ tôn giáo tương lai đáp ứng được nhu cầu đó chính là đạo Phật.
“Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo vũ trụ. Nó siêu việt lên một Thượng đế cá nhân và tránh giáo điều và thần học. Bao gồm cả tự nhiên và tâm linh, nó dựa trên một cảm nhận tôn giáo, phát sinh từ sự thực nghiệm về mọi thứ, tự nhiên và tâm linh như một sự thống nhất có ý nghĩa. Đạo Phật đáp ứng mô tả này. Nếu có một tôn giáo nào phù hợp với nhu cầu khoa học hiện đại, nó phải là đạo Phật”. (1)
Niềm tin của Eistein vào một tôn giáo của vũ trụ, một tôn giáo không giáo điều và siêu việt lên Thượng đế cá nhân đã cổ vũ cho bao lớp người làm khoa học từ đó đến nay. Cá nhà khoa học đã có được một niềm tin tôn giáo ngay trong lĩnh vực hoạt động của mình khiến cho họ không còn bị cô độc giữa những phát minh và con số nữa. Một niềm tin giúp họ ngày càng tiến xa hơn trong địa hạt của mình và không cảm thấy bức xúc gì.
Nói tóm lại, theo tôi thì con người chúng ta không thể sống mà thiếu niềm tin được. Vì thiếu niềm tin, con người sẽ bị lầm lạc, bị chán nãn, bị biến thành những người máy nổi điên mà không sớm thì muộn gì thì nói cũng sẽ phá hủy thế giới của nó mà thôi. Tôi xin mượn lời của Henry Ford, người thành lập nên hang xe hơi Ford nổi tiếng của Mỹ, tuy có nhuốm màu tôn giáo phương Đông đôi chút để khép lại bài luận này:
“Tôi chấp nhận thuyết tái sanh từ năm tôi 26 tuổi. Tôn giáo không cung cấp được cái gì thích hợp. Ngay công việc cũng không làm cho tôi được thỏa mãn đầy đủ. Công việc làm sẽ là vô ích nếu chúng ta không lợi dụng được kinh nghiệm của đời này để dùng cho đời sau. Khi tôi phát hiện được thuyết tái sanh, thì thời gian không còn bị hạn chế nữa. Tôi không còn là nô lệ của kim đồng hồ nữa. Tôi muốn truyền lại cho những người khác sự bình thản mà một quan điểm lâu dài về cuộc sống đã đem lại cho tôi”.(2)
CHÚ THÍCH:

(1)“The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a personal God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sense, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description. If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism” [Đại cương triết học Ấn Độ phần I, sách đã dẫn].
(2) Theo Quan điểm của đạo Phật về Sống-Chết, Minh Chi, NXB TP. HCM 2007.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1/ Thế giới như tôi thấy, Albert Einstein; Đinh Bá Anh, Nguyễn Vũ Hảo, Trần Tiễn Cao Đăng dịch, Bùi Văn Sơn Nam hiệu đính; NXB Tri Thức 2007.
2/ Các Vấn Đề Phật Học, Minh Chi, Viện Nghiên Cứu Phật Học 1995, tr.63
3/ Đại Cương Triết Học Phương Đông, phần I, Minh Chi viết; Đại học tổng hợp 1993
4/ Quan điểm của đạo Phật về Sống-Chết, Minh Chi, NXB TP. HCM 2007.[/justify]
"What ever joy there is in this world, all comes from desiring others to be happy."
Hình đại diện của thành viên
VOVANTHANH
 
Bài viết: 117
Ngày tham gia: Thứ 5 28/06/07 19:34
Đến từ: Vietnam, HCM City
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THỬ BÀN VỀ NIỀM TIN TRONG ĐỜI THƯỜNG & NIỀM TIN TÔN GIÁO

Gửi bàigửi bởi lhphong » Thứ 2 07/01/08 8:05

Kính gửi học giả Võ Văn Thành,

Lhphong rất tâm đắc với bài luận của học giả về chủ đề “niềm tin đời thường và niềm tin tôn giáo”. Bài viết của học giả đã tạo cảm hứng để cho Lhphong suy nghĩ thêm về vấn đề này. Vậy Lhphong xin cùng chia sẻ suy tư với học giả về nội dung "niềm tin trong đời thường", dựa theo từng điểm đã được nêu trong bài viết.

1. “Niềm tin là sự hy vọng của chúng ta vào một điều gì đó hoặc một cái gì đó mà chúng ta chưa thể xác định đó là rõ ràng”, “Niềm tin là cái chưa thể xác định được, nếu cái gì đó đã được xác định thực rõ ràng, không còn phải đoán hay đặt lòng tin vào nữa thì khi đó niềm tin đã trở thành sự thật.”
- Lhphong nghĩ niềm tin là một thái độ của ý chí, sẵn sàng chấp nhận một thực tại (thực tiễn) nào đó chưa diễn ra (hoặc không còn diễn ra) trong hiện tại. Vd: đứng trước một người phụ nữ đang mang thai, tôi tin chắc vào một ngày sắp tới, chị sẽ sinh con (việc sinh con chưa xảy ra trong hiện tại, nhưng theo lẽ bình thường thì sẽ xảy ra). Vd2: sáng nay lúc thức dậy, tôi thấy một lá thư được đặt trên giường tôi, tôi tin rằng một ai đó đã đặt bức thư trên giường trong khi tôi ngủ. Mở thư đọc, tôi biết là thư của mẹ viết cho tôi (tôi tin vào hành vi viết thư của mẹ, dù không thấy).

Như vậy niềm tin vẫn được xây dựng trên một số cơ sở thực tiễn, không phải là một sự chấp nhận mù quáng. “Những dấu chỉ” của thực tiễn cần thiết để giúp ta xác định (hoặc chấp nhận) “một điều gì đó” mà chúng ta chưa được trực tiếp chứng kiến. Dù sao, những dấu chỉ thực tiễn cũng không phải là “toàn bộ thực tại” mà chúng ta tin, nên vẫn cần đôi chút “mạo hiểm” trong niềm tin.

2. “Gia đình được xem là tế bào của xã hội, nếu không có niềm tin giữa cá thành viên trong gia đình thì sẽ như thế nào? Nhân đây tôi lấy lại câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thuỷ trong văn học cổ. Câu chuyện kể lại một bi kịch mất nước của người Việt nhưng theo tôi có ý nghĩa về niềm tin rất lớn.”
- Lhphong hoàn toàn tán đồng với học giả về ý kiến này. Niềm tin là cơ sở đầu tiên để xây dựng gia đình và xã hội thăng tiến đến mức hoàn thiện. Lhphong xin đóng góp thêm: niềm tin giữa các thành viên trong gia đình (và xã hội) được xây dựng trên tình thương và đạo đức trong sáng của mỗi thành viên thì niềm tin ấy mới có tác dụng xây dựng một gia đình hạnh phúc, một xã hội thăng tiến.
a. Niêm tin dựa trên cơ sở tình thương: khi thương nhau, người ta dễ dàng chấp nhận những khiếm khuyết, giới hạn, trân trọng những ưu điểm của nhau. Trong tình thương, ta chấp nhận người khác với tất cả những suy nghĩ, lời nói và hành vi rất cá biệt của họ, nghĩa là đã đặt niềm tin vào họ. Nhưng niềm tin chỉ dựa trên cơ sở tình thương thì không đủ để xây dựng hạnh phúc gia đình, vì nếu phải sống chung và đặt niềm tin tưởng những con người không có lương tâm trong sáng (không sống đúng với lương tri bình thường của một con người) thì niềm tin ấy là một sự liều lĩnh vô ích.

b. Do đó, niềm tin giữa con người với nhau cần được xây dựng trên cơ sở đạo đức (có thể yếu tố này bị lãng quên trong câu chuyện Mỵ Châu - Trọng Thuỷ nên mới biến câu chuyện thành bi kịch đau thương) của mỗi cá nhân. Tôi tin anh, nhưng anh cũng phải sống và hành xử như thế nào cho xứng đáng với niềm tin của tôi. Nếu anh “không đủ đạo đức” mà tôi vẫn liều lĩnh mà tin anh, thì hoá ra tôi lại tạo cơ hội cho anh ngày càng sa đà vào lối sống lầm lạc. Đành rằng, niềm tin vào khả năng phục thiện của con người có thể tạo động lực tích cực thúc đẩy những tội nhân trở về con đường lương thiện, nhưng niềm tin đó không thể mở đường cho những người cơ hội và lạm dụng thực hiện âm mưu đen tối của mình để phá hoại gia đình và xã hội.

Như vậy, niềm tin của con người vẫn bao hàm những yếu tố khác như: thực tiễn, tình thương, đạo đức, v.v..

3. “Tin vào linh hồn (vẫn còn tồn tại) của con người sau khi chết đã dẫn đến tập tục thờ cúng tổ tiên mà tôi xét ở đây là tục thờ cúng tổ tiên của người Việt (cũng như các dân tộc Đông Nam Á).”
- Ở trong niềm tin, khái niệm sống và chết được mở rộng tối đa. Cái chết của ông bà tổ tiên chỉ là chết về thể lý. Sự chia lìa giữa người sống và người chết cũng chỉ là chia lìa về thể lý. Cũng có thể nói, trong niềm tin thì không có sự chết (nhân dân ta ngày nay vẫn thường nói: “Bác Hồ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta.”), cũng không có sự chia cắt. Vậy tập tục thờ cúng tổ tiên có rất nhiều ý nghĩa:
a. Tin vào sự tồn tại vĩnh viễn của linh hồn (yếu tố thiêng liêng quan trọng nhất của con người) của các tổ tiên đã quá cố. Niềm tin này dựa trên quan niệm: “Nhân linh ư vạn vật”. Do đó, việc mai táng một người chết luôn luôn được xem trọng hơn việc chôn một xác thú vật chết.
b. Liên đới “một cách vô hình” (nhưng vẫn trọn vẹn ý nghĩa) với ông bà tổ tiên để ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục. Như vậy, sự liên đới gia đình vẫn luôn luôn thể hiện ở bề nổi (giữa những người sống) và bề sâu (giữa người sống và người chết), làm cho tình nghĩa gia đình trở nên thiêng liêng và sâu sắc hơn. Sự liên đới này có ý nghĩa giáo dục rất lớn đối với những thành viên đang ở độ tuổi tiến tới trưởng thành. Quả là đúng lý khi chúng ta xác định: gia đình là trường học quan trọng đầu tiên trong tiến trình thành nhân của con người.
c. Bảo lưu và phát huy công đức của ông bà tổ tiên trong lịch sử của dòng tộc.
Như vậy, niềm tin xét theo phương diện này góp phầnn duy trì và phát huy truyền thống đạo đức của gia đình, dân tộc và của cả cộng đồng xã hội.

Lhphong xin chia sẻ với tác giả đôi chút suy nghĩ về niềm tin đời thường. Còn về nội dung niềm tin tôn giáo, Lhphong xin phép tác giả để suy nghĩ nhiều hơn nữa (vì đây là vấn đề rất khó và tế nhị), rồi sẽ xin phép trao đổi tiếp với tác giả trong dịp sắp tới.
Kính chúc tác giả an khang.
Lhphong
RANDOM_AVATAR
lhphong
 
Bài viết: 14
Ngày tham gia: Thứ 5 03/01/08 15:16
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THỬ BÀN VỀ NIỀM TIN TRONG ĐỜI THƯỜNG & NIỀM TIN TÔN GIÁO

Gửi bàigửi bởi Zilba Dragon » Chủ nhật 13/01/08 11:34

Tin không giống như đoán.

Khi bạn tin một điều gì, nghĩa là bạn nghĩ nó chắc chắn là sự thật. Khi bạn đoán một điều gì, nghĩa là bạn nghĩ nó có thể là sự thật.

Khi bạn đoán, bạn biết mình có thể sai và chuẩn bị tâm lí cho kết quả ngược lại. Khi bạn tin, bạn không mảy may nghi ngờ và shock nếu điều bạn tin không là sự thật.

Niềm tin và suy đoán đều có cơ sở và căn cứ của mình.

Khi chơi trò chơi giấu đồng xu, bạn đoán nó ở tay trái vì bạn thấy tay trái trông phồng hơn, chặt hơn, ... ấy là một thứ căn cứ. Còn nếu bạn đoán đại thì ấy là bạn dựa vào cảm hứng chủ quan của mình, và thường bị liệt vào hàng "vô căn cứ" hay "đoán mò" !

Cũng trò chơi ấy, nếu bạn đã nhìn thấy người kia giấu đồng xu ở tay trái, hay có phép thấu thị nhìn xuyên bàn tay, hoặc được một người bạn thân mách bảo thì bạn sẽ tin rằng đồng xu nhất định ở trong tay trái. Ở đây, hình ảnh mà bạn nhìn thấy và lời nói của người bạn chính là những căn cứ để bạn đặt niềm tin vào !

Giống như đoán mò căn cứ theo cảm hứng cá nhân, niềm tin mù quáng tồn tại trên những cơ sở không chắc chắn, không bền vững hay không thực. Tuy giống nhau, nhưng nguy hiểm ở chỗ, niềm tin mù quáng luôn cho mình đúng, không như đoán mò tự biết rất dễ sai.

Cho nên, muốn phán xét niềm tin, phải dựa vào những thứ mà từ ấy niềm tin đấy mọc lên.

Lại nói về bi kịch Trọng Thủy - Mị Châu. Niềm tin mà Mị Châu gìn giữ, dựa trên quan hệ hôn nhân - gia đình, là hoàn toàn tự nhiên và phổ biến. Vợ chồng không tin tưởng nhau, cha mẹ con cái nghi ngờ nhau, đó mới là quái dị trong xã hội loài người. Chỉ đáng tiếc, cơ sở hôn nhân - gia đình không đảm bảo niềm tin là chắc đúng ! Có thể nói, Mị Châu là nạn nhân của tỉ lệ rủi ro trong niềm tin, những niềm tin phổ biến.

Hôn nhân - gia đình và huyết thống còn không chắc đúng, vậy mà rất nhiều niềm tin lại dựa vào truyền thống, cảm xúc và lời nói !

Niềm tin tôn giáo phần nhiều nảy nở và lan tỏa trên những nền tảng như thế.

Là con cháu trong một gia đình có truyền thống tôn giáo, bạn tin vào tôn giáo, tin vào Thượng đế, tin vào thánh thần, thiên đường và địa ngục, ... không phải vì bạn đã nhìn thấy các Đấng ấy, nghe thấy các Đấng ấy, sống trong những Cõi ấy, cảm nhận những Thứ ấy, mà vì ông bà cha mẹ bạn tin là như vậy, các vị tu sĩ nói là như vậy, kinh sách viết là như vậy. Trong khi niềm tin của chính ông bà cha mẹ và cả các vị tu sĩ kia lại đặt trên vai, trên mắt và cửa miệng của những người đi trước !

Tin vì người khác tin kiểu này thì giống như một tên mù nắm tay một gã loà mà cùng đi về ngõ sáng (!)

Một cơ sở nữa để niềm tin tôn giáo bám trụ, chính là tình cảm. Khi ví tôn giáo như thuốc phiện, Mác hẳn đã ám chỉ mãnh lực tinh thần và tình cảm ghê gớm của tôn giáo. Tuyệt đại đa số chúng sinh hữu tình, trong đó con người là tiêu biểu, đều nảy sinh tình cảm gần gũi và thân thiện với những đối tượng mang lại cái đẹp và cái tốt cho bản thân. Thời những thứ mang đến cho ta điều ta thích, điều ta muốn, điều ta nghĩ thì đều chân thật với ta, và ta tin vào những thứ ấy vì lẽ đấy. Tôn giáo là một trong những thứ ấy, và chúng ta tin vào tôn giáo.

Khi đã tin vào tôn giáo, bản thân tín đồ đồng nhất với tôn giáo. Niềm tin thôi thúc và nhào nặn con người, từ vẻ ngoài đến bên trong, như tôn giáo cho như vậy và tín đồ muốn như vậy. Và khi ấy, không tin vào tôn giáo cũng như không tin vào chính sự tồn tại của bản thân vậy.

Rõ ràng, chúng ta tin vì nó phù hợp với điều ta nghĩ, thỏa mãn khát khao của ta và làm ta hạnh phúc. Nhưng như thế không có nghĩa là nó đúng !

Nhiều niềm tin tôn giáo bắt rễ từ phép màu. Đó là hào quang rực rỡ, là thuật khinh công, là phép trừ tà, là tài đoán biết, ... Tín đồ nhìn thấy tận mắt, chạm đến tận tay, và tin vào sức mạnh siêu phàm của người thi triển. Từ đó, bậc ấy trở nên thiêng liêng, nói một là một, nói hai là hai, mọi thứ từ bậc ấy thốt ra đều là chân lí. Điều ấy rất có thể là sự thật, bậc ấy rất có thể là thánh nhân với quyền năng vô hạn, nhưng nếu sống trong thời đại ngày nay, với đèn neon, máy bay và y học, dự báo thời tiết và David Copperfield, thì hẳn các bậc ấy phải vận dụng tới những thứ phép màu hoành tráng hơn để thu phục nhân tâm.

Tôi không phủ nhận tôn giáo, nhưng nghi ngờ gốc rễ của niềm tin tôn giáo.

Và trong các tôn giáo, tôi cảm thấy đặc biệt thích thú với Phật giáo, vì nếu kinh điển là chân thật thì chính đức Phật đã khuyến khích các môn đồ nghi ngờ chính giáo pháp mà Người đang truyền bá. Và nếu điều này là sự thật, thì tôi tin rằng Phật giáo thực sự rất khác biệt và rất đáng để ... nghi ngờ ! :mrgreen:
[center]... Thuở nao ruổi ngựa truy phong
Ngày nay ôm sáo ngủ trong cung vàng ...[/center]
Hình đại diện của thành viên
Zilba Dragon
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 5 03/01/08 19:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THỬ BÀN VỀ NIỀM TIN TRONG ĐỜI THƯỜNG & NIỀM TIN TÔN GIÁO

Gửi bàigửi bởi tambattaiyen » Thứ 3 15/01/08 20:21

Đọc bài viết của Zilba Dragon tôi thấy sao mà mơ hồ và khó hiểu quá!
RANDOM_AVATAR
tambattaiyen
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 2 29/10/07 11:01
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THỬ BÀN VỀ NIỀM TIN TRONG ĐỜI THƯỜNG & NIỀM TIN TÔN GIÁO

Gửi bàigửi bởi Zilba Dragon » Thứ 4 16/01/08 8:22

Bạn Tambattaiyen thân mến,

Bạn vui lòng nói cụ thể bạn cảm thấy khó hiểu và mơ hồ ở những điểm nào để chúng ta cùng thảo luận thêm được không ? :D
[center]... Thuở nao ruổi ngựa truy phong
Ngày nay ôm sáo ngủ trong cung vàng ...[/center]
Hình đại diện của thành viên
Zilba Dragon
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 5 03/01/08 19:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THỬ BÀN VỀ NIỀM TIN TRONG ĐỜI THƯỜNG & NIỀM TIN TÔN GIÁO

Gửi bàigửi bởi NGUYEN VAN HAI » Thứ 4 16/01/08 9:36

Thưa tác giả Võ Văn Thành

Tác giả cho rằng: "Niềm tin là cái chưa thể xác thực được, nếu cái gì đó đã được xác thực rõ ràng, không còn phải đoán hay đặt lòng tin vào nữa thì khi đó niềm tin đã trở thành sự thật"; có nghĩa là lúc cái gì đó đã được xác thực rõ ràng thì không có niềm tin tôn giáo nữa, phải không nào?
Như vậy, phải chăng niềm tin tôn giáo có trên trần gian này phải là những cái gì đó chưa xác thực? Hay phải chăng niềm tin tôn giáo chỉ có khi bạn là con cháu trong một gia đình có truyền thống tôn giáo, bạn tin vào tôn giáo, tin vào Thượng đế, tin vào thánh thần, thiên đường và địa ngục, ... không phải vì bạn đã nhìn thấy các Đấng ấy, nghe thấy các Đấng ấy, sống trong những Cõi ấy, cảm nhận những Thứ ấy, mà vì ông bà cha mẹ bạn tin là như vậy, các vị tu sĩ nói là như vậy, kinh sách viết là như vậy?
Không phải như thế đâu; các nhà bác học chính danh, những người sáng chế được những cái mới mẻ trong các ngành khoa học, những nhân viên hàn lâm viện, giám đốc thiên văn,.. v,v.. hầu hết đều có niềm tin tôn giáo, tin có Thượng Đế. Dẫn chứng như sau: "Thượng Đế là đấng vô hình nhưng có thực, chối Ngài là một sự mù quáng và điên rồ" (Victor Hugo); "Không ai phủ nhận Thượng Đế, nếu họ không có lợi gì khi phủ nhận Ngài"; " Tôi thấy Thượng Đế đi qua kính viễn vọng của tôi" ( Newton); "Chính các công cuộc khảo cứu khoa học của tôi đã đưa tôi đến với Thượng Đế và đã làm tôi có đức tin" (Becquerel)
RANDOM_AVATAR
NGUYEN VAN HAI
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 4 17/10/07 20:09
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THỬ BÀN VỀ NIỀM TIN TRONG ĐỜI THƯỜNG & NIỀM TIN TÔN GIÁO

Gửi bàigửi bởi Zilba Dragon » Thứ 4 16/01/08 11:29

Anh Nguyen Van Hai thân mến,

Thứ 1, em không nói rằng chỉ khi sống trong gia đình có đạo thì người ấy mới theo đạo ! Đấy chỉ là một cơ sở rất phổ biến để một người tin theo một tôn giáo nào đó. Nếu anh sinh trong một gia đình Công giáo, khả năng anh theo Hồi giáo, Ấn giáo hay Phật giáo là rất ít, tương tự nếu anh sinh ra trong một gia đình Phật giáo, Ấn giáo hay bất kì tôn giáo nào khác. Rõ ràng, truyền thống gia đình đóng vai trò không nhỏ trong việc dẫn dắt anh đến với niềm tin.

Thứ 2, anh vui lòng đưa ra con số điều tra cụ thể để chứng minh "hầu hết các nhà bác học chính danh, những những người sáng chế được những cái mới mẻ trong các ngành khoa học, những nhân viên hàn lâm viện, giám đốc thiên văn, ... đều có niềm tin tôn giáo, tin có Thượng đế"

Thứ 3, anh dẫn ra một số lời phát biểu của danh nhân để chứng minh cho sự tồn tại của Thượng đế, em nghĩ thực sự chưa ổn lắm. Bởi lẽ, những lời phát biểu ấy hoặc là quá chung chung, hoặc là chứa đầy ẩn ý, "Thượng đế" mà họ ám chỉ chưa chắc là Thượng đế mà anh nghĩ và nhiều người vẫn nghĩ. Thứ đến, họ có thể là những nhà khoa học tài danh với những phát kiến vĩ đại, nhưng không có nghĩa họ biết tất cả và tất cả mọi thứ họ biết đều đúng. Vì vậy, cùng trong giới khoa học nhưng các học giả và bác học vẫn đầy bất đồng và mâu thuẫn, ví dụ như bản chất ánh sáng là sóng hay là hạt, hay như nguồn gốc vũ trụ này, ... - họ vẫn cãi nhau suốt đấy thôi !

Thứ 4, các nhà khoa học vẫn là những con người, có cảm xúc và lí trí, vì vậy họ tìm đến tôn giáo vì tôn giáo đáp ứng và thoả mãn một số nhu cầu của họ. Không ai có thể phủ nhận vai trò tích cực và những giá trị to lớn của tôn giáo trong đời sống con người, cũng không thể phủ nhận sự tồn tại của tôn giáo trong lịch sử xã hội, nhưng không vì thế mà khẳng định tôn giáo, hay cụ thể hơn là Thượng đế, là hoàn toàn có thực.

"Thượng đế là đấng vô hình nhưng có thực, chối Ngài là một sự mù quáng và điên rồ" - Chỉ đơn giản tuyên bố mà không chứng minh, rồi lại áp đặt "mù quáng, điên rồ" cho những ai bất đồng ý kiến, thật quá dễ dàng, dễ dàng và sơ hở y như câu nói "Thượng đế không có thực, tin vào Thượng đế là một sự mù quáng và điên rồ"

"Không ai phủ nhận Thượng đế, nếu họ không có lợi gì khi phủ nhận Ngài" - Thực tế nhiều người phủ nhận Thượng đế nhưng chẳng vì lợi lộc gì cả, và rõ ràng trong những xã hội mà niềm tin tôn giáo trở nên cực đoan thì việc phủ nhận Thượng đế, ngược lại, là một hành vi nguy hiểm !!!

"Tôi thấy Thượng đế đi qua kính viễn vọng của tôi" - Ai dám chắc "Thượng đế" mà Newton nhìn thấy không phải là một sinh vật ngoài hành tinh ? :?:

"Chính các công cuộc khảo cứu khoa học của tôi đã đưa tôi đến với Thượng đế và đã làm tôi có đức tin" - Cụ thể đức tin và Thượng đế ấy như thế nào ? Nên hiểu Thượng đế và đức tin ấy như thế nào mới chính xác ? Khoa học đã "chứng minh" Thượng đế tồn tại ? Các công cuộc khảo cứu khoa học ấy có chắc chắn đúng và khoa học đã thực sự khám phá tất cả hay chưa ?

Em không dám khẳng định là có Thượng đế nhưng chưa thể tin rằng có Thượng đế, anh Hai ạ ! :mrgreen:
[center]... Thuở nao ruổi ngựa truy phong
Ngày nay ôm sáo ngủ trong cung vàng ...[/center]
Hình đại diện của thành viên
Zilba Dragon
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 5 03/01/08 19:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THỬ BÀN VỀ NIỀM TIN TRONG ĐỜI THƯỜNG & NIỀM TIN TÔN GIÁO

Gửi bàigửi bởi NGUYEN VAN HAI » Thứ 6 25/01/08 0:14

Bạn Zilba Dragon thân mến!
Tôi đang bận đi công tác ở nước ngoài và thời gian rất bận rộn cho công viêc. Hẹn sẽ trả lời tin cho bạn khi quay trở lại Việt Nạm
Chào bạn! Chúc bạn một năm mới an lành, hạnh phúc và thành đạt.

Nguyễn Văn Hải
RANDOM_AVATAR
NGUYEN VAN HAI
 
Bài viết: 9
Ngày tham gia: Thứ 4 17/10/07 20:09
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THỬ BÀN VỀ NIỀM TIN TRONG ĐỜI THƯỜNG & NIỀM TIN TÔN GIÁO

Gửi bàigửi bởi tambattaiyen » Thứ 3 29/01/08 16:48

[justify]Bạn Zilba Dragon mến, hôm nay tôi có dịp ngồi viết vài dòng trao đổi với bạn về việc tôi cho rằng những bài viết của bạn là khó hiểu. Tôi cảm thấy bạn viết mơ hồ và khó hiểu ở những điểm như sau:

Như bạn viết: "Cũng trò chơi ấy, nếu bạn đã nhìn thấy người kia giấu đồng xu ở tay trái, hay có phép thấu thị nhìn xuyên bàn tay, hoặc được một người bạn thân mách bảo thì bạn sẽ tin rằng đồng xu nhất định ở trong tay trái. Ở đây, hình ảnh mà bạn nhìn thấy và lời nói của người bạn chính là những căn cứ để bạn đặt niềm tin vào. Nếu bạn được mách trước như vậy rồi mà bạn đoán thì chắc như đinh đóng cột rồi thì còn gì gọi là “đặt niềm tin vào?”
"Tôi tin có Phật ở trong lòng
Cõi lòng thanh tịnh tựa hư không
Toà sen phảng phất hương thơm ngát
Át cả bùn nhơ, cả buị hồng…"
Bài thơ trên của cố Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Xuân Thủy viết nhân một lần ghé thăm chùa Quán Sứ Hà Nội. Bạn có thể xem thêm nguồn trích dẫn tại: http://www.quangduc.com/thoidai/041thiennien.html

Hôn nhân - gia đình và huyết thống còn không chắc đúng, vậy mà rất nhiều niềm tin lại dựa vào truyền thống, cảm xúc và lời nói !
Câu này bạn muốn nói là gì?

Tin vì người khác tin kiểu này thì giống như một tên mù nắm tay một gã loà mà cùng đi về ngõ sáng (!) Đã mù, lòa thì làm sao biết hướng nào có ánh sáng mà đi về cơ chứ?

Câu “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đúng là do Mác nói nhưng bạn viết “Mác đã ám chỉ mãnh lực tinh thần và tình cảm của tôn giáo” là như thế nào?

"Khi đã tin vào tôn giáo, bản thân tín đồ đồng nhất với tôn giáo. Niềm tin thôi thúc và nhào nặn con người, từ vẻ ngoài đến bên trong, như tôn giáo cho như vậy và tín đồ muốn như vậy. Và khi ấy, không tin vào tôn giáo cũng như không tin vào chính sự tồn tại của bản thân vậy."
Tôi dốt nên không hiểu câu này, bạn có thể giải thích thêm được chăng?

"Nhiều niềm tin tôn giáo bắt rễ từ phép màu. Đó là hào quang rực rỡ, là thuật khinh công, là phép trừ tà, là tài đoán biết, ... Tín đồ nhìn thấy tận mắt, chạm đến tận tay, và tin vào sức mạnh siêu phàm của người thi triển. Từ đó, bậc ấy trở nên thiêng liêng, nói một là một, nói hai là hai, mọi thứ từ bậc ấy thốt ra đều là chân lí. Điều ấy rất có thể là sự thật, bậc ấy rất có thể là thánh nhân với quyền năng vô hạn, nhưng nếu sống trong thời đại ngày nay, với đèn neon, máy bay và y học, dự báo thời tiết và David Copperfield, thì hẳn các bậc ấy phải vận dụng tới những thứ phép màu hoành tráng hơn để thu phục nhân tâm."

Đức Phật khi còn tại thế khuyên học trò không nên biểu diễn các phép thần thông vì nó chẳng có ích gì cho quần chúng cả. Lục thần thông là sáu phép thần thông mà người tu sĩ đạt được như:
1. Thiên nhãn thông: mắt nhìn thấy mọi sự vật, không hạn chế, dù xa hay gần, to hay nhỏ, nhìn qua vật cản.
2. Thiên nhĩ thông: tai nghe tất cả mọi âm thanh, dù xa hay gần, to hay nhỏ, không bị hạn chế.
3. Túc mạng thông: trí nhớ có thể nhớ lại mọi sự việc của các đời sống trước.
4. Tha tâm tông: Vị A la hán, không cần qua lời nói, trao đổi cũng hiểu biết được trong tâm người khác có những ý nghĩ gì.
5. Thân túc thông: Vị A la hán có thể đi khắp mọi nơi trong nháy mắt như là có đôi chân thần vậy. Thần túc là chân thần.
6. Lậu tận thông: Lậu là khuyết điểm, sai sót. Tận là đoạn hết, dứt hết. Vị A la hán đoạn trừ hết mọi khuyết điểm sai sót, mê lầm phiền não.
Trong sáu phép thần thông trên thì biến hóa thần thông (gồm thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông và thần túc thông) là không nên dùng, vì khi dùng chúng sẽ mê hoặc quần chúng khiến cho mục đích học Phật và tu Phật trở nên sai. Ngài chỉ khuyến khích các đệ tử của mình sử dụng giáo hóa thần thông tức là giáo hóa cho người khác từ chỗ con người chuyên làm việc ác trở thành con người làm việc thiện, con người ác trở thành con ngươi thiện lành. Đó mà mục đích chính của Đức Phật.

"Và nếu điều này là sự thật, thì tôi tin rằng Phật giáo thực sự rất khác biệt và rất đáng để ... nghi ngờ !"
Câu này của bạn viết, ý tứ là như thế nào? Tôi là người dốt, đọc cảm thấy mơ hồ quá.
Đúng là Đức Phật đã khuyên tất cả mọi người nên kiểm chứng Phật pháp của Người như người thợ vàng thử vàng bằng cách nung vàng trong lửa, đập vàng ra từng cục nhỏ, và khi đã kiểm chứng được giáo pháp của Ngài là chân lý rồi thì còn có gì để mà nghi ngờ nó nữa chứ? Bạn có thể tham khảo thêm đoạn đức Phật khuyến khích học mọi người nên kiểm nghiệm chân lý. Đoạn kinh mang đầu đề là CÁC VỊ Ở KESAPUTTA được đánh số 65, các trang 336-347 trong Kinh Tăng Chi Bộ tập 1, do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo 2005. Đại để, Ngài khuyên những người Kalama niềm tin chân chính không thể dựa vào những điều sau đây:
1. Căn cứ Thần Khải (revelation), thí dụ, tín đồ đạo Bà La môn tin rằng, những điều ghi trong kinh sách Veda là chân lý, vì rằng đó là những lời Thần Khải, những lời của Thần nói ra.
2. Căn cứ truyền thống. tin vào một điều được chấp nhận từ xưa, và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tức là tin vào truyền thống, nhưng truyền thống cũng có thể sai và không thể là căn cứ đảm bảo của niềm tin chân chánh.
3. Điều người ta kể lại, dù đó là tu sĩ, cha mẹ, bà con thân thiết, cũng không phải là căn cứ đảm bảo của niềm tin chân chính.
4. Điều hợp với Kinh sách, dù Kinh sách đó là Thánh điển thí dụ, Kinh Phật đối với Phật tử, sách Veda đối với tín đồ đạo Bà là môn, Tân ước, Cựu ước đối với tín đồ đạo Gia Tô v.v...cũng không phải là căn cứ đảm bảo của lòng chánh tính, bởi vì kinh sách chỉ là để hướng dân, để tham khảo, chứ không phải để thay cho nhận thức và kiểm nghiệm cá nhân được.
5. Lập luận đơn thuần, siêu hình miên man, thường chỉ là lý luận suông, không phải là một cái nhìn vào chiều sâu chân lý, không phải là sự nắm bắt đối với thực tại.
6. Những dữ kiện được xem xét hời hợt, chỉ là những dữ kiện chết, không nói lên được gì hết, mặc dù chúng do thực tế cung cấp. Các dữ kiện phải được phân tích, tổng hợp như thế nào đó mới nói lên sự thực.
7. Dựa trên một quan điểm là một tiêu chuẩn không thể chấp nhận được, ngay ở Ấn Độ thời Phật, khi mà, các cuộc tranh luận và hội thảo tôn giáo và triết học cũng thường xuyên và sôi động như là “các cuộc thi đấu bóng đá hiện nay vậy”2. Trong những tranh luận và hội thảo như vậy, người nào cũng giữ riêng và bảo vệ quan điểm của mình, tất nhiên, nhưng không thể lấy quan điểm đó làm tiêu chuẩn để phân biệt phải trái, hơn thua.
8. Dựa trên lý thuyết mình vốn chấp nhận, cũng như dựa trên quan điểm của mình không thể là căn cứ đảm bảo của chánh tín.
9-10. Dựa vào quyền uy, hay là dựa vào sự tôn trọng đối với thầy học của mình, đều không thể là những chứng cứ đảm bảo của chánh tín. Vì trong các cuộc tranh luận và hội thảo tôn giáo hay triết học, mỗi người tham gia đều có thấy của họ, đạo sư của họ, và quyền uy của người thầy chỉ là chỗ dựa của họ. Nhưng đó là chỗ dựa tin cậy của riêng mình. Không phải là chỗ dựa tin cậy của người khác, đang tranh luận với mình.

Đôi điều trao đổi cùng bạn Zilba Dragon
tambattaiyen.[/justify]
RANDOM_AVATAR
tambattaiyen
 
Bài viết: 19
Ngày tham gia: Thứ 2 29/10/07 11:01
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Re: THỬ BÀN VỀ NIỀM TIN TRONG ĐỜI THƯỜNG & NIỀM TIN TÔN GIÁO

Gửi bàigửi bởi Zilba Dragon » Thứ 3 29/01/08 20:28

Cảm ơn anh Hải vì những lời chúc tốt đẹp, cũng xin chúc anh và mọi người một năm mới thật nhiều may mắn và hạnh phúc !

Bạn Tambattaiyen thân mến, cám ơn bạn đã góp ý và nêu ra những điều bạn thấy mơ hồ. Nay Zil xin giải thích thêm một chút cho bớt mơ hồ.

Thứ 1, bạn nói rằng "... Nếu bạn được mách trước như vậy rồi mà bạn đoán thì chắc như đinh đóng cột rồi thì còn gì gọi là “đặt niềm tin vào?”...". Đấy chính là sự khác biệt giữa "đoán" và "tin", nếu bạn không có cái cảm giác "như đinh đóng cột" thì chỉ là "đoán" chứ đâu còn là "tin". Nhưng thực sự thì lời mách nước của bạn bè, hình ảnh mà chúng ta nhìn thấy cng chỉ là cơ sở "xứng đáng" để chúng ta tin tưởng chứ cũng không chắc 100% sẽ đúng, vì nào ai biết được đôi mắt sẽ lừa ta, nào ai biết được bạn bè phản trắc, đến ngay cả những vì sao lấp lánh mà chúng ta vẫn nhìn thấy trên bầu trời kia, cũng không chắc gì vẫn còn tồn tại nữa là ...

Thứ 2, "Hôn nhân - gia đình và huyết thống còn không chắc đúng, vậy mà rất nhiều niềm tin lại dựa vào truyền thống, cảm xúc và lời nói." ... Xin dẫn luôn những gì bạn đã trích dẫn ... "2. Căn cứ truyền thống. tin vào một điều được chấp nhận từ xưa, và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, tức là tin vào truyền thống, nhưng truyền thống cũng có thể sai và không thể là căn cứ đảm bảo của niềm tin chân chánh. 3. Điều người ta kể lại, dù đó là tu sĩ, cha mẹ, bà con thân thiết, cũng không phải là căn cứ đảm bảo của niềm tin chân chính. 4. Điều hợp với Kinh sách, dù Kinh sách đó là Thánh điển thí dụ, Kinh Phật đối với Phật tử, sách Veda đối với tín đồ đạo Bà là môn, Tân ước, Cựu ước đối với tín đồ đạo Gia Tô v.v...cũng không phải là căn cứ đảm bảo của lòng chánh tính, bởi vì kinh sách chỉ là để hướng dân, để tham khảo, chứ không phải để thay cho nhận thức và kiểm nghiệm cá nhân được. ... 8. Dựa trên lý thuyết mình vốn chấp nhận, cũng như dựa trên quan điểm của mình không thể là căn cứ đảm bảo của chánh tín ..." Kì thực, ý của Zil cũng là nương theo lời Phật dạy ấy mà !

Thứ 3, "Tin vì người khác tin kiểu này thì giống như một tên mù nắm tay một gã loà mà cùng đi về ngõ sáng (!) Đã mù, lòa thì làm sao biết hướng nào có ánh sáng mà đi về cơ chứ?" Đúng ! Vấn đề chính là cả anh mù lẫn anh lòa đều không biết đâu là nguồn sáng nhưng cứ cắm đầu đi và cho rằng mình đi ... đúng, bởi lẽ anh mù thì tin vào anh lòa, còn anh lòa lại tin vào một anh đui khác, cứ thế, cứ thế ... ! Xin bạn lưu ý dấu (!) của Zil.

Thứ 4, "Câu “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” đúng là do Mác nói nhưng bạn viết “Mác đã ám chỉ mãnh lực tinh thần và tình cảm của tôn giáo” là như thế nào?". Rõ ràng, thuốc phiện không cho con người ta lợi ích vật chất, nhưng cho con người cảm giác êm ái, sảng khoái về tinh thần. Con người dù đau đớn, kiệt quệ về thể xác đến mấy nhưng khi dùng thuốc phiện đều cảm thấy hưng phấn và khoan khoái. Tôn giáo giống thuốc phiện ở chỗ giúp con người thanh thản trong tinh thần và xoa dịu nỗi đau trong cuộc sống. "Mãnh lực tinh thần và tình cảm" ấy chính là đây !

Thứ 5, "Khi đã tin vào tôn giáo, bản thân tín đồ đồng nhất với tôn giáo. Niềm tin thôi thúc và nhào nặn con người, từ vẻ ngoài đến bên trong, như tôn giáo cho như vậy và tín đồ muốn như vậy. Và khi ấy, không tin vào tôn giáo cũng như không tin vào chính sự tồn tại của bản thân vậy." Mỗi tôn giáo đều có những chuẩn mực, quy định và mẫu hình tượng riêng của mình. Khi con người tin theo tôn giáo, ấy là chấp nhận tuân thủ những chuẩn mực và quy định mà tôn giáo ấy đề ra và nỗ lực để giống với hình tượng lí tưởng mà tôn giáo ấy xây dựng. Vì vậy, khi trở thành tín đồ, từ cách ăn mặc, nói năng, ... cho đến tình cảm, suy nghĩ, ... đều không ít thì nhiều phải phù hợp với tôn giáo mà mình tin theo. Và trong tâm thức của bạn thì bản thân mình đã trở thành 1 phần của tôn giáo ấy, như một tế bào trong một cơ thể vậy.

Cuối cùng, "Và nếu điều này là sự thật, thì tôi tin rằng Phật giáo thực sự rất khác biệt và rất đáng để ... nghi ngờ !" Bạn Tambattaiyen à, bạn quá nghiêm túc hay thật sự không có khiếu hài hước vậy ? Câu này Zil xin phép không giải thích, bạn hãy tự suy nghĩ nhé ... nhưng nếu bạn không có chút hài hước thì mãi mãi bạn sẽ vẫn ... nghi ngờ ! Hehe ... :mrgreen:
Hình đại diện của thành viên
Zilba Dragon
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: Thứ 5 03/01/08 19:45
Cảm ơn: 0 lần
Được cám ơn: 0 lần

Trang kế tiếp

Quay về Văn hoá tôn giáo - tín ngưỡng

Ai đang trực tuyến?

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào đang trực tuyến27 khách